Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam

Tục ngữ tuy không phải là triết học nhưng về phương diện nào đó nó rất gần gũi

với triết học. Tục ngữ được làm ra với mục đích triết lý, luôn cố gắng phát hiện ra bản

chất và tính quy luật của các sự vật hiện tượng, nên tục ngữ chứa đựng nhiều tư tưởng,

quan niệm triết học rất giá trị. Trong phạm vi bài này, chúng tôi bàn về một số tư tưởng

triết học thể hiện trong tục ngữ Việt Nam. Từ những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích, ta có

thể tìm thấy những câu trả lời cho những vấn đề triết học và qua đó, thấy được giá trị

chân lý, giá trị nhân văn của tư tưởng triết lý dân gian.

Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam trang 1

Trang 1

Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam trang 2

Trang 2

Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam trang 3

Trang 3

Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam trang 4

Trang 4

Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam trang 5

Trang 5

Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam trang 6

Trang 6

Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 13340
Bạn đang xem tài liệu "Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam

Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 77 
M#T S% T T7NG TRI;T HC TRONG T?C NG) VI2T NAM 
Lê Thị Thơi1, Cầm Thị Phượng 
Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên 
Tóm tắt: Tục ngữ tuy không phải là triết học nhưng về phương diện nào đó nó rất gần gũi 
với triết học. Tục ngữ được làm ra với mục đích triết lý, luôn cố gắng phát hiện ra bản 
chất và tính quy luật của các sự vật hiện tượng, nên tục ngữ chứa đựng nhiều tư tưởng, 
quan niệm triết học rất giá trị. Trong phạm vi bài này, chúng tôi bàn về một số tư tưởng 
triết học thể hiện trong tục ngữ Việt Nam. Từ những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích, ta có 
thể tìm thấy những câu trả lời cho những vấn đề triết học và qua đó, thấy được giá trị 
chân lý, giá trị nhân văn của tư tưởng triết lý dân gian. 
Từ khoá: Tục ngữ, tư tưởng, quan niệm triết học. 
1. MỞ ĐẦU 
Tục ngữ là những nhận định, quan niệm của người xưa về những kinh nghiệm trong 
lao động sản xuất; về các hiện tượng tự nhiên, lịch sử xã hội; về tư tưởng, đạo đức, triết lý 
dân gian của dân tộc. Tục ngữ được làm ra với mục đích triết lý, luôn cố gắng phát hiện ra 
bản chất và tính quy luật của các sự vật hiện tượng nên tục ngữ chứa đựng nhiều tư tưởng, 
quan niệm triết học rất giá trị. Làm rõ những tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam 
giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, toàn diện đối với thể loại văn học dân gian này. 
Đồng thời, đây cũng là cơ sở lý luận có tính nguyên tắc giúp chúng ta sử dụng tốt phương 
pháp luận triết học để tìm hiểu tục ngữ cũng như vận dụng tục ngữ trong công việc và cuộc 
sống một cách hiệu quả. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Các khái niệm 
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian, là sáng tác cô đọng nhất, tồn tại dưới hình thức 
những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền nhằm đúc kết kinh 
nghiệm, tri thức của nhân dân. 
1 Nhận bài ngày 15.05.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 24.05.2016 
 Liên hệ tác giả: Lê Thị Thơi; Email: lethoidb@gmail.com 
78 TRNG I HC TH  H NI 
Theo Vũ Ngọc Phan "Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, 
một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Thành ngữ là một 
bộ phận câu có sẵn mà nhiều người quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn được một ý 
trọn vẹn" [9, tr. 31- 32]. 
Triết học là phạm trù ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng, bao gồm hệ thống 
những tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người 
trong thế giới ấy. Do đó, những tri thức triết học được phản ánh thông qua các khái niệm, 
phạm trù, quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm xây 
dựng thế giới quan và phương pháp luận cho hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn 
đời sống của con người. 
2.2. Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam 
Tục ngữ tuy không phải là triết học nhưng về phương diện nào đó nó rất gần gũi với 
triết học. Tác giả Đặng Hiển trong bài viết: "Triết lý về con người trong văn học dân gian 
Việt Nam" ngày 01/12/2009 đã nhận xét: "Nếu hiểu triết học là những nhận thức khái quát 
về thế giới khách quan, về con người với những quan hệ có tính bản chất, tính quy luật, thì 
nông dân có triết học, triết học sâu sắc nữa là khác, triết học đó thể hiện trong văn hoá, văn 
hoá đời sống, văn hoá dân gian mà hạt nhân là văn học dân gian, văn học truyền miệng với 
nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, câu đố, ca dao, tục ngữ..." [3]. 
Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được đúc rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả 
cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm. Do đó, tục ngữ còn được gọi là "triết lý dân 
gian", "triết học của nhân dân lao động". Điều đó có nghĩa là trong nội dung của tục ngữ đã 
chứa đựng những yếu tố của tư tưởng triết học tuy không được thể hiện một cách đầy đủ và 
chặt chẽ như những nguyên lý, quy luật, phạm trù triết học. 
Tục ngữ phản ánh bản thể luận và nhận thức luận triết học 
Về mặt bản thể luận, phần lớn tục ngữ Việt Nam đã phản ánh thế giới quan duy vật. 
Mặc dù không thể hiện dưới hình thức nguyên lý, quy luật, phạm trù nhưng những tư 
tưởng triết học sơ khai đã được đề cập tới, chẳng hạn như thừa nhận sự tồn tại và vận động 
khách quan của thế giới không phụ thuộc vào con người: Chạy trời không khỏi nắng, chạy 
mưa không khỏi trời, "trời", "nắng", "mưa" ở đây chính là hiện thực khách quan. Hay 
khẳng định sự vật và hiện tượng tồn tại, vận động và phát triển theo quy luật khách quan 
vốn có của nó: Trăng đến rằm thì trăng tròn, sao đến tối thì sao mọc; Còn da lông mọc, 
còn chồi nẩy cây... 
Rõ ràng không trực tiếp giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nhưng những 
tư tưởng trên đã phản ánh nhận thức có tính duy vật tự phát, thừa nhận sự tồn tại, vận động 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 79 
và phát triển của thế giới không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Không chỉ 
thừa nhận và hành động theo quy luật khách quan mà nhân dân động còn nhận thấy vai trò 
của nhân tố chủ quan, của ý chí, quyết tâm thay đổi, cải tạo tự nhiên, bắt tự nhiên phục 
tùng mình: Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa... 
Thế giới quan duy vật tự nhiên, sơ giản của nhân dân lao động còn được thể hiện ở 
thái độ phản đối những chuyện mê tín dị đoan và những người làm các nghề thầy bói, thầy 
cúng: Thầy bói nói dựa; Xem bói ra ma, quét nhà ra rá; Hòn đất mà biết nói năng. Thì 
thầy địa lý hàm răng không còn... 
Mặc dù đã có những tư tưởng duy vật mang tính chất trực quan, ngây thơ, chất phác, 
nhưng thế giới quan của người xưa còn biểu hiện tính không thuần nhất, có sự đan xen 
giữa yếu tố duy vật và duy tâm. Tuy có nghi ngờ, không tin vào các loại "thầy" làm nghề 
mê tín, nhưng họ lại tin vào thần thánh, vào vận hạn, vào tướng mạo và những dấu vết trên 
cơ thể con người, vào ngày giờ lành dữ, và nhất là tin vào số mệnh: Một khoáy sống lâu, 
hai khoáy trọc đầu, ba khoáy chóng chết; Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba; Trăm 
đường tránh chẳng khỏi số; Số giàu tay trắng cũng giàu, số nghèo chín đụn mười trâu 
cũng nghèo... 
Những tư tưởng duy tâm, mê tín nói trên không những chi phối nặng nề đời sống của 
nhân dân lao động nước ta trong các xã hội trước đây, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến 
một bộ phận nhân dân trong xã hội ta ngày nay, đặc biệt là đối với lớp người làm nghề 
buôn bán và tầng lớp thanh niên gặp nhiều khó khăn, trắc trở về tình duyên, về công việc 
làm ăn... Chỉ có sự phát triển của đời sống xã hội, của trình độ nhận thức và kinh nghiệm 
thực tế của mỗi người mới có thể dần dần khắc phục và loại trừ những quan niệm sai lầm 
trong thế giới quan và nhân sinh quan. 
Về mặt nhận thức luận, mặc dù xuất phát từ kinh nghiệm nhưng tục ngữ đã ít nhiều đề 
cập đến các cấp độ của nhận thức cũng như mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn và từ đó 
khẳng định khả năng nhận thức của con người. 
Trong tục ngữ Việt Nam thể hiện rất rõ quan điểm thực tiễn, khẳng định sự hiểu biết 
(hay nhận thức) của con người bắt nguồn từ chính thực tiễn. Muốn nên người, muốn hiểu 
biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, 
phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng 
tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Người 
xưa cũng quan niệm giỏi lý thuyết không bằng giỏi thực hành: Trăm hay không bằng tay 
quen; Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm. 
Không chỉ đề cao vai trò của thực hành, thực tiễn, người xưa còn thấy được vai trò to 
lớn của lý luận đối với thực tiễn: Làm việc không kế hoạch như bắt chạch đằng đuôi. "Kế 
80 TRNG I HC TH  H NI 
hoạch" được hiểu là kết quả của nhận thức lý luận, còn "bắt chạch đằng đuôi" là việc làm 
rất khó. Nếu không có lý luận dẫn dắt thì khó có thể thành công trong thực tiễn. 
Nhận thức của người xưa có phần chính xác vì do đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn mà 
có. Tuy nhiên, do trình độ của họ còn thấp kém, kỹ thuật sản xuất còn thô sơ cùng với sự 
bất lực trước các thế lực xã hội nên nhận thức của người xưa còn nhiều hạn chế. Từ chỗ sợ 
hãi trước những lực lượng thiên nhiên luôn luôn đe doạ, con người đi đến sùng bái, tôn thờ 
những lực lượng ấy. Chính vì vậy, trong tục ngữ bên cạnh quan điểm duy vật còn đan xen 
quan điểm duy tâm tạo nên yếu tố nhị nguyên trong thế giới quan của họ. 
Tục ngữ phản ánh tư duy biện chứng 
Cùng với tư tưởng duy vật tự phát, trong tục ngữ Việt Nam cũng chứa đựng rất nhiều 
những yếu tố của tư duy biện chứng. 
Người xưa nhìn nhận các sự vật và hiện tượng không phải ở trạng thái đứng im, bất 
biến mà ở trong sự vận động, biến đổi và phát triển: Trời còn có khả năng khi mưa, ngày 
còn khi sớm khi trưa nữa người; Người có lúc vinh, lúc nhục, nước có lúc đục lúc trong; 
Hết cơn bĩ cực đến kỳ thái lai; Nước chảy, đá mòn... 
Các sự vật và hiện tượng không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà giữa chúng có những 
mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau: Hổ cậy rừng, rừng 
cậy hổ; Cháy thành vạ lây; Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết... 
Tuy chưa sử dụng phạm trù "chất", "lượng", "độ", "thuộc tính"... như triết học, nhưng 
mối quan hệ giữa lượng và chất lượng được tục ngữ thể hiện khá rõ nét. Phân biệt chất 
khác nhau được tạo nên bởi những thuộc tính khác nhau: Quý hồ tinh bất quý hồ đa; Văn 
hay chẳng lọ dài dòng. Chất bao giờ cũng được coi trọng hơn lượng. Không thể lấy lượng 
thay chất được dù rằng lượng đó gấp bao nhiêu lần: Trăm đom đóm không bằng bó đuốc, 
trăm hòm chì chẳng đúc lên chuông. Sự thay đổi về lượng khi vượt "độ" sẽ dẫn đến sự thay 
đổi về chất: Quá mù ra mưa; Tốt quá hoá lốp; Góp gió thành bão, góp cây nên rừng; Năng 
nhặt chặt bị; Tích tiểu thành đại... 
Quan hệ mâu thuẫn được tục ngữ đề cập đến trong tự nhiên và xã hội như: Được mùa 
cau, đau màu lúa, Được mùa lúa úa mùa cau; Được lòng ta xót xa lòng người; Kẻ ăn 
không hết, người lần chẳng ra... Sự vật hiện tượng luôn chứa đựng tính hai mặt, phải nhận 
thức được cả điểm mạnh, điểm yếu của mình mới là người sáng suốt: Lươn ngắn chê Trạch 
dài; Thờn Bơn méo miệng chê Trai lệch mồm... 
 Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng được tục ngữ đề cập đến ở nhiều góc độ khác 
nhau. Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng: Trông mặt mà bắt hình dong; Người 
khôn dồn ra mặt; Khôn ngoan hiện ra nét mặt, què quặt hiện ra chân tay... Có thể căn cứ 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 81 
vào hiện tượng để kết luận về thực chất sự vật: Nứa trôi sông chẳng giập thì gẫy, gái 
chồng rẫy chẳng chứng nọ cũng tật kia... Hiện tượng khác nhau nhưng bản chất chỉ là một: 
Khác lọ cùng một nước; Bình mới, rượu cũ... Phải cảnh giác với những hiện tượng xuyên 
tạc bản chất: Thủ thỉ nhưng mà quỷ ma; Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi; Bên ngoài 
thơn thớt nói cười, bên trong tẩm ngẩm giết người không dao... 
 Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả được thể hiện trong tục ngữ dưới góc độ 
triết lý nhà Phật: Không có lửa sao có khói; Gieo gió gặt bão... Người Việt Nam luôn tin ở 
hiền gặp lành, vì họ giàu thiện tâm và tin vào luật nhân quả. Tư tưởng này không chỉ là lời 
răn của triết lý nhà Phật, mà còn là lời tâm niệm chân thành của người Việt được họ chiêm 
nghiệm và lý giải trong văn học dân gian: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Thành quả 
hôm nay là kết quả của hôm qua, nỗ lực hôm nay là nguyên nhân thắng lợi của ngày 
mai: Có công mài sắt, có ngày nên kim... 
 Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung trong tục ngữ có lúc là sự phân biệt giữa cái 
bộ phận và cái toàn thể như: Thấy cây mà không thấy rừng... có lúc là là sự gắn bó và phân 
biệt giữa cá thể và và loài trong thế giới sinh vật: Thân chim cũng như thân cò; Lòng vả 
cũng như lòng sung, một trăm con lợn cũng chung một lòng; Sống mỗi người mỗi nết, chết 
mỗi người mỗi tật... 
 Phương pháp tư duy biện chứng trong tục ngữ Việt Nam mặc dù là tự phát, nhưng rất 
sinh động, phong phú. Không chỉ dừng ở việc nêu ra các quy luật vận động hay diễn biến 
của các sự vật hiện tượng tự nhiên, xã hội cùng các hệ quả của nó, mà người xưa còn có 
những bước tiến xa hơn trong việc xác định phương pháp xem xét, nhìn nhận, đánh giá 
sự vật. 
 Tục ngữ phản ánh những vấn đề triết học xã hội 
Nhân dân lao động xưa nhận thức rất rõ vật chất quyết định tinh thần, tồn tại xã hội 
quyết định ý thức xã hội: Có thực mới vực được đạo. Trong cuộc sống, cần quan tâm trước 
hết tới những điều thiết thực nhất như ăn và mặc: Mẻ không ăn cũng chết; Cơm ba bát, áo 
ba manh, đói không xanh, rét không chết... Rõ ràng, ở một góc độ nhất định, quan niệm 
của người xưa đã chứa đựng những tư tưởng gần gũi với quan điểm duy vật lịch sử cho 
rằng suy cho cùng tồn tại xã hội quyết định và sinh ra ý thức xã hội, ý thức xã hội chỉ là sự 
phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Những tư tưởng đó có phần đúng 
đắn vì nó xuất phát từ chính thực tiễn đời sống của nhân dân. 
Cũng từ thực tiễn sinh động đó cha ông ta còn nêu bật vai trò của lao động và thấy rõ 
giá trị của lao động: Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn; Có khó mới có miếng ăn; Tay 
làm hàm nhai, tay quai miệng trễ... Tuy không nêu lên những mệnh đề có tính chân lý như 
82 TRNG I HC TH  H NI 
những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin: "lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên 
của toàn bộ đời sống con người", nhưng cha ông ta đã nhận thấy rất rõ một sự thật hiển 
nhiên là muốn có ăn, có mặc thì phải lao động. 
Bên cạnh những yếu tố duy vật tự phát trong lĩnh vực đời sống xã hội, tục ngữ Việt 
Nam còn thể hiện nhân sinh quan sâu sắc, đó là tư tưởng duy vật, tư tưởng nhân văn về con 
người, đề cao hết mức giá trị và vị thế của con người trong trời đất. 
Về mặt tự nhiên, mọi con người đều như nhau, đều là sản phẩm của tự nhiên. Song 
trong xã hội có giai cấp, con người lại bị phân ra thành kẻ giàu - người nghèo, kẻ sang - 
người hèn. Sự khác nhau giữa họ là do quan hệ xã hội, do địa vị xã hội quy định: Tắt đèn, 
nhà ngói cũng như nhà tranh... 
Con người vốn là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm cao nhất, hoàn mỹ nhất 
của tự nhiên. Nó vừa có vẻ đẹp về thể xác, vừa có vẻ đẹp về tâm hồn, trí tuệ. Đó không chỉ 
là thiên nhiên tự nó, mà còn là thiên nhiên cho nó: Người ta là hoa đất. Câu tục ngữ là sự 
trân trọng, đề cao giá trị con người. 
Con người là sản phẩm của tự nhiên, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm của xã hội. 
Con người không chỉ là tâm điểm của trái đất mà còn là tâm điểm của vũ trụ vì con người 
có trí tuệ. Trí tuệ đã đem lại cho con người sự tìm tòi khám phá, những kiến thức khoa học 
tạo nên những biến đổi lớn lao trong đời sống xã hội. Ngoài những nhu cầu bản năng, con 
người còn có ý thức, có khả năng thăng hoa những nhu cầu ấy thành văn hoá Người. 
Chẳng hạn, con người thăng hoa nhu cầu ăn uống thành văn hoá ẩm thực: Ăn trông nồi, 
ngồi trông hướng; Một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp... 
Ý thức xã hội của người Việt Nam xưa được phản ánh đậm nét trong tục ngữ. Ý thức 
ấy không chỉ là ý chí, mà còn là tình cảm thiết tha, cụ thể, thiêng liêng và sâu nặng với nòi 
giống, quê hương, đất nước... Chẳng hạn như các câu tục ngữ sau: Một giọt máu đào hơn 
ao nước lã; Thương người như thể thương thân; Lá lành đùm lá rách; chim có tổ, người 
có tông... 
Tuy ở những góc độ phản ánh khác nhau nhưng tục ngữ Việt Nam đã phác hoạ rất rõ 
nét đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cha ông xưa, đặc biệt, trong tục ngữ còn 
phản ánh đậm nét nhân sinh quan cũng như thế giới quan người Việt, chứa đựng những 
yếu tố duy vật, biện chứng thô sơ, chất phác. 
3. KẾT LUẬN 
Văn học dân gian nói chung, tục ngữ nói riêng là giá trị tinh thần bất tử của nhân dân 
ta. Việc nghiên cứu tìm hiểu một số tư tưởng triết học thể hiện trong tục ngữ thực chất là 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 83 
làm sáng tỏ chiều sâu của những quan niệm, triết lý... phản ánh thế giới quan, nhân sinh 
quan của người xưa. Những quan niệm, triết lý ấy đã chi phối cách ứng xử của con người 
Việt Nam trong mọi mối quan hệ, mọi lĩnh vực của đời sống. Học tập triết lý cha ông trên 
hệ quán chiếu của chủ nghĩa duy vật biện chứng đòi hỏi chúng ta phải làm cho những giá 
trị đó thực sự là một nguồn nhựa sống nuôi dưỡng tâm hồn, chắp cánh cho thế hệ tương lai 
những hoài bão lớn lao về xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, 
Hà Nội. 
2. Nguyễn Nghĩa Dân (2001), Đạo làm người trong tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Thanh niên. 
3. Đặng Hiển (2009), Triết lý về con người trong văn học dân gian Việt Nam, websitse 
4. Đinh Gia Khánh, Chu Văn Diên và Võ Quang Nhơn (2002), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb 
Giáo dục. 
5. Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (2002), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb 
Đại học Quốc gia Hà Nội. 
6. Tục ngữ ca dao Việt Nam (2002), Nxb Văn hoá - Thông tin. 
7. Văn học (tập 1) (2001), Giáo trình đạo tạo giáo viên Tiểu học hệ CĐSP và Sư phạm 12 + 2, 
Nxb Giáo dục. 
8. Vũ Hùng (2010), Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt 
Nam, websitse  
9. Vũ Ngọc Phan (2000), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Văn học. 
SOME THOUGHTS OF PHILOSOPHY 
OF VIETNAMESE PROVERBS 
Abstract: Proverbs are not philosophy but in terms of something that are very close to 
philosophy. Proverbs are made for the purpose of philosophy. It always tries to discover 
the nature and regularity of the phenomena and things. It contains many valuable 
ideological, philosophical concepts. Within this article, we discuss some philosophical 
thoughts, which are expressed in Vietnamese proverbs. From the brief and concise 
proverbs, we can find the answers to the problems of philosophy and thereby, see the 
value of truth, human values of folk philosophy thoughts. 
Keywords: Proverb, ideology, philosophical ideology. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_tu_tuong_triet_hoc_trong_tuc_ngu_viet_nam.pdf