Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối

Chấn thương khớp gối thường do hoạt động thể

thao, tai nạn giao thông, chiếm một phần lớn trong

bệnh lý chấn thương xương khớp. Thăm khám lâm

sàng thường gặp khó khăn ở giai đoạn sớm sau chấn

thương bởi khớp bị sưng nề, đau, tràn dịch, hạn chế

vận động Cộng hưởng từ (CHT) là phương pháp

chẩn đoán hình ảnh có giá trị trong chẩn đoán các tổn

thương chấn thương khớp gối. Các dấu hiệu trên CHT

có vai trò quan trọng cung cấp thông tin tin cậy về các

tổn thương phần mềm trong chấn thương khớp gối như

rách sụn chêm hay đứt dây chằng giúp các nhà lâm

sàng có thái độ điều trị thích hợp cho từng trường hợp.

Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm

mục tiêu mô tả các đặc điểm và dấu hiệu tổn thương

thường gặp trong chấn thương khớp gối trên hình ảnh

CHT

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 7940
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 tesla trong chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202086
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ 
GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 1.5 TESLA 
TRONG CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG, 
SỤN CHÊM KHỚP GỐI 
Đặng Thị Ngọc Anh*, Vũ Long**, Phạm Minh Thông*** 
Lê Quang Phương***
* Khoa Chẩn đoán hình ảnh 
Bệnh viện đa khoa Đức Giang
** Khoa Chẩn đoán hình ảnh 
Bệnh viện Việt Đức
*** Trung tâm Điện quang 
Bệnh viện Bạch Mai 
*** Khoa Hồi sức tích cực Bệnh 
viện Hữu Nghị Việt Xô
SUMMARY Objective: Image Characteristic of ligament and meniscus 
injuries of the kneee on 1.5Tesla magnetic resonance imaging at Duc 
Giang hospital.
Methods: The cross-sectional retrospective study of 98 patients 
with diagnosed of knee injuries by magnetic resonance imaging (MRI) 
at Duc Giang Hospital from January 2018 to January 2020, aimed 
to comments on MRI appearance features in knee injury. The cross 
sectional study on the statistical basis of data to make comments on the 
MRI features in the diagnosis of knee injury, using Siemen Essenza 1.5 
Tesla MRI with knee joint coil.
Result: The most common age is from 20 to 40 years old. Male 
prominent. MRI can detect osseous edema with 35.7% in tibia and 
Femur is 23,5%, 94.9% anterior cruciate ligament (ACL) and 5.1% 
posterior cruciate ligament (PCL) injury. On the other hand, there were 
45,9% medial meniscal and 25,5% lateral meniscal injury. We saw 2% 
tibial collateral ligament and 1% fibular collateral ligament.
Conclusion: MRI imaging features play an important role in 
diagnosing and accessing the severity of knee injury. 
Keywords: ligament, meniscus, knee injury, MRI, ACL, PCL
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 87
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương khớp gối thường do hoạt động thể 
thao, tai nạn giao thông, chiếm một phần lớn trong 
bệnh lý chấn thương xương khớp. Thăm khám lâm 
sàng thường gặp khó khăn ở giai đoạn sớm sau chấn 
thương bởi khớp bị sưng nề, đau, tràn dịch, hạn chế 
vận động Cộng hưởng từ (CHT) là phương pháp 
chẩn đoán hình ảnh có giá trị trong chẩn đoán các tổn 
thương chấn thương khớp gối. Các dấu hiệu trên CHT 
có vai trò quan trọng cung cấp thông tin tin cậy về các 
tổn thương phần mềm trong chấn thương khớp gối như 
rách sụn chêm hay đứt dây chằng giúp các nhà lâm 
sàng có thái độ điều trị thích hợp cho từng trường hợp.
Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm 
mục tiêu mô tả các đặc điểm và dấu hiệu tổn thương 
thường gặp trong chấn thương khớp gối trên hình ảnh 
CHT.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hồi, tiến cứu mô tả cắt ngang 98 bệnh 
nhân được chẩn đoán là chấn thương khớp gối bằng 
chụp Cộng hưởng từ tại Bệnh viện Đức Giang từ tháng 
1/2018 đến tháng 1 năm 2020 , nhằm đưa ra các nhận 
xét về đặc điểm hình ảnh của CHT trong chấn thương 
khớp gối.
Chúng tôi loại khỏi nghiên cứu các trường hợp 
bệnh nhân không có tiền sử chấn thương gối. Hoặc có 
tiền sử được can thiệp tái tạo dây chằng và sụn chêm. 
Bệnh nhân chụp cộng hưởng từ tại các cơ sở y tế khác 
hoặc không nằm điều trị tại Bệnh viện Đức Giang . Hồ 
sơ bệnh án của bệnh nhân không đầy đủ theo thông tin 
yêu cầu của bệnh án nghiên cứu.
Phương tiện: máy chụp cộng hưởng từ Essenza 
1.5 Tesla của hãng Siemen có cuộn thu tín hiệu khớp gối.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô tả 
cắt ngang trên cơ sở thống kê các số liệu để đưa ra 
các nhận xét về đặc điểm hình ảnh của CHT trong chẩn 
đoán chấn thương khớp gối.
III. KẾT QUẢ 
1. Giới: Trong 98 bệnh nhân với 98 khớp gối được 
nghiên cứu, có 59 nam và 39 nữ, chiếm 60,2% bệnh 
nhân là nam giới và 39,8% bệnh nhân nữ.
2. Tuổi: tuổi thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 
63 tuổi. Dưới 20 tuổi chiếm 6.1%, trên 40 tuổi chiếm 
20.4%,từ 20-40 tuổi chiếm cao nhất là 73.5%
3. Vị trí: chấn thương gối phải là 49%, gối trái là 
51%. Không có sự khác biệt giữa gối phải và gối trái.
4. Thời gian từ khi bị chấn thương đến khi chụp cộng 
hưởng từ dưới 2 tuần chiếm 29,6%. Từ 2 tuần đến 3 tháng 
chiếm 39,8%, trên 3 tháng chiếm 30,6%.
5. Các dấu hiệu hình ảnh và thể tổn thương của 
tổn thương dây chằng chéo trước và dây chằng chéo 
sau khớp gối trên CHT
Bảng 1. Phân bổ các dấu hiệu trực tiếp của tổn thương dây chằng trên CHT đối với tổn thương 
DCCT&DCCS (n= 98)
 DC bị tổn thương
Hình ảnh CHT
DCCT DCCS 
SL % SL %
DC không hình dung được hình dạng 70 71.4 1 1.1
DC có hướng bất thường-chùng 86 87.7
DC có đoạn dưới nằm ngang 70 71.4
DC phù nề 94 95.9 5 5.1
DC bờ không đều 93 94.8 5 5.1
DC tăng tín hiệu trên T2 và PD fat - sat 94 95.9 5 5.1
DC có điểm mất liên tục một phần 21 21.4 3 3.1
DC có điểm mất liên tục hoàn toàn 72 73.5 2 2.0
DC không tổn thương 5 5.1 93 94.9
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202088
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhận xét: 
- Đối với DCCT tổn thương phù nề và DC tăng tín hiệu trên T2 và PD fat – sat chiếm tỷ lệ 95,9%, tiếp đến là 
DC bờ không đều chiếm 94.8%. Không hình dung được hình dạng DC 71.4%. DC có đoạn dưới nằm ngang cùng 
có tỷ lệ 71.4%. DC mất liên tục hoàn toàn chiếm 73,5% và mất liên tục một phần chiếm 21,4%. 
- Đối với DCCS tổn thương DC phù nề, bờ không đều, dây chằng tăng tín hiệu trên T2 và PD fat-sat chiếm tỷ 
lệ là 5,1%, tiếp theo là DC có có điểm mất liên tục một phần là 3,1% và mất liên tục hoàn toàn là 2,0%. 
6. Giá trị chẩn đoán tổn thương DCCT trên CHT 1.5 tesla
Bảng 2. Giá trị chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo trước trên CHT 1.5 tesla so với nội soi
Nội soi
CHT
Có Không Tổng Se (%) Sp (%) PPV (%) NPV (%)
Có 93 0 93
 98,9 100 100 80
Không 1 4 5
Tổng 94 4 98
Nhận xét: Giá trị chẩn đoán có tổn thương DCCT trên CHT so với nội soi: Độ nhạy 98,9% (93/94), độ đặc hiệu 
100% (4/4). . Giá trị dự báo dương tính 100% (93/93), giá trị dự báo của âm tính 80% (4/5)
7. Giá trị chẩn đoán của CHT 1.5 tesla trong chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo sau
Bảng 3. Giá trị chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo sau trên CHT 1.5 tesla
Nội soi
CHT
Có Không Tổng Se (%) Sp (%) PPV (%) NPV (%)
Có 4 1 5
100 98.9 80 100Không 0 93 93
Tổng 4 94 98
Nhận xét: Giá trị chẩn đoán tổn thương DCCS trên CHT so với nội soi: Độ nhạy 100% (4/4), độ đặc hiệu 
98.9% (93/94). Giá trị dự báo dương tính 80% (4/5), giá trị dự báo của âm tính 100% (93/93)
8. Tổn thương dây chằng bên: tổn thương dây chằng bên trong có 2/98 (2%), dây chằng bên ngoài có 1/98( 
1%) , không có trường hợp nào gối tổn thương cả hai dây chằng bên trong và ngoài.
9. Hình ảnh tổn thương rách SCT và SCN theo vị trí và hình thái mẫu hình rách trên CHT
Bảng 4. Tỷ lệ tổn thương SCT và SCN theo vị trí trên CHT
Tổn thương
Sụn chêm trong Sụn chêm ngoài
N Tỷ lệ % N Tỷ lệ %
Sừng trước 4 4% 5 5,1%
Thân 5 5,1% 6 6,1%
Sừng sau 36 36.7% 14 14,2%
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 89
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhận xét: Tổn thương rách sừng sau SCT chiếm 
39,8%, SCT- rách thân là 5,1% và 1% là tỷ lệ của rách 
SCT-Sừng trước. Đối với tổn thương SCN thì rách 
SCN-sừng sau là 14.2%, tiếp theo đó là rách SCN-thân 
là 6,1% và 5,1% là của rách SCN-sừng trước
Bảng 5. Các tổn thương rách SCT và SCN theo hình thái mẫu hình rách trên CHT
Tổn thương
Sụn chêm trong Sụn chêm ngoài
N Tỷ lệ % N Tỷ lệ %
Rách chiều nằm ngang 31 31,6% 15 15,3%
Rách chiều dọc
Quai xô
10
3
10,2%
3,1%
8
2
8,1%
2%
Nhận xét: Đối với SCT, tổn thương SCT – rách 
theo hình thái nằm ngang chiếm tỷ lệ 31,6%, SCT – 
rách theo chiều dọc với tỷ lệ 11,2%, tiếp đến là SCT 
– rách quai xô chiếm 3,1%. 
- Đối với SCN, tổn thương SCN – rách theo chiều 
ngang chiếm tỷ lệ 15.3%. SCN- rách theo chiều dọc là 
8.1%, SCN rách quai xô với tỷ lệ 2%. 
10. Giá trị chẩn đoán tổn thương sụn chêm ngoài 
trên CHT 1.5 tesla 
Bảng 6. Giá trị chẩn đoán tổn thương SCN trên CHT 1.5 tesla 
Nội soi
CHT
Có Không Tổng Se (%) Sp (%) PPV (%) NPV (%)
Có 25 0 25 73.5 100 100 87.6
Không 9 64 73
Tổng 34 64 98
Nhận xét: Giá trị chẩn đoán có tổn thương sụn 
chêm ngoài trên chụp CHT so với nội soi: Độ nhạy 
73.5% (25/34), độ đặc hiệu 100% (64/64). Giá trị dự 
báo dương tính 100% (25/25), giá trị dự báo của âm 
tính 87.6% (64/73)
11. Phù tủy xương lồi cầu xương đùi chiếm 23/98, 
chiếm 23,5% trường hợp. Phù tủy xương mâm chày 
chiếm 35/98, chiếm 35,7%.
IV. BÀN LUẬN
Cộng hưởng từ là phương pháp thăm khám phổ 
biến,rất có giá trị trong chẩn đoán chấn thương khớp 
gối.Cộng hưởng từ cho phép thấy được các tổn thương 
dây chằng, sụn chêm, phần mềm, gân cơ và xương 
trong chấn thương khớp gối [1]. Mặt khác, cộng hưởng 
từ cung cấp thông tin tin cậy giúp các bác sỹ đưa ra 
hướng điều trị kịp thời và thích hợp, tránh các thủ 
thuật ngoại khoa không cần thiết và hạn chế bỏ sót tổn 
thương nếu khi bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật[2] .
Từ những kết quả thu được, chúng tôi xin bàn 
luận một số vấn đề sau: Trong nghiên cứu này, chúng 
tôi gặp chấn thương khớp gối tỷ lệ gặp ở nam giới 
tăng nhẹ so với nữ trong đó nam chiếm 59,2%, nữ 
chiếm 40,8%. Điều này có thể giải thích là do nam giới 
thường tham gia các vận động nặng có nguy cơ gây 
chấn thương khớp gối như hoạt động thể thao, lao 
động nặng, tai nạn giao thông Trong nghiên cứu này, 
chúng tôi không gặp trường hợp nào bị chấn thương 
cả hai gối.
Về lứa tuổi trong nghiên cứu, độ tuổi thấp nhất 15 
tuổi và cao nhất là 63 tuổi. Độ tuổi hay gặp nhất từ 20- 
40 tuổi, đây cũng là độ tuổi lao động có vận động nhiều 
nhất trong cuộc đời, gia tăng nguy cơ chấn thương nói 
chung và chấn thương khớp gối nói riêng.
Chúng tôi nhận thấy khả năng chấn thương gối 
phải và gối trái là như nhau với tỷ lệ gối phải là 48% 
và gối trái là 50%. Điều này chứng tỏ nguy cơ chấn 
thương hai chân là như nhau và không có sự trội lên về 
chấn thương đối với chân trụ.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202090
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Phân tích về khoảng thời gian từ khi bị chấn 
thương đến khi chụp cộng hưởng từ chúng tôi nhận 
thấy tỷ lệ bệnh nhân chụp cộng hưởng từ giai đoạn 
bán cấp là cao nhất chiếm 39,8%, giai đoạn cấp chiếm 
29,6%, giai đoạn mạn tính chiếm 30,6%.Hầu hết các 
bệnh nhân đến khám ở giai đoạn bán cấp và mạn tính, 
vì lúc đầu khi bị chấn thương, cảm giác bệnh nhân còn 
thấy nhẹ, tiếp tục sinh hoạt và vận động thể thao. Cho 
đến khi tái phát chấn thương hoặc tình cờ xuất hiện 
triệu chứng đau nhiều khe khớp , kẹt khớp ảnh có ảnh 
hưởng đến sinh hoạt mới đến khám và điều trị.Các tác 
giả trên thế giới khuyên rằng khi mới bị chấn thương 
kín khớp gối có nghi ngờ tổn thương sụn chêm, nên bất 
động bằng nẹp bột trong thời gian 3 tuần , nếu có máu 
tụ trong khớp nên chọc hút và băng ép lại [4] [5].Tuy 
nhiên, theo Ferkel [7] nhận thấy rằng khi phẫu thuật 
sớm trong thời gian 2 tháng đầu cho kết quả tốt và rất 
tốt là 96,7%.
Chúng tôi gặp 94,9% trường hợp tổn thương dây 
chằng chéo trước, trong đó chủ yếu dây chằng phù nề 
94%; dây chằng mất liên tục một phần chiếm 21,4% và 
dây chằng mất liên tục hoàn toàn chiếm 73,5%. Tổn 
thương đứt dây chằng đôi khi rất khó xác định vì gối 
chấn thương sẽ phù nề phần mềm xung quanh dây 
chằng nên rất khó quan sát các sợi xơ trong dây chằng 
ở giai đoạn sớm sau chấn thương.Chẩn đoán đứt dây 
chằng chéo trước phải phối hợp với thăm khám lâm 
sàng, trong trường hợp đứt dây chằng hoàn toàn thì 
cần phải phẫu thuật tái tạo dây chằng. Tổn thương dây 
chằng chéo trước thường kết hợp với đụng dập xương 
lồi cầu ngoài xương đùi và phần sau của mâm chày 
ngoài. Các tổn thương xương ở mặt trong tại vị trí bám 
của gân bán mạc thường hiếm gặp hơn [2] [3].
Dấu hiệu mất liên tục hoàn toàn các sợi là dấu 
hiệu chính quan trọng nhất của rách DCCT, theo Ali 
Naraghi,MD[1] nó có giá trị dự đoán dương tính là 
100% đối với rách DCCT .
Chấn thương dây chằng chéo sau chiếm 5,1% 
trong chấn thương khớp gối trong đó dây chằng phù 
nề chiếm 5,1%, dây chằng mất liên tục một phần là 
3,1%, dây chằng mất liên tục hoàn toàn là 2,0%.Theo 
tác giả [4] [5] [6] thì khi bị tổn thương, dây chằng chéo 
sau thường dày lên nhưng vẫn không mất đi sự liên tục. 
Khoảng 75% các trường hợp đứt dây chằng chéo sau 
vẫn thấy sự liên tục của dây chằng. Sự liên tục của dây 
chằng sẽ là dấu hiệu hình ảnh quan trọng để tiên lượng 
cho điều trị bảo tồn không phẫu thuật. Đứt dây chằng 
chéo sau được chẩn đoán khi thấy mất liên tục các sợi 
xơ, độ dày trước sau phần đứng của dây chằng >7mm 
được đo trên hình ảnh T2W sagittal, cấu trúc dây chằng 
tăng tín hiệu trên chuỗi xung proton density. %. Theo 
nghiên cứu của một số tác giả như Galy-Fourcade D 
[9], Thomas H. Berquist [10], Sintzoff JR S.A [11] CHT 
rất có giá trị trong chẩn đoán tổn thương DCCS với độ 
nhạy và đặc hiệu là 100%. Có được điều đó là do đặc 
điểm giải phẫu của DC này. Nó có hướng đi gần với trục 
dọc và dày hơn so với DCCT. Cho nên với những lát cắt 
chính dọc giữa trong thăm khám gối tổng quát thì hình 
ảnh của nó vẫn được hiện rõ, ít chịu ảnh hưởng bởi 
hiệu ứng khối từng phần hơn là DCCT. 
Trong đánh giá tổn thương DCCT có độ nhạy cao 
là 98.9%, đồng thời độ đặc hiệu cũng cao 100,0%. Độ 
nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán rách DCCT ở 
nghiên cứu của chúng tôi tương đương hoặc lớn hơn 
không nhiều so với tác giả khác [1] [2]. Điều này có thể 
được giải thích bởi những thông số đi kèm. CHT là một 
phương pháp rất nhạy để phát hiện được những thay 
đổi về cấu trúc mô, ngay cả khi chưa có thể thay đổi về 
hình dạng. Nhưng nó cũng chịu nhiều yếu tố nhiễu hơn 
là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Chính 
về thế những biến đổi của DCCT thường không bị bỏ 
sót nhưng nếu sử dụng lát cắt dày, không đi đúng trục 
của DC thì thường cho những chẩn đoán dương tính 
giả. Ngoài ra, máy có từ lực càng cao, chất lượng ảnh 
càng tốt.
Giá trị của CHT trong chẩn đoán xác định tổn 
thương sụn chêm trong và sụn chêm ngoài:Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi với 98 bệnh nhân đủ tiêu 
chuẩn tham gia nghiên cứu đã cho thấy: trong chẩn 
đoán tổn thương sụn chêm trong độ nhạy của chụp 
CHT là 100% và độ đặc hiệu là 88,3%. Điều này cho 
thấy chụp cộng hưởng từ có thể áp dụng tốt để chẩn 
đoán tổn thương sụn chêm, bằng kỹ thuật này có thể 
xác định được hầu hết các tổn thương sụn chêm trong. 
Tuy nhiên độ đặc hiệu lại khá thấp cho thấy chụp cộng 
hưởng từ lại đưa ra các trường hợp dương tính giả. 
Kết quả này cho thấy người đọc phim cộng hưởng từ 
sẽ phải rất thận trọng để tránh các trường hợp dương 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 91
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
tính giả. Đối với việc khảo sát giá trị chẩn đoán của CHT 
trong chẩn đoán tổn thương SCN cho thấy độ nhạy là 
73.5% và độ đặc hiệu là 100%. 
V. KẾT LUẬN
 Cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán 
hình ảnh rất có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý 
khớp đặc biệt có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và 
đánh giá tính chất, mức độ tổn thương khớp gối trong 
chấn thương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ali Naraghi, and Lawrence M. White (2014), “MR Imaging of Cruciate Ligaments”, Magn Reson Imaging Clin N 
Am - (2014).
2. Hayes C.W, Brigido M.K, Jamadar D.A, Propeck T:Mechanism based pattern approach to classiffication of 
complex injuries of the knee depicted at MR Imaging.Radiographics, 2000; 20: 121-134.
3. Laudre B.J, Collins M.S, Bond J.R, Dahm D.L,Stuart M.J., Mandrekar J.N: MRI accuracy for tears of the 
posterior horn of the lateral meniscus in patients with acute anterior cruciate ligament injury and the clinical 
relevance of missed tears. AJR Am J Roentgenol 2009,193: 515-523.
4. Mustonen A.O, Koivikko M.P, Lindahl J, Koskinen S.K: MRI of acute meniscal injury associated with tibial 
plateau fractures:prevalence, type, and location. AJR Am J Roentgenol 2008; 191: 1002-1009.
5. Rodriguez J.W, Vinson E.N, Helms C.A, Toth A.P:MRI appearance of posterior cruciate ligament tears. AJR Am 
J Roentgenol 2008; 191: 155-159.
6. Sonin A.H., Fitzgerald S.W., Bresler M.E, Kirsch M.D., Hoff F.L, Friedman H: Radiographics 1995; 15: 367-382.
7. Ferkel R.D., Davis J.R., Friedman M.J. và cộng sự. (1985). Arthroscopic partial medial meniscectomy: an 
analysis of unsatisfactory results. Arthrosc J Arthrosc Relat Surg, 1(1), 44–52.
8. Frobell R.B, Lahmander L.S, Roos H.P: Acute rotation trauma to the knee: poor agreement between clinical 
assessement and magnetic resonance imaging findings. Scand J Med Sci Sports 2007; 17: 109-114.
9. Galy Fourcade D (2003), “Genou”, IRM osteo-articulaire et musculaire”, Masson, pp. 117-153. 
10. Thomas H. Berquist (2001), “Knee”, MRI of the Musculoskeletal system”, Liprincott Williams & Wilkins. pp. 356-357 
11. Sintzoff JR S.A and Sintzoff S. (1998). Imagerie du genou du sportif”, Imagerie en traumatologie du sport . 
Masson, Paris, pp. 55-74.
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh chấn thương dây chằng, sụn chêm khớp gối trên phim cộng hưởng từ 1.5Tesla tại 
bệnh viện Đức Giang. 
Phương pháp: Nghiên cứu hồi tiến cứu mô tả cắt ngang 98 bệnh nhân được chẩn đoán là chấn thương khớp gối bằng chụp 
Cộng hưởng từ tại Bệnh viện Đức Giang từ tháng 1/2018 đến tháng 5 năm 2020 , nhằm đưa ra các nhận xét về đặc điểm hình 
ảnh của CHT trong chấn thương khớp gối. Sử dụng phương tiện máy chụp cộng hưởng từ Essenza 1.5 Tesla của hãng Siemen 
có cuộn thu tín hiệu khớp gối.Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên cơ sở thống kê các số liệu để đưa ra các nhận xét 
về đặc điểm hình ảnh của CHT trong chẩn đoán chấn thương khớp gối.
Kết quả: Các bệnh nhân độ tuổi hay gặp nhất dưới 40 tuổi. Nam gặp nhiều hơn nữ. Cộng hưởng từ phát hiện phù xương 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202092
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
với 35,7% phù xương chày và xương đùi gặp 23,5%. Có 94,9% trường hợp tổn thương dây chằng chéo trước và 5,1% tổn thương 
dây chằng chéo sau. Chấn thương sụn chêm trong có 45,9% và sụn chêm ngoài là 25,5%. Tổn thương dây chằng bên trong 2%, 
tổn thương dây chằng bên ngoài 1%. 
Kết luận: Cộng hưởng từ đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và đánh giá tính chất, mức độ tổn thương khớp gối 
trong chấn thương. 
Từ khóa: chấn thương gối, cộng hưởng từ.
Người liên hệ: Đặng Thị Ngọc Anh, Email: dangngocanh1110@gmail.com
Ngày nhận bài: 16/10/2020. Ngày chấp nhận đăng: 25/11/2020

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_hinh_anh_va_gia_tri_cua_cong_huong_tu_1.pdf