Một số hạn chế phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang Tiếng Việt

Ở các nước khác, ngành nghiên cứu về dịch thuật, hay còn gọi là phê bình dịch

thuật (Literature Translation Criticism) được phát triển như một ngành học thuật riêng

biệt, có tính đặc thù; nhưng ở Việt Nam, điều này chưa được quan tâm đúng mức. Nghiên

cứu về dịch thuật và hoạt động dịch thuật tác phẩm văn học Hàn Quốc sang tiếng Việt

vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu từ yếu tố ngôn ngữ. Bài viết chỉ ra các hạn chế thường

gặp này trong các bản dịch tiếng Việt một số tiểu thuyết và truyện ngắn cận đại của Hàn

Quốc đã xuất bản gần đây

Một số hạn chế phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang Tiếng Việt trang 1

Trang 1

Một số hạn chế phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang Tiếng Việt trang 2

Trang 2

Một số hạn chế phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang Tiếng Việt trang 3

Trang 3

Một số hạn chế phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang Tiếng Việt trang 4

Trang 4

Một số hạn chế phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang Tiếng Việt trang 5

Trang 5

Một số hạn chế phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang Tiếng Việt trang 6

Trang 6

Một số hạn chế phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang Tiếng Việt trang 7

Trang 7

Một số hạn chế phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang Tiếng Việt trang 8

Trang 8

Một số hạn chế phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang Tiếng Việt trang 9

Trang 9

Một số hạn chế phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang Tiếng Việt trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 10380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Một số hạn chế phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số hạn chế phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang Tiếng Việt

Một số hạn chế phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang Tiếng Việt
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 167 
MT S4 H
N CH PH	T SINH T* YU T4 NGN NG5 
KHI DCH T	C PHQM VN H(C HN QU4C 
SANG TING VIT 
Hà Minh Thành1 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 
Tóm tắt: Ở các nước khác, ngành nghiên cứu về dịch thuật, hay còn gọi là phê bình dịch 
thuật (Literature Translation Criticism) được phát triển như một ngành học thuật riêng 
biệt, có tính đặc thù; nhưng ở Việt Nam, điều này chưa được quan tâm đúng mức. Nghiên 
cứu về dịch thuật và hoạt động dịch thuật tác phẩm văn học Hàn Quốc sang tiếng Việt 
vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu từ yếu tố ngôn ngữ. Bài viết chỉ ra các hạn chế thường 
gặp này trong các bản dịch tiếng Việt một số tiểu thuyết và truyện ngắn cận đại của Hàn 
Quốc đã xuất bản gần đây. 
Từ khóa: phê bình dịch thuật, văn học Hàn Quốc, yếu tố ngôn ngữ, hạn chế 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện mối quan hệ gắn kết tốt đẹp hơn 20 năm giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang ngày 
càng phát triển toàn diện, sâu rộng. Hướng tới sự phát triển theo chiều sâu này, giao lưu 
văn hóa, văn học được coi là một trong những lĩnh vực trước hết cần được quan tâm. Với 
sự hỗ trợ của Hàn Quốc, chủ yếu là của Viện dịch thuật văn học Hàn Quốc, hiện đã có gần 
90 ấn phẩm ở các thể loại liên quan đến văn học Hàn Quốc được dịch và xuất bản ở Việt 
Nam. Thành quả có ý nghĩa này đã giúp cho độc giả Việt Nam, cho những người học tập 
và nghiên cứu về Hàn Quốc nói chung và văn học Hàn Quốc nói riêng ít nhiều có được cái 
nhìn tổng thể cũng như được tiếp xúc trực tiếp với văn học Hàn Quốc. Tuy nhiên, nghiên 
cứu về dịch thuật tác phẩm văn học Hàn Quốc sang tiếng Việt vẫn còn nhiều hạn chế. 
Ở một số quốc gia trên thế giới, ngành nghiên cứu về dịch thuật, hay còn gọi là phê 
bình dịch thuật (Literature Translation Criticism) được phát triển như một ngành học thuật 
riêng biệt, nhưng ở Việt Nam điều này chưa được quan tâm đúng mức. Phê bình dịch thuật 
văn học thường được nói đến khi luận bàn về chất lượng bản dịch tác phẩm văn học, tuy 
1 Nhận bài ngày 16.01.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.02.2017 
 Liên hệ tác giả: Hà Minh Thành; Email: haminhthanh@yahoo.com 
168 TRNG I HC TH  H NI 
vậy, việc đánh giá và phê bình tác phẩm dịch của người khác là việc không dễ. Người phê 
bình dịch thuật nếu không thông hiểu cặn kẽ cả hai nền văn hóa, hai ngôn ngữ; không so 
sánh, đối chiếu, chỉ ra cái được và chưa được của bản dịch với nguyên tác thì khó có thể 
làm công tác phê bình dịch thuật. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ bàn đến một số khó 
khăn, hạn chế xuất phát từ yếu tố ngôn ngữ mà các dịch giả thường phải gặp khi dịch các 
tác phẩm văn học Hàn Quốc ra tiếng Việt, giới hạn trong một số bản dịch các tiểu thuyết, 
truyện ngắn cận đại Hàn Quốc đã xuất bản thời gian gần đây. 
2. NỘI DUNG 
Dấu mốc phân kì Văn học cận đại Hàn Quốc được tính từ cải cách Giáp Ngọ 1894 đến 
trước giải phóng 1945. Đây được coi là thời kì mà văn học Hàn Quốc có nhiều thay đổi, 
phát triển nhất trong lịch sử văn học Hàn Quốc. Các nghiên cứu về văn học thời kì này 
luôn được quan tâm, chú trọng. Việt Nam và Hàn Quốc bước vào thời kì cận đại với thời 
gian tương tự như nhau, đều trải qua những thăng trầm lịch sử có nhiều nét tương đồng 
như nhau nên trong lĩnh vực văn học cũng có nhiều liên hệ thú vị. Tuy nhiên, ngôn ngữ và 
văn phong trong các tác phẩm văn học cận đại Hàn Quốc có sự khác biệt nhất định so với 
văn học ở thời điểm hiện tại nên việc đọc hiểu và biên dịch chúng khó hơn dịch các tác 
phẩm hiện đại gần đây. 
Các hạn chế xuất phát từ yếu tố ngôn ngữ trong việc dịch các tác phẩm văn học Hàn 
Quốc ra tiếng Việt được đưa ra dưới đây rất thường gặp, không đối với riêng cá nhân dịch 
giả nào, tác phẩm nào. Các trường hợp cụ thể mà chúng tôi chỉ ra và trích dẫn dưới đây chỉ 
là các ví dụ thường thấy nhất. 
2.1. Hạn chế do đặc trưng giản lược thành phần câu trong tiếng Hàn 
Về cơ bản, theo sự phân biệt về mặt loại hình mang tính hình thái luận thì tiếng Việt là 
ngôn ngữ đơn lập, còn tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính. Nếu chiểu theo từ 
điển mà hiểu thì ngôn ngữ đơn lập là loại hình ngôn ngữ không có sự thay đổi ở đuôi từ 
hay tiếp từ khi tham gia hoạt động ngữ pháp. Trong các nước Đông Á thì tiếng Việt và 
tiếng Trung thuộc vào loại hình ngôn ngữ này. Còn tiếng Hàn và tiếng Nhật lại thuộc vào 
ngôn ngữ chắp dính, trong đó các ý nghĩa ngữ pháp của từ được thể hiện tùy theo sự kết 
hợp của từ gốc với tiếp từ. Nếu nhìn vào trật tự câu thì tiếng Hàn theo tuần tự cơ bản: “Chủ 
ngữ + bổ ngữ + vị ngữ”, còn trong tiếng Việt thì tuần tự ấy là: “Chủ ngữ + vị ngữ + bổ 
ngữ”. Sự khác nhau căn bản này dẫn đến nhiều khó khăn trong biên dịch khi xác định các 
thành phần câu ở những câu phức. Có thể nói, ngoài đặc điểm chung là cùng thuộc nền văn 
hóa Hán văn, cùng hệ thống chữ biểu âm ra thì tính liên quan giữa tiếng Việt và tiếng Hàn 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 169 
hầu như không có. Do vậy, trước khi xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch 
thuật tác phẩm văn học như bối cảnh lịch sử, văn hóa, chính trị... chúng ta cần xét đến yếu 
tố ngôn ngữ. Vì yếu tố này mang tính quyết định nhất tới độ chính xác khi dịch tác phẩm. 
Bỏ qua các hiện tượng ngữ pháp mà sự am hiểu và thành thục về nó phụ thuộc vào khả 
năng ngôn ngữ của mỗi dịch giả, ở đây người viết chỉ tập trung vào một vấn đề là hiện 
tượng giản lược thành phần câu trong tiếng Hàn, trong đó, giản lược chủ ngữ được coi là 
một trong những đặc trưng. Điều này khác với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, trong đó 
có tiếng Việt. Hiếm có ngôn ngữ nào mà việc lược bỏ chủ ngữ lại phổ biến như tiếng Hàn. 
Theo một kết quả nghiên cứu1 thì trong thể văn nói của tiếng Hàn có tới 75% số câu bị 
lược bỏ chủ ngữ. Đối với người nước ngoài mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Hàn thì 
điều này trở thành vấn đề gây nên sự nhầm lẫn không nhỏ. 
Trong tiếng Hàn, câu giản lược chủ ngữ vẫn được coi là câu hoàn chỉnh về cú pháp. 
Còn tiếng Việt cũng như tiếng Anh, phải có chủ n ... c với nghĩa trong bản gốc thì có thể gây ảnh hưởng lớn tới cả nội dung của tác phẩm. 
Sai sót trong dịch từ vựng có thể chia thành 2 lỗi cơ bản, một là do người dịch thiếu cẩn 
trọng, hai là do thiếu vốn tự vựng. Trường hợp do người dịch thiếu cẩn trọng là khi từ ấy 
không khó, hoàn toàn có khả năng dịch được nhưng lại bị hiểu nhầm, hoặc với từ đồng âm 
khác nghĩa thì cùng bị hiểu không đúng với nghĩa đang được đề cập. 
Trong kho từ vựng tiếng Hàn, có tương đối nhiều từ đồng âm khác nghĩa. Nếu năng 
lực từ vựng không phong phú, cộng với sự thiếu thận trọng thì rất dễ hiểu sai. Ở truyện 
ngắn Không biết nhục trong Tuyển tập truyện ngắn Kim You-jeong, từ đồng âm khác nghĩa 
“” là “ban đêm” được hiểu và dịch thành “hạt dẻ”. Đây không phải là một từ khó. Ngay 
từ khi mới học tiếng Hàn ở trình độ sơ cấp, người học cũng đã được học về từ đồng âm 
khác nghĩa này. Người viết cho rằng ở đây người dịch đã nhất thời nhầm lẫn. Đáng tiếc là 
sự nhầm lẫn này khiến cho cả câu văn bị dịch sai, không ăn nhập với nội dung. 
“ !"#$%&'()*+,-./0”1. 
“May ra thì gieo được hạt dẻ trên đất đã thu hoạch.”2 
Câu chuyện kể về một anh chàng tối đâu là nhà ngã đâu là giường, nếu hôm may mắn 
thì cũng có được một đêm ngon giấc3, lại được dịch thành một câu với nghĩa hoàn toàn xa 
lạ như trên. Cây hạt dẻ thì người Hàn Quốc nào cũng biết với dáng cây to và cao thuộc 
dòng cây lấy gỗ chứ không phải loại cây gieo hạt rồi thu hoạch theo vụ như hoa màu thông 
1 Trích dẫn từ trang 161 trong bản gốc tiếng Hàn: 	

 
2 Trích dẫn từ trang 51 trong bản dịch tiếng Việt: Tuyển tập truyện ngắn Kim You-jeong, (Lee Jung Sook và 
Nguyễn Thị Kim Dung dịch), - Nxb Hội Nhà văn, H., 2011. 
3 Người viết tạm dịch là: “Dĩ nhiên nếu tốt số thì cũng từng có đêm ngon giấc trên khoảnh ruộng mới thu 
hoạch”. 
174 TRNG I HC TH  H NI 
thường. Quả hạt dẻ chín vào mùa thu, thường được người Hàn Quốc dùng để nấu món cơm 
thập cẩm, làm bánh Tteok, rang hay luộc để ăn vặt... Nhưng đối với người Việt Nam thì nó 
không phổ biến lắm. Cây hạt dẻ hầu như chỉ có vùng núi phía Bắc Việt Nam nên những 
người Việt Nam sống ở đô thị hay đồng bằng nông thôn không có nhiều cơ hội được nhìn 
thấy nó. Dĩ nhiên việc dịch sai một từ không quá khó như trên là do sơ suất của người dịch, 
do hiểu sai động từ chính trong câu nhưng thử đưa ra giả thuyết nếu từ “” không mang 
hai nghĩa là “đêm” và “hạt dẻ” như vậy thì rất có thể lỗi sai này đã không xảy ra. 
Khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang tiếng Việt, các dịch giả còn gặp một khó 
khăn nữa với những từ tượng thanh và tượng hình vì có nhiều trường hợp không có nghĩa 
tương đương, nên thậm chí người dịch phải “sáng tạo” thêm. Nhưng phổ biến hơn cả có lẽ 
là những trường hợp hiểu nghĩa nhưng vẫn khó dịch vì chỉ hiểu từ vựng đơn thuần mà 
không chú ý đến “bầu không khí” của toàn tác phẩm nên không lựa chọn được từ “đắt” cho 
bản dịch. Truyện ngắn “” tức là điệp khúc nhắc lại của hai từ “Xuân Xuân” của Kim 
You-jeong được dịch là Mùa xuân. Mùa xuân vốn chỉ mùa đâm chồi nảy lộc, mùa tượng 
trưng cho hi vọng, cho sự bắt đầu mới mẻ. Cảm xúc như reo lên của “Xuân Xuân” đã 
không được thể hiện với cảm giác sáng khoái, hào hứng có pha chút hài hước đặc trưng 
trong văn Kim You-jeong trong tiêu đề Mùa xuân ở bản dịch tiếng Việt. Nhiều nhà nghiên 
cứu Hàn Quốc cũng đã đưa ra giả thuyết nếu đặt tiêu đề truyện ngắn là (Mùa xuân) thì 
số phận của tác phẩm sẽ thế nào và đi đến kết luận rằng không gì có thể hợp hơn 
“”(Xuân Xuân). Không ít độc giả và thậm chí các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cũng 
nhầm “” thành “” và ngay lập tức bị chỉ trích. Chỉ là một danh từ chỉ tên gọi của 
mùa xuân, nhưng người Hàn Quốc lại cảm nhận như một từ tượng thanh, tượng hình độc 
lập khi nó được lặp lại. Nếu chỉ dịch là Mùa xuân(1), thì có phần khô cứng, không lột tả 
được hiệu quả mà tiêu đề của bản gốc mang lại. Như thế, dịch là Xuân Xuân vừa chính xác 
với tinh thần của nguyên tác, vừa mang tính văn học hơn. 
Vốn từ vựng phong phú luôn là một trong những mục tiêu của người học ngoại ngữ. 
Sự tích lũy này không đơn giản, vì từ vựng không chỉ đơn thuần là học thuộc lòng mà còn 
phải được hiểu gắn liền với nhiều yếu tố khác như phương ngữ, văn hóa và lịch sử. Có 
những từ vựng thuộc yếu tố văn hóa mà chỉ người Hàn Quốc dùng sẽ gây ra những khó 
khăn không nhỏ cho người dịch khi tìm từ tương đương với tiếng Việt. 
“23456	78 9:;?@	ABCDEFG	HIJ
K#7LMJDN	7?OJCP!LAQR0STUVWXYZ#
[\]^?” 
(6_) 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 175 
“`a'bJ[ c^?LXdef+g4hJ,ijkCF. 
jlmFnop4 9qhr)s!tuJT]v'`wxKW
Tyz>4j{m|7}Jny~U	>A€mAFx.”1 
“- Bệnh trạng ở nhà thì đang nặng nề mà cả bà Suwon cũng đến nhà bà chủ quán 
rượu, có lẽ không tiện chăm sóc bệnh nhân, tôi thấy lo hộ nên đi đón đấy. Nhưng sao bảo 
gửi ô tô ở nhà hàng đệ nhất? 
(giản lược) 
- Gió máy có gì đáng ngại không ạ? Mũ với áo khoác đã có vợ lẽ lo cho rồi chứ ạ? 
Vào nhà hàng bậc nhất thì chắc bà Suwon cũng đã có mặt ở đấy rồi, nên cũng chả phải 
lo.Tối nay dù quý ông rất bận việc, nhưng lâu lắm mới có dịp, xin mượn thời gian cả đêm 
nhé.”2 
Ở ví dụ trên, từ “7‘”(kính ngữ của từ 7P) có nghĩa là “nhà lớn” nếu hiểu đơn 
thuần thì chỉ mang nghĩa “nhà to” hoặc “nhà rộng”, nhưng trong tiểu thuyết Ba thế hệ thì 
chỉ ngôi nhà mà bố của Cho Sang-hun, tức là ông Cho Ui-kwan đang sống. Nói một cách 
khác đó là nhà của trưởng họ, con trưởng sinh sống. Nhưng người dịch đã dịch thành “nhà 
hàng đệ nhất” và “nhà hàng bậc nhất”. Vì một từ hiểu sai như vậy đã dẫn đến cả đoạn trở 
nên khác xa với bản gốc và có nội dung không liền mạch. 
 Một trong những khó khăn nữa mà dịch giả thường gặp phải khi dịch tác phẩm văn 
học Hàn Quốc đó là phương ngữ. Phương ngữ bắt nguồn sâu xa trong văn hóa của ngôn 
ngữ bản địa nên người dịch phải rất vất vả để tìm hiểu đặc trưng hay sắc thái của ngôn ngữ 
của một tập thể hay một vùng miền nào đó khi dịch. Nhưng việc dịch phương ngữ trên 
thực tế bị coi là “mục tiêu khó có khả năng thực hiện”. Vì phương ngữ liên kết mật thiết 
với môi trường mang tính văn hóa, địa lí của một khu vực nào đó ở ngôn ngữ gốc nên khó 
có thể tìm kiếm được cách biểu hiện tương tự với nó ở một ngôn ngữ khác với nền văn hóa 
và địa lí hoàn toàn khác. 
Để khắc phục vấn đề này, nhiều dịch giả đã sử dụng cách dùng ngôn ngữ không phải 
là ngôn ngữ chuẩn của quốc gia, tức là phương ngữ của ngôn ngữ được dịch sang nhằm thể 
hiện tính nghệ thuật của tác phẩm và ý đồ của tác giả. Cách này tuy chỉ mang tính tương 
đối và phần nào giúp độc giả tiếp cận gần hơn với tác phẩm. Nhưng khi dịch các tiểu 
thuyết và truyện ngắn cận đại Hàn Quốc, cần chuẩn hóa phương ngữ, tức là dịch ngôn ngữ 
1 Trích dẫn từ trang 11,12 trong bản gốc tiếng Hàn: !,"#(),$%&, 1994. 
2 Trích dẫn từ trang 332, 333 trong bản dịch tiếng Việt:Yơm Sang Sơp, Ba thế hệ, (Oh Eun-chun dịch), Nxb 
Văn học, 2006. 
176 TRNG I HC TH  H NI 
địa phương thành ngôn ngữ chuẩn và dịch đúng nghĩa dù chưa hay. Đáng tiếc là nhiều 
trường hợp hiểu sai nên dịch sai hoàn toàn so với bản gốc. 
Hoa trà, tên một truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn của Kim You-jeong là ví dụ 
điển hình. Tên tiếng Hàn là của truyện ngắn này là Y‚, nhưng Y‚ ở đây không chỉ 
loài hoa trà nở có hoa màu đỏ tía mà chúng ta thường biết. Y‚ trong tác phẩm này nói 
đến hoa có màu vàng tươi của cây gừng, tức là “hoa gừng”. Vùng Gangwon-do, quê hương 
của tác giả đồng thời cũng là bối cảnh cho những tác phẩm của ông gọi hoa gừng là 
Y‚, ngẫu nhiên âm giống với từ “hoa trà” (Camellia flower) trong ngôn ngữ chuẩn. 
Người dịch đã hiểu theo nghĩa thông thường. Nếu là độc giả chỉ đọc truyện để giết thời 
gian, đọc lướt qua cho biết nội dung thì chắc cũng không để ý nhưng nếu là người nghiên 
cứu tác phẩm thì sẽ không bỏ qua sai sót này. Phần cuối truyện là hình ảnh đôi bạn nam nữ 
thiếu niên ngã vào giữa cánh đồng hoa “=Y” trong mùi hương cay ngào ngạt. Tình cảm 
trong sáng và giản dị của đôi bạn được tượng trưng bởi “=Y’” mang đậm chất nông 
thôn dân giã, khiến người đọc mỉm cười. Nếu là cây hoa trà thì không thể có mùi hương 
cay nồng ấy, cây hoa trà cũng không được trồng thành cánh đồng, thân cây không mềm và 
nhỏ để người ta có thể ngã vào nó. Dịch giả đã không để ý đến 2 chi tiết này nên dịch “hoa 
gừng” là “hoa trà”. Không đọc chú thích trong bản gốc tiếng Hàn và không tìm hiểu kỹ về 
tác phẩm thì khó mà có thể dịch đúng được từ này. 
Cuối cùng, một khó khăn nữa không thể xem nhẹ, dẫn đến những hạn chế trong dịch 
thuật tác phẩm văn học Hàn Quốc sang tiếng Việt là việc phải dịch những từ chữ Hán hoặc 
từ gốc Hán. Ở Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám, chữ quốc ngữ, tiếng Việt đã thay thế 
hoàn toàn chữ Hán, tiếng Hán; còn ở Hàn Quốc, sau giải phóng mấy chục năm vẫn dùng cả 
chữ Hán và chữ viết Hangeul, cho dù xu hướng chỉ dùng chữ Hangeul ngày càng lớn và 
sức ảnh hưởng của chữ Hán ngày càng giảm. 
Đối với người Việt Nam khi học tiếng Hàn Quốc thì Hán tự vừa là thuận lợi cũng lại 
vừa là khó khăn, vì cách ghi âm, phát âm Hán tự của người Hàn khác của người Việt nên 
dễ gây nhầm lẫn. Hiện tại ở Việt Nam, ngoài một số rất ít người theo học chuyên ngành 
Hán Nôm, người nghiên cứu lịch sử hay những người học tiếng Trung Quốc biết chữ Hán 
ra thì mọi người bình thường đều không biết chữ Hán. Ngay cả những người học chuyên 
ngành tiếng Hàn hay Hàn Quốc học cũng đa phần không biết chữ Hán. Vì thế, các dịch giả 
trẻ thường gặp nhiều khó khăn khi dịch văn học Hàn Quốc, bởi trong các tác phẩm văn học 
cận đại Hàn Quốc, tỉ lệ chữ Hán có thể nói là dày đặc. Gần đây, các tác phẩm được in lại 
có chú thích hoặc thay bằng Hangeul theo phiên âm chữ Hán, nhưng nếu không hiểu nghĩa 
chữ Hán thì rất dễ hiểu sai. 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 177 
Chúng ta cùng xem một vài từ Hán xuất hiện trong bản dịch Trước phong trào Manse1 
bị hiểu sai nghĩa để thấy rõ khó khăn này của người dịch. “”•(–—˜™) (tr.126) 
trong bản gốc tiếng Hàn ở chú thích số 14 có ghi chú thích là “Món mỳ Nhật Bản thường 
bán vào ban đêm” (š2›œx) nhưng trong bản dịch lại được dịch là “dạ quá ôn 
bôi” (tr.162) theo âm đọc Hán Việt. Độc giả sẽ không hiểu “dạ quá ôn bôi” trong câu 
“Chiếc xe ngựa phá cảnh đêm khuya dạ quá ôn bôi, làm vỡ màn đêm hiu quanh, đơn độc” 
nghĩa là gì. 
Cũng liên quan đến chữ Hán, khi dịch cụm từ "2k"(žŸ ) trong trang 138 ở 
bản gốc tiếng Hàn, người dịch cũng đã nhầm lẫn. Nếu theo nghĩa chữ Hán thì ở đây 
“ž”(2-il) có nghĩa là “Nhật Bản” + “Ÿ”(-seon) là “Tiên” trong chữ “Joseon” (Triều 
Tiên), “ -in” là “người”, tức là “những người Nhật Bản và người Joseon”, tức là “Nhật 
Tiên nhân”. Nhưng Ÿ (Seon) được dịch giả hiểu thành chữ ¡ (thiện) nên cụm từ ấy được 
dịch là “Nhật thiện nhân” (ž¡ , tr.179) thì sẽ được hiểu với nghĩa “người Nhật hiền 
lành”. Do có sự đa nghĩa trong từ gốc Hán “seon” còn mang nghĩa là “thiện”. Nhưng trong 
tiểu thuyết này, người Nhật được miêu tả là kẻ thực dân bóc lột cần lên án, không có lý gì 
lại được coi là hiền lành cả. Sai sót này đã khiến cho vấn đề bị hiểu khác đi, gây khó hiểu 
cho người đọc. 
3. KẾT LUẬN 
 Như đã đề cập, phê bình dịch thuật có nhiều cách tiếp cận. Người viết đã chọn cách 
tập trung vào một vài hạn chế trong các bản dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang tiếng 
Việt phát sinh từ yếu tố ngôn ngữ. Ngôn ngữ nếu hiểu theo nghĩa rộng thì không chỉ bao 
gồm từ vựng, hiện tượng ngữ pháp mà còn chứa đựng trong đó nhiều yếu tố liên quan tới 
văn hóa, lịch sử. Người viết chỉ tập trung vào một số những đặc trưng về ngôn ngữ của 
tiếng Hàn gây nên những hạn chế cho người dịch khi dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc. 
Những hạn chế này là những nhận định của cá nhân người viết sau khi đã khảo sát một số 
tác phẩm văn học cận đại Hàn Quốc bằng cả tiếng Hàn và tiếng Việt. Trên cơ sở tìm hiểu 
những lỗi sai sót mà người dịch thường gặp, người viết tổng hợp rồi xếp loại chúng vào 
một vài trường hợp điển hình. Các dẫn chứng được nêu ra trong bài viết chỉ là những ví dụ 
để người đọc có thể hình dung dễ nhất về những vấn đề đang đề cập. Thông qua việc chỉ ra 
những khó khăn dẫn đến hạn chế trong việc biên dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang 
1 YomSang-seop, Trước phong trào Manse, (Lê Đăng Hoan dịch), - Nxb Văn học, H., 2009. 
('()*, !+,-, ./, )*012&, 2005.) 
178 TRNG I HC TH  H NI 
tiếng Việt, người viết mong muốn góp phần cải thiện những sai sót không đáng có, những 
sai sót có thể tránh và đặc biệt là nâng cao ý thức hơn với những trường hợp dễ xảy ra sai 
sót để có những bản dịch ngày một tốt hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tiếng Việt 
1. Yom Sang-seop (Lê Đăng Hoan dịch) (2009), Trước phong trào Manse, Nxb Văn học. 
2. Yơm Sang Sơp (Oh Eun-chun dịch) (2006), Ba thế hệ, Nxb Văn học. 
3. Kim You-jeong (Lee Jung Sook và Nguyễn Thị Kim Dung dịch) (2011), Tuyển tập truyện 
ngắn Kim You-jeong, Nxb Hội Nhà văn. 
4. Lee Hyo-seok (Huỳnh Hoa Thuỷ Tiên dịch) (2011), Khi hoa kiều mạch nở, Nxb Trẻ. 
5. Shim Hun (Lee Jung Sook và Nguyễn Thị Kim Dung dịch) (2007), Cây thường xanh, Nxb Hội 
Nhà văn. 
Tài liệu tiếng Hàn 
1. , 	 
, 
,  , 2005 
2. 	,
(),, 1994 
3. ,
 1-,  !" #$%&, 2003 
4. '(),
*+, - ./,  , 2007 
5. 01,
23,  , 2006 
6. 456, 73. . ;<=!". 2000 
SOME LIMITATIONS OF LANGUAGE ELEMENT WHILE 
TRANSLATING WORKS OF KOREAN LITERATURE INTO 
VIETNAMESE 
Abtract: In some countries, the study of translation, also known as Literature translation 
criticism was developed as a specific academic field, but this has not been recieved 
adequate attention in Vietnam. The study of translation and translating works of Korean 
literature into Vietnamese are still limited, mainly language element. The paper points 
out some limitations on language element while translating modern Korean novels and 
short stories into Vietnamese. 
Keywords: Literature translation criticism, Korean literature, language element, 
limitation 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_han_che_phat_sinh_tu_yeu_to_ngon_ngu_khi_dich_tac_pha.pdf