Nghiên cứu đắc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u nhầy mũi xoang

U nhầy mũi xoang (UNMX) là một bệnh lý lành tính

nhưng thường được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn

muộn khi có biến chứng về mắt hoặc nội sọ [1]. Hiện

nay, nhờ sự phát triển của nội soi tai mũi họng, chụp cắt

lớp vi tính (CLVT) hay cộng hưởng từ (CHT) đã giúp cho

việc chẩn đoán bệnh lý UNMX dễ dàng hơn. Vai trò của

CLVT xoang cho phép cung cấp thông tin về vị trí u, đặc

điểm u trước và sau tiêm thuốc cản quang, mức độ phá

huỷ xương xung quanh, sự xâm lấn cấu trúc lân cận, xác

định nguyên nhân trong một số trường hợp hoặc xác

định các biến đổi giải phẫu của mũi xoang góp phần lập

kế hoạch điều trị cho bệnh nhân, giảm biến chứng trong

quá trình phẫu thuật [2], [3]. Ở Việt Nam đã có một số

đề tài nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị u nhầy mũi

xoang, tuy nhiên chưa đánh giá vai trò của CLVT trong

chẩn đoán và góp phần lên kế hoạch điều trị bệnh. Vì

vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình ảnh

chụp CLVT của u nhầy mũi xoang của 32 bệnh nhân

được điều trị tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương

Nghiên cứu đắc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u nhầy mũi xoang trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đắc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u nhầy mũi xoang trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đắc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u nhầy mũi xoang trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đắc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u nhầy mũi xoang trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đắc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u nhầy mũi xoang trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 7700
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đắc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u nhầy mũi xoang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đắc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u nhầy mũi xoang

Nghiên cứu đắc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u nhầy mũi xoang
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/202058
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
SUMMARY
 NGHIÊN CỨU ĐẮC ĐIỂM HÌNH ẢNH 
CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRONG 
CHẨN ĐOÁN U NHẦY MŨI XOANG
Evaluating the characteristic of paranasal sinus 
mucocele in computed tomography
Nguyễn Thị Nhân*, Lê Văn Khảng**, Nguyễn Quang Anh**, 
Phạm Minh Thông**
 1 Nội trú chẩn đoán hình ảnh, 
trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Điện quang, bệnh 
viện Bạch Mai
Objective: Our aim was to describe computed tomography image 
characteristic of paranasal sinus mucoccele.
Method: A retrospective and prospective, axial-descriptive study 
in paranasal sinus mucoccele patients who were treated at National 
Otorhinorarynology from December 2016 to July 2019.
Results: 32 patients were enrolled. Mean age was 52.9 (22-83) 
with M/F=1. Involved sinus distribution including 37.5% frontal-ethmoid, 
31.3% frontal, 9.4% ethmoid, 6.3% ethmoid-maxillary, 6.3% sphenoid 
and 9.4% maxillary sinus. 96.9% tumors were hyperdense or isodense 
(compared to brain tissue) in pre-contrast CT Scanner. In the post-
contrast image: 84.4% of tumors did not marked enhance while another 
15.6% had rim enhance which could be explained due to patients clinical 
acute symtoms of infection. In characteristic, 87.5% tumors had erosion 
of sinus bone (65.6% lamina papiracea, 25% orbital roof and 25% 
ethmoidal roof). Regarding to the spread of mucocele: 68.75% tumors 
had intraorbital extension while 15.6% had intracranial extension. No 
record of nerve or cavernous sinus invasions.
Conclusion: A sinus computed tomography scan with contrast 
material was highly valuable in diagnosis of paranasal sinus mucocele 
and contribute to the planning of surgery.
Key words: paranasal sinus mucocele, computed tomography
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/2020 59
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
U nhầy mũi xoang (UNMX) là một bệnh lý lành tính 
nhưng thường được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn 
muộn khi có biến chứng về mắt hoặc nội sọ [1]. Hiện 
nay, nhờ sự phát triển của nội soi tai mũi họng, chụp cắt 
lớp vi tính (CLVT) hay cộng hưởng từ (CHT) đã giúp cho 
việc chẩn đoán bệnh lý UNMX dễ dàng hơn. Vai trò của 
CLVT xoang cho phép cung cấp thông tin về vị trí u, đặc 
điểm u trước và sau tiêm thuốc cản quang, mức độ phá 
huỷ xương xung quanh, sự xâm lấn cấu trúc lân cận, xác 
định nguyên nhân trong một số trường hợp hoặc xác 
định các biến đổi giải phẫu của mũi xoang góp phần lập 
kế hoạch điều trị cho bệnh nhân, giảm biến chứng trong 
quá trình phẫu thuật [2], [3]. Ở Việt Nam đã có một số 
đề tài nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị u nhầy mũi 
xoang, tuy nhiên chưa đánh giá vai trò của CLVT trong 
chẩn đoán và góp phần lên kế hoạch điều trị bệnh. Vì 
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình ảnh 
chụp CLVT của u nhầy mũi xoang của 32 bệnh nhân 
được điều trị tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng
Nghiên cứu gồm 32 bệnh nhân được chẩn đoán 
và điều trị phẫu thuật u nhầy mũi xoang từ tháng 
12/2016 đến tháng 7/2019 tại Bệnh viện Tai Mũi Họng 
Trung Ương, tuổi trung bình 51.3 (từ 22 tuổi đến 83 
tuổi), nam/ nữ = 1, có hồ sơ bệnh án đầy đủ, được chụp 
CLVT xoang có tiêm thuốc cản quang.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu. 
*Phân tích hình ảnh trên CLVT: Các bệnh nhân 
được chụp xoang hai tư thế Axial và Coronal, tái tạo 
cửa sổ mô mềm, có tiêm thuốc cản quang. Phân tích 
hình ảnh dựa trên các yếu tố:
+ Vị trí tổn thương
+ Thay đổi kích thước xoang tổn thương
+ Thay đổi xương thành xoang
+ Tỷ trọng u nhầy
+ Tính chất ngấm thuốc sau tiêm
+ Bào mòn mất liên tục các xương xung quanh
+ Xâm lấn cấu trúc xung quanh
III. KẾT QUẢ 
1. Đặc điểm về tuổi, giới bệnh nhân
* Đặc điểm tuổi bệnh nhân:
- Tuổi trung bình: 51.3 ± 18.9. Bệnh nhân trẻ nhất 
22 tuổi, lớn tuổi nhất 83. Độ tuổi hay gặp chủ yếu từ 
trung niên (≥ 40 tuổi) chiếm 66%. 
* Đặc điểm giới bệnh nhân:
- Trong 32 bệnh nhân có 14 bệnh nhân nam, 18 
bệnh nhân nữ. Sự khác biệt về giới không có ý nghĩa 
thống kê với p > 0.05.
2. Đặc điểm hình ảnh trên CLVT.
* Vị trí u nhầy: 
Vị trí u nhầy hay gặp nhất là nhóm xoang trán – 
sàng 37.5%, u nhầy xoang trán 31.3%; ít gặp hơn nhóm 
xoang sàng 9.4%, xoang hàm 9.4%, xoang bướm 6.3%, 
xoang hàm – sàng 6.3%. 
* Đặc điểm tỷ trọng u nhầy: 
U nhầy mũi xoang đặc trưng bởi tổn thương có bờ 
đều hoặc thuỳ múi lớn, ranh giới rõ. Trong nghiên cứu, 
96.9% u nhầy có tỷ trọng cao hơn hoặc bằng nhu mô 
não trước tiêm, 3.1% giảm tỷ trọng so với nhu mô não 
trước tiêm. Các u nhầy có tỷ trọng đồng nhất.
* Đặc điểm ngấm thuốc sau tiêm: 
Trong nghiên cứu, 84.4% u nhầy mũi xoang không 
ngấm thuốc, 15.6% u nhầy ngấm thuốc dạng viền.
* Thay đổi kích thước xoang: 
Trong nghiên cứu, 90.6% kích thước xoang tổn 
thương rộng so với bên đối diện, 9.4% kích thước xoang 
tổn thương bình thường so với bên đối diện, không có 
trường hợp nào giảm kích thước xoang tổn thương.
*Thay đổi về xương thành xoang: 
78.1% xương thành xoang tổn thương mỏng hơn 
so với bên đối diện, 21.9% xương thành xoang bình 
thường so với bên đối diện.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/202060
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
* Đặc điểm bào mòn xương của u nhầy mũi xoang:
Bảng 1. Đặc điểm bảo mòn xương của u nhầy mũi xoang.
Bào mòn xương Số ca (N)
Vị trí u nhầy
T S B H T-S H-S
Thành trong ổ mắt 21 8 2 10
Trần ổ mắt 8 3 5
Sàn ổ mắt 3 1 2
Trần sàng 8 2 1 1 4
Thành trước xoang trán 8 5 3
Thành sau xoang trán 7 5 2
Thành sau trên xoang bướm
Thành trong xoang hàm 4 3 1
Thành ngoài xoang hàm 4 3 1
Tổng số xoang bị bào mòn 28 8 3 1 3 12 1
Không bào mòn xương 4 2 1 0 1
(Ghi chú: T: xoang trán, S: xoang sàng, B: xoang bướm, H: xoang hàm).
Trong nghiên cứu, 28 trường hợp (chiếm 87.5%) 
có bào mòn mất liên tục xương thành xoang trên CLVT. 
Tổn thương hay gặp nhất là tình trạng bào mòn thành 
trong ổ mắt chủ yếu của u nhầy xoang trán, xoang trán 
– sàng chiếm 65.6%. Có 25% trường hợp u nhầy có bào 
mòn trần ổ mắt, 25% trường hợp bào mòn trần sàng.
* Hướng chèn ép, đè đẩy của u nhầy:
Bảng 2. Đặc điểm chèn ép, đè đẩy của u nhầy
Chèn ép cấu trúc xung quanh Số ca
Vị trí u nhầy
T S B H T-S B-S H-S
Hốc mũi 11 0 2 3 6
Ổ mắt 22 8 3 11
Vòm họng 3 1 1 1
Nội sọ 5 1 1 1 2
Thần kinh thị 0
Xoang hang 0
Hố chân bướm khẩu cái 0
Xoang bên đối diện 2 2
Tổng số u nhầy 32 10 3 2 3 12 0 2
(Ghi chú: T: xoang trán, S: xoang sàng, B: xoang bướm, H: xoang hàm)
Trong tổng số 32 bệnh nhân có 27 bệnh nhân u 
nhầy có dấu hiệu xâm lấn cơ quan kế cận chiếm 84.4%, 
68.75% trường hợp u nhầy mũi xoang có dấu hiệu xâm 
lấn vào ổ mắt, 15.6% u nhầy mũi xoang có dấu hiệu 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/2020 61
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
xâm lấn vào nội sọ, không có trường hợp nào xâm lấn 
xoang hang hay nghi ngờ xâm lấn vào thần kinh thị 
giác. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác 
giả Har-El năm 2001 trên 108 bệnh nhân u nhầy mũi 
xoang cho thấy: 83.3% xâm lấn vào ổ mắt, 55.5% có 
xâm lấn nội sọ [5]. Điều này có thể giải thích do chất 
lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao người dân 
có ý thức hơn về sức khoẻ, sự phát triển và phổ cập 
của y tế trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm về tuổi, giới bệnh nhân
- Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu 
là 52.9 (22 đến 83 tuổi). Kết quả này phù hợp với nghiên 
cứu của tác giả Sergio Obeso với tuổi trung bình 52, và tác 
giả Nguyễn Thị Thu Đức với tuổi trung bình 49.37 [3] [4].
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có sự 
khác biệt về giới trong bệnh lý u nhầy mũi xoang. Kết 
quả này phù hợp với các báo cáo trên y văn thế giới.
2. Đặc điểm hình ảnh trên CLVT
* Về vị trí u nhầy:
Trong nghiên cứu chủ yếu gặp u nhầy mũi xoang 
trán – sàng, u nhầy xoang trán chiếm 68.8%. Kết 
quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của tác 
giả Gady Har-El cho thấy: u nhầy xoang trán, xoang 
trán – sàng chiếm 66.1%, nhóm xoang sàng, xoang 
bướm, xoang hàm chiếm tỷ lệ thấp hơn [5]. Phù hợp 
với nghiên cứu của tác giả Elie Serrano cho thấy: u 
nhầy xoang trán, xoang trán – sàng chiếm 55%, u nhầy 
xoang bướm – sàng 10%, nhưng tỷ lệ u nhầy xoang 
hàm trong nghiên cứu này cao hơn chiếm 21% [6].
* Đặc điểm tỷ trọng của u nhầy:
Trong nghiên cứu hầu hết u nhầy mũi xoang đồng 
tỷ trọng hoặc tăng tỷ trọng so với nhu mô não trước 
tiêm, các u nhầy có tỷ trọng đồng nhất. Kết quả nghiên 
cứu này phù hợp với nghiên cứu của Marrakchi cho 
thấy 93.02% u nhầy mũi xoang đồng hoặc tăng tỷ trọng 
so với nhu mô não trước tiêm [7].
* Đặc điểm ngấm thuốc sau tiêm:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 84.4% u nhầy 
mũi xoang không ngấm thuốc sau tiêm, 15.6% u nhầy 
ngấm thuốc dạng viền sau tiêm. Kết quả này phù hợp 
với nghiên cứu của Calvaho chỉ ra: u nhầy là các tổn 
thương không ngấm thuốc trên CLVT và là đặc điểm để 
phân biệt với các u tân sinh khác vùng mũi xoang [8]. 
Do bản chất u nhầy là tổn thương giả u, bên trong chứa 
chất nhầy không ngấm thuốc, được bao bọc bởi niêm 
mạc xoang mỏng, niêm mạc xoang có ngấm thuốc sau 
tiêm nhưng do độ phân giải của hình ảnh trên CLVT nên 
không nhận thấy sự ngấm thuốc của niêm mạc xoang. 
Trong nghiên cứu 15.6% các trường hợp u nhầy mũi 
xoang ngấm thuốc dạng viền sau tiêm, khi đối chiếu 
với lâm sàng thì bệnh nhân có các triệu chứng cấp tính 
biểu hiện tình trạng viêm của u nhầy.
* Thay đổi về xương thành xoang: 
Kết quả nghiên cứu cho thấy: 78.1% xương thành 
xoang tổn thương mỏng hơn so với bên đối diện, 21.9% 
xương thành xoang bình thường so với bên đối diện. 
Do cơ chế hình thành u nhầy là tình trạng tích tụ dịch 
nhầy do bít tắc đường dẫn lưu của xoang, dần dần làm 
tăng áp lực trong xoang làm mở rộng xoang, bào mòn 
cấu trúc xung quanh do áp lực và các yếu tố gây viêm 
trong chất nhầy.
* Đặc điểm bào mòn xương của u nhầy mũi xoang.
Trong nghiên cứu, 28 trường hợp (chiếm 87.5%) 
có bào mòn mất liên tục xương thành xoang trên CLVT. 
Tổn thương hay gặp nhất là tình trạng bào mòn thành 
trong ổ mắt chủ yếu của u nhầy xoang trán, xoang trán 
– sàng chiếm 65.6%. Có 25% trường hợp u nhầy có 
bào mòn trần ổ mắt, 25% trường hợp bào mòn trần 
sàng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả 
Marrakchi về đặc điểm hình ảnh của u nhầy mũi xoang 
[7] Do trong nghiên cứu chủ yếu gặp u nhầy xoang 
trán, xoang trán – sàng và xoang sàng, cùng với cấu 
trúc xương thành trong ổ mắt, trần ổ mắt, trần xương 
sàng là những vị trí xương mỏng nên tình trạng bị bào 
mòn mất liên tục xảy ra sớm hơn so với các vị trí khác.
* Hướng chèn ép, lan rộng của u nhầy mũi xoang.
Trong nghiên cứu 84.4% u nhầy có dấu hiệu 
chèn ép, lan rộng vào cơ quan kế cận. 68.75% trường 
hợp u nhầy mũi xoang có dấu hiệu xâm lấn vào ổ mắt, 
15.6% u nhầy mũi xoang có dấu hiệu xâm lấn vào nội 
sọ, không có trường hợp nào xâm lấn xoang hang hay 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/202062
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
nghi ngờ xâm lấn vào thần kinh thị giác. Kết quả này 
thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Har-El năm 
2001 trên 108 bệnh nhân u nhầy mũi xoang cho thấy: 
83.3% xâm lấn vào ổ mắt, 55.5% có xâm lấn nội sọ 
[5]. Điều này có thể giải thích do chất lượng cuộc sống 
ngày càng được nâng cao người dân có ý thức hơn về 
sức khoẻ, sự phát triển và phổ cập của y tế trong chẩn 
đoán và điều trị cho bệnh nhân.
V. KẾT LUẬN
Chụp cắt lớp vi tính xoang có tiêm là phương 
pháp có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh lý u nhầy mũi 
xoang, cho biết vị trí, đặc điểm u để chẩn đoán xác định 
bệnh, chẩn đoán mức độ xâm lấn các cấu trúc xung 
quanh và chẩn đoán phân biệt với một số tổn thương 
khác vùng mũi xoang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bahgat M., Bahgat Y., và Bahgat A. (2012). Sphenoid sinus mucocele. BMJ Case Rep, 2012.
2. Tassel P.V., Lee Y.-Y., Jing B.-S. và cộng sự (1989). Mucoceles of the Paranasal Sinuses: MR Imaging with CT 
Correlation. 
3. Sergio Obeso, Jose Luis Llorente, Juan Pablo Rodrigo và cộng sự (2009). Paranasal sinuses mucoceles. Our 
experience in 72 patients. Acta Otorrinolaringol.
4. Nguyễn Thị Thu Đức (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và đối chiếu với phẫu thuật của u 
nhầy xoang trán sàng., Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Har – El, G Endoscopic management of 108 sinus mucoceles, Laryngoscope.
6. Serrano E., Klossek J.-M., Percodani J. và cộng sự. (2004). Surgical Management of Paranasal Sinus 
Mucoceles: A Long-Term Study of 60 Cases. Otolaryngol Neck Surg, 131(1), 133–140.
7. Department of ENT, La Rabta University Hospital, Tunis, Tunisia, Marrakchi J., Nefzaoui S. và cộng sự. (2016). 
Imaging of Paranasal Sinus Mucoceles. Otolaryngol - Open J, 2(3), 94–100.
8. Bruna Vilaça de Carvalho, Izabella de Campos Carvalho Lopes, James de Brito Corrêa và cộng sự. Typical and 
atypical presentations of paranasal sinus mecocele at computed tomography, MDs, Residents, Department of 
Radiology and Imaging Diagnosis, Hospital Mater Dei, Belo Horizonte, MG, Brazil.
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm hình ảnh của u nhầy mũi xoang trên cắt lớp vi tính.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu các bệnh nhân u nhầy mũi xoang được điều trị tại bệnh viện Tai Mũi 
Họng Trung Ương từ tháng 12/2016 đến tháng 7/2019.
Kết quả: Tổng số 32 bệnh nhân, tuổi trung bình 52.9 (22-83), tỷ lệ nam/nữ =1. Vị trí tổn thương: 37.5% xoang trán–sàng, 
31.3% xoang trán, 9.4% xoang sàng, 6.3% xoang sàng – hàm, 6.3% xoang bướm và 9.4% trong xoang hàm trên. 96.9% u nhầy 
tăng hoặc đồng tỷ trọng so với nhu mô não trước tiêm. Chỉ có 15.6% khối ngấm thuốc viền sau tiêm - tương ứng biểu hiện lâm 
sàng cấp tính do nhiễm khuẩn, còn lại 84.4% không ngấm thuốc. Trong số các bệnh nhân nghiên cứu, 87.5% có bào mòn mất liên 
tục xương thành xoang (65.6% tại thành trong ổ mắt, 25% tại trần ổ mắt, 25% tại trần sàng). Về mức độ phát triển của u nhầy: 
68.75% xâm lấn ổ mắt, 15.6% xâm lấn nội sọ, không có trường hợp nào xâm lấn thần kinh thị, xoang hang.
Kết luận: Chụp CLVT xoang có tiêm có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh lý u nhầy mũi xoang và góp phần lập kế hoạch 
phẫu thuật.
Từ khóa: u nhầy mũi xoang, chụp cắt lớp vi tính.
Người liên hệ: Nguyễn Thị Nhân, Email: Nhannguyenvp2@gmail.com
Ngày nhận bài: 27/05/2020. Ngày chấp nhận đăng: 16/6/2020

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_hinh_anh_chup_cat_lop_vi_tinh_trong_chan.pdf