Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

 Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên lặp để điều tra, phương pháp phân tích hồi

quy để phân tích, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người dân được sử dụng nước máy trung bình

60% tổng dân số của toàn thị xã. Việc đầu tư cải thiện dịch vụ cung cấp nước sạch đến người dân

đang gặp nhiều khó khăn vì ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Để thực hiện “xã hội hóa” dịch vụ

nước sạch, nghiên cứu đã ước tính mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc sử dụng và cải

thiện dịch vụ nước sạch trên địa bàn thị xã Đông Triều.Tám mươi mốt phần trăm (81%) số hộ dân

đang được sử dụng nước máy sẵn sàng chi trả cao hơn cho việc cung cấp dịch vụ nước sạch với

mức chi trả trung bình là 8.613 đồng/m3; bảy mươi mốt phần trăm (71%) số hộ chưa được sử dụng

nước máy mong muốn được cung cấp dịch vụ nước sạch sinh hoạt và sẵn sàng chi trả với mức giá

trung bình là 8.819 đồng/m3. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để cung cấp thông tin cho việc

xây dựng các khuyến nghị quản lý nước cấp sinh hoạt hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế

địa phương.

Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 1

Trang 1

Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 2

Trang 2

Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 3

Trang 3

Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 4

Trang 4

Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 5

Trang 5

Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 6

Trang 6

Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 7

Trang 7

Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 8

Trang 8

Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 9

Trang 9

Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 4540
Bạn đang xem tài liệu "Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 3 (2018) 110-119 
 110 
Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước 
sạch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 
Hoàng Thị Huê* 
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 41A Đường Phú Diễn, Cầu Diễn, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 17 tháng 8 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 06 tháng 9 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 9 năm 2018 
Tóm tắt: Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên lặp để điều tra, phương pháp phân tích hồi 
quy để phân tích, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người dân được sử dụng nước máy trung bình 
60% tổng dân số của toàn thị xã. Việc đầu tư cải thiện dịch vụ cung cấp nước sạch đến người dân 
đang gặp nhiều khó khăn vì ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Để thực hiện “xã hội hóa” dịch vụ 
nước sạch, nghiên cứu đã ước tính mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc sử dụng và cải 
thiện dịch vụ nước sạch trên địa bàn thị xã Đông Triều.Tám mươi mốt phần trăm (81%) số hộ dân 
đang được sử dụng nước máy sẵn sàng chi trả cao hơn cho việc cung cấp dịch vụ nước sạch với 
mức chi trả trung bình là 8.613 đồng/m3; bảy mươi mốt phần trăm (71%) số hộ chưa được sử dụng 
nước máy mong muốn được cung cấp dịch vụ nước sạch sinh hoạt và sẵn sàng chi trả với mức giá 
trung bình là 8.819 đồng/m3. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để cung cấp thông tin cho việc 
xây dựng các khuyến nghị quản lý nước cấp sinh hoạt hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế 
địa phương. 
Từ khóa: Mức sẵn lòng chi trả; cải thiện dịch vụ; nước sạch; phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. 
1. Đặt vấn đề 
Theo báo cáo của Cục quản lý môi trường y 
tế thì đến hết năm 2015 số dân ở nông thôn tại 
các địa phương tham gia thực hiện Chương 
trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh 
môi trường nông thôn được sử dụng nước hợp 
vệ sinh1 (HVS) đạt khoảng 85%. Tuy nhiên, 
________ 
 ĐT.: 84-963419368. 
 Email: hoanghue47mt@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4285 
1Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ 
thuật về nước sạch của Việt Nam; Nước hợp vệ sinh 
trong đó số dân được sử dụng nước sinh hoạt 
đạt QCVN 02:2009/BYT chỉ đạt 44% [1]. 
Nhiều vùng nông thôn, miền núi, hải đảo vẫn 
còn rất khó khăn về nước uống và nước sinh 
hoạt. Cùng với đó là tình trạng lãng phí nguồn 
nước sạch, có các hành vi xấu làm ảnh hưởng 
đến chất lượng nước đã đặt ra vấn đề: Làm 
(HVS) là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn 
các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không có 
vị lạ, không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng 
đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi 
đun sôi. 
H.T. Huê / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 3 (2018) 110-119 
111 
thế nào để sử dụng bền vững nguồn nước 
sạch hữu hạn? 
Thị xã Đông Triều nằm ở vị trí là cửa ngõ 
Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, là khu vực có 
nhiều tiềm năng, lợi thế và cơ hội để phát triển 
kinh tế - xã hội. Đông Triều đang phấn đấu trở 
thành đô thị loại III đến năm 2020 và trở thành 
thành phố văn minh, hiện đại trước năm 2030. 
Đặc biệt, Đông Triều đang tích cực triển khai 
Đề án xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, 
phấn đấu đến hết năm 2020 có 21/21 xã, 
phường đạt chuẩn nông thôn mới [2-4]. Trong 
đó, nước sạch cho dân cư nông thôn là một 
trong những tiêu chí quan trọng của Bộ tiêu chí 
quốc gia về nông thôn mới. Hiện nay, người 
dân thị xã Đông Triều đã được tiếp cận với dịch 
vụ cung cấp nước máy, tuy nhiên vẫn còn tồn 
tại một số hạn chế như: tình trạng rò rỉ, lãng phí 
trong sử dụng nước vẫn diễn ra; áp lực của sự 
gia tăng dân số dẫn đến tình trạng thiếu nước 
sinh hoạt; sự xuống cấp, hư hỏng của hệ thống 
đường ống cấp nước dẫn đến tình trạng người 
dân phải sử dụng nguồn nước từ các ao, hồ, 
kênh mương. Điều đó đã và đang ảnh hưởng 
đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là các xã, 
phường có địa hình thấp và trũng. Nhằm cải 
thiện dịch vụ cung cấp nước sạch, sử dụng có 
hiệu quả nguồn nước sạch sinh hoạt, thực hiện 
công tác “xã hội hóa” trong dịch vụ cung cấp 
nước sạch sinh hoạt,nghiên cứu này đã được 
tiến hành. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 
Nguồn dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu 
thập 
Các dữ liệu được thu thập bao gồm: điều 
kiện kinh tế - xã hội; tình hình cấp nước và sử 
dụng nước của các hộ gia đình trên địa bàn thị 
xã Đông Triều. Các dữ liệu thứ cấp được thu 
thập tại Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Đông 
Triều, và công ty cấp nước và các xí nghiệp 
nước bao gồm: công ty cổ phần nước sạch 
Quảng Ninh, xí nghiệp nước Mạo Khê, Miếu 
Hương, Đông Triều. 
Nguồn dữ liệu sơ cấp và phương pháp 
thu thập 
Thu thập dữ liệu sơ cấp về các số liệu, 
thông tin về hiện trạng hoạt động của nhà máy 
qua việc tiến hành điều tra, phỏng vấn các cán 
bộ, công nhân viên nhà máy nước; 
Thu thập các thông tin về hiện trạng, nhu 
cầu sử dụng nước sạch và mức sẵn lòng chi trả 
của người dân bằng phương pháp điều tra bảng 
hỏi. Nghiên cứu được tiến hành ở 01 phường và 
03 xã tại thị xã Đông Triều bao gồm: phường 
Đông Triều, xã: Thuỷ An, Nguyễn Huệ, Hồng 
Thái Tây. Các xã, phường được chọn ngẫu 
nhiên là những xã, phường có mật độ dân số 
cao, địa hình thấp và trũnggặp khó khăn trong 
vấn đề nước sạch và nước sinh hoạt. 
Để dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt 
của thị xã Đông Triều đến năm 2030, nghiên 
cứu dựa vào mô hình E-Uler cải tiến [5] và 
TCXDVN 33:2006/BXD đưa ra con số dự báo 
sát với thực tế. 
N2030= N2015×( 1 + r)
t 
Trong đó: N2030: Dân số dự báo toàn thị xã 
Đông Triều năm 2030; N2015: Dân số toàn thị xã 
Đông Triều năm 2015; t: Thời gian (t = 14); r: 
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thị xã Đông 
Triều (r = 1%). 
Lượng nước cấp sinh hoạt trung bình theo 
công thức: 
QSh(ng)
TB
 = (qtc × Ni× fi)/1000 (m
3/ngày.đêm) 
= 
 (m
3
/ngày.đêm) 
Trong đó: Q: lượng nước dùng cho nhu cầu 
sinh hoạt trung bình (m3/ ngày.đêm); qtc: Tiêu 
chuẩn cấp n ...  9.000 9.500 
Minimum (Giá trị nhỏ nhất) 5.000 6.000 
Maximum (Giá trị lớn nhất) 10.000 10.000 
Sum (Tổng) 861.300 881.900 
Count (Số quan sát) 100 100 
H.T. Huê / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 3 (2018) 110-119 
116 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến WTP 
và so sánh WTP của 2 đối tượng nghiên cứu 
Tiến hành hồi quy bằng công cụ Regression 
trong phần mềm Excel để phân tích các yếu tố 
ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả WTP, 
trong đó biến độc lập gồm có độ tuổi, giới tính, 
trình độ học vấn, thu nhập và lượng nước sử 
dụng. Kết quả chạy mô hình hồi quy được thể 
hiện trong bảng 3. 
Vậy phương trình hồi quy được mô tả như 
sau: 
WTP = C+β1Age + β2Gen + β3Edu + 
β4Inc + β5X 
- Đối với các hộ đang sử dụng nước máy: 
WTPhộ đang sử dụng nước máy= 6144,517– 
0,725Age + 26,697Gen + 167,063Edu + 
498,733 Inc – 94,323X 
Kết quả phân tích cho thấy hệ số tương 
quan bội (Multiple R) xấp xỉ 0,861 đồng thời F 
thực nghiệm bằng 53,877với xác xuất ý nghĩa 
(Significance F) bằng 4,08E-26, nhỏ hơn rất 
nhiều so với 0,05 điều đó giải thích rằng mô hình 
hồi quy tuyến tính được chọn là rất phù hợp. 
R-Square = 0,741 có nghĩa rằng các biến 
độc lập trong mô hình (biến tuổi, giới tính, học 
vấn, thu nhập và lượng nước sử dụng) đã giải 
thích được khoảng 74,1% sự biến động của Y 
(mức sẵn lòng chi trả). Còn 25,9% còn lại là do 
các yếu tố ngẫu nhiên và các yếu tố khác không 
có trong mô hình. 
- Đối với các hộ chưa sử dụng nước máy: 
WTPhộ chưa sử dụng nước máy= 7607,096– 
0,619Age + 118,084Gen + 84,637Edu + 
422,342Inc – 157,013X 
Kết quả phân tích cho thấy hệ số tương 
quan bội (Multiple R) xấp xỉ 0,896 đồng thời F 
thực nghiệm bằng 76,251với xác xuất ý nghĩa 
(Significance F) bằng 1,52E-31, nhỏ hơn rất 
nhiều so với 0,05 điều đó giải thích rằng mô hình 
hồi quy tuyến tính được chọn là rất phù hợp. 
R - Square = 0,802 có nghĩa rằng các biến 
độc lập trong mô hình (biến tuổi, giới tính, học 
vấn, thu nhập và lượng nước sử dụng) đã giải 
thích được khoảng 80,2% sự biến động của Y 
(mức giá). Còn 19,8% còn lại là do các yếu tố 
ngẫu nhiên và các yếu tố khác không có trong 
mô hình. 
Quan sát mô hình thấy rằng, các biến giới 
tính, biến trình độ học vấn, biến thu nhập tỷ lệ 
thuận với biến mức sẵn lòng chi trả WTP; biến 
tuổi và biến lượng nước sử dụng bình quân 
hàng tháng của hộ gia đình tỷ lệ nghịch với biến 
WTP.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến 
WTP nhận thấy: 
Thứ nhất, độ tuổi càng lớn thì mức sẵn lòng 
chi trả càng giảm, điều đó chứng tỏ, người càng 
trẻ tuổi có nhu cầu sử dụng nước sạch và hiểu 
rõ được tầm quan trọng của nước sạch cao hơn 
so với người lớn tuổi do họ có điều kiện tiếp 
xúc với các phương tiện thông tin đại chúng 
nhiều hơn. Tuy nhiên, P-Value (tuổi) > 0,05 
chứng tỏ biến tuổi không có ý nghĩa thống kê ở 
mức ý nghĩa 95%. 
Thứ hai, nam giới (biến giới tính bằng 1) 
sẵn sàng chi trả cao hơn cho việc sử dụng nước 
sạch sinh hoạt so với nữ giới (biến giới tính 
bằng 0). Tuy nhiên, P-Value (giới tính) > 0,05 
chứng tỏ biến giới tính không có ý nghĩa thống 
kê ở mức ý nghĩa 95%. 
Bảng 3. Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP của người dân cho dịch vụ cung cấp nước sạch 
Tiêu chí 
WTPhộ đang sử dụng nước máy WTPhộ chưa sử dụng nước máy 
 Coefficients (Hệ số) P-Value Coefficients (hệ số) P-Value 
C(hằng số) 6144,517 3,5E-21 7607,096 144E-29 
Age (Tuổi) -0,725 0,925 -0,619 0,939 
Gen (Giới tính) 26,697 0,829 118,084 0,373 
Edu (Học vấn) 167,063 5.13E-14 84,637 0,002 
Inc (Thu nhập) 498,733 7.87E-11 422,342 0,0002 
X (Lượng nước sử dụng) -94,323 0,0007 -157,013 0,0003 
H.T. Huê / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 3 (2018) 110-119 
117 
Thứ ba, trình độ học vấn càng cao thì mức 
sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch 
sinh hoạt càng cao, do học vấn đi đôi với hiểu 
biết nên họ nhận thấy được nhu cầu cần thiết 
cũng như sự đóng góp của cộng đồng cho việc 
sử dụng nước sạch sinh hoạt. Ta có, P-Value 
(học vấn) < 0,05 chứng tỏ biến trình độ học vấn 
có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95%. 
Thứ tư, thu nhập càng cao thì mức sẵn lòng 
chi trả càng cao. Thu nhập dưới 3 triệu đồng 
(biến thu nhập bằng 1), thu nhập từ 3 – 6 triệu 
đồng (biến thu nhập bằng 2), thu nhập từ 6 – 9 
triệu đồng (biến thu nhập bằng 3) và thu nhập 
trên 9 triệu đồng (biến thu nhập bằng 4). Ta có, 
P-Value (thu nhập) < 0,05 chứng tỏ biến thu 
nhập có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95%. 
Thứ năm, lượng nước sử dụng càng nhiều 
thì mức sẵn lòng chi trả càng giảm, nguyên 
nhân là do hộ gia đình có mức nước sử dụng 
cao, chi phí hàng tháng cho việc sử dụng nước 
cao nên mức sẵn lòng chi trả sẽ giảm để tiết 
kiệm chi phí. Ta có, P-Value (lượng nước sử 
dụng) < 0,05 chứng tỏ biến lượng nước sử dụng 
có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95%. 
- So sánh WTP của 2 đối tượng nghiên cứu: 
Mức sẵn lòng chi trả trung bình cho việc cung 
cấp dịch vụ nước sạch đối với các hộ gia đình 
đang được sử dụng nước máy là WTP1TB = 
8.613 đồng/m3 thấp hơn mức sẵn lòng chi trả 
trung bình của các hộ chưa được sử dụng nước 
máy có WTP2TB = 8.819 đồng/m
3
. Tuy nhiên 
mức chênh lệch không cao là 206 đồng/m3. 
Nguyên nhân là do: Mặc dù các hộ dân 
chưa được sử dụng nước máy đang có nhu cầu 
bức thiết hơn so với các hộ dân đang được sử 
dụng nước máy, nhưng kết quả điều tra thấy 
mức thu nhập và trình độ học vấn của nhóm đối 
tượng đang được dùng nước máy cao hơn so 
với nhóm chưa được dùng nước máy. Trong đó, 
theo kết quả hồi quy, thu nhập và học vấn là hai 
yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới mức sẵn 
lòng chi trả của người dân. Ngoài ra, mức sẵn 
lòng chi trả còn phụ thuộc vào các yếu tố khác 
như tuổi, giới tính, sự ngẫu nhiên, trả lời theo 
cảm tính của đối tượng được phỏng vấn. 
3.4. Giải pháp nhằm cải thiện dịch vụ nước máy 
và sử dụng nước hiệu quả 
Thứ nhất là giải pháp về tài chính: Hiện 
nay, mức phí trung bình để sản xuất 1 m3 nước 
tại các nhà máy là 7.900 đồng (tính cả phí 
BVMT và VAT) [11], nhỏ hơn mức sẵn lòng 
chi trả của người dân với mức giá 8.613 
đồng/m3 đối với các hộ đang dùng nước máy và 
8.819 đồng/m3 đối với các hộ chưa dùng nước 
máy nên các nhà máy nước sẽ có lãi và số tiền 
dư ra sẽ thành lập một nguồn quỹ “xã hội hóa” 
dịch vụ nước sạch. Nghiên cứu đề xuất một số 
giải pháp nhằm quản lý và sử dụng nguồn quỹ 
đóng góp của người dân một cách hợp lý như 
sau: Một là, theo kết quả nghiên cứu, WTP phụ 
thuộc chặt chẽ nhất vào mức thu nhập của 
người dân. Vì vậy, đối với các hộ đang được sử 
dụng nước sạch, nghiên cứu đề xuất triển khai 
thí điểm việc thu phí cao hơn cho sử dụng nước 
sạch tại địa phương có mức thu nhập trung bình 
của người dân là cao nhất trong khu vực nghiên 
cứu, đó là phường Đông Triều. Hai là, đối với 
các hộ đang được sử dụng nước máy, người dân 
sẵn sàng chi trả cao hơn cho việc sử dụng nước 
nhằm cải thiện dịch vụ cung cấp nước sạch. Vì 
vậy, nguồn kinh phí dựa trên mức sẵn lòng chi 
trả cao hơn của người dân được sử dụng vào 
mục đích nâng cao kết cấu hạ tầng, tăng cường 
hiệu quả cấp nước, tránh tình trạng mất nước. 
Sửa chữa, thay thế các đường ống cũ hỏng, cải 
tiến, đầu tư thiết bị và công nghệ xử lý nước 
hiện đại nhằm nâng cao công suất cấp nước và 
cải thiện chất lượng nguồn nước; đối với các hộ 
dân chưa được sử dụng nước sạch: người dân 
sẵn sàng chi trả cao hơn nhằm được cung cấp 
nước sạch đến gia đình mình sớm hơn, nguồn 
nước được cung cấp cần đảm bảo về chất lượng 
và số lượng. Do đó, nguồn quỹ đóng góp của 
người dân sẽ hướng đến thực hiện giải pháp 
nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp nước cho người 
dân. Người dân sẽ ký cam kết đồng ý chi trả 
mức giá cao hơn mức giá hiện tại là 8.819 
đồng/m3, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà máy 
nước cần cam kết đẩy nhanh tiến độ thực hiện 
dự án và đảm bảo chất lượng nước cho người 
dân sử dụng. 
H.T. Huê / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 3 (2018) 110-119 
118 
Thứ hai là giải pháp truyền thông nâng cao 
nhận thức cộng đồng: theo kết quả nghiên cứu, 
WTP phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ học vấn 
của người dân, do đó giải pháp về truyền thông 
đóng vai trò quan trọng thông qua một số hình 
thức truyền thông như: qua băng rôn, khẩu hiệu, 
biển báo, loa phát thanh, bảng thông báo,; 
lồng ghép các nội dung về nước sạch trong các 
buổi sinh hoạt của đoàn, hội; tổ chức tập huấn 
hướng dẫn người dân chưa được sử dụng nước 
máy cách xử lý, sử dụng nước an toàn, hiệu 
quả; thông qua một số kênh thông tin hướng 
dẫn sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm nhằm sử 
dụng nước bền vững. Nguồn kinh phí làm 
truyền thông lấy từ kinh phí sự nghiệp môi 
trường của thị xã và sự đóng góp của người dân 
dựa trên mức sẵn lòng chi trả, góp phần thực 
hiện xã hội hóa trong dịch vụ cấp nước sạch. 
Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Đông 
Triều và các đơn vị cấp nước phối hợp xây 
dựng cách thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu 
quả, tránh lãng phí nguồn nước với hình ảnh 
minh họa dễ hiểu, dễ theo dõi thông qua một số 
kênh thông tin như: Trên trang thông tin điện tử 
của xí nghiệp nước Đông Triều, trên các trang 
báo, tạp chí, trên kênh truyền hình tỉnh Quảng 
Ninh; in nội dung hướng dẫn cách sử dụng 
nước tiết kiệm, hiệu quả vào mặt sau của hóa 
đơn tính tiền nước; lồng ghép các nội dung 
tuyên truyền về sử dụng và bảo vệ nguồn nước 
sạch trong các bài phát thanh của xã, phường hoặc 
dán lên các bảng thông báo của các xã, phường, 
trong các buổi sinh hoạt của Hội Phụ nữ. 
4. Kết luận 
Tính đến hết năm 2017, trên địa bàn thị xã 
Đông Triều có 3 công trình cấp nước tập trung 
đang hoạt động với tổng công suất thực tế là 
9.188 m
3/ngày.đêm. Tỷ lệ số người được sử 
dụng nước máy khoảng 60% tổng dân số toàn 
thị xã. Dự báo đến năm 2030, nhu cầu sử dụng 
nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị xã 
Đông Triều là 17.911,89 m3/ngày.đêm, lượng 
nước cần tăng thêm so với hiện tại là 
8.723,89m
3/ngày.đêm, tiêu chuẩn cấp nước 
nông thôn là 100 l/người.ngày, tiêu chuẩn cấp 
nước đô thị là 150 l/người.ngày. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 81% số 
người đang được sử dụng nước máy sẵn sàng 
chi trả cao hơn cho việc cung cấp dịch vụ nước 
sạch với mức chi trả trung bình là 8.613 
đồng/m3, tổng mức sẵn lòng chi trả của các hộ 
dân đang sử dụng nước máy là 2.109.780.809 
đồng/tháng. Có 71% số người chưa được sử 
dụng nước máy mong muốn được cung cấp 
dịch vụ nước sạch sinh hoạt và sẵn sàng chi trả 
với mức giá 8.819 đồng/m3, tổng mức sẵn lòng 
chi trả của các hộ dân chưa được sử dụng nước 
máy là 1.154.718.940 đồng/tháng. Mức sẵn 
lòng chi trả của người dân phụ thuộc chặt chẽ 
vào thu nhập, trình độ học vấn và lượng nước 
sử dụng bình quân hàng tháng của gia đình. 
8.613 đồng/m3 
Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp, 
biện pháp, cũng như các chủ thể cụ thể thực 
hiện nhằm tăng cường nguồn lực tài chính, 
nâng cao nhận thức của cộng đồng để cải thiện 
chất lượng dịch vụ nước sạch cho người dân tại 
thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Cục quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế (2012), Báo 
cáo đánh giá lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi 
trường Việt Nam 
[2] UBND thị xã Đông Triều (2017), Báo cáo hiện 
trạng môi trường thị xã Đông Triều. 
[3] UBND tỉnh Quảng Ninh (2017), Quy hoạch Tài 
nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm 
nhìn đến 2030. 
[4] UBND thị xã Đông Triều (2017), Báo cáo công 
tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã 
năm 2017. 
[5] Bộ Xây dựng (2006), TCXDVN 33:2006 Tiêu 
chuẩn xây dựng Việt Nam về Cấp nước, mạng 
lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế. 
[6] Glover, D. (2003), "How to design a research 
project in environmental economics", 
Environmental Economics Program of Southeast 
Asia EEPSEA. 
[7] Phòng Kinh tế thị xã Đông Triều, Tổng hợp số 
liệu cấp nước hộ gia đình. 
H.T. Huê / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 3 (2018) 110-119 
119 
[8] Hanneman W.M., Loomis J. và Kanninen B 
(1991), Statistical Efficiency of Double Bounded 
Dichotomous Choice Contingent Valuation, 
American Journal of Agricultural Economics, 73, 
pp. 1255-1263. 
[9] UBND tỉnh Quảng Ninh (2015), Báo cáo hiện 
trạng cấp, thoát nước đô thị tỉnh Quảng Ninh. 
[10] Bộ Y tế (2009), QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn 
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. 
[11] UBND tỉnh Quảng Ninh (2013), Quyết định số 
3102/QĐ-UBND ngày 16/10/2015 về việc phê 
duyệt phương án giá nước và biểu giá nước sạch 
của Công ty Cổ phần Nước sạch. 
People’s Willingness to Pay to Improve Clean Water Service 
in Dong Trieu Commune, Quang Ninh Province 
Hoang Thi Hue 
Hanoi University of Natural Resources & Environment, 41A Phu Dien, Cau Dien, Hanoi, Vietnam 
Abstract: Using a randomized iterative sampling method to investigate, the regression analysis 
method to analize, the study results show that the proportion of people using tap water averaged 60% 
of the total population of the whole town. Improved investment in clean water supply to local people is 
facing many difficulties due to the limited state budget. In order to implement the "socialization" of 
clean water services, the study estimated the willingness of people to use and improve clean water 
services in Dong Trieu town. Eighty one percent (81%) of the households using tap water are willing 
to pay higher for providing clean water services with an average payment of 8.613 VND/ m
3
; Seventy 
one percent (71%) of those who have not used tap water are willing to provide clean water and are 
willing to pay at an average price of 8.819 VND/ m
3
. The results of the study are a scientific basis for 
providing information for the development of effective water supply management recommendations 
and appropriate local conditions. 
Keywords: Willingness to pay; service improvement; clean water; contingent valuation method. 

File đính kèm:

  • pdfmuc_san_long_chi_tra_cua_nguoi_dan_de_cai_thien_dich_vu_nuoc.pdf