Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ

Kon Tum là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của vùng Tây Nguyên. Địa hình của tỉnh

chủ yếu là núi. Ngoài ra còn có cao nguyên bazan, thung lũng địa hào, đồi bóc mòn và đồng bằng

bóc mòn chân núi. Kết quả thành lập bản đồ địa mạo đã chia được 21 kiểu địa hình thuộc 5 nhóm

nguồn gốc khác nhau. Kết hợp giữa bản đồ địa mạo với các bản đồ trắc lượng hình thái khác (bản

đồ độ dốc, bản đồ chia cắt sâu và bản đồ chia cắt ngang); lãnh thổ tỉnh Kon Tum được chia thành

2 vùng địa mạo, 6 phụ vùng và đề xuất sử dụng lãnh thổ theo các đơn vị phụ vùng địa mạo.

Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ trang 1

Trang 1

Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ trang 2

Trang 2

Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ trang 3

Trang 3

Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ trang 4

Trang 4

Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ trang 5

Trang 5

Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ trang 6

Trang 6

Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ trang 7

Trang 7

Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ trang 8

Trang 8

Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 3040
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ

Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2015-00024 
Natural Sci. 2015, Vol. 60, No. 4, pp. 168-176 
This paper is available online at  
Ngày nhận bài: 8/5/2014. Ngày nhận đăng: 27/3/2015. 
Tác giả liên lạc: Trương Phương Dung, địa chỉ e-mail: vdlphuongdungtruong@gmail.com 
168 
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO TỈNH KON TUM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG LÃNH THỔ 
Uông Đình Khanh, Đặng Xuân Phong, Trương Phương Dung 
và Bùi Quang Dũng 
Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
Tóm tắt. Kon Tum là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của vùng Tây Nguyên. Địa hình của tỉnh 
chủ yếu là núi. Ngoài ra còn có cao nguyên bazan, thung lũng địa hào, đồi bóc mòn và đồng bằng 
bóc mòn chân núi. Kết quả thành lập bản đồ địa mạo đã chia được 21 kiểu địa hình thuộc 5 nhóm 
nguồn gốc khác nhau. Kết hợp giữa bản đồ địa mạo với các bản đồ trắc lượng hình thái khác (bản 
đồ độ dốc, bản đồ chia cắt sâu và bản đồ chia cắt ngang); lãnh thổ tỉnh Kon Tum được chia thành 
2 vùng địa mạo, 6 phụ vùng và đề xuất sử dụng lãnh thổ theo các đơn vị phụ vùng địa mạo. 
Từ khóa: Kon Tum, cao nguyên, đồng bằng bóc mòn chân núi. 
1. Mở đầu 
Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 
9.689,61 km2, chiếm 17,7% diện tích Tây Nguyên và 2,92% diện tích toàn quốc. Dân số trung bình 
toàn tỉnh là 473.253 người (năm 2013) chiếm 8,58% dân số Tây Nguyên và 0,51% dân số toàn quốc [1]. 
Nằm ở ngã ba Đông Dương có chung đường biên giới với hai nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 
và Vương quốc Campuchia dài 280,7 km và cửa khẩu Quốc tế Bờ Y thông thương với Lào. Ngoài ra 
còn tiếp giáp với các tỉnh trong nước bao gồm Quảng Nam ở phía Bắc, Quảng Ngãi ở phía Đông và 
Gia Lai ở phía Nam. Mặt khác nằm đầu dãy Trường Sơn Nam, núi non hiểm trở bao quanh, tỉnh Kon 
Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về mặt quốc phòng đối với vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam 
Trung Bộ và cả nước. 
Kon Tum cũng là lãnh thổ có sự phong phú và đa dạng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên 
nhiên. Đáng chú ý là nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, đa dạng sinh học, khoáng sản cho phát triển, 
kinh tế - xã hội và đời sống dân cư trong tỉnh. 
Một trong những khó khăn của Kon Tum chính là phần lớn địa hình là núi non hiểm trở, bị chia 
cắt bởi các dãy núi, thung lũng và sông suối; địa hình đất dốc, tai biến liên tục xảy ra nên khó khăn 
cho sản xuất và giao thông. Vấn đề đặt ra là sử dụng địa hình Kon Tum như thế nào cho phát triển 
kinh tế vừa đạt hiệu quả, vừa đảm bảo tính bền vững của lãnh thổ. Chính vì vậy trong khuôn khổ bài 
báo này, các tác giả mong muốn thông qua phân tích yếu tố địa hình, đặc điểm trắc lượng hình thái địa 
hình tỉnh Kon Tum và bước đầu đề xuất một số kiến nghị sử dụng địa hình Kon Tum cho mục đích 
phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. 
Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ 
169 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Đặc điểm chung của địa hình tỉnh Kon Tum 
2.1.1. Sơn văn và mạng lưới thủy văn 
Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn Nam, địa hình thấp dần từ phía Bắc 
xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình tỉnh Kon Tum khá đa dạng. 
- Địa hình núi: chiếm 3/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những khối và dãy núi có độ dốc rất lớn. 
Các núi ở tỉnh Kon Tum cấu tạo chủ yếu bởi đá biến chất trên nền lục địa cổ. Địa hình núi cao liền dải 
phân bố chủ yếu ở phía Bắc - Tây Bắc chạy sang phía Đông tỉnh Kon Tum. Khối núi cao nhất là Ngọc 
Linh có đỉnh cao 2.598 m. Ngoài ra, còn có một số ngọn núi như: Ngọc Bôn Sơn (1.939 m), Ngọc 
Kring (2.066 m) với địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối dốc. 
- Địa hình cao nguyên: có cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh. Đây 
là cao nguyên nhỏ có độ cao 1100 - 1300 m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với lớp phủ bazan 
trên mặt bị phân cắt mạnh tạo nên địa hình dạng đồi kéo dài với độ cao tương đối 50 - 70 m, bề mặt 
bazan bị laterit mạnh. 
- Địa hình đồi: tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía Tây và thấp dần về 
phía Tây Nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chư Mom Ray. 
- Địa hình thung lũng: có thung lũng Kon Tum nằm dọc theo sông Pô Kô, dạng lòng máng thấp 
dần về phía Nam. Dọc theo thung lũng có những dãy đồi lượn sóng như ở Đăk Uy, Đăk Hà và nhiều 
chỗ bề mặt khá bằng phẳng như khu vực thành phố Kon Tum. Ngoài ra có thung lũng Sa Thầy được 
hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía Đông chạy dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia. 
Hệ thống sơn văn của Kon Tum đã quyết định cơ bản đến hệ thống mạng lưới thủy văn của tỉnh. 
- Kon Tum là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về duyên hải miền Trung nước ta qua các 
tỉnh Gia Lai, Quảng ngãi, Quảng Nam. Là nơi bắt nguồn của các con sông Vệ, sông Trà Khúc, Hà 
Giao chảy về tỉnh Quảng Ngãi; sông Thu Bồn chảy về tỉnh Quảng Nam và sông Ba chảy qua các 
huyện Kon Plông, Kon Rẫy (Kon Tum), qua tỉnh Gia Lai, Phú Yên đổ ra Biển Đông. 
- Kon Tum cũng là thượng nguồn của sông Sê San đổ về sông Mê Kông trên lãnh thổ Campuchia. 
Sông Sê San bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Kon Tum, là hợp lưu của các nhánh sông Krông Pôkô, 
Đakbla và sông Sa Thầy. Lưu vực sông có diện tích 11.450 km2, trong đó 85% diện tích thuộc tỉnh 
Kon Tum [2]. Sông mang tính chất miền núi, độ cao trung bình lưu vực 910 m, mật độ mạng lưới sông 
0,45 km/km2, hệ số uốn khúc 1,53, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, tốc độ dòng chảy lớn cộng với hình 
dạng mạng lưới sông được mở rộng hình nan quạt do đó mức độ tập trung nước xuống hạ lưu thường rất 
nhanh gây lũ lớn với biên độ lũ cao 4 - 7 m. 
+ Sông Krông Pôkô bắt nguồn từ dãy núi cao Ngọc Linh ở độ cao 2598 m, chảy theo hướng Bắc - 
Nam. Diện tích lưu vực tính đến Trung Nghĩa là 3159 km2. Sông suối trong lưu vực có dạng hình cành 
cây nằm giữa hai nhánh núi lớn của dãy núi Ngọc Linh, trong đó nhánh đông cao hơn nhánh tây. Do 
hình dạng lưu vực kéo dài nên mức độ tập trung nước của các sông  ... ấu hiệu không lặp lại. Những dấu hiệu ở phần này của lãnh thổ được khác biệt hẳn với bất kì khu vực 
nào khác. Như vậy, phân vùng địa mạo dựa theo nguyên tắc tự nhiên - lịch sử, có nghĩa là phải tính đến 
nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển của từng đơn vị được phân chia. 
Đối với khu vực nghiên cứu, phân vùng địa mạo được chúng tôi phân chia ra các vùng và phụ 
vùng theo các chỉ tiêu sau: 
- Vùng địa mạo: được phân chia trên cơ sở đặc tính hình thái cấu trúc, nghĩa là kết hợp giữa cấu 
trúc và chế độ hoạt động tân kiến tạo và tính chất của đá nền liên quan đến cấu trúc đó. 
 - Phụ vùng địa mạo: được xác định trên cơ sở đặc điểm quan hệ giữa các bề mặt địa hình có cùng 
nguồn gốc phát sinh, các quá trình địa động lực ngoại sinh diễn ra trên các bề mặt đó và xu hướng phát 
triển địa hình, ý nghĩa sử dụng lãnh thổ. 
2.2.2. Các đơn vị phân vùng địa mạo và kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ 
Dựa vào các chỉ tiêu nêu trên, địa hình tỉnh Kon Tum được chia thành 2 vùng và 6 phụ vùng 
(Bảng 4 và Hình 1), chúng tôi bước đầu đề xuất định hướng sử dụng cho các phụ vùng. 
Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ 
173 
Bảng 4. Phân vùng địa mạo tỉnh Kon Tum 
Vùng địa mạo Phụ vùng địa mạo 
Vùng I: Vùng núi và cao 
nguyên Bắc Kon Tum 
I.a. Phụ vùng núi trung bình - núi cao Ngọc Linh 
I.b. Phụ vùng cao nguyên Kon Plong 
I.c. Phụ vùng núi thấp Đak Glei - Tu Mơ Rông - Kon Rẫy 
Vùng II. Vùng bình nguyên 
và trũng Nam Kon Tum 
II.a Phụ vùng bình nguyên - trũng thung lũng Ngọc Hồi- 
Đăk Tô - Kon Tum 
II.b Phụ vùng núi thấp Chư Mon Rây - Chư Mơ Nu 
II.c Phụ vùng đồng bằng thung lũng sông Sa Thầy 
* Vùng núi và cao nguyên Bắc Kon Tum 
Chiếm phần lớn lãnh thổ phía Bắc tỉnh; bao gồm phần lớn huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon 
Plong, Kon Rẫy và phần phía Bắc huyện Đăk Hà. Đây vừa là lãnh thổ núi, vừa có các bề mặt cao 
nguyên được hình thành trên địa khối Kon Tum và được xem là một trong những nhân cổ lục địa của 
Việt Nam và Đông Dương. Cấu tạo nên vùng này là các thành tạo biến chất cổ của các hệ tầng Tắc Pỏ, 
Sông Re, Khâm Đức của thời kì Neoprotezozoi cùng với các hoạt động xâm nhập ở giai đoạn Paleozoi 
và Mezozoi tạo nên các phức hệ xâm nhập Bến Giằng - Quế Sơn, Hải Vân, Đèo Cả, Bà Nà với các 
thành phần granitoit, granodiorit. Vào thời kì Pliocen (khoảng 5 triệu năm trước) đã xảy ra các đợt 
phun trào dung nhan tạo bazan tạo nên hệ tầng Đại Nga ở Kon Plong. Đây là các bazan cổ khác với 
các bazan trẻ hơn của hệ tầng Túc Trưng phân bố ở tập trung ở Nam Tây Nguyên. 
Vùng có địa hình cao nhất toàn tỉnh. Dọc ranh giới phía Bắc ngăn cách Kon Tum với các tỉnh 
Quảng Nam và Quảng Ngãi là một loạt các đỉnh núi cao trên dưới 2000 m như Ngọc Linh (2598 m), 
Ngọc Jun (hay còn gọi là Lum Heo 2116 m), Măng Khênh (2032 m) cùng với các bề mặt cao nguyên 
cao 1500 - 1600 m và thấp dần xuống phía Nam tạo thành đường chia nước của hệ thống sông Krông 
Pô Kô (Kon Tum) với hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) và hệ thống sông Đăk Bla (Kon 
Tum) với hệ thống sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) hình thành nên mạng lưới xâm thực, chia cắt mạnh 
mẽ. Ranh giới phía Nam của vùng gần như được khống chế bởi đường bình độ 700 - 800 m. Do địa 
hình khu vực là núi dốc, nhiều đới đứt gẫy hoạt động nên có nguy cơ tiềm ẩn tai biến trượt lở đất, lũ 
quét, lũ ống và xói mòn đất. 
* Vùng bình nguyên và đồng bằng trũng Nam Kon Tum 
Chiếm phần phía Nam của tỉnh Kon Tum thuộc diện tích chủ yếu của các huyện Ngọc Hồi, Đăk 
Tô, Đăk Hà, TP. Kon Tum, Sa Thầy. Địa hình chủ yếu của vùng là bình nguyên và các trũng thấp; đó 
là thung lũng sông Pô Kô (hay còn gọi là trũng Ngọc Hồi - Kon Tum) và thũng lũng Sa Thầy có xen 
các khối núi thấp như Chư Mon Rây, Chư Mơ Nu, Cu Tin... Chảy giữa các khối núi này là các dòng 
sông Pô Kô, Đăk Psi, Đăk Bla và Sa Thầy. 
Cấu tạo địa chất của vùng chủ yếu là các thành tạo xâm nhập trong giai đoạn Paleozoi và 
Mezozoi với các phức hệ xâm nhập Bến Giằng - Quế Sơn, Hải Vân, Vân Canh và trầm tích phun trào 
hệ tầng Măng Giang. Đặc biệt của vùng là trũng địa hào Kon Tum được lấp đầy bởi trầm tích Neogen 
hệ tầng Kon Tum (N2kt), bazan phun trào tuổi Pliocen muộn- Pleistocen hạ hệ tầng Túc Trưng (N2-
Q11tt) và các thành tạo trầm tích sông suối tuổi Đệ tứ (Q). Ngoài ra còn có thung lũng Sa Thầy là đồng 
bằng bóc mòn được hình thành trên đá gốc, dọc ven sông Sa Thầy được cấu tạo bởi trầm tích aluvi với 
diện tích không lớn. 
Đây cũng là vùng đã định cư ổn định và vùng đô thị phát triển; là địa bàn tập trung dân cư đông 
của các huyện Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà, Sa Thầy và TP. Kon Tum; cũng là vùng kinh tế động lực 
của tỉnh Kon Tum gắn với các khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai... và khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế 
Bờ Y. Nơi đây còn có hồ thủy điện YaLy và là nơi phát triển các cây công nghiệp dài ngày như cao su, 
cà phê, cây ăn quả và các loại cây ngắn ngày như cây lương thực, rau, đậu... Tai biến thường gặp trong 
vùng là ngập lụt ở các vùng trũng thấp khi mưa lớn và hạn hán vào mùa khô. 
Dưới dây là các phụ vùng địa mạo và kiến nghị định hướng sử dụng: 
Phụ vùng núi trung bình - núi cao Ngọc Linh: Diện tích khoảng 1.188,8 km2 chiếm 12,6% diện 
tích của tỉnh Kon Tum. Đặc điểm địa hình chung của phụ vùng gồm các khối núi trung bình và núi cao 
có độ cao dao động từ 1.400 - 2.200 m và tạo sườn đón gió Tây Nam gây mưa lớn cho khu vực núi 
Ngọc Linh, đạt đến 2.200 - 2.800 mm/năm. Đây là nơi đầu nguồn sinh thủy của các hệ thống sông Thu 
Bồn, sông Trà Khúc, Đăk Pô Kô, Đăk Bla, Đăk Psi. Do khu vực là địa hình núi trung bình – núi cao 
Uông Đình Khanh, Đặng Xuân Phong, Trương Phương Dung và Bùi Quang Dũng 
174 
với độ chia cắt lớn, sườn dốc thường > 25o nên các quá trình địa mạo chủ yếu là xâm thực, bóc mòn, 
rửa trôi bề mặt đỉnh và sườn núi. Các dạng tai biến thường gặp là đổ lở và trượt lở. Hướng sử dụng địa 
hình của phụ vùng là bảo vệ, giữ gìn rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng Ngọc Linh cũng là giữ nguồn 
nước sinh thủy cho các sông trong vùng. Phụ vùng thích hợp cho phát triển trồng cây dược liệu quí 
dưới tán rừng trên các bề mặt đỉnh và sườn núi (sâm Ngọc Linh, Hà Thủ Ô, Ngũ Gia Bì). 
Phụ vùng cao nguyên Kon Plông: Diện tích 1.592,3 km2 chiếm 16,4% diện tích của tỉnh. Địa hình 
của phụ vùng là các bề mặt cao nguyên bazan cao 1.100 - 1.500 m xen với các khối núi trung bình 
nâng xâm thực bóc mòn cao > 1.500 m. Bề mặt cao nguyên bazan bị phân cắt mạnh tạo dãy đồi kéo 
dài với độ cao tương đối 50 - 70 m. Cấu tạo địa chất phụ vùng gồm trầm tích biến chất gơnei biotit, đá 
phiến thạch anh, biotit-slimanit; các đá granodiorit, diorit, granit; bazan tholeit, bazan olivin á kiềm. 
Quá trình địa mạo chính là xâm thực bóc mòn trên bề mặt và các sườn núi, bóc mòn rửa trôi bề mặt 
cao nguyên và phong hóa tạo vỏ bôxit trên cao nguyên cấu tạo bazan. Định hướng sử dụng địa hình 
phụ vùng cần quan tâm bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng tại các bề mặt đỉnh, các bề 
mặt sườn của các khối và dãy núi. Quy hoạch vùng trồng và thâm canh các loại cây thảo dược quí như 
sâm Ngọc Linh, Mã Tiền, Hoàng Đằng, Ngũ Gia Bì, Hà Thủ Ô. Hình thành các diện tích sản xuất 
nông nghiệp sinh thái phù hợp với điều kiện sinh thái tiểu vùng, nhất là các tập đoàn cây trồng dài 
ngày có giá trị kinh tế cao trên bề mặt cao nguyên bazan. Hình thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng 
ở thị trấn Kon Plông gắn với khu kinh tế động lực Măng Đen tạo thành Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng 
lớn của khu vực Bắc Tây Nguyên. 
 Phụ vùng núi thấp Đăk Glei -Tu Mơ Rông - Kon Rẫy: Diện tích 1.969,7 km2 chiếm 20,31% diện 
tích toàn tỉnh. Phụ vùng phân bố thành dải chạy theo hướng TB-ĐN bao gồm chủ yếu là địa hình các 
dãy núi thấp có độ cao khoảng 800 - 1000 m xen các thung lũng giữa núi. Đây là khu vực chuyển tiếp 
từ phụ vùng núi trung bình - núi cao Ngọc Linh và bề mặt cao nguyên Kon Plông xuống vùng bình 
nguyên và trũng Kon Tum và cũng là địa bàn thu nước dẫn về dòng chính của các sông Đăk Pô Kô, 
Đăk Psi và Đăk Bla. Phụ vùng thuận lợi cho phát triển và bảo tồn vốn rừng trên các bề mặt đỉnh và 
sườn, phát triển cây dược liệu thích nghi dưới tán rừng; trồng cây ăn quả dọc thung lũng các sông Đăk 
Pô Kô, Đăk Psi và Đăk Bla. 
Phụ vùng bình nguyên - trũng thung lũng Ngọc Hồi - Đăk Tô - Kon Tum. Phụ vùng có diện tích 
2.574,6 km2, chiếm 26,6% diện tích của tỉnh Kon Tum và nằm ở độ cao tuyệt đối 600m đến 800m với 
độ dốc chủ yếu 0 - 30 và 3 - 8o, phân cắt sâu từ 0 - 30 m/km2, phân cắt ngang chủ yếu từ 0,5 - 1 
km/km2. Điểm đặc biệt của phụ vùng là nằm kẹp giữa vùng núi và cao nguyên phía bắc với hệ thống 
khối núi sót trung tâm Sa Thầy ở phía Nam, hình thành nên dạng địa hình đồng bằng bóc mòn-tích tụ 
kiểu trũng địa hào chạy dọc theo đứt gãy TB-ĐN của hệ thống sông Pô Kô phát triển từ thời kì 
Neogen. Phụ vùng có trục động lực quan trọng là đường Hồ Chí Minh (QL.14) chạy dọc theo hướng 
Bắc - Nam và phát triển trên trục động lực này là thị trấn của các huyện Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà, 
Sa Thầy và TP. Kon Tum, cũng như các khu công nghiệp Sao Mai, Đăk Tô, Đăk La, khu kinh tế cửa 
khẩu quốc tế Bờ Y. Điều kiện địa hình phụ vùng thích hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp (cao 
su, cà phê) trên bề mặt cao nguyên bazan và trên địa hình đồi trong thung lũng; trồng lúa, màu, cây ăn 
quả dọc các thềm sông, bãi bồi cao của thung lũng sông Đăk Bla, Đăk Psi; phát triển du lịch sinh thái 
khu nước nóng Đăk Lung-Đăk Tô, rừng sinh thái Đăk Uy; xây dựng các hồ chứa nước; thuận lợi cho 
xây dựng, phát triển, mở rộng các khu kinh tế, đô thị. Hạn chế của phụ vùng là xảy ra ngập lụt khi có 
mưa lớn dọc theo các hệ thống sông suối và các vùng đất thấp. 
 Phụ vùng núi thấp Chư Mon Rây-Chư Mơ Nu: Diện tích 1.516 km2chiếm 15,63% diện tích toàn 
tỉnh. Phụ vùng nằm trọn trong dải trung tâm huyện Sa Thầy với địa hình núi thấp không có kiến trúc 
dạng dải hay dãy liên tục mà bao gồm nhiều khối núi gần như riêng rẽ cao từ 1000 m đến 1500 m như: 
Chư Mon Rây (1.512 m), Chư Mơ Nu (1.069 m), Chư Tin (1.327 m)... làm thành đường chia nước 
giữa sông Sê San và nhánh phía Tây là sông Sa Thầy. Đặc trưng của phụ vùng là sườn núi dốc, thường 
15 - 250 và > 250, mạng sông suối chia cắt lớn, mức độ phân cắt sâu lớn (> 300 m/km2). Phụ vùng 
cũng là nơi có Vườn Quốc gia Chư Mon Rây với tính đa dạng sinh học cao. Sử dụng địa hình phụ 
vùng trước hết ưu tiên bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa dạng của Vườn Quốc gia Chư Mon Rây; trồng rừng 
trên bề mặt đỉnh, các sườn dốc nơi không còn lớp phủ thực vật. Áp dụng các biện pháp chống xói 
mòn, rửa trôi trên đất dốc, trồng cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê, hồ tiêu..), cây nguyên liệu 
giấy trên các vùng đất bằng ở vùng đệm của Vườn Quốc gia để đảm bảo sinh kế cho người dân ở đây. 
Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ 
175 
 Hình 1. Sơ đồ phân vùng địa mạo tỉnh Kon Tum 
 Phụ vùng đồng bằng thung lũng sông Sê San - Sa Thầy: Diện tích 856,3 km2 (8,8% diện tích toàn 
tỉnh) phân bố ở phía Nam của thung lũng sông Sa Thầy và phần trung lưu của sông Sê San. Địa hình 
phụ vùng là đồng bằng đồi xâm thực - bóc mòn pediment thung lũng có độ cao tuyệt đối thay đổi từ 
400 - 500 m xuống 200 - 300 m xen các nhóm đồi sót đang bị sông suối xâm thực, phân cắt tạo thềm 
xâm thực - tích tụ. Dọc theo hệ thống sông Sa Thầy và sông Sê San là vùng đất bồi tụ phù sa sông. Địa 
hình vùng thuận lợi cho phát triển cây cao su, cây ăn quả, cây hàng năm có giá trị kinh tế cao và phát 
triển mô hình vườn rừng với chăn nuôi đại gia súc. Cấy lúa dọc hai bên bờ sông trên các bãi bồi và thềm 
bậc I. Xây dựng các hồ thủy lợi vừa và nhỏ để điều hòa dòng chảy, điều phối nhu cầu dùng nước và 
đặc biệt có thể cấp nước tưới vào mùa khô. 
Uông Đình Khanh, Đặng Xuân Phong, Trương Phương Dung và Bùi Quang Dũng 
176 
3. Kết luận 
- Địa hình Kon Tum phần lớn là núi non hiểm trở, bị chia cắt bởi các dãy núi, thung lũng và sông 
suối; địa hình đất dốc, tai biến thiên nhiên liên tục xảy ra nên khó khăn cho sản xuất và giao thông. 
- Kết quả xây dựng bản đồ địa mạo đã chia địa hình Kon Tum thành 21 dạng địa hình thuộc 5 
nhóm nguồn gốc khác nhau. 
- Từ bản đồ địa mạo kết hợp với các bản đồ trắc lượng hình thái đã phân vùng địa mạo Kon Tum 
thành 2 vùng và 6 phụ vùng và bước đầu đề xuất kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ theo các phụ 
vùng địa mạo. 
Lời cảm ơn: Để hoàn thành bài báo này, các tác giả xin được cảm ơn đề tài “Nghiên cứu, đánh giá 
tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt - Lào (tỉnh Kontum và Attapeu) phục 
vụ quy hoạch các khu dân cư và phát triển bền vững” mã số TN3/T12 thuộc chương trình Tây Nguyên 
3 đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện cho việc thực hiện nghiên cứu của các tác giả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Cục Thống kê tỉnh Kon Tum, 2014. Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2013. 
[2] Uông Đình Khanh, Bùi Quang Dũng, 2012. Điều kiện phát sinh và đặc điểm địa mạo tỉnh 
Kon Tum. Báo cáo chuyên đề. Viện Địa lí - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 
Hà Nội. 
[3] Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, 2010. Báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kon Tum 
đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Kon Tum. 
ABSTRACT 
Geomorphological characteristics of Kon Tum Province 
and an orientational proposal on territorial use 
Kon Tum is a mountainous province located in northern Tay Nguyen. The provincial terrain is 
mainly mountainous. There are also basaltic plateaus, valleygraben, denuded hills and pediment. The 
results of the geomorphological mapping was divided into 21 terrain types within five different origin 
groups. Using the geomorphological maps combined with other morphological maps (slope map, 
deeply dissected map and horizontal separation map), the Kon Tum territory was divided into 2 
geomorphological regions and 6 geomorphological sub-regions and a proposal was made for use of 
territory in the geomorphological sub-regions. 
Keywords: Kon Tum, plateaus, pediment. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_dia_mao_tinh_kon_tum_va_mot_so_kien_nghi_dinh_huong.pdf