Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của Ot Ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc M’nông

 Sử thi M’nông (ot ndrong) là một di sản văn hoá của tộc người M’nông

cũng như của dân tộc Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu sử thi

M’nông từ hai góc nhìn: thứ nhất, trong môi trường diễn xướng, ot ndrong gắn liền với

vai trò của nghệ nhân hát kể sử thi và hoạt động hát kể sử thi; thứ hai, trong quan hệ

với cộng đồng, ot ndrong gắn liền với tập tục, tín ngưỡng, căn tính văn hoá của tộc

người M’nông. Để khảo sát các khía cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã

dân tộc học, kết hợp phương pháp phân tích tư liệu. Đóng góp của bài viết là chỉ ra

những nét đặc thù về nghệ nhân hát kể sử thi M’nông vào hoạt động hát kể sử thi

M’nông, đồng thời diễn giải những biểu hiện của đời sống văn hoá cộng đồng dân tộc

M’nông được lưu giữ trong ot ndrong. Từ đó, chúng tôi kêu gọi ý thức lưu giữ, bảo tồn

ot ndrong nói riêng cũng như các giá trị văn hoá của dân tộc M’nông nói chung.

Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của Ot Ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc M’nông trang 1

Trang 1

Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của Ot Ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc M’nông trang 2

Trang 2

Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của Ot Ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc M’nông trang 3

Trang 3

Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của Ot Ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc M’nông trang 4

Trang 4

Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của Ot Ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc M’nông trang 5

Trang 5

Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của Ot Ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc M’nông trang 6

Trang 6

Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của Ot Ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc M’nông trang 7

Trang 7

Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của Ot Ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc M’nông trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 9840
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của Ot Ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc M’nông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của Ot Ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc M’nông

Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của Ot Ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc M’nông
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 70-80 
 73 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÁT KỂ SỬ THI 
VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA OT NDRONG 
VỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC M’NÔNG 
Triệu Văn Thịnh 
Trường Đại học Tây Nguyên, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk 
Ngày nhận bài 15/10/2020, ngày nhận đăng 14/12/2020 
Tóm tắt: Sử thi M’nông (ot ndrong) là một di sản văn hoá của tộc người M’nông 
cũng như của dân tộc Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu sử thi 
M’nông từ hai góc nhìn: thứ nhất, trong môi trường diễn xướng, ot ndrong gắn liền với 
vai trò của nghệ nhân hát kể sử thi và hoạt động hát kể sử thi; thứ hai, trong quan hệ 
với cộng đồng, ot ndrong gắn liền với tập tục, tín ngưỡng, căn tính văn hoá của tộc 
người M’nông. Để khảo sát các khía cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã 
dân tộc học, kết hợp phương pháp phân tích tư liệu. Đóng góp của bài viết là chỉ ra 
những nét đặc thù về nghệ nhân hát kể sử thi M’nông vào hoạt động hát kể sử thi 
M’nông, đồng thời diễn giải những biểu hiện của đời sống văn hoá cộng đồng dân tộc 
M’nông được lưu giữ trong ot ndrong. Từ đó, chúng tôi kêu gọi ý thức lưu giữ, bảo tồn 
ot ndrong nói riêng cũng như các giá trị văn hoá của dân tộc M’nông nói chung. 
Từ khoá: Nghệ nhân hát kể sử thi; sử thi M’nông (ot ndrong); cộng đồng; dân tộc 
M’nông; di sản văn hoá. 
1. Một số vấn đề về nghệ nhân hát kể sử thi M’nông và hoạt động hát kể sử 
thi M’nông 
1.1. Một số vấn đề về nghệ nhân hát kể sử thi M’nông 
Trong quá trình diễn xướng sử thi, nghệ nhân dân gian có vai trò hết sức quan 
trọng. Họ chính là người chuyên môn hoá đầu tiên trong công việc sáng tạo và biểu diễn 
loại hình “nghệ thuật” này. Tuy văn học dân gian là sáng tác của tập thể nhưng bản chất 
của tập thể đó là tập hợp của những cá nhân tài năng, có khả năng nghệ thuật vượt qua số 
đông quần chúng còn lại. 
Nghệ nhân ot ndrong là người có trí nhớ rất tốt, có thể nói là phi thường (có thể 
so sánh với các nghệ nhân hát kể sử thi của thế giới, tiêu biểu như nghệ nhân Trát Ba, 
người Tây Tạng, Trung Quốc đã hát kể được 25 truyện Cách Tát Nhĩ). Nghệ nhân hát kể 
sử thi M’nông có thể thuộc hàng vạn câu ndrong và diễn xướng trong nhiều ngày, tiêu 
biểu như Điểu Mpiơih, Điểu Klưt, Điểu Klung Các nghệ nhân cho biết, muốn nắm bắt 
thành thạo các sử thi, thông thường họ phải trải qua một quá trình học tập và luyện tập 
tương đối dài. Xuất phát từ việc tìm hiểu bí mật tại sao các nghệ nhân mù chữ lại có thể 
ghi nhớ và lưu giữ hàng trăm ngàn câu thơ, các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra, 
phân tích và nghiêng về khuynh hướng cho rằng, mặc dù các câu chuyện sử thi có hàng 
ngàn điểm khác biệt, nhưng “mô hình câu chuyện” của chúng lại chỉ có hạn và phương 
thức gắn kết môtíp của câu chuyện cũng có một số quy luật để tuân theo. Chính các “chi 
tiết lặp lại”, những “khuôn mẫu đúc sẵn” được tạo ra từ rất nhiều “thể thức sử thi” này đã 
giúp nghệ nhân nắm bắt thành thạo các kỹ xảo để kể lại câu chuyện một cách thuần thục 
và lưu loát. 
Email: tvthinh@ttn.edu.vn 
T. V. Thịnh / Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của ot ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc 
 74 
Theo khảo sát của chúng tôi, nghệ nhân hát kể ot ndrong không phải là những 
nghệ nhân chuyên nghiệp, cũng không phải là những nghệ nhân bán chuyên nghiệp và 
việc hát kể ot ndrong chưa trở thành một nghề như ở một số dân tộc trên thế giới (ví dụ ở 
Hy Lạp). Nghệ nhân M’nông diễn xướng sử thi là theo yêu cầu của cộng đồng và nhu 
cầu nội tại của bản thân. Họ không hưởng riêng một quyền lợi vật chất nào, ngoài phần 
thưởng vô giá là lòng tin yêu và sự kính phục của cộng đồng (Đỗ Hồng Kỳ, 2008). Họ 
hát kể sử thi là để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của dân làng, cũng có khi chỉ đơn giản là 
hát trong lúc rảnh rỗi, khi lao động sản xuất để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bản thân; 
và cũng có thể được các thầy cúng, thầy bói vận dụng vào việc tang ma, bói toán, cúng 
đoán bệnh (tất nhiên là chỉ mượn một số lời hát, còn giọng điệu, cách hát, động tác đã 
khác xa “bản gốc”). Tóm lại, nghệ nhân diễn xướng ot ndrong là những người lao động 
bình thường. Trong cộng đồng người M’nông chưa xuất hiện lớp người sống bằng nghề 
hát kể sử thi. Hiện nay hầu hết các nghệ nhân đều đã lớn tuổi và gần như không còn sức 
để hát kể nữa. Những năm 2013, 2014 chúng tôi đã nhiều lần đến xã Đăk Ndrung, huyện 
Đắk Song, tỉnh Đắk Nông gặp nghệ nhân Điểu Klưt và đề xuất ông ot cho chúng tôi nghe 
nhưng ông chỉ hát được vài câu rồi không thể hát tiếp được nữa. Ông cho biết là mệt lắm, 
không còn sức để “kéo” nữa. Mỗi lần như vậy chúng tôi không khỏi băn khoăn nghĩ về 
một nghệ nhân tài hoa, một “báu vật sống” đang gìn giữ những giá trị văn hoá tộc người 
chẳng bao lâu nữa sẽ về với tổ tiên 
1.2. Về hoạt động hát kể sử thi M’nông 
Trong cuốn sách Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Võ Quang 
Nhơn đã nói, môi trường diễn xướng của sử thi thần thoại luôn kèm theo các nghi lễ tôn 
giáo. Về đặc điểm này, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong kho tàng văn học dân 
gian các dân tộc ít người ở Việt Nam thì chỉ có sử thi của người Mường và sử thi của 
người M’nông là được dùng với ý nghĩa thiêng liêng này. Trong sử thi của người Mường 
và người M’nông có nhiều câu, nhiều đoạn được dùng để hát kể khi đưa tiễn linh hồn 
người chết, để bói toán, đoán bệnh. Người diễn xướng sử thi trong lễ tang ma của người 
Mường là những ông mo, của người M’nông là những bơjâu. Trong khi sử thi của các 
dân tộc khác như khan của người Êđê, hơmon của người Bana lại được diễn xướng bởi 
các nghệ nhân bình thường và thường được diễn xướng trong lúc vui chơi, rỗi rãi 
Đối với khan Êđê, khi diễn xướng, nghệ nhân chủ yếu chỉ dùng ngôn ngữ và 
giọng điệu để biểu đạt nội dung truyện kể, rất ít khi người nghệ nhân dùng động tác nào 
đó để mô phỏng cử chỉ, hành động của nhân vật. Tuỳ theo nội dung cụ thể của truyện kể 
mà nghệ nhân có giọng kể sao cho phù hợp, nhằm đưa lại hiệu quả nhận thức, thẩm mĩ 
cao nh ... t “về phương thức diễn xướng, trong khi sử thi 
thần thoại là một thành tố trong cơ cấu diễn xướng nghi lễ tôn giáo dân gian thì sử thi 
anh hùng là một sinh hoạt văn hoá thế tục, được diễn xướng một cách bình thường, tách 
rời khỏi nghi lễ tôn giáo” (Võ Quang Nhơn, 1981, tr. 43). 
2. Mối quan hệ của ot ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc M’nông 
Ot ndrong là bức tranh toàn cảnh, là kho tri thức về cuộc sống của người 
M’nông thời cổ xưa. Người ta có thể tìm thấy ở đó những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong 
cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đến những vấn đề lớn lao về nhân sinh quan và thế giới 
quan của người M’nông. Khi nghe hát kể ot ndrong, người diễn xướng cũng như người 
nghe đều không coi đó chỉ đơn thuần là trò giải trí, mà còn là những bài học về lịch sử 
của dân tộc mình. Khi diễn xướng, người nghệ nhân không hề có ý thức là mình nói lên 
tiếng nói của tâm tư, tình cảm cá nhân, mà đó là tiếng nói chung của tư tưởng, t ình cảm 
của cả cộng đồng. 
Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay ot ndrong vẫn có một ý nghĩa rất quan 
trọng trong đời sống hằng ngày của người M’nông. Nhiều câu ot ndrong đã trở thành 
thiêng liêng trong cuộc sống của họ. Những câu mà thủ lĩnh Tiăng dạy các thành viên thị 
tộc ở trong ot ndrong đã trở thành những câu châm ngôn quen thuộc mà người thợ săn 
nào cũng phải biết trước lúc vào rừng: 
Săn bò rừng không được nói tên chỉ được gọi là con đỏ 
Săn trâu rừng không được nói tên chỉ gọi là con sừng. 
Ot ndrong còn phản ánh rất nhiều vấn đề về đời sống tinh thần của người M’nông 
mà qua đó chúng ta thấy được những tri thức, kinh nghiệm sống của họ. Đã thành tập 
tục, trước lúc đi đâu xa hay trước khi thực hiện một công việc quan trọng nào đó, người 
M’nông thường cúng khấn thần linh để mong thần linh che trở, phù hộ cho họ. Mỗi khi 
lên đường thực hiện một công việc nào đó, dọc đường đi, nếu gặp chim sẻ kêu phía bên 
trái thì người M’nông cho rằng sẽ gặp may mắn, còn nếu gặp cây đổ sẽ không tránh khỏi 
trắc trở, rủi ro. Điều này cũng được thể hiện trong các tác phẩm ot ndrong: 
Cây guih ngã bên phía tay phải 
Cây sa ngã bên phía tay trái 
Dong nói với Ndru rằng 
Những cái xảy ra là điềm xấu 
 (Đỗ Hồng Kỳ, 2008, tr. 258) 
Qua tác phẩm ot ndrong chúng ta biết được trước đây, khi gia đình M’nông có 
người hay một con vật nào đó sinh nở thì gia đình phải kiêng cữ, người ngoài gia đình 
chỉ được đến chơi và vào nhà sau một khoảng thời gian nhất định: 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 70-80 
 77 
Con dê đẻ ba đêm hết cữ 
Con heo đẻ bốn đêm hết cữ 
Con người đẻ bốn đêm hết cữ 
 (Đỗ Hồng Kỳ, 2008, tr. 259) 
Ot ndrong còn cho chúng ta thấy được rất nhiều sắc thái văn hoá, những tập quán 
sinh hoạt của người M’nông. Ví dụ, mỗi khi nhà có khách, gia chủ sẽ mời uống rượu cần 
theo tập quán của người M’nông: khách nếm một hơi rượu đầu, sau đó chủ uống trước, 
khách uống sau. Những tập quán về dựng vợ gả chồng cũng được ot ndrong nói đến 
nhiều và đây là lời của Yang đòi cha mẹ đi hỏi vợ cho mình: Sao mẹ cha không đem con 
heo, ché rượu, không kiếm vòng bạc, vòng đồng, không tìm chuỗi hạt nhiều màu để làm 
đồ hỏi vợ cho con. Theo lễ tục của người M’nông thì con trai đến tuổi trưởng thành thì 
bố mẹ phải tính đến việc đi hỏi vợ cho con và lễ vật khi đi hỏi vợ phải có đầy đủ những 
thứ như trên. Trong sử thi cũng như trong cuộc sống hiện nay ở cộng đồng người 
M’nông vẫn lưu giữ tập quán, khi có con, nếu sinh con gái người ta cúng Yang cho đứa 
bé bằng cào, bằng lược; còn nếu sinh con trai thì người ta sẽ cúng Yang cho nó bằng rìu, 
bằng rựa. 
Tác phẩm Mùa rẫy bon Tiăng là câu chuyện nói về quá trình lao động sản xuất, 
về đời sống xã hội và về cuộc đấu tranh chống thiên tai của người M’nông. Tác phẩm 
chứa đựng những hiểu biết, kinh nghiệm của người M’nông xưa trong việc canh tác 
nương rẫy và thời vụ gieo trồng: 
Tháng một ta đốt rẫy cũ 
Tháng hai ta phát rẫy mới 
Tháng ba ta đốt rẫy mới 
Tháng bốn ta đi trỉa rẫy cũ 
Tháng năm ta đi trỉa rẫy mới 
Tháng sáu, tháng bảy phải làm cỏ lúa 
Tháng tám đuổi chim rách giữ rẫy 
Tháng chín, tháng mười tuốt lúa về nhà 
 (Trần Tấn Vịnh, 1994, tr. 28) 
Trong ot ndrong cũng chứa đựng rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ nhằm 
khuyên răn con người cách sống, cách lao động sản xuất: 
Muốn có rẫy phải rủ nhau làm 
Muốn bắn con sóc phải làm ná 
Muốn bắt được con cá phải làm rớ 
Muốn bắt được con chuột phải làm bẫy đung. 
Trong cuộc sống, người M’nông có tục chia của cải cho người chết. Tục này cũng 
đuợc ot ndrong đề cập như sau: 
Họ chia vòng tay một phần cho người chết 
Họ chia xâu cườm một phần cho người chết 
Họ chia răng bịt một phần cho người chết 
Bầu cơm vỡ chia cho Ting một cái 
Cái nồi vỡ chia cho Rung một cái 
 (Viện KHXH Việt Nam, 2006, tr. 2455) 
T. V. Thịnh / Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của ot ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc 
 78 
Ot ndrong còn đề cập đến nhiều phong tục, tập quán khác của người M’nông, như 
khi lấy chiêng, trống ra đánh thì phải làm lễ cúng thần linh; trong gia đình, người đàn 
ông có việc phải đi xa, người phụ nữ ở nhà phải kiêng cữ: 
Đàn ông goá vợ mượn cuốc không cho 
Đàn ông goá vợ mượn cào cũng kiêng 
Đàn bà goá chồng mượn rìu không nên. 
Trong đời sống của người M’nông, tín ngưỡng về bùa ngải, ma lai chiếm giữ một 
vị trí cực kỳ quan trọng và họ luôn tin những thứ đó là có thật, chi phối mọi mặt đời sống 
của họ. Trong ot ndrong thì ma lai, bùa ngải và các hình thức bói toán để đoán bệnh xuất 
hiện với một tần suất khá đậm. Việc truyền ma lai cho nhau là nguyên nhân của mọi 
hiềm khích, mọi hận thù, là nguyên nhân dẫn đến những cuộc chiến tàn khốc giữa các 
nhân vật trong tác phẩm sử thi. Vì ma lai mà họ lừa gạt, chém giết lẫn nhau. Hiện nay, 
bùa ngải vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của người M’nông. Họ vẫn tin rằng những câu 
chuyện về bùa ngải, ma lai là có thật, điều này đã gây ra những câu chuyện đau lòng 
trong cuộc sống của cộng đồng. 
Trong ot ndrong thì các loại nhạc cụ, chức năng và công dụng của nó đã được kể 
ra một cách khá chân thực và sinh động. Cồng chiêng là loại nhạc cụ vừa đáp ứng nhu 
cầu vui chơi giải trí vừa thực hiện chức năng là chiếc cầu nối giữa cuộc sống của con 
người với thế giới thần linh: Khi làm cỏ lúa người ta đánh chiêng nhỏ; lúc tuốt lúa đánh 
chiêng lớn; nhà có khách thì đánh chiêng yau; kèn mbuăt thường được thổi khi có cuộc 
sống thanh bình, tù và được thổi khi có chiến tranh, gong put được người ta treo trên rẫy, 
âm thanh phát ra có tác dụng đuổi khỉ, đuổi chim Trong tác phẩm ot ndrong còn kể 
khá chi tiết về những nguyên liệu làm nên một loại nhạc cụ nào đó, như gâr - một loại 
trống chỉ đánh trong đám tang và báo động khi có chiến tranh thì được mô tả “một bên 
bịt bằng da bò, một bên bịt bằng da trâu”. Âm thanh của nhiều loại nhạc cụ được biểu 
hiện với những âm sắc khác nhau: tiếng kèn mbuăt thì du dương, dìu dặt; tiếng tù và thì 
ngân nga, vang vọng; tiếng cồng chiêng thì dồn dập, trầm hùng và rộn rã 
Ot ndrong còn được dùng để khóc tang (chỉ mượn lời của ot ndrong và được khóc 
hát với một ngữ điệu khác với ot ndrong, họ gọi đó là nhĭm khit); để bói toán, đoán bệnh; 
để cúng khấn thần linh mỗi khi thực hiện một công việc gì đóNói tóm lại ot ndrong có 
mối quan hệ hết sức bền chặt và có vai trò rất quan trọng trong đời sống cộng đồng dân 
tộc M’nông cả trước đây cũng như hiện nay. Chúng ta cần nâng niu, trân trọng và gìn giữ 
nó. Vì vậy chúng tôi đưa ra một số kiến nghị nhằm để có thể bảo tồn và phát huy được 
những giá trị to lớn của nó. 
3. Kết luận 
Dân tộc M’nông là chủ nhân của một kho tàng văn hoá dân gian vô cùng sinh 
động và độc đáo. Trong kho tàng văn hoá dân gian ấy, nổi trội hơn cả là các tác phẩm sử 
thi, nó không chỉ là tài sản văn hoá vô giá của người M’nông mà còn của dân tộc Việt 
Nam và thế giới. Sử thi M’nông lưu giữ trong nó nhiều tư liệu quý về dân tộc học, ngôn 
ngữ học và văn hoá dân gian mà chúng ta khai thác chưa được bao nhiêu. Nó chứa đựng 
nhiều vấn đề mà chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để “giải mã”. 
Mặc dù được phát hiện chưa lâu nhưng công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch 
và xuất bản sử thi M’nông đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Sử thi M’nông có số 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 70-80 
 79 
lượng đồ sộ vào bậc nhất trong khu vực và trên thế giới. Nó có nội dung phong phú, hình 
thức đa dạng, môi trường diễn xướng và chức năng sinh hoạt độc đáo. Khi ot ndrong 
được diễn xướng, người M’nông cho rằng nó có thể giúp con người truyền tải được 
những thông tin đến với các đấng thần linh, đồng thời nó như là chiếc cầu nối để gắn kết 
giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau. 
Sử thi M’nông là bức tranh rộng lớn và sinh động phản chiếu một cách toàn vẹn 
đời sống xã hội của người M’nông thời cổ xưa. Là kho tri thức về kinh nghiệm sản xuất, 
sinh hoạt xã hội, về công cuộc đấu tranh để cải tạo, chinh phục tự nhiên của người 
M’nông. 
Trong ot ndrong, nghệ nhân đã xây dựng được những nhân vật lý tưởng, đại diện 
cho ước mơ, khát vọng, hoài bão của cộng đồng. Đó là những người anh hùng có sức 
mạnh phi thường, tài năng thiên bẩm, dung mạo phi phàm, luôn lập được những chiến 
công lừng lẫy. Các nghệ nhân M’nông đã xây dựng được thế giới nhân vật phong phú, đa 
dạng với những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, đặc sắc đã làm cho những áng sử thi có sức 
sống mãnh liệt và có sức lay động lòng người sâu sắc 
Ngoài chức năng giải trí, ot ndrong còn được sử dụng để bói toán, đoán bệnh và 
đặc biệt ở một vài nhóm M’nông nó còn được diễn xướng trong đám tang, trong các nghi 
lễ tôn giáo ở dạng sơ khai. 
Ot ndrong là kết quả của sự kết hợp và nâng cao những truyện thần thoại lại với 
nhau. Những truyện thần thoại đó được bổ sung thêm nhiều câu dân ca, các nghi lễ, các 
tập quán sinh hoạt, các câu tục ngữ về những hiện tượng tự nhiên và xã hội. Sử thi 
M’nông là sự tổng hòa một cách nguyên hợp các thủ pháp nghệ thuật của văn học nghệ 
thuật dân gian với các hình thức khác của ý thức xã hội như triết học suy nguyên, tôn 
giáo dưới dạng ma thuật (Viện KHXH Việt Nam, 2005, tr. 20). 
Hiện nay các giá trị văn hoá dân gian của người M’nông đang ngày càng mất đi 
một cách nhanh chóng trước sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và xu thế hiện đại 
hoá. Thực trạng đó đang đặt văn hoá truyền thống của người M’nông trước những thách 
thức rất lớn, đòi hỏi cần phải nhanh chóng đề ra những chương trình, giải pháp nhằm bảo 
tồn các giá trị của nền văn hoá Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông nói riêng. 
Sử thi M’nông đang bị mai một một cách nhanh chóng. Hiện nay, tại các bon làng 
gần như đã vắng bóng những đêm diễn xướng sử thi, điều đó đặt ra cho chúng ta không ít 
khó khăn trong công tác bảo tồn và lưu giữ kho tàng sử thi M’nông. Theo chúng tôi, ot 
ndrong chỉ có thể “sống” được khi nó được đặt trong môi trường đã sản sinh và nuôi 
dưỡng nó. Vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa hoạt động diễn xướng, ghi chép, in ấn 
thành văn bản để bảo tồn, lưu giữ được những giá trị văn hoá độc đáo của tiền nhân. 
Việc sưu tầm, dịch thuật, xuất bản và nghiên cứu sử thi M’nông đã gặt hái được 
nhiều kết qủa đáng trân trọng, song vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu 
để có cái nhìn tổng quan về thể loại văn học dân gian độc đáo này. Công việc trên chỉ 
thực hiện có kết qủa tốt khi có sự đầu tư thời gian, công sức và kinh phí xứng đáng của 
các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp Và điều 
then chốt và quan trọng hơn cả là sự nhiệt tình, sự dấn thân của các nhà nghiên cứu cũng 
như trí thức tại địa phương. 
T. V. Thịnh / Một số vấn đề về hát kể sử thi và mối quan hệ của ot ndrong với đời sống cộng đồng dân tộc 
 80 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bế Viết Đẳng và cs. (1982). Đại cương các dân tộc Êđê, M’nông ở Đắc Lắc. NXB Khoa 
học xã hội. 
Nguyễn Việt Hùng (2011). Công thức truyền thống trong sử thi - Ot Ndrong. Luận án 
tiến sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Đinh Gia Khánh và cs. (1998). Văn học dân gian Việt Nam. NXB Giáo dục. 
Đỗ Hồng Kỳ (1996). Sử thi thần thoại M’nông. NXB Khoa học xã hội. 
Đỗ Hồng Kỳ (2008). Văn học dân gian Êđê - M’nông. NXB Khoa học xã hội. 
Đỗ Hồng Kỳ (2001). Những khía cạnh văn hóa dân gian M’nông. NXB Văn hóa dân tộc. 
Võ Quang Nhơn (1983). Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam. NXB Đại 
học và Trung học chuyên nghiệp. 
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005). Thuốc cá ở hồ Bầu Trời, Mặt Trăng. NXB Khoa 
học xã hội. 
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006). Ting, Rung chết. NXB Khoa học xã hội. 
Viện KHXH Việt Nam - UBND tỉnh Đắc Lắc (2009). Sử thi Việt Nam trong bối cảnh sử 
thi Châu Á. NXB Khoa học xã hội. 
Trần Tấn Vịnh (1994). Cây nêu thần. Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Đắc Lắc. 
SUMMARY 
SOME ISSUES ON M’NONG EPICS AND THE RELATIONSHIP 
BETWEEN OT NDRONG AND THE COMMUNAL LIFE 
OF THE M'NONG PEOPLE 
Trieu Van Thinh 
Tay Nguyen University, Buon Ma Thuot City, Dak Lak Province 
Received on 15/10/2020, accepted for publication on 14/12/2020 
The epic of M’nong (ot ndrong) is a cultural heritage of the M’nong ethnic group 
as well as that of the Vietnamese nation. In this article, the M’nong epic is studied from 
two perspectives: first, in the performing context, ot ndrong cannnot be performed 
without the epic rhapsodes; second, in the relationship with the community, ot ndrong is 
associated with the customs, beliefs and cultural identity of the M’nong ethnic group. 
Ethnographic fieldwork method is applied in this study, combined with data analysis. 
The contribution of the article is to indicate the specific features of the epic rhapsodes in 
M'nong community, and to interpret the communal culture hidden in M’nong people. 
The study therefore raises a voice of preserving ot ndrong in particular as well as the 
M’nong cultural values in general. 
Keywords: Epic rhapsodes; M’nong epic (ot ndrong); community; M’nong ethnic 
group; cultural heritage. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_hat_ke_su_thi_va_moi_quan_he_cua_ot_ndrong.pdf