Ngôn ngữ văn hóa trong vở tuồng liệu đố của Nguyễn Diêu

Bài viết tập trung đánh giá về cuộc đời, hành trạng của nhà biên soạn tuồng Nguyễn

Diêu của Bình Định và những giá trị đặc sắc của vở tuồng Liệu đố, một tác phẩm tuồng Nôm

tiêu biểu của ông. Từ hướng tiếp cận văn hoá, chúng tôi đã khái quát và nêu bật một số nét đặc

sắc về ngôn ngữ của tác phẩm Liệu đố. Qua ngôn ngữ văn hoá, người đọc có thể nhận thấy tác

phẩm đã đánh dấu một bước phát triển khá đặc sắc của dòng tuồng Nôm trung đại nói chung và

tuồng Bình Định nói chung.

Ngôn ngữ văn hóa trong vở tuồng liệu đố của Nguyễn Diêu trang 1

Trang 1

Ngôn ngữ văn hóa trong vở tuồng liệu đố của Nguyễn Diêu trang 2

Trang 2

Ngôn ngữ văn hóa trong vở tuồng liệu đố của Nguyễn Diêu trang 3

Trang 3

Ngôn ngữ văn hóa trong vở tuồng liệu đố của Nguyễn Diêu trang 4

Trang 4

Ngôn ngữ văn hóa trong vở tuồng liệu đố của Nguyễn Diêu trang 5

Trang 5

Ngôn ngữ văn hóa trong vở tuồng liệu đố của Nguyễn Diêu trang 6

Trang 6

Ngôn ngữ văn hóa trong vở tuồng liệu đố của Nguyễn Diêu trang 7

Trang 7

Ngôn ngữ văn hóa trong vở tuồng liệu đố của Nguyễn Diêu trang 8

Trang 8

Ngôn ngữ văn hóa trong vở tuồng liệu đố của Nguyễn Diêu trang 9

Trang 9

Ngôn ngữ văn hóa trong vở tuồng liệu đố của Nguyễn Diêu trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 11720
Bạn đang xem tài liệu "Ngôn ngữ văn hóa trong vở tuồng liệu đố của Nguyễn Diêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngôn ngữ văn hóa trong vở tuồng liệu đố của Nguyễn Diêu

Ngôn ngữ văn hóa trong vở tuồng liệu đố của Nguyễn Diêu
32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
NGÔN NGỮ VĂN HÓA TRONG VỞ TUỒNG LIỆU ĐỐ 
CỦA NGUYỄN DIÊU 
 Võ Minh Hải*, Võ Thị Thu Hòa 
Trường Đại học Quy Nhơn 
Tóm tắt 
 Bài viết tập trung đánh giá về cuộc đời, hành trạng của nhà biên soạn tuồng Nguyễn 
Diêu của Bình Định và những giá trị đặc sắc của vở tuồng Liệu đố, một tác phẩm tuồng Nôm 
tiêu biểu của ông. Từ hướng tiếp cận văn hoá, chúng tôi đã khái quát và nêu bật một số nét đặc 
sắc về ngôn ngữ của tác phẩm Liệu đố. Qua ngôn ngữ văn hoá, người đọc có thể nhận thấy tác 
phẩm đã đánh dấu một bước phát triển khá đặc sắc của dòng tuồng Nôm trung đại nói chung và 
tuồng Bình Định nói chung. 
Từ khoá: Tuồng Nôm, tuồng Bình Định, ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ tuồng, Liệu đố. 
Abstract: 
The cultural language in Nguyen Dieu’s classical drama Liệu đố 
This article focuses on assessing the life of Nguyen Dieu, the Binh Dinh classical drama 
composer, and the unique values of the classical drama Liệu đố, a typical classical drama of his 
works. From a cultural point of view, we have generalized and highlighted some linguistic 
features of Liệu đố. Through his cultural language, readers can find that the work has marked 
the development of the medieval classical drama in Nôm script in particular, and the classical 
drama of Binh Dinh in general. 
Key words: classical drama in Nôm script, Binh Dinh classical drama, cultural 
language, the language of classical drama, Liệu đố. 
1. Nguyễn Diêu và vở tuồng Liệu đố 
1.1. Nguyễn Diêu – xử sĩ chốn Nho 
trường Bình Định 
Nguyễn Diêu sinh năm 1822, không 
rõ tên tự, hiệu là Quỳnh Phủ, người thôn 
Nhơn Ân, xã Phước Thuận, huyện Tuy 
Phước, tỉnh Bình Định. Ông được sinh 
trưởng trong một gia đình nghèo nhưng bản 
tính hiếu học và quyết chí theo khoa cử. 
Ông đỗ tú tài năm Tự Đức thứ 13 (1860) 
nên dân gian thường gọi là cụ Tú Nhơn Ân. 
Ông tiếp tục con đường khoa cử nhưng 
không thành đạt nên về nhà mượn thơ rượu, 
lấy trăng thanh, cỏ biếc làm vui; làm thơ, 
viết tuồng và mở trường dạy học. Theo tư 
_____________________________ 
* Email: minhhaiquynhon@gmail.com 
liệu điền dã cá nhân, sau khi đỗ Tú Tài, vì 
những lý do cá nhân, ông lui về ở ẩn, dạy 
học và viết tuồng tại quê nhà cho đến khi 
mất (1880). Ông là vị ân sư khai tâm dạy 
chữ và cũng chính là người gieo niềm đam 
mê hát bội (hay còn gọi là Tuồng) cho nhà 
thơ Đào Tấn – soạn giả tuồng lỗi lạc của 
Bình Định, môn sinh đắc ý nhất của cụ Tú. 
Trong tiến trình lịch sử phát triển của 
văn chương Hán Nôm Bình Định, ngoài 
những nhân vật tiêu biểu như Đào Duy Từ, 
Đặng Đức Siêu, Hồ Sĩ Tạo... và Đào Tấn, 
chúng ta cần nghiên cứu về trứ tác, nhân 
cách và những ảnh hưởng của Nguyễn Diêu 
trong văn giới Bình Định. Đây là một trong 
những tác giả lớn trong tiến trình văn học 
Bình Định. Ông không chỉ là những nhà 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22 * 2019 33 
hoạt động văn chương nghệ thuật mà phong 
thái đức độ của ông còn ảnh hưởng đến 
những tầng lớp sĩ phu Bình Định cuối thế 
kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Từ ý thức lịch sử đó, 
tiếp cận các văn bản Tuồng và thơ của cụ 
Tú Diêu, chúng ta có thể nhận ra một nhà 
thơ lớn Nguyễn Diêu. Ông là nhà thơ ưu 
thời mẫn thế, luôn trăn trở với đời. 
Nhiều người biết tiếng cụ Tú Nhơn 
Ân. Nhiều tài liệu viết về cụ, nhưng rất sơ 
sài, cả về tiểu sử lẫn văn nghiệp. Tác phẩm 
của ông cũng bị thất lạc hầu hết. Hiện nay 
chỉ còn một số vở tuồng: Ngũ Hổ Bình Tây 
(có người gọi là Ngũ hổ bình Liêu), Liệu 
đố (chữa bệnh ghen), Chém cáo (Nguyệt cô 
hoá cáo) một số bài thơ nôm: Chán đời, 
An phận, Con muỗi, bài phú Hàn sĩ vịnh do 
cư sĩ Bùi Văn Lăng dịch và in lại trong tập 
Danh nhân Bình Định do tác giả tự xuất 
bản năm 1943. 
Về quan điểm nhân sinh và xã hội, có 
lẽ trong cuộc đời của mình, cụ Tú đã gặp 
nhiều trắc trở, nhiều nhân vật trong các vở 
tuồng của ông dường như đã phần nào thể 
hiện rõ những điều ấy: 
Anh hùng nước bước còn săn 
Đừng dun mày liễu, mà quằn ruột lan. 
Chính cụ Nguyễn Diêu thường nói về 
mình: “Trăm đều không bằng người nhưng 
chưa từng có lòng xảo trá, do đó dáng dấp 
và tinh thần không mệt mỏi, cơm áo thì hơi 
no đủ cũng là được rồi, nhưng chẳng cần 
phải nghĩ ngợi nhiều về chuyện có và 
không” [2;tr.12]. Trong gia tài sáng tác của 
ông, Hàn sĩ vịnh là bài Phú có tính chất tự 
vịnh, vừa nhằm khuyến khích học trò đừng 
vì nghèo mà thối chí, vừa phải kiên tâm mà 
dùi mài kinh sử, nhưng cũng cần phải sáng 
suốt thấy được tình đời, tình người và 
những điều sâu thẳm hơn trong đó. 
Ông không xuất chính và trở thành 
một dật sĩ bởi một lẽ quan trọng khác. Vào 
những năm cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp 
dần củng cố ách đô hộ trên đất nước ta. 
Trước sự đầu hàng của vua quan nhà 
Nguyễn, bản thân Nguyễn Diêu tự suy xét 
thời cuộc, ông cho rằng: 
Liếc mắt thấy thế tình đà điên đảo 
Lắng tai nghe thời sự quá dở dang 
 (Hàn sĩ vịnh) 
Và chán ngán thế sự: 
Văn hay chẳng khỏi nề xanh cỏ 
Võ giỏi rồi ra cũng bạc đầu 
 (Chán đời) 
Do đó, trong những cách lựa chọn, ông 
chỉ muốn an phận, an bần mà vui với đạo, 
theo lời dạy của các bậc tiên Nho: 
Áo cơm xong phận theo ngày tháng 
Ruột đặng như vầy rứa cũng tiên 
 (An phận) 
Với tư cách một nhà nho, ông đã rất 
tự hào về cuộc sống thanh bần, lạc đạo của 
mình. Hai câu thơ có tính chất triết luận sau 
biểu hiện rất rõ nhân sinh quan của Nguyễn 
Diêu: 
Vui là vui với bá tòng là bầu bạn, 
đói no kinh sử cũng thỏa lòng. 
Đường lợi danh trối kẻ ước mong, 
trường đạo lý thời ta nông nã. 
 (Hàn sĩ vịnh) 
Có thể nói, hơn ai khác, Đào Mộng 
Mai là người hiểu rõ thầy mình nhất. Ông 
biết, cụ Tú không phải vì chán đời, vì an 
phận mà ông tách rời hẳn cuộc đời. Không 
chỉ trăn trở với thời cuộc, đôi khi Nguyễn 
Diêu cũng phóng bút, trào lộng. Trong 
bài Con muỗi, ông ví bọn tham quan như 
những con muỗi chuyên hút máu và nguyện 
trở thành chiếc quạt băng tiêu để đập chết 
bọn chúng: 
Băng tiêu quạt nọ trời cho mỗ 
Ra sức đập mày cũng chết queo 
 (Con muỗi) 
Từ những câu chuy ... ệu đố in 
đậm dấu ấn văn hóa. Văn hóa là một đặc 
trưng trong phong cách ngôn ngữ nghệ 
thuật tác phẩm Liệu đố của Nguyễn Diêu. 
Về hình thức ngôn ngữ của ngữ liệu 
văn hóa, ngữ liệu văn hóa được sử dụng 
trong tuồng Nôm Liệu đố có đầy đủ ba 
thành phần như đặc trưng chung của ngữ 
liệu văn hóa trong thơ Nôm. Đó là các 
thành phần ngữ liệu thuần Việt, ngữ liệu 
Hán Việt và ngữ liệu bán Hán Việt. Trong 
ngôn ngữ tuồng Liệu đố, ngữ liệu bán Hán 
Việt chiếm tỉ lệ cao nhất với 42,7% trong 
số 248 ngữ liệu văn hóa. Hiện tượng này 
phần nào nói lên rằng ở ngôn ngữ tác phẩm 
này có sự dung hòa, tích hợp đậm nét hai 
luồng văn hóa bác học và văn hóa bình dân. 
38 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Bên cạnh đó, nhiều ngữ liệu Hán Việt có 
nguồn gốc văn hóa Hán học được nhà thơ 
chuyển dịch sang bán Hán Việt (như ngữ 
liệu Hán học “nho lâm” được chuyển dịch 
thành ngữ liệu bán Hán Việt “rừng nho”, 
“tam quân” chuyển dịch thành “ba quân”, 
“chiết Chương Đài liễu” chuyển dịch từ “bẻ 
liễu Chương Đài”), thậm chí thuần Việt 
(như ngữ liệu thuần Việt “bể dâu” được rút 
gọn và chuyển dịch từ ngữ liệu Hán học 
“thương hải tang điền”, “trăm năm” được 
rút gọn và chuyển dịch từ “nhân sinh bách 
niên vi kỳ”). Điều này phản ánh phần 
nào khuynh hướng khước từ dần ảnh hướng 
của văn hóa Hán học, đồng thời tìm về với 
truyền thống văn hóa dân tộc của vở tuồng 
đặc sắc này. Trong các thành phần còn lại, 
ngữ liệu thuần Việt chiếm tỉ lệ thấp hơn cả 
với 49 ngữ liệu, chiếm 19,8% trong tổng số 
248 ngữ liệu. Ngữ liệu Hán Việt chiếm tỉ lệ 
lớn thứ hai sau ngữ liệu bán Hán Việt, với 
93 đơn vị, chiếm 37,5%. 
So với một số tác phẩm của Nguyễn 
Hiển Dĩnh và Đào Tấn - hai soạn giả tiêu 
biểu của bộ môn nghệ thuật tuồng khu vực 
Nam Trung bộ, khuynh hướng tìm về, kế 
thừa và phát huy, đề cao giá trị văn hóa nội 
sinh, ngữ liệu văn hóa bình dân trong Liệu 
Đố có phần nhỏ hơn. Tuy nhiên, trong hình 
chung là áp lực còn rất lớn của ngữ liệu 
Hán Việt đối với văn học tuồng Nôm thời 
trung đại, tuồng Liệu đố của Nguyễn Diêu 
là một trong những sáng tác có tỉ lệ ngữ 
liệu văn hóa thuần Việt và ngữ liệu bán 
Hán Việt chuyển dịch cao (155/248 ngữ 
liệu, chiếm 62,5%). Phải là sáng tác của 
những tác giả có khuynh hướng một mặt 
hạn chế sự tác động của văn hóa Hán bằng 
cách sử dụng có chọn lọc, mặt khác tìm về, 
học tập và phát huy mạnh mẽ các giá trị 
văn hóa nội sinh của dân tộc mới đạt 
được tỉ lệ này. 
Xét về phong cách văn hóa, ngữ liệu 
văn hóa trong ngôn ngữ vở Liệu đố mang 
cả hai phong cách bác học và bình dân. 
Hiện tượng này một mặt bắt nguồn từ 
truyền thống của thơ Nôm trung đại, đồng 
thời, chịu ảnh hưởng đậm nét từ cuộc đời 
và phong cách soạn giả. Nguyễn Diêu vừa 
là một hàn sĩ, bậc túc nho, thông làu kinh 
sử, am tường văn hóa Hán học lại vừa là 
người sống gần gũi với người dân lao động, 
gắn bó với nông thôn, sành sõi tiếng Việt, 
hiểu biết về truyền thống văn hóa của dân 
tộc. Hai phong cách văn hóa trong con 
người Quỳnh Phủ để lại dấu ấn rõ nét trong 
thơ văn của ông, đặc biệt là trong ngôn ngữ 
tuồng thời trung đại Việt Nam. 
Trong hai phong cách, ngữ liệu văn 
hóa mang phong cách bác học chiếm tỉ lệ 
lớn trong tuồng Liệu đố. Có 193/248 ngữ 
liệu là ngữ liệu bác học, chiếm tỉ lệ 77,8%. 
Dẫn đến hiện tượng này, theo chúng tôi, là 
bởi dấu ấn văn hóa bác học trong ngôn ngữ 
tuồng Quỳnh Phủ chịu ảnh hưởng sâu sắc 
từ con người và phong cách thi nhân của 
Nguyễn Diêu. Ngữ liệu văn hóa bình dân 
trong vở Liệu đố có tỉ lệ thấp hơn với 55 
ngữ liệu, chiếm 22,2% trong tổng số 248 
ngữ liệu văn hóa thống kê được. Tuy nhiên, 
sự gia tăng về thành ngữ, tục ngữ, phương 
ngữ, khẩu ngữ, tiếng lóng, từ ngữ xã hội 
với số lượng tương đối lớn vào ngôn ngữ 
tuồng Liệu đố là một hiện tượng thú vị, có 
ý nghĩa nhất định đối với khuynh hướng 
tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc của tuồng 
Nôm Bình Định. 
Ngoại trừ điển cố, thi liệu và từ ngữ xã 
hội Hán học, các bộ phận còn lại trong hệ 
thống ngữ liệu văn hóa trong Liệu đố có tỉ 
lệ khá tương đồng. Việc hạn chế sử dụng 
điển cố, thi liệu Hán học, đồng thời tăng 
cường sử dụng thành ngữ, ca dao, thành 
ngữ, khẩu ngữ đã góp phần làm cho ngôn 
ngữ Nôm trong Liệu đố của Nguyễn Quỳnh 
Phủ ngày càng trở nên mềm mại, uyển 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22 * 2019 39 
chuyển, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng 
ngày của nhân dân lao động, đóng góp nhất 
định đối với sự phát triển của tiếng Việt 
văn chương ở thời trung đại. Từ góc nhìn 
văn hóa, ngữ liệu văn hóa trong bản tuồng 
Liệu đố của Nguyễn Diệu đã gián tiếp thể 
hiện ít nhiều quan niệm văn hóa - thẩm mĩ 
của thi nhân trong các sáng tác của mình. 
Khuynh hướng lựa chọn, sử dụng từng hệ 
thống ngữ liệu văn hóa cho thấy các 
phương diện cơ bản trong quan niệm văn 
hóa - thẩm mĩ của nhà thơ. Việc sử dụng có 
chủ đích hệ thống ngữ liệu văn hóa bác học 
cho thấy ở tác giả quan niệm về mẫu người 
nhà nho lí tưởng; quan niệm về cái đẹp văn 
hóa mang tính trang trọng, mực thước, tao 
nhã, uyên bác vốn chịu sự chi phối của văn 
hóa Nho giáo. Ngược lại, việc ưu tiên sử 
dụng tăng cường hệ thống ngữ liệu văn hóa 
bình dân thể hiện ở nhà thơ quan niệm về 
cái đẹp văn hóa mang tính cụ thể, sinh động, 
chân thực, gần gũi, tươi trẻ, thậm chí tinh 
nghịch, phá cách; quan niệm về cái hài gắn 
với sự kệch cỡm, lố lăng vốn chịu ảnh 
hưởng từ truyền thống văn hóa dân tộc, văn 
hóa bình dân, tiếng cười trào lộng của nhân 
dân lao động. 
Nhìn chung, hai bộ phận ngữ liệu 
mang phong cách văn hóa bác học và bình 
dân trong ngôn ngữ tuồng Nôm Liệu đố đã 
phản ánh ít nhiều về đặc điểm phong cách 
con người và phong thái văn chương của cụ 
Tú. Ngôn ngữ tuồng Nôm Liệu đố vừa học 
tập, kế thừa tinh hoa các giá trị văn hóa bác 
học (chủ yếu là văn hóa gốc Hán có nguồn 
gốc ngoại lai) vừa quay về với mạch nguồn 
văn hóa dân tộc, tiếp thu và phát huy các 
giá trị văn hóa nội sinh. Đây là điểm độc 
đáo, đồng thời là nét giá trị của Liệu đố 
trong tiến trình vận động của văn học tuồng 
Nôm cổ điển Việt Nam. 
3. Giá trị thẩm mỹ của ngôn ngữ văn hoá 
trong tuồng Liệu đố 
3.1. Ngôn ngữ văn hóa bác học với sự thể 
hiện quan niệm văn hóa - thẩm mĩ của 
Nguyễn Diêu trong vở tuồng Liệu đố 
Dấu ấn của văn hóa bác học đối với 
việc hình thành và thể hiện quan niệm văn 
hóa - thẩm mĩ của Nguyễn Diêu trong ngôn 
ngữ vở Liệu đố được thể hiện qua phương 
diện hình thức nghệ thuật của tác phẩm, 
chủ yếu là ngôn từ. Nhà thơ ưu tiên lựa 
chọn lớp từ mực thước, trừu tượng, cổ kính, 
trang nhã. Điều này lí giải vì sao lớp ngữ 
liệu văn hóa bác học được nhà thơ huy 
động sử dụng với số lượng rất lớn trong các 
tác phẩm Nôm thời trung đại. 
Kết quả thống kê cho thấy, ngữ liệu 
văn hóa bác học trong Liệu đố của Nguyễn 
Diêu chiếm tỉ lệ cao nhất với 77,8% trong 
tổng số 248 ngữ liệu, được sử dụng với 
nhiều hình thức đa dạng (kinh sử, điển cố 
thi liệu, nhân danh địa danh, từ ngữ xã hội 
Hán học; nguyên dạng và chuyển dịch; Hán 
Việt, bán Hán Việt và cả thuần Việt). Rõ 
ràng, nhà thơ sử dụng ngữ liệu văn hóa bác 
học một cách có chủ đích. Là bậc túc nho, 
Nguyễn Diêu hiểu rõ bản chất và giá trị của 
bộ phận ngữ liệu văn hóa này (tính hàm súc, 
trang trọng, thanh nhã). Cộng với đó là tài 
năng sử dụng ngôn ngữ của thi nhân. Các 
ngữ liệu văn hóa bác học vào tay ông đều 
trở nên đắc địa, nhiều trường hợp trở thành 
“thần cú nhãn tự” của tác phẩm, phát huy 
tối đa giá trị biểu cảm, thẩm mĩ và văn hóa 
của chúng. Có thể thấy rõ điều này qua 
những đoạn trích hay trong vở tuồng tài 
danh mà Nguyễn Diêu chủ động huy động 
sử dụng một lượng lớn ngữ liệu văn hóa 
bác học như: 
 - Sử dụng nhiều điển cố, thi liệu (65 
đơn vị): 
 “Đê mê Nam phố Lục ba 
 Áo não Dương xuân biệt điệu 
Đồng xướng: Đắc ý xuân phong trục mã đề 
 Tương tương nam bắc các đê mê 
40 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
 Giá phiên tống biệt vô tha thoại 
Duy vọng ngao đầu tánh tự đề” 
 - Sử dụng nhiều từ ngữ xã hội Hán học 
(76 đơn vị): 
 (Hát vãn) Uyên ương ngọc quý trao tay 
Xin phu quân nhớ lấy nghe: 
 “Dặn lòng xin chớ lãng xao tấc lòng, 
Châu Anh: (Vãn) Đường đời trải nẻo tây 
đông. 
Ơi em ơi Phòng loan mỏi mắt đợi trông 
ngày ngày, 
 Phu nhơn đà trở lại cố hương 
Âu là Sư đệ kíp bước qua kinh địa 
(Hát loạn) Sách mã phiên phiên khí thế hào 
 Kiều chiêm đế khuyết nhựt luân cao 
 Với việc được sử dụng với tần số cao 
trong các đoạn ca vãn, xướng, các lớp ngữ 
liệu văn hóa bác học đã phát huy tối đa tác 
dụng của chúng trong việc kiến tạo nên lớp 
ngôn từ giàu tính bác học, hàn lâm đồng 
thời trang nghiêm, thanh nhã. Có thể nói, 
trên phương diện hình thức, hệ thống ngữ 
liệu văn hóa bác học đã góp phần thể hiện ở 
Nguyễn Diêu quan niệm văn hóa - thẩm mĩ. 
Đó là quan niệm về cái đẹp gắn với sự 
trang trọng, cao nhã, hài hòa, đăng đối, 
mực thước, uyên bác. Cố nhiên, đó không 
phải là cái đẹp của sự hóc hiểm, cầu kì, gia 
công đẽo gọt. Đa số ngữ liệu văn hóa bác 
học trong tuồng Liệu đố đều dễ hiểu, được 
chuyển dịch và Việt hóa tối đa nói lên điều 
này. 
3.2. Ngữ liệu văn hóa bình dân với sự thể 
hiện quan niệm văn hóa - thẩm mĩ của 
Nguyễn Diêu trong vở tuồng Liệu đố 
 Xét từ nguồn gốc nội sinh từ truyền 
thống văn hóa của dân tộc, ngữ liệu văn 
hóa bình dân mang trong mình nhiều đặc 
điểm như tính cụ thể, sinh động, gần gũi 
với hiện thực cuộc sống và tâm thức người 
Việt, khả năng cực tả, khả năng tạo hình, 
biểu cảm cao. Khi được sử dụng tăng 
cường một cách chủ động, linh hoạt và 
đúng chỗ, hệ thống ngữ liệu văn hóa này sẽ 
phát huy được các giá trị tự thân, mang đến 
cho tác phẩm những hiệu ứng thẩm mĩ độc 
đáo, bất ngờ, thú vị. Bằng tài năng và nhãn 
quan ngôn ngữ tuyệt vời của mình, Nguyễn 
Diêu biết cách lợi dụng các đặc tính quan 
trọng trên của hệ thống ngữ liệu văn hóa 
bình dân để thể hiện các ý đồ nghệ thuật, 
thông qua đó ít nhiều nói lên quan niệm 
văn hóa - thẩm mĩ của mình. Cho nên, 
không phải ngẫu nhiên mà trong tuồng 
Nôm Liệu đố của ông, các bộ phận của ngữ 
liệu văn hóa bình dân có số lượng khá lớn, 
xuất hiện với tần suất khá cao. Ví dụ: 
 - Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca 
dao (ở nguyên dạng hoặc biến dạng): 
 Kim Liên: 
 Thạch Nghị vốn cha già, 
 Kim Liên là tên thiếp 
 Tuy nhôn nhạo tin ong sứ điệp 
 Chưa vấn vương mối chỉ đường tơ 
 Chẳng biết khi dòng nước rơi thơ 
 Có gặp đấng trông bắn sẻ hay chăng?
 - Sử dụng nhiều tiếng lóng, khẩu ngữ : 
 Thạch Nghị: 
 Bớ con Con đừng biện bạch 
 Nó thật côn đồ 
 Con chớ “thủ nhơn dĩ mạo” mà 
lầm, xưa nay thường là 
 Mặt giống học trò 
 Nhưng mà Bộ giò ăn cắp đó con 
 Để cha cho một đạp 
 Đặng nó mất ba hồn đi cho rồi 
 Rõ ràng, sự xuất hiện với tần số khá 
cao của hệ thống ngữ liệu văn hóa bình dân 
đã mang đến cho ngôn ngữ Nôm trong Liệu 
đố nét sinh động, khỏe khoắn, chân thực, cụ 
thể, giàu hình ảnh và biểu cảm. Với hệ 
thống ngữ liệu văn hóa này, hình tượng 
trong các nhân vật trong tuồng của ông trở 
nên sống động, gần gũi hơn. Vẻ đẹp văn 
hóa trong tuồng Nôm Nguyễn Diêu cũng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22 * 2019 41 
hiện lên cụ thể, rõ nét hơn. Ngôn ngữ của 
các nhân vật tiêu biểu trong tuồng Liệu đố 
của ông như Kim Liên, Thạch Nghị, Ngọc 
Mai, Châu Anh, Hề đồng,rất tiêu biểu 
cho điều này. Bên cạnh quan niệm về cái 
đẹp gắn với sự trong sáng, gần gũi, sống 
động, quan niệm văn hóa - thẩm mĩ của 
Nguyễn Diêu còn thể hiện ở cái nhìn trào 
lộng. Bên cạnh cái đẹp, ông còn nêu ra 
quan niệm về cái hài. Đó là sự kệch cỡm, 
trơ tráo, sự khập khiễng giữa hình thức và 
nội dung gây phản cảm. Trong lời thoại của 
một số nhân vật, yếu tố được ông sử dụng 
nhiều ngữ liệu văn hóa bình dân, đặc biệt là 
lớp khẩu ngữ, tiếng lóng như “trò trẹt chi 
bay”, “nực cười”, “đếch”, “mẹ mày”, “khá 
khen thay”, “cũng thế a”nhằm tăng 
cường khả năng tạo tiếng cười. Và nhà thơ 
thật sự thành công với lối đi này. Bởi như 
đã biết, với các đặc tính giàu khả năng 
miêu tả và biểu cảm, sinh động, linh hoạt, 
gần gũi, thậm chí suồng sã, thông tục, lớp 
ngữ liệu văn hóa bình dân tỏ ra phù hợp với 
chức năng trào phúng, có tác dụng lớn 
trong việc gây cười. Có thể nói, từ góc nhìn 
văn hóa, có thể thấy rằng, quan niệm văn 
hóa - thẩm mĩ về cái hài của Nguyễn Diêu 
chịu ảnh hưởng từ tiếng cười trào tiếu dân 
gian của các pho tuồng đồ nổi tiếng đất 
Bình Đinh. Sự phóng chiếu của sự ảnh 
hưởng này được thể hiện rõ nét qua hệ 
thống ngữ liệu văn hóa bình dân mà cụ 
Quỳnh Phủ đã sử dụng. 
 Nghiên cứu hệ thống ngữ liệu trong 
Liệu đố dưới góc nhìn văn hóa mang đến 
cho chúng ta những kết quả mới mẻ, thú vị. 
Từ góc nhìn văn hóa, ta có thể tìm hiểu 
quan niệm văn hóa - thẩm mĩ của soạn giả 
Nguyễn Diêu thông qua hệ thống ngữ liệu 
văn hóa mà ông đã sử dụng trong các tác 
phẩm. Cũng từ góc nhìn này, có thể thấy 
được tính triết luận văn hóa trong ngôn ngữ 
tuồng Nguyễn Diêu trên hai bình diện: văn 
hóa dân tộc và văn hóa ngoại lai. Với vấn 
đề tiếp nhận, lan toả và ảnh hưởng của 
tuồng Nôm Nguyễn Diêu nói chung và Liệu 
đố nói riêng trên hai phương diện sáng tác 
và nghiên cứu, phê bình, hướng nghiên cứu 
văn hóa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn giá trị 
làm nên sức hấp dẫn, lan tỏa của ngôn ngữ 
đặc sắc của vở Liệu đố. Có thể nói, giá trị 
văn hóa hàm chứa bên trong các hệ thống 
ngữ liệu văn hóa được sử dụng một cách 
linh hoạt, nhuần nhị và sáng tạo là một 
trong những tiền đề quan trọng giúp cho 
ngôn ngữ tuồng Nôm Liệu đố có sức sống 
lâu bền trong lòng khán thính giả và trong 
tiến trình vận động, phát triển của tuồng 
Nôm Việt Nam 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Huỳnh Chương Hưng, Võ Minh Hải (Phiên âm, chú giải, 2015), Nguyễn Diêu di cảo 
– Liệu đố (Tư liệu cá nhân) 
[2] Vũ Ngọc Liễn (2011), Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu – Ông đồ nghệ sĩ, Nxb Sân khấu, H. 
[3] Nhiều tác giả (2012), Kỷ yếu Hội thảo Nguyễn Diêu, Sở Văn hoá – Du lịch Bình Định, 
Tp. Quy Nhơn. 
(Ngày nhận bài: 25/09/2019; ngày phản biện: 29/09/2019; ngày nhận đăng: 04/10/2019) 

File đính kèm:

  • pdfngon_ngu_van_hoa_trong_vo_tuong_lieu_do_cua_nguyen_dieu.pdf