Nghiên cứu so sánh ngụ ngôn Ấn Độ (Panchatantra) với ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) và ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan)

Văn học cổ là nguồn mạch nuôi dưỡng những giá trị văn hóa tinh thần của người Ấn

Độ. Đây là nơi sản sinh và lưu giữ những kho truyện cổ có giá trị và dồi dào nhất trên toàn

thế giới. Truyện cổ nói riêng và văn học dân gian nói chung không chỉ là một tác phẩm văn

học của người Ấn, mà trải qua bao đời, kể từ những câu ca đầu tiên trong Rig Veda đến hai

bộ sử thi Ramayana, Mahabharata và các truyện kể Jataka, Panchatantra nó đã trở thành

một phần gắn kết của những nghi lễ mang tính chất tôn giáo và nghệ thuật. Chất liệu dân

gian là môi trường nuôi dưỡng sự phát triển của văn hóa dân tộc. Vì vậy đối với Ấn Độ, các

truyện kể dân gian không phải là lịch sử của một thời đại đã qua mà nó vẫn tiếp tục tồn tại,

phát triển và bám rễ sâu và đời sống thường nhật, vào nền văn hóa đa dạng và phức tạp của

đất nước này. Cũng vì vậy mà việc nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian Ấn Độ cũng đòi

hỏi một sự nghiêm cẩn và am tường sâu sắc đối với văn hóa của vùng đất duy linh này.

Nghiên cứu so sánh ngụ ngôn Ấn Độ (Panchatantra) với ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) và ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan) trang 1

Trang 1

Nghiên cứu so sánh ngụ ngôn Ấn Độ (Panchatantra) với ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) và ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan) trang 2

Trang 2

Nghiên cứu so sánh ngụ ngôn Ấn Độ (Panchatantra) với ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) và ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan) trang 3

Trang 3

Nghiên cứu so sánh ngụ ngôn Ấn Độ (Panchatantra) với ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) và ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan) trang 4

Trang 4

Nghiên cứu so sánh ngụ ngôn Ấn Độ (Panchatantra) với ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) và ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan) trang 5

Trang 5

Nghiên cứu so sánh ngụ ngôn Ấn Độ (Panchatantra) với ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) và ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan) trang 6

Trang 6

Nghiên cứu so sánh ngụ ngôn Ấn Độ (Panchatantra) với ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) và ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan) trang 7

Trang 7

Nghiên cứu so sánh ngụ ngôn Ấn Độ (Panchatantra) với ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) và ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan) trang 8

Trang 8

Nghiên cứu so sánh ngụ ngôn Ấn Độ (Panchatantra) với ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) và ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan) trang 9

Trang 9

Nghiên cứu so sánh ngụ ngôn Ấn Độ (Panchatantra) với ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) và ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 262 trang viethung 5500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu so sánh ngụ ngôn Ấn Độ (Panchatantra) với ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) và ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu so sánh ngụ ngôn Ấn Độ (Panchatantra) với ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) và ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan)

Nghiên cứu so sánh ngụ ngôn Ấn Độ (Panchatantra) với ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) và ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH 
KHOA NGỮ VĂN 
Đỗ Đinh Linh Vũ 
NGHIÊN CỨU SO SÁNH 
NGỤ NGÔN ẤN ĐỘ (PANCHATANTRA) 
VỚI NGỤ NGÔN HY LẠP (AESOP) 
VÀ NGỤ NGÔN ĐÔNG NAM Á 
(VIỆT NAM, LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN) 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 
Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH 
KHOA NGỮ VĂN 
Đỗ Đinh Linh Vũ 
NGHIÊN CỨU SO SÁNH 
NGỤ NGÔN ẤN ĐỘ (PANCHATANTRA) 
VỚI NGỤ NGÔN HY LẠP (AESOP) 
VÀ NGỤ NGÔN ĐÔNG NAM Á 
(VIỆT NAM, LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN) 
 Chuyên ngành: Văn học nước ngoài 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 
 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: 
 TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY 
Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 
LỜI CẢM ƠN 
 Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, cùng với cố gắng của bản thân, em đã nhận 
được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý thầy cô, bạn bè và gia đình. 
 Em xin được gửi lời tri ân đến cô Nguyễn Thị Bích Thúy, là giảng viên giảng dạy bộ 
môn Văn học Ấn Độ và Văn học Đông Nam Á của em. Cô đã hết lòng truyền đạt kiến thức, 
là nguồn cảm hứng cho em theo đuổi văn học Ấn Độ và đã tận tình hướng dẫn em thực hiện 
nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp này. 
 Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trong khoa Ngữ văn 
của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy những kiến 
thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận. Xin được gửi lời 
cảm ơn đến cô Lê Thị Ngọc Chi là người đã dìu dắt em những bước nghiên cứu đầu tiên, 
luôn động viên và hướng dẫn em trong suốt thời gian học đại học. 
 Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ, các anh chị, các bạn đã luôn 
yêu thương, không ngừng hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để em học tập và thực hiện khóa luận 
tốt nghiệp của mình. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
 TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 4 năm 2018 
 Sinh viên 
 Đỗ Đinh Linh Vũ 
MỘT SỐ QUY ƯỚC 
- Tên tác phẩm được viết tắt bằng các kí hiệu sau: 
 + P. : Panchatantra 
 + A. : Aesop 
 + L.N. : Nang Tăntay (Lào) 
 + L.X. : XiêuXaVạt (Lào) 
 + T.N. : Nang Tantrai (Thái Lan) 
 + C. : Truyện về quan tòa Thỏ (Campuchia) 
 + V. : Truyện ngụ ngôn Việt Nam 
 - Tác phẩm nằm trong một tập truyện thì số thứ tự của quyển truyện sẽ được kí hiệu 
bằng số La Mã (I.; II.; III.;) (nếu có) và số thứ tự của tác phẩm trong quyển truyện đó thì 
kí hiệu bằng số Ả Rập (1.; 2.; 3.;). Thứ tự các quyển truyện và từng truyện dựa theo thứ 
tự ghi trong mục lục của văn bản khảo sát. Ví dụ: 
 + P.I.5 . : Panchatantra, quyển 1, truyện thứ năm. 
 + A.10. : Ngụ ngôn Aesop, truyện thứ mười. 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................................... 2 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 11 
4. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 12 
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 13 
6. Bố cục của khóa luận ............................................................................................ 13 
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 14 
1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng và song song trong nghiên cứu văn học so sánh ...... 14 
1.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng .................................................................................. 14 
1.1.1.1. Khái niệm “ảnh hưởng” văn học từ góc độ nghiên cứu so sánh ........ 14 
1.1.1.2. Điều kiện nảy sinh sự “ảnh hưởng” văn học ...................................... 19 
1.1.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng và tiếp nhận trong văn học so sánh............... 24 
1.1.2. Nghiên cứu song song ................................................................................... 28 
1.1.2.1. Cơ sở của nghiên cứu song song ........................................................ 28 
1.1.2.2. Phạm vi nghiên cứu song song – trường hợp “Thể loại học” ............ 31 
1.2. Giới thuyết về truyện ngụ ngôn ........................................................................ 33 
1.2.1. Khái niệm truyện ngụ ngôn ........................................................................... 33 
1.2.2. Một số đặc trưng của thể loại truyện ngụ ngôn ............................................. 37 
1.2.2.1. Nội dung ............................................................................................. 37 
1.2.2.2. Nhân vật ............................................................................................. 39 
1.2.2.3. Kết cấu ................................................................................................ 41 
1.3. Giới thuyết về Panchatantra, Aesop và Ngụ ngôn Đông Nam Á .................... 43 
1.3.1. Ngụ ngôn Ấn Độ ........................................................................................... 43 
1.3.1.1. Đặc trưng nội dung và nghệ thuật của truyện ngụ ngôn Ấn Độ ........ 43 
1.3.1.2. Trường hợp Panchatantra (Năm tập sách giáo huấn) ....................... 45 
1.3.2. Ngụ ngôn Hy Lạp (Aesop) ............................................................................ 47 
1.3.3. Truyện ngụ ngôn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan) .... 49 
1.3.4. Tư liệu sử dụng .............................................................................................. 52 
 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 54 
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU SO SÁNH PANCHATANTRA VÀ AESOP TỪ GÓC 
ĐỘ THỂ LOẠI HỌC ...................................................................................... ... a đi ngang qua hoàng hậu Suddhidevi và dừng con 
voi hoàng gia của ông lại. Nhà vua đã nghe về việc hoàng hậu chạy trốn khỏi nhà vua vì bị 
buộc tội ngoại tình. Bị ấn tượng bởi sắc đẹp của người phụ nữ này, Paramaraja đưa nàng 
lên làm hoàng hậu của mình. Một ngày nọ, hoàng hậu nói với Paramaraja rằng nàng nhớ 
248 
cha của nàng đã bị vị vua trước đây của nàng cầm tù. Tuy nhiên, hoàng tử Suriyakumar 
khuyên nên thận trọng trong việc đáp ứng yêu cầu của hoàng hậu, vì họ không biết lời kết 
tội ngoại tình chống lại cô ta có đúng hay không và hoàng tử gửi người đi tìm hiểu sự thật, 
người đó đã trở lại để xác nhận lời buộc tội. Suddhidevi quyết định giải thoát bản thân khỏi 
hoàng tử bằng cách buộc tội chàng với nhà vua rằng hoàng tử quấy rầy và cưỡng bức nàng, 
và hoàng hậu hối lộ những người vợ lẽ để xác nhận cho câu chuyện của nàng. Paramaraja 
tin câu chuyện đó và nhà vua nói sẽ trừng phạt em trai của mình. Hoàng tử Suriyakumar rời 
khỏi thủ đô Sihaparvata Mountain, đi bộ mười lăm ngày, ba phần tư số người trong thành 
phố theo hoàng tử và chàng trở thành một hiền nhân, được bảo vệ bởi những người đi theo 
chàng. Và lời đồn về những chuyện xảy ra đã truyền đến Vua Utamaraja, đức vua đã nắm 
lấy cơ hội của ông ta và đến gần Puranagar suy yếu, hỏi tội Suddhidevi. Hai vị vua đồng ý 
giao đấu sau bảy ngày chuẩn bị, và Paramaraja bị giết chết trên con voi của ông ta. 
Suddhidevi bị giết, nhưng dân cư của thành phố vẫn bình yên vô sự. Đầu tiên, người chiến 
thắng nghĩ ông ta sẽ nắm quyền điều hành thành phố sợ rằng Suriyakumar quay trở lại trả 
thù cho cái chết của anh mình, nhưng sau đó ông ta tiến đến Sihaparvata và đề nghị bản 
thân ông sẽ trở thành chư hầu cho Suriyakumar, và đặt hoàng tử lên ngai vàng của Puranagar. 
(Kết thúc câu chuyện 26). 
 Sau câu chuyện này Kalpapralaya vẫn khăng khăng rằng điều đó không thể làm trái 
với quyết định hoàng gia của ông ta, vì nó không thể tháo gỡ được giống như một chiếc ngà 
voi. Vì vậy bốn vị tướng lĩnh đồng ý tiếp tục chiến đấu, mỗi người đều yêu cầu được vào 
lực lượng tiên phong. Họ tập hợp quân đội của họ và tiến đánh một thành phố chư hầu của 
Trinagar. Và biết được mối đe dọa của hai vị thần hộ mệnh vĩ đại của Trinagar, Phra Sua 
Muang và Phra Song Muang chỉ huy hai đoàn quân hộ vệ. Nhưng những tướng lĩnh linh 
hồn không có khả năng tiến lên vượt qua những hạt cát được thánh hiến ở rải rác, vì thế 
devaraksas chiến đấu với họ ở mọi nơi. Bốn tướng lĩnh bị phân tán và sau đó bị bắt giữ, 
cùng với linh hồn ma thuật, và cả Kalpapralaya cũng không thể vượt qua những hạt cát 
thiêng với đội quân chính. Đội quân linh hồn bị tan rã và phân tán và Phra Song Muang gửi 
devaraksas để bắt giữ vị vua của chúng, họ đã hoàn thành. Phra Sua Muang ban thưởng cho 
Phra Song Muang vì việc làm của ông ta và có một gian nhà đã được sắp xếp ở thành phố 
chư hầu đó tọa lạc ở phía Bắc Trinagar. 
 Một buổi sáng sau bữa ăn, nhà vua Kalpapralaya bị điệu ra trước Phra Sua Muang, 
nhưng ông ta không dám ngẩng đầu trước linh hồn hộ vệ vĩ đại của Trinagar. Khi linh hồn 
vĩ đại bảo ông ta nhìn lên, ông ta đã làm thế, cúi đầu trước Phra Sua Muang, người sau đó 
có một số người theo sau hỏi người đứng đầu các linh hồn rằng sao ông ta dám xúc phạm 
249 
họ với sự tấn công của ông ta. Kalpapralaya trả lời với câu chuyện về cuộc hôn nhân của 
ông ta với Prabhabala, nhưng linh hồn vĩ đại gọi đó là sự kết hợp trái lẽ tự nhiên và tồi tệ. 
Sau đó Kalpapralaya thừa nhận điều sai quấy của ông ta và sự trừng phạt đã được xác định 
rằng ông ta thề rằng sẽ không bao giờ tạo ra rắc rối một lần nữa, và tất cả thủ hạ của ông ta 
bị bắt giữ. Nhưng Kalpapralaya nói rằng thả tự do cho ông ta mà không có những người thủ 
hạ của ông ta thì giống như thả tự do cho con chim sau khi chặt đứt cánh của nó. Ông đã 
yêu cầu cho bốn tướng lĩnh và quân đội của ông ta, và đề nghị được phục vụ Phra Sua 
Muang như một chư hầu. Khi điều này được truyền đạt tới Phra Sua Muang bởi Phra Song 
Muang, Kalpapralaya được đưa đến thành phố thủ đô của Trinagar, nơi linh hồn vĩ đại hiện 
ra với Vua Krisnuraja bị hoảng sợ bởi cảnh tượng kì lạ đó, nhưng linh hồn vĩ đại gọi ông ta 
lại gần. khi nhà vua bò tới gần, Phra Sua Muang kể cho ông ta tất cả những sự kiện đã xảy 
ra và hỏi lời khuyên của ông ta về cách đối xử với vị vua của những linh hồn. Nhà vua nói 
rằng ông ta bị trừng phạt bởi một tội lỗi của ông ta, và đề nghị một hiệp ước mà buộc 
Kalpapralay đối với devaraksas như một chư hầu. Nghe điều đó, Phra Sua Muang hài lòng 
và đưa cho nhà vua một viên đá quý và nhà vua dành buổi tối ở đó trong cung điện của linh 
hồn vĩ đại thay vì trở về chỗ ở của ông ta, ông ta gọi Prabhabala ra và giới thiệu nàng với 
Phra Sua Muang. Một người nói với Krisnuraja nhanh chóng xây dựng một lâu đài lớn (sala) 
với 29 phòng và 20 tòa nhà với mỗi nhà gồm 10 phòng, để dành thiết đãi yến tiệc cho 
devaraksas, những người đã hiện ra với mọi thần dân. 50 cung điện được xây dựng trên tất 
cả bốn mặt của thành phố bên ngoài những bức tường, và những cung điện vĩ đại thì được 
xây dựng ngay giữa trung tâm của thành phố, và tất cả đều được cúng tế, với những tượng 
đất sét nhỏ hình voi, ngựa, tàu thuyền, vũ khí và con người. Vào buổi sáng, tất cả những 
devaraksas tụ họp lại và theo lệnh của Phra Sua Muang, họ hiện ra với Krisnuraja và với tất 
cả thần dân với tiếng la vang dội. Kalpapralaya được mang tới, và nhà vua đưa ra lời đề 
nghị với devaraksas, sau đó chiêu đãi tất cả. Sau đó nhà vua đưa cho họ quần áo, voi, ngựa, 
và vũ khí. Kalpapralaya được tha thứ một cách công khai, nhưng hai trong bốn tướng lĩnh 
của ông ta và một nửa binh lính của ông ta và pháp sư bị giữ lại. Nhà vua dâng cúng cho 
Kalpapralaya tốt đẹp, phước lành và các lễ vật đã được trao đổi bởi tất cả mọi người. 
 Một thời gian sau đó, Vua Balaraja, cha của công chúa Prabhabala, nghe biết rằng 
Krisnuraja đã cưới con gái mình, và từ khi sự cho phép của ông ta không được thông qua 
sớm hơn, ông ta đã hỏi ý kiến nhưng tướng lĩnh của mình rằng ông có nên tấn công Trinagar 
và đem con gái ôg ta về242. Tướng lĩnh Riddhivijaya dự định phản đối cuộc chiến, vì 
242 Balaraja chỉ biết điều này và không biết gi về việc Krisnuraja đã cứu Prabhabala từ tay những linh hồn; đó là sự 
hiểu lầm để cốt truyện tiếp tục diễn biến. 
250 
Krisnuraja dường như đã đối xử tử tế với công chúa. Nhưng Balaraja nói rằng kết hôn mà 
không có sự chấp nhận của ông là một sự xúc phạm. Sau đó tướng lĩnh kể chuyện vua 
Malairaja một lần chiến đấu vô ích cho những con công của ông ta. 
27. Hai con công hoàng gia 
 Vua Malairaja của xứ Malainagar nuôi một cặp công, chúng bay đi hằng ngày để 
kiếm thức ăn trong khu rừng Himavanta, rồi quay về để ngủ trước cánh cửa sổ nơi cung 
điện hoàng gia tiếp nhận chúng (sinhapancara). Nhưng một lần những con công lạc mất 
đường và đến vùng đất của vua Adhikasamgrama, ông ta sung sướng giữ chúng lại bên 
mình. Vị vua đầu gửi một lời tuyên bố thề sẽ giết chết kẻ nào đang giữ những con công của 
ông ta. Điều đó đã xảy ra khi một thương gia của Malainagar nhìn thấy những con công khi 
đang đi ngang qua Adhikanagar và báo cho vua của ông ta khi ông ta quay trở về. Ngay lập 
tức phát động cuộc chiến, Vua Malairaja chiến đấu với Adhikasamgarma, nhưng mặc dù có 
mất mát lớn trong cuộc đời ông ta đã trở về nhà mà không thành công. Sau đó những con 
công tự chúng bay về lại Malainagar. (Kết thúc câu chuyện 27). 
Tướng lĩnh Rddhivijaya kết luận cho câu chuyện nhỏ của ông ta với một lời cảnh báo vua 
Balaraja không nên hành động hấp tấp. Sau đó tướng lĩnh Arunvijaya kể một câu chuyện 
khác. 
28. Lời khuyên của con chim 
 Vua Morindraraja của xứ Morindranagar đã giữ một con chim satawa biết nói tiếng 
người, và ông ta dùng nó để gửi những lời nhắn đến cho những tướng lĩnh của ông. Một lần 
con chim đó khuyên nhà vua tấn công một vương quốc giàu có gọi là Pracantapradesa, nơi 
mà nó đã từng bay qua trong chuyến đi của mình. Nhà vua thiếu suy nghĩ đã tập hợp đội tàu 
gồm 500 tàu thủy mà đã bị đám trong cơn bão bởi vì nhà vua không tính toán đến thời cơ, 
và tất cả họ đều chết. (Kết thúc câu chuyện 28). 
 Kế đó tướng lĩnh Utara vijaya kể câu chuyện của ông ta. 
 29. Không được tin một con chim 
 Rất lâu về trước, vua Kelairaja cai trị ở vùng Carunarajadhani và ông ta có một con 
chim khaek tao (một loại vẹt) biết nói tiếng người. Con chim kiếm ăn trong khu rừng 
Himavanta suốt ngày và quay trở về mỗi tối. Khi nhà vua hỏi yêu cầu, một ngày, con chim 
nói với ông ta về khu rừng Himavanta tuyệt đẹp, và về những cái cây ma thuật có những 
quả làm hồi phục tuổi trẻ. Con chim đề nghị mang nhà vua đến cái cây đó, nhưng trên đường 
đi một con hổ đã vồ lấy nhà vua và ăn thịt ông ta. Đó là kết quả của việc tin tưởng một con 
vật. (Kết thúc câu chuyện 29). 
 Tới lượt của mình, vị tướng lĩnh thứ tư, Mahutrasena nói về gã thợ săn và con rắn. 
251 
30. Thợ săn, con voi và con rắn 
 Một lần, có người thợ săn tên là Gajaludaka đã nhìn thấy một con voi lớn nên chuẩn 
bị cung tên để bắn nó. Do không để ý, người thợ săn nấp sau một ụ mối gần hang của một 
con rắn, và bắn hạ con voi với một mũi tên. Nhưng trời đổ mưa ngày hôm đó và khi mùi 
của người thợ săn bay vào hang con rắn243, con rắn giận giữ, bò ra ngoài và cắn người thợ 
săn ngã xuống và chết. Nhưng người thợ săn lại ngã lên người con rắn và cũng giết chết nó. 
(Kết thúc câu chuyện 30) 
 Nghe được bốn câu chuyện, Vua Balaraja nói với những tướng lĩnh của mình rằng 
ông dù sao vẫn phải trả thù (trong cuộc chiến) cho sự lăng mạ danh dự của ông ta. Và quân 
đội của ông tiến đến Trinagar sau khi đã chuẩn bị thích hợp. Nhưng họ cũng phải dừng lại 
tại nơi mà những hạt cát của bậc thấu thị (rishi) được rải sẵn, không thể đi và bị đau đớn với 
nỗi đau ở trong đầu và bụng, rất nhiều người đã chết. Những linh hồn bảo vệ của nơi đó 
cũng làm cho những quân linh của nhà vua, những con voi và những con ngựa với tiếng thét 
chói tai khiếp sợ, do đó họ bắt đầu chiến đấu và giết hại lẫn nhau. 
 Tin tức của cuộc chiến được gửi đến thủ đô, và tin tức về việc xử lý kẻ xâm lược 
được giải quyết. Trận chiến tiếp tục nhưng phép thuật của Balaraja kém hơn rất nhiều so 
với linh hồn phép thuật, nên Balaraja gọi một hội để quyết định có nên từ bỏ chiến dịch 
không, hứa hẹn lần này sẽ chú tâm đến lời khuyên của họ. Sáng hôm sau, những tướng lĩnh 
cố vấn chống lại một cuộc rút lui mà mang đến sự hổ thẹn cho quân đội, và đề nghị viết một 
lá thư được gửi tới Trinagar yêu cầu mang công chúa Prabhabala trở về. Khi lá thư được 
gửi tới thủ đô, Prabhabala xác nhận rằng đó là tên của cha nàng, nhưng nàng đã gửi con khỉ 
của nàng ra để chắc chắn đó là cha của mình. Con khỉ tìm thấy Balaraja và thuật lại cho nhà 
vua tất cả chuyện đã xảy ra từ khi cơn lũ mang nó đi trên con thuyền cùng với công chúa, 
và sau đó nó trở lại Trinagar. Nghe được câu chuyện hoàn chỉnh về việc Krisnuraja cứu con 
gái mình từ những linh hồn, Vua Balaraja ban thưởng cho những tướng lĩnh của mình vì 
những lời khuyên đúng đắn của họ. Và với sự chấp thuận của Phra Sua Muang, Krisnuraja 
mạo muội đi ra với đoàn tùy tùng của anh ta để chào đón Balaraja vào vương quốc của mình, 
cùng với sự có mặt của Phra Song Muang và rất nhiều devarajsas, những người mà nhà vua 
đều dâng cúng vào mỗi bữa ăn. Và đến gần chỗ nhà vua cắm trại, Krisnuraja gửi Prabhabala 
đi để gặp cha của nàng trước. khi Vua Balaraja kể về những người lính của ông ta bị đau 
đớn và chết vì những căn bệnh lạ, công chúa giải thích rằng đó là sức mạnh của chồng nàng 
có thể dùng linh hồn và devaraksas của anh ta để chống lại họ, không biết anh ta thực sự là 
243 Hình như mùi hương của người thợ săn được mang theo bởi nước mưa vào trong hang của con rắn. 
252 
ai, và nàng đề nghị linh hồn tự hiện ra với cha của nàng. Những những người lính bị bệnh 
đã được chữa lành, bởi vì sự hiện diện của công chúa. Sau đó Krisnuraja đến và dẫn đường 
cho cha vợ trở về Trinagar, nơi tất cả những linh hồn từng là binh lính của Balaraja trước 
đây hiện ra với nhà vua, và vật hiến tế vĩ đại được chuẩn bị để dâng cho Phra Sua Muang, 
người đã nói Balaraja cầu chúc cho con gái của ông ta và chồng của nàng. Với sự hoan hỷ 
to lớn, vua Balaraja cuối cùng cũng trở về Cakravardinagara, sau khi khuyên bảo Krisnuraja 
không bao giờ được tin những tướng lĩnh của mình, hoặc thể hiện những cảm xúc, hoặc 
khen ngợi sự phục vụ tốt và chiến đấu chống kẻ thù của mình với sự cẩn thận và sự chuẩn 
bị kĩ lưỡng. 
 Bậc thấu thị của Trinagar để lại cánh rừng Himavanta, nhắc nhở nhà vua phải yêu 
mến mười đạo luật của bổn phận của tập cấp của một nhà vua (dasavidharajadharma) và ba 
âm tiết “a”, “ya”, và “ma”, có nghĩa là sự vinh quang, tránh xa những hành động xấu, và 
làm những điều tốt đẹp. Ông ta nói nhà vua rằng nếu nhà vua yêu mến những âm tiết đó 
như là nhà vua yêu mến vợ của mình, nhà vua có thể tin tưởng vào chúng mà không thất 
bại. Và ông ta kể một câu chuyện minh họa cho sức mạnh của sự thật. 
31. Sức mạnh của sự thật 
 Một cặp đôi nghèo khó sống ở Praccantapradesa trên một dải đất của xứ Klingaratha 
với con trai của họ. Tên của họ là Suddhapurusa, Kalamba, và Sacapurus, và họ sống rất 
lương thiện. Một lần người cha đi vào khu rừng để đốn củi bán. Cây bị đốn và đổ vào một 
con rắn quỷ, nó cắn và giết chết người cha. Mất đi người chồng, Kalamba sai con trai của 
mình đi kiếm cha nó, và khi tìm thấy ông ấy đang nằm chết, anh ta đã cầu nguyện rằng 
người cha đạo đức của anh ta được sống lại để ông ấy có thể bảo vệ vợ và con của mình. 
Ngay lập tức người cha sống lại, và hai người trở về nhà cùng nhau. 
 “Như vậy đức vua có thể thấy được sức mạnh của một lời nói của một con người 
trung thực”, bậc thấu thị kết luận, và ông ta rời khỏi Trinagar. 
Và nhà vua tiếp tục cai trị bằng những lời dạy của bậc thấu thị, kính trọng devaraksas 
mỗi ngày mà không từ bỏ, do đó các cơn mưa rơi theo mùa, và gạo và cá dồi đào ở Trinagar 
và ở tất cả các nước chư hầu. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_so_sanh_ngu_ngon_an_do_panchatantra_voi_ngu_ngon.pdf