Ngân hàng thương mại - Bài 2: Hệ thống thuế nhà nước
Mục tiêu của bài nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thuế.
Các kiến thức gồm khái niệm và đặc điểm của thuế, cơ sở thuế, thuế suất và cấu
trúc thuế suất, phân loại thuế, phân tích được tác động của thuế trên thị trường
cạnh tranh và thị trường độc quyền Từ đó có thể vận dụng để đánh giá chính
sách thuế
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng thương mại - Bài 2: Hệ thống thuế nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng thương mại - Bài 2: Hệ thống thuế nhà nước
1v1.0014108214 BÀI 2: HỆ THỐNG THUẾ NHÀ NƯỚC ThS. Phạm Xuân Hòa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2v1.0014108214 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Nguyên nhân nào gây thất thu cho ngành thuế • Trong gần 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Coca-Cola liên tục báo lỗ, lỗ lũy kế tính đến 30/9/2011 của công ty này đã lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng. Do lỗ liên tục như vậy nên Coca-Cola Việt Nam không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi doanh thu liên tục tăng từ 20-30%/năm. Điều đáng ngạc nhiên hơn là tuy lỗ lớn như vậy nhưng doanh nghiệp này đã có kế hoạch đầu tư thêm 300 triệu USD tại Việt Nam. • Ngành thuế Việt Nam trong nỗ lực chống chuyển giá đã buộc các doanh nghiệp giảm lỗ và truy thu thuế một khoản tiền khá lớn. Chỉ tính riêng TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2012, khi thanh tra 312 doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục, trong đó có doanh nghiệp trong diện nghi vấn chuyển giá đã giảm lỗ 2.688 tỷ đồng, giảm khấu trừ 27,83 tỷ đồng, truy thu 187,79 tỷ đồng, truy hoàn 2,64 tỷ đồng và phạt gần 85 tỷ đồng, số thuế truy nộp ngân sách là 275,43 tỷ đồng. Ở quy mô toàn quốc, trong năm 2011, sau khi thanh tra, kiểm tra 921 doanh nghiệp FDI lỗ, ngành thuế đã xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 1.669 tỷ đồng. 1. Tình trạng thất thu về thuế ở Việt Nam xuất phát từ đâu? 2. Giải pháp hạn chế việc thất thu này? 3v1.0014108214 MỤC TIÊU Mục tiêu của bài nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thuế. Các kiến thức gồm khái niệm và đặc điểm của thuế, cơ sở thuế, thuế suất và cấu trúc thuế suất, phân loại thuế, phân tích được tác động của thuế trên thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền Từ đó có thể vận dụng để đánh giá chính sách thuế . 4v1.0014108214 NỘI DUNG Những vấn đề chung về thuế Phân loại thuế Hệ thống thuế và tính chất của một hệ thống thuế tối ưu Phân tích tác động của thuế 5v1.0014108214 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ 1.3. Cơ sở thuế 1.1. Khái niệm 1.4. Thuế suất 1.2. Đặc điểm 6v1.0014108214 1.1. KHÁI NIỆM • Về phương diện pháp luật, hệ thông thuế nhà nước là khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành ngân sách nhà nước. • Về phương diện kinh tế: hệ thống thuế nhà nước là khoản hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại tài sản xã hội, thu nhập quốc dân. 7v1.0014108214 1.2. ĐẶC ĐIỂM • Mang tính bắt buộc và có tính pháp lý cao: Thuế và các quy định về thuế được phản ánh trong các văn bản có tính chất pháp lý cao nhất như pháp lệnh, luật • Không được hoàn trả trực tiếp: Điều này được hiểu là người đóng nhiều thuế không được đòi hỏi quyền lợi cao hơn so với người đóng ít thuế hơn (khác với phí và lệ phí, càng cao thì quyền lợi được hưởng càng cao). 8v1.0014108214 1.3. CƠ SỞ THUẾ Là cơ sở xác định số thuế phải nộp và thuế suất. 9v1.0014108214 1.4. THUẾ SUẤT • Là yếu tố quan trọng nhất của một loại thuế. Thuế suất cho biết mục đích, ý nghĩa tác động của loại thuế như thế nào. • Phân loại thuế suất: Thuế suất cố định (thuế tuyệt đối, thuế đơn vị); Thuế suất tỷ lệ; Thuế suất lũy tiến; Thuế suất lũy thoái. 10v1.0014108214 THUẾ SUẤT CỐ ĐỊNH • Được ấn định bằng số tuyệt đối trên cơ sở thuế (ấn định 1 số thu bằng tiền trên 1 đơn vị tính thuế như trọng lượng, khối lượng, diện tích, đơn vị sản phẩm). • Ví dụ: thuế môn bài, thuế nhập khẩu ô tô cũ, thuế nhà đất, thuế tài nguyên. 11v1.0014108214 THUẾ SUẤT TỶ LỆ • Được ấn định bằng tỷ lệ % trên cơ sở thuế nhưng mức thuế suất không thay đổi khi cơ sở thuế thay đổi. Ví dụ: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân. Thuế GTGT: 10% Thuế TTĐB: 60% • Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính, dễ hiểu, dễ kiểm tra; Tăng số thu cũng với tăng cơ sở thuế. • Nhược điểm: chỉ tạo công bằng theo chiều ngang, trong 1 số trường hợp nhất định còn mang tính chất lũy thoái. 12v1.0014108214 THUẾ SUẤT LŨY TIẾN • Được ấn định bằng tỷ lệ % trên cơ sở thuế nhưng mức thuế suất tăng dần theo sự tăng lên của cơ sở thuế. • Có 2 loại: Thuế suất lũy tiến toàn phần; Thuế suất lũy tiến từng phần. Ví dụ: Biểu thuế suất lũy tiến của thuế thu nhập cá nhân Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 13v1.0014108214 THUẾ SUẤT LŨY THOÁI • Được ấn định bằng tỷ lệ % trên cơ sở thuế nhưng mức thuế suất giảm dần theo sự tăng lên của cơ sở thuế. • Mỹ: Bảo hiểm an sinh xã hội. 14v1.0014108214 2. PHÂN LOẠI THUẾ • Thuế trực thu: là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Ví dụ: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất • Thuế gián thu: là thuế không điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế mà điều tiết thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Lưu ý: thuế gián thu ẩn trong giá cả hàng hóa nên ít chịu ảnh hưởng khi tăng thuế suất. 15v1.0014108214 3. HỆ THỐNG THUẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA MỘT HỆ THỐNG THUẾ TỐI ƯU • Hệ thống thuế: Hệ thống thuế ở Việt Nam là một hệ thống thuế gồm khoảng 8 loại thuế và khoảng hơn 100 loại phí và lệ phí được quản lý tập trung. • Tính chất của một hệ thống thuế tối ưu: Tính hiệu quả kinh tế; Tính đơn giản; Tính công bằng; Tính linh hoạt; Tính trách nhiệm. 16v1.0014108214 4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ 4.1. Tác động của thuế lên thị trường cạnh tranh 4.2. Tác động của thuế lên thị trường độc quyền 17v1.0014108214 4.1. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ LÊN THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH • Cho thị trường cạnh tranh hoàn hảo có: Đường cầu: Q = a – bp Đường cung: Q= c + dp • Nhà nước đánh thuế là: T đồng/1 sản phẩm • Giao của đường cung và đường cầu ban đầu là G0 (P0;Q0) P0: là giá mà người mua và người bán chấp nhận trao đổi. Q0: là sản lượng mà người mua và người bán chấp nhận trao đổi. P O Q S D Q0 P0 G0 18v1.0014108214 4.1. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ LÊN THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH (tiếp theo) • Khi nhà nước đánh Thuế T đồng • Đường Cung S dịch chuyển lên trên 1 đoạn = T tạo ra đường cung mới S’ • Giao của đường cung mới và đường cầu ban đầu là G1 (P1;Q1) P1: là giá mà người mua chấp nhận trả. Q1: là sản lượng mà người mua và người bán chấp nhận trao đổi. • Giá mà người bán thực sự nhận được: PB = P1 - T T = AB = P1PB P O Q S D S’ T Q0 P0 Q1 P1 G0 G1 T T PB B 19v1.0014108214 4.1. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ LÊN THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH (tiếp theo) • Tổn thất phúc lợi của nhà nước: SAGoB = ½ G0I G1B • Tổn thất phúc lợi của người tiêu dùng: SAGoI = ½ G0I G1I • Tổn thất phúc lợi của người sản xuất: SBGoB = ½ G0I IB P O Q S D S’ T Q0 P0 Q1 P1 G0 G1 T T PB B I 20v1.0014108214 4.1. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ LÊN THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH (tiếp theo) • Số thuế mà 1 người tiêu dùng phải chịu: t1 = P1 - P0 • Tổng số thuế người tiêu dùng chịu là: t1 Q1 • Số thuế mà 1 người sản xuất phải chịu: t2 = P0 – PB • Tổng số thuế người sản xuất chịu là: t2 Q1 • Tổng số thuế nhà nước thu được: T Q1 P O Q S D S’ T Q0 P0 Q1 P1 G0 G1 T T PB B I 21v1.0014108214 4.2. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ LÊN THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN • Hàng độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách chọn sản xuất ở mywcs sản lượng mà tại đó, chi phí biên MC = doanh thu biên MR. • Trong hình dưới, điểm cân bằng của thị trường độc quyền đạt tại điểm E, tại đó, hàng độc quyền định giá bằng P1 và sản xuất Q1. P O Q MC D MC+T Q0Q1Q0*Q1* P1* P0* P0 P1 E E* F* F MR 22v1.0014108214 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Câu hỏi: • Tình trạng thất thu về thuế ở Việt Nam xuất phát từ đâu? • Giải pháp hạn chế việc thất thu này? Trả lời: 1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu thuế: • Do năng lực phản ứng chính sách của nhà nước còn kém, thiếu giải pháp đồng bộ. • Hệ thống bộ máy thu thuế không thực sự hiệu quả. 2. Giải pháp hạn chế việc thất thu thuế: • Thứ nhất, cần hoàn thiện dần cơ sở pháp lý trong việc kiểm soát chuyển giá, bao gồm Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư và các chế tài xử phạt. • Thứ hai, chính phủ và các cơ quan chức năng cũng cần rà soát, điều chỉnh theo hướng thu hẹp khoảng cách về các ưu đãi thuế giữa các ngành, lĩnh vực và vùng miền, địa phương. Việt Nam đã bước qua giai đoạn thu hút FDI bằng mọi giá, do vậy nên cân nhắc, chỉ cho phép ưu đãi thuế đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền và trong những trường hợp có lợi nhất so với các hình thức ưu đãi khác. 23v1.0014108214 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (tiếp theo) • Thứ ba, cơ quan thuế các cấp cần tăng cường thanh tra giá chuyển giao, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành thuế. Chú trọng việc thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao đối với các doanh nghiệp có nhiều thành viên; giao dịch liên kết có rủi ro chuyển giá cao như giao dịch của các doanh nghiệp thường xuyên báo lỗ, các doanh nghiệp báo lỗ nhưng liên tục mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có giá trị vốn âm, doanh nghiệp có lợi nhuận thấp bất thường so với mức chung của ngành • Thứ tư, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và liên thông dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp FDI trong các cơ quan chức năng của Việt Nam để có sự phối hợp đồng bộ, thông suốt trong kiểm soát chuyển giá của các cơ quan chức năng. Trong thời gian tới, ngành Thuế, cơ quan cấp phép đầu tư, hải quan, công an, ngân hàng... cần tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối thông tin để có được một hệ thống thông tin đảm bảo cho quá trình quản lý thuế nói chung và hoạt động phân tích rủi ro, thanh tra, xử lý vi phạm về giá chuyển giao giữa các thành viên liên kết nói riêng. • Thứ năm, ngành Thuế cần tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuế để chuyên theo dõi, kiểm soát chuyển giá, trong đó chú trọng đào tạo về kỹ năng xác định giá thị trường, trang bị kiến thức về kinh tế ngành, kỹ năng tin học, ngoại ngữ 24v1.0014108214 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Cấu trúc thuế suất thuế GTGT thuộc loại cấu trúc thuế suất gì? A. Cấu trúc thuế suất luỹ tiến toàn phần. B. Cấu trúc thuế suất tỷ lệ. C. Cấu trúc thuế suất luỹ tiến từng phần. D. Cấu trúc thuế suất luỹ thoái. Trả lời: • Đáp án đúng là: B. Cấu trúc thuế suất tỷ lệ. • Vì: Thuế GTGT là loại thuế được ấn định bằng tỷ lệ % trên cơ sở thuế nhưng mức thuế suất không thay đổi khi cơ sở thuế thay đổi. 25v1.0014108214 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Thuế suất biên MTR và thuế suất trung bình ATR luôn luôn bằng nhau trong cấu trúc thuế suất: A. Tỷ lệ. B. Luỹ tiến từng phần. C. Luỹ thoái. D. Cố định. Trả lời: Đáp án đúng là: A. Tỷ lệ. Vì: Trong thuế suất tỉ lệ thì ATR và MTR luôn biến thiên cùng một lượng. 26v1.0014108214 CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu hỏi: Trình bày các đặc điểm của thuế? Trả lời: 1. Mang tính bắt buộc và có tính pháp lý cao. Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp thuế cho Nhà nước nữa, để Nhà nước tồn tại nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và ổn định. Nếu tự nguyện nộp thì không thể thường xuyên và ổn định được. Tính bắt buộc được thể hiện dưới 2 khía cạnh sau: • Đối với các cơ quan thu thuế: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, cơ quan thu thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế Khoản 1 Điều 8 Luật Quản lí Thuế quy định: Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là “Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật, lấy pháp luật làm căn cứ duy nhất để thực hiện”. 27v1.0014108214 CÂU HỎI TỰ LUẬN (tiếp theo) • Đối với người nộp thuế: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho Nhà nước khi có đủ điều kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thỏa thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện. 2. Không được hoàn trả trực tiếp: điều này được hiểu là người đóng nhiều thuế không được đòi hỏi quyền lợi cao hơn so với ng đóng ít thuế hơn (khác với phí và lệ phí, càng cao thì quyền lợi được hưởng càng cao). Khác với khoản vay, phí và lệ phí, thuế không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế (tuy nhiên, một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng). Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế. Trước khi thu thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế. Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. 28v1.0014108214 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Khái niệm về thuế có thể được hiểu theo hai cách. Về phương diện pháp luật, hệ thông thuế nhà nước la khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành ngân sách nhà nước. Về phương diện kinh tế: hệ thống thuế nhà nước là khoản hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại tài sản xã hội, thu nhập quốc dân. • Đặc điểm của thuế: Mang tính bắt buộc, có tính pháp lý cao và không ñöôïc hoan trả trực tiếp. • Cơ sở thuế: là đối tượng tác động của một chính sách thuế. Thuế suất: Là yếu tố quan trọng nhất của một loại thuế. Có thể nói, Thuế suất là linh hồn cuả một sắc thuế. Nó phản ánh mức độ điều tiết trên một cơ sở thuế. Thuế suất cho biết mục đích, ý nghĩa tác động của loại thuế như thế nào. • Thuế có hai loại cơ bản là: Thuế trực thu và thuế gián thu. • Hệ thống thuế tối ưu là hệ thông thuế có các tính chất như: Tính đơn giản, tính công bằng, tính linh hoạt và tính hiệu quả kinh tế. • Phân biệt được sự tác động của thuế trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
File đính kèm:
- ngan_hang_thuong_mai_bai_2_he_thong_thue_nha_nuoc.pdf