Một số yêu cầu của thư viện trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Chất lượng của hoạt động thông tin - thư viện trong trường đại học là một trong những tiêu
chuẩn được nêu trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Yêu cầu của thư viện trong
kiểm định chất lượng giáo dục đại học là cơ sở cung cấp tài nguyên thông tin đáp ứng công tác đào tạo
và nghiên cứu khoa học của giáo dục đại học. Bài viết làm rõ các yêu cầu về tiêu chuẩn của thư viện
trong kiểm định chất lượng giáo đại học.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Một số yêu cầu của thư viện trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số yêu cầu của thư viện trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 30 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2021 Đặt vấn đề Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia không chỉ cạnh tranh về kinh tế, về chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà còn cạnh tranh về giáo dục. Điều này đã đặt ra một yêu cầu sống còn đối với các cơ sở giáo dục trong việc tìm chỗ đứng, khẳng định uy tín và hội nhập vào nền giáo dục toàn cầu. Các cơ sở giáo dục đang đối diện với nhiều cơ hội và thách thức của cách mạng số. Đó là vì cơ sở giáo dục phải thực hiện nhiều chức năng khác nhau: dạy học, nghiên cứu và dịch vụ giáo dục đều bị tác động bởi công nghệ số có sẵn để sử dụng [Weller Anderson, 2013]. Một vấn đề khác đặt ra cho các cơ sở đào tạo là cách thức tổ chức để chuyển tải nội dung chương trình đào tạo đến người học [Phan Chí Thanh, 2018]. Bên cạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chương trình thì việc xây dựng thư viện các trường đại học trở thành những trung tâm học liệu, đáp ứng tốt nhu cầu tự học, tự nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Bảo đảm chất lượng hoạt động thư viện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, do đó, vai trò của thư viện cần phải được khẳng định. Thư viện đại học cần được đầu tư đúng mức để trở thành một trung tâm thông tin, không chỉ thu thập thông tin mà còn xử lý các dạng thông tin một cách chọn lọc, giúp bạn đọc tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất, chính xác nhất, thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của người dùng tin [Lê Quỳnh Chi, 2013]. 1. Khái niệm Theo Luật giáo dục (2019): Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành. Chúng ta có thể khái quát kiểm định chất lượng thư viện đại học là một trong những yêu cầu của kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, là yếu tố nhằm bảo đảm tài nguyên thông tin phục vụ cho quá trình giáo dục và đào tạo của cơ sở giáo dục về chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học cho người dạy và người học. MỘT SỐ YÊU CẦU CỦA THƯ VIỆN TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Tóm tắt: Chất lượng của hoạt động thông tin - thư viện trong trường đại học là một trong những tiêu chuẩn được nêu trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Yêu cầu của thư viện trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học là cơ sở cung cấp tài nguyên thông tin đáp ứng công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của giáo dục đại học. Bài viết làm rõ các yêu cầu về tiêu chuẩn của thư viện trong kiểm định chất lượng giáo đại học. Từ khoá: Thư viện; kiểm định chất lượng giáo dục; giáo dục đại học. SOME OF LIBRARY’S REQUIREMENTS IN ACCREDITATING THE QUALITY OF UNIVERSITY EDUCATION Abstract: The quality of information and library activities in universities is one of the standards which is hightlighted in the set of standards for accreditation of education’s quality. The library’s requirement for accreditation of education’s quality is the basis for providing information resources to meet the demand of the training and scientific research work of University education. The paper clarifies the library’s standard requirements for University education accreditation. Keywords: Library; education’s quality accreditation; university education ThS Trần Dương, ThS Nguyễn Thị Đào, ThS Phan Thị Dung Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Hà Tĩnh NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 31THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2021 2. Khái quát về kiểm định chất lượng giáo dục đại học 2.1. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam Từ năm 2007 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo, chu kỳ và quy trình kiểm định; hệ thống các văn bản quy định về công tác đánh giá và kiểm định cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo cùng các hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn dùng để làm công cụ thực hiện. Hệ thống văn bản quy định về công tác đánh giá và kiểm định các cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo ngày càng đầy đủ, đánh dấu sự hoàn thiện về quá trình chuyển giao các phương pháp đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ sở giáo dục trên cả nước, chuẩn bị tiến đến kiểm định chất lượng toàn diện. Ngày 01/11/2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học với 10 tiêu chuẩn, 61 tiêu chí. Đến năm 2017, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành bộ tiêu chuẩn mới với 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí trong kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục. Theo Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo), tính đến ngày 31/3/2020, đã có 141 cơ sở giáo dục đại học; 08 trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (trong đó có 134 cơ sở giáo dục đại học và 08 trường cao đẳng sư phạm được đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước; 07 cơ sở giáo dục đại học được đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài). Đối với chương trình đạo tạo của các trường đại học ở Việt Nam, có 221 chương trình, bao gồm: 65 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước; 156 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài [Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020]. 2.2. Tiêu chuẩn thư viện trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học Trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2007 có tiêu chuẩn 9 về các cơ sở trang thiết bị và hạ tầng, trong đó có tiêu chí riêng về thư viện là: 9.1. Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả. Trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của AUN-QA được áp dụng tại Việt Nam năm 2018 không ... n thế giới và của Việt Nam cũng là nguồn tài nguyên thông tin được bổ sung miễn phí hữu ích mà các thư viện đại học cần cập nhật và khai thác. Tài nguyên thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm tất cả các loại hình tài nguyên như: tài nguyên số, tài liệu giấy, tài liệu đa phương tiện,... Những tài liệu được yêu cầu bắt buộc là học liệu học tập trong các đề cương môn học, chương trình đào tạo (bao gồm tài liệu bắt buộc là giáo trình và tài liệu tham khảo). Khi kiểm định, việc đánh giá căn cứ vào tài liệu trong chương trình đào tạo từng chuyên ngành và đề cương chi tiết của từng môn học. Những tài liệu được đưa vào trong từng đề cương môn học phải có trong thư viện và phải được cập nhật đúng các yếu tố về nội dung và hình thức của tài liệu, ưu tiên các tài liệu mới cập nhật dựa vào năm xuất bản. Tài nguyên thông tin được yêu cầu trong kiểm định có thể là tài nguyên số và tài nguyên dạng giấy, các tài nguyên thông tin này phải bảo đảm bản quyền và sở hữu trí tuệ. Tài nguyên thông tin của thư viện phải là nguồn thông tin chính và là sự lựa chọn đầu tiên khi người dùng tin có nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, thư viện phải có các sách báo, tài liệu phục vụ việc nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng cho bạn đọc; có sách báo tài liệu phục vụ nhu cầu tìm hiểu về văn học, lịch sử và văn hoá đất nước; có sách báo, tài liệu phục vụ nhu cầu giải trí của độc giả; Bảo đảm đủ đầu sách, tài liệu tham khảo tối thiểu cho các chương trình đào tạo. Để xây dựng nguồn học liệu tốt, đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ, các thư viện đại học cần chú trọng đến việc bổ sung tài liệu phù hợp với đề cương môn học, cung cấp tài liệu ở nhiều dạng khác nhau để sinh viên có thể khai thác được nguồn thông tin đầy đủ nhất. 3.3. Sự hài lòng của người dùng tin Chất lượng hoạt động thư viện được đánh giá tổng thể dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau, như: chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm và dịch vụ TT - TV, chất lượng hệ thống tìm tin, chất lượng cán bộ thư viện, Nghiên cứu người dùng tin giúp thư viện đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động, chất lượng thư viện dựa trên kết quả đánh giá, phản hồi của người dùng tin. Chính kết quả khảo sát người dùng tin là yếu tố góp phần giúp thư viện đại học điều chỉnh và tự đánh giá chất lượng phục vụ của mình. Từ đó, thư viện có thể điều chỉnh, xây dựng sản phẩm, dịch vụ thông tin phù hợp, phát triển chất lượng hệ thống hỗ trợ người dùng tra cứu tin, [Bùi Hà Phương, 2016]. Nghiên cứu, khảo sát người dùng tin là yêu cầu cần và bắt buộc của thư viện đại học trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Bởi người dùng tin là tấm gương phản chiếu, thước đo hiệu quả về chất lượng phục vụ của thư viện. Trong hoạt động kiểm định giáo dục, các thư viện phải NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 34 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2021 có số liệu đã khảo sát người dùng tin liên tục trong 5 năm về hoạt động của thư viện như: tài nguyên thông tin, cán bộ thư viện, thái độ phục vụ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, thư viện số,... Các số liệu đó phải được xử lý, phân tích được thực trạng, ưu điểm, nhược điểm, các giải pháp để không ngừng cải tiến các hoạt động của thư viện giữa năm trước so với năm sau. Các phần mềm quản lý thư viện phải thống kê được lượt bạn đọc đến thư viện, lượt bạn đọc đến đọc sách tại các phòng đọc, lượt bạn đọc truy cập tài liệu số của thư viện. Ngoài ra, cần có số liệu cụ thể về lượt đọc, luân chuyển tài liệu và lượt đến thư viện của sinh viên các khoa đào tạo, các ngành đào tạo để có những cải tiến và giải pháp thu hút sinh viên đến thư viện. Việc nghiên cứu, khảo sát người dùng tin giúp thư viện đại học nhận biết được nhu cầu của người dùng tin. Trên cơ sở đó, thư viện định hướng, tiếp cận chủ động và cung cấp thông tin cho người dùng tin một cách đầy đủ và bền vững cũng như có kế hoạch bổ sung tài nguyên thông tin đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. 3.4. Cán bộ thư viện đại học Trong thời đại công nghệ 4.0, cán bộ thư viện không chỉ cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một cán bộ thư viện số. Cán bộ thư viện phải là người “giảng viên thứ hai” để sẵn sàng nhận biết nhu cầu thông tin, khả năng định vị, tìm kiếm, đánh giá sự tương thích giữa nguồn thông tin và nhu cầu của người dùng tin, sử dụng và phân phối thông tin cho người dùng tin và sẵn sàng chia sẻ thông tin với người dùng tin Các trường đại học phải thường xuyên quan tâm tới đội ngũ cán bộ thư viện - những người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của thư viện. Vì vậy, cán bộ thư viện phải thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm nghề nghiệp. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng trình độ chính trị cho đội ngũ cán bộ thư viện cần được quan tâm và tiến hành thường xuyên. Đối với những cán bộ thư viện đã được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ thư viện thì cần khuyến khích học tập nâng cao trình độ, còn đội ngũ cán bộ thư viện không được đào tạo đúng chuyên ngành, cần yêu cầu và bắt buộc họ tham gia những lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để cập nhật những cái mới, tiến bộ. Phân bổ đội ngũ cán bộ một cách phù hợp và hài hòa, tương xứng với trình độ chuyên môn và sở trường của họ. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, bảo đảm kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cán bộ thư viện phải có năng lực để khẳng định vai trò của mình trong việc hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo của một trường đại học. 3.5. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin Với xu thế phát triển như hiện nay, các thư viện đại học đang chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại với nhiều tiện ích đáp ứng nhu cầu và yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng hiện đại hóa hoạt động thư viện đại học. Xây dựng thư viện trở thành một không gian học tập chung là nhiệm vụ và là mục tiêu của các trường đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở vật chất của thư viện phải bảo đảm về diện tích, không gian học tập, đáp ứng chỗ ngồi cho việc học tập và tra cứu tại thư viện. Có đầy đủ các bộ phận phòng đọc sách, phòng mượn sách, phòng máy tính tra cứu kết nối mạng inetnet, phòng mượn trả tài liệu, phòng xử lý nghiệp vụ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin: Hệ thống thư viện được tin học hoá và có tài nguyên số; thư viện của trường đại học phải được nối mạng internet, liên kết khai thác và chia NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 35THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2021 sẻ tài liệu với các trường đại học khác. Thư viện đại học phải có phần mềm quản lý thư viện điện tử. Thư viện số đáp ứng với các tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện quốc tế và quốc gia. Thư viện điện tử phải đáp ứng các tiêu chí: Hệ thống thư viện được quản lý bằng các phần mềm, mạng máy tính kết nối mạng internet; sách và tài liệu trong thư viện có thể tra cứu từ xa qua mục lục trực tuyến (OPAC); thư viện có hệ thống tài nguyên số có bản quyền; thư viện có hệ thống chia sẻ thông tin với các thư viện số của các trường đại học trên thế giới và ở Việt Nam để khai thác và trao đổi tài nguyên thông tin phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên và sinh viên. 3.6. Nguồn kinh phí đầu tư cho thư viện đại học Thư viện đại học được coi là một bộ phận của trường đại học, hoạt động như một phòng chức năng, kinh phí hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn ngân sách của nhà trường [Lê Thị Quỳnh Chi, 2016]. Nguồn kinh phí cho hoạt động thư viện có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hiện đại hóa thư viện đại học. Nguồn kinh phí đó nhằm duy trì và phát triển thư viện trong việc đầu tư cơ sơ hạ tầng, trang thiết bị, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt, xây dựng kế hoạch bổ sung tài nguyên thông tin theo quý, theo năm để bảo đảm phục vụ cho nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường. Thư viện xây dựng kế hoạch, lập dự trù kinh phí dựa trên thực tế của các chuyên ngành đào tạo và nhu cầu tài liệu từ các khoa đào tạo để bổ sung cập nhật tài nguyên thông tin theo nguồn học liệu yêu cầu trong đề cương môn học và chương trình đào tạo của từng chuyên ngành. 3.7. Tổ chức các hoạt động của thư viện đại học Người dùng tin luôn là thước đo để đánh giá hiệu quả và chất lượng của thư viện đại học. Thu hút bạn đọc đến với thư viện là một trong những nhiệm vụ của thư viện. Để thu hút người dùng tin đến thư viện, hằng năm các thư viện đại học cần chủ động xây dựng các chương trình và hoạt động nhằm thu hút bạn đọc như: - Tổ chức ngày hội đọc sách: là một trong những phương thức tuyên truyền và giới thiệu sách trực quan sinh động. Ngày hội đọc sách góp phần tôn vinh sách, quảng bá cho văn hóa đọc và bảo vệ quyền lợi của những người làm sách chân chính và triển khai thực hiện việc phát triển văn hóa trong lĩnh vực thư viện với mục tiêu: “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội nhằm góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”. - Tổ chức hội nghị bạn đọc: được xây dựng với các nội dung cụ thể gắn liền với hoạt động TT - TV của trường đại học như: Trao đổi, tham luận, khảo sát mức độ đáp ứng của thư viện. - Tập huấn nâng cao năng lực thông tin cho người dùng tin: Nhận thức được tầm quan trọng của năng lực thông tin và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế giáo dục đại học, mục tiêu của chương trình và nội dung năng lực thông tin trang bị cho người dùng tin những kiến thức và kỹ năng nhận biết nhu cầu thông tin, hoạch định chiến lược tìm kiếm, định vị, truy cập, đánh giá và sử dụng tài nguyên thông tin trong và ngoài thư viện một cách hợp lý để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học một cách độc lập. - Hỗ trợ người dùng tin: Sử dụng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Yahoo quảng bá, tuyên truyền hoạt động thư viện như các chương trình giới thiệu sách, các bài viết về hoạt động thư viện, trao đổi giải đáp thắc mắc cho người dùng tin; Dịch vụ hỗ trợ bạn đọc trực tuyến qua “online chat” hiện đang được các thư viện áp dụng rộng rãi và hiệu quả do hình thức phục vụ này mang lại, cho thấy một xu thế phát triển tất yếu của NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 36 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2021 các sản phẩm và dịch vụ TT - TV trong giai đoạn công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ. Hỗ trợ trực tuyến qua cổng TT - TV trong việc giúp bạn đọc tìm kiếm tài liệu, mượn trả tài liệu, gia hạn tài liệu trực tuyến. Kết luận Thư viện các trường đại học đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi phương thức tiếp cận, lựa chọn, khai thác, sử dụng thông tin và tri thức của người sử dụng thư viện. Điều đó giúp cho người học có thể phát huy tính sáng tạo và thực hiện phương châm: Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục đại học, các thư viện phải bảo đảm đầy đủ các số liệu và kết quả thực tế theo tiêu chuẩn và tiêu chí liên quan đến thư viện trong giai đoạn 5 năm liện tục. Thư viện trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học đã trở thành cơ hội và cũng là thách thức trong xu thế hội nhập toàn cầu của giáo dục đại học Việt Nam. Chỉ có thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục mới mang lại những giá trị đích thực, nâng cao thương hiệu và chất lượng đào tạo của mỗi một cơ sở giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Truy cập từ https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/khao-thi- va-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc/Pages/De- fault.aspx ngày 02 tháng 3 năm 2020. 2. Bùi Hà Phương (2016). Cán bộ thư viện đại học trong quản lý hệ thống thông tin số hỗ trợ hành vi thông tin của người dùng tin, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, Số 3, Tr. 19-25. 3. Bùi Loan Thuỳ, Ngô Thị Bích Phương (2014). Đầu tư vào thư viện đại học và các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 1, Tr. 22 - 28. 4. Huỳnh Đình Chiến, Huỳnh Thị Xuân Phương (2012). Nâng cao chất lượng các dịch vụ thông tin - thư viện, ngày cập nhật 10/12/2013, Trung cập từ index.php/chuyen-de/16-nang-cao-cht-lng-cac- dch-v-thong-tin--th-vin ngày 26 tháng 01 năm 2020. 5. Lê Quỳnh Chi (2013). Đầu tư cho thư viện đại học- đầu tư cho giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 45, Tr. 71 - 78. 6. Nguyễn Hoàng Sơn và cộng sự (2016). Bước đầu đánh giá chất lượng thư viện đại học theo hướng thư viện đại học nghiên cứu của Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, Số 4, Tr.3 - 9. 7. Nimsomboon, N., Nagata, H. (2003). Assessment of Library Service Quality at Thammasat University Library System: Tham- masat Uni versity Library, Thammasat Universi- ty, Bangkok, 63 trang. 8. Phan Chí Thanh (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 - Xu thế phát triển của giáo dục trực tuyến, Tạp chí giáo dục, Số 421, Tr. 43 - 46; 19. 9. Quốc hội Việt Nam (2019). Luật giáo dục, số 43/2019/QH14, ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2019. 10. Quốc hội Việt Nam (2019). Luật Thư viện, Số 46/2019/QH14, ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2019. 11. Thúy Nga, Hạ Anh (2018). Tiêu chí nào nhiều trường đại học Việt Nam chưa đạt được nhất?, Truy cập từ duc/tuyen-sinh/tieu-chi-nao-nhieu-truong-dai- hoc-viet-nam-chua-dat-duoc-nhat-471801.html ngày 26 tháng 01 năm 2020. 12. Weller Anderson (2013). Digital resilience in higher education, European Journal of Open Distance and E-Learning, Vol 16 (1), pp. 53-66. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 15-6-2020; Ngày phản biện đánh giá: 06-9-2020; Ngày chấp nhận đăng: 19-02-2021).
File đính kèm:
- mot_so_yeu_cau_cua_thu_vien_trong_kiem_dinh_chat_luong_giao.pdf