Một số biểu hiện của lí thuyết nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng Tiếng Việt

Bài viết này vận dụng một số biểu hiện cơ bản, dễ hình dung của lí thuyết nghiệm thân vào

thực tiễn tiếng Việt, cụ thể qua cấu trúc “từ chỉ bộ phận cơ thể người + từ chỉ vật dụng” và một số

hoán dụ, ẩn dụ ý niệm quen thuộc trong miền ý niệm vật dụng để chỉ ra những nét độc đáo, thú vị

trong cách tư duy của người Việt. Rõ ràng, những hình dung của người Việt về vật dụng đều liên

quan chặt chẽ đến kinh nghiệm nghiệm nghiệm thân mà trước tiên và dễ hình dung nhất là trải

nghiệm với chính thân thể, sau đó với đến trải nghiệm với tự nhiên và văn hóa – xã hội. Bài viết cũng

nhấn mạnh thêm rằng, nghiệm thân là một hiện tượng phổ quát, tuy nhiên, khi đi vào từng ngôn ngữ

sẽ có những đặc thù phản ánh sự tri nhận riêng của từng cộng đồng diễn ngôn.

Một số biểu hiện của lí thuyết nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng Tiếng Việt trang 1

Trang 1

Một số biểu hiện của lí thuyết nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng Tiếng Việt trang 2

Trang 2

Một số biểu hiện của lí thuyết nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng Tiếng Việt trang 3

Trang 3

Một số biểu hiện của lí thuyết nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng Tiếng Việt trang 4

Trang 4

Một số biểu hiện của lí thuyết nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng Tiếng Việt trang 5

Trang 5

Một số biểu hiện của lí thuyết nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng Tiếng Việt trang 6

Trang 6

Một số biểu hiện của lí thuyết nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng Tiếng Việt trang 7

Trang 7

Một số biểu hiện của lí thuyết nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng Tiếng Việt trang 8

Trang 8

Một số biểu hiện của lí thuyết nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng Tiếng Việt trang 9

Trang 9

Một số biểu hiện của lí thuyết nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng Tiếng Việt trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 7900
Bạn đang xem tài liệu "Một số biểu hiện của lí thuyết nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biểu hiện của lí thuyết nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng Tiếng Việt

Một số biểu hiện của lí thuyết nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng Tiếng Việt
 TẠP CHÍ KHOA HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Tập 18, Số 4 (2021): 604-613 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION 
JOURNAL OF SCIENCE 
Vol. 18, No. 4 (2021): 604-613 
ISSN: 
2734-9918 Website:  
604 
Bài báo nghiên cứu* 
MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA LÍ THUYẾT NGHIỆM THÂN 
TRONG MIỀN Ý NIỆM VẬT DỤNG TIẾNG VIỆT 
Nguyễn Đình Việt 
Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Đình Việt – Email: viet.guitarlead@gmail.com 
Ngày nhận bài: 27-12-2020; ngày nhận bài sửa: 03-3-2021; ngày duyệt đăng: 20-3-2021 
TÓM TẮT 
Bài viết này vận dụng một số biểu hiện cơ bản, dễ hình dung của lí thuyết nghiệm thân vào 
thực tiễn tiếng Việt, cụ thể qua cấu trúc “từ chỉ bộ phận cơ thể người + từ chỉ vật dụng” và một số 
hoán dụ, ẩn dụ ý niệm quen thuộc trong miền ý niệm vật dụng để chỉ ra những nét độc đáo, thú vị 
trong cách tư duy của người Việt. Rõ ràng, những hình dung của người Việt về vật dụng đều liên 
quan chặt chẽ đến kinh nghiệm nghiệm nghiệm thân mà trước tiên và dễ hình dung nhất là trải 
nghiệm với chính thân thể, sau đó với đến trải nghiệm với tự nhiên và văn hóa – xã hội. Bài viết cũng 
nhấn mạnh thêm rằng, nghiệm thân là một hiện tượng phổ quát, tuy nhiên, khi đi vào từng ngôn ngữ 
sẽ có những đặc thù phản ánh sự tri nhận riêng của từng cộng đồng diễn ngôn. 
Từ khóa: miền ý niệm; tri nhận; nghiệm thân; vật dụng 
1. Đặt vấn đề 
Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái mới của Ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành 
nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự tri giác của con người về thế giới 
khách quan cũng như cái cách thức mà con người ý niệm hóa và phạm trù hóa các sự vật và 
sự tình của thế giới khách quan đó (Ly, 2009, p.12-13). Rõ ràng, nền tảng lí thuyết trung 
tâm của Ngôn ngữ học tri nhận là dựa vào kinh nghiệm. Kinh nghiệm (cùng với trí não) là 
cơ sở để con người ý niệm hóa thế giới thông qua sự trải nghiệm, tương tác và lí giải của 
chính mình. 
 Đường hướng kinh nghiệm (experiental view) được xem là cách hình dung đơn giản 
về nghiệm thân (embodiment) (Trinh, 2019, p.24). Nó chú ý đến sự tương tác giữa cơ thể với 
môi trường (bao gồm cả tự nhiên và xã hội) để hình thành nên những kinh nghiệm trong tư duy, 
nhận thức và được thể hiện thông qua ngôn ngữ bằng các mô hình tri nhận khác nhau. 
 Việc vận dụng đường hướng kinh nghiệm, nghiệm thân vào thực tiễn nghiên cứu tiếng 
Việt đã đem lại một số kết quả giá trị trong việc kiến giải ngôn ngữ – tư duy – văn hóa Việt. 
Trịnh Sâm đã phân loại và miêu tả ba loại nghiệm thân: nghiệm thân sinh lí, nghiệm thân tự 
nhiên và nghiệm thân xã hội (Trinh, 2019, p.25) để lí giải một số hiện tượng tri nhận trong tiếng 
Cite this article as: Nguyen Dinh Viet (2021). Some expressions of the embodiment theory in Vietnamese 
conceptual metaphors of utensils. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(4), 604-613. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Việt 
605 
Việt trên cơ sở đó, bài viết này tiếp tục vận dụng lí thuyết nghiệm thân để tìm hiểu một số 
biểu hiện của nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng tiếng Việt qua kết cấu định danh “từ chỉ 
bộ phận cơ thể người + từ chỉ vật dụng” (sau đây, “bộ phận cơ thể người” viết tắt là “BPCTN”) 
và một số cấu trúc hoán dụ, ẩn dụ ý niệm. 
2. Nội dung 
2.1. Vài nét về lí thuyết nghiệm thân và mối liên hệ với quá trình ý niệm hóa 
 Chúng tôi nhấn mạnh rằng, các quan điểm như Dĩ nhân vi trung (lấy con người làm 
trung tâm) hay Cận thử chư thân, viễn thử chư vật (gần thì lấy thân thể, xa thì lấy các vật để 
tham chiếu) đã tồn tại trong văn hóa phương Đông và phương Tây từ rất lâu (xem thêm Tran, 
2007, p.72-76). Theo đó, con người được xem là trung tâm của tất cả ý chí và hành động, là 
mục đích tối cao của tạo hóa. Đời sống tinh thần của con người, hệ thống tri giác và thuyết 
giải tất cả những gì xung quanh, động cơ hành động trong hoạt động thực tiễn cũng như 
hoạt động tinh thần – tất cả đều dựa trên cơ sở “dĩ nhân vi trung” (Tran, 2007, p.73). Tuy 
nhiên, thuật ngữ nghiệm thân (embodiment) mới chỉ được Lakoff và Johnson chính thức đề 
cập vào năm 1999, trong công trình Philosophy in the flesh (Triết học trong thân xác). Lakoff 
và Johnson phát biểu: ý niệm của con người không phải chỉ là một phản ánh của thực tại bên 
ngoài mà chúng còn được tạo thành hình dạng quan trọng bởi cơ thể và bộ não của chúng ta, 
đặc biệt là bởi hệ thống thần kinh của chúng ta. (Lakoff, & Johnson, 1999, p.22). Điều đó có 
nghĩa là cơ thể con người và cấu trúc các cơ quan tri nhận bẩm sinh là yếu tố ảnh hưởng trực 
tiếp và trước nhất đến kinh nghiệm cũng như cách lí giải của con người về thế giới. 
Sau sự xác lập của Lakoff và Johnson, lí thuyết nghiệm thân đã được phát triển, mở rộng 
với rất nhiều cách tiếp cận, vận dụng và đã trở thành lí thuyết trung tâm của Ngôn ngữ học tri 
nhận. Đến năm 2007, Tim Rohrer trong bài viết Embodiment and Experientialism đã tổng 
kết 12 cách biện giải khác nhau về nghiệm thân, trong đó có hai cách hiểu được dùng phổ 
biến nhất: nghiệm thân như là sự trải nghiệm chung (embodiment as broadly experiential) 
và nghiệm thân như là sự trải nghiệm lấy cơ thể làm nền tảng (embodiment as the bodily 
substrate) (xem Geeraerts & Cuyckens, 2007, p.25-47). Tim Rohrer cũng khẳng định: theo 
cách hiểu rộng nhất, giả thuyết nghiệm thân cho rằng sự trải nghiệm về thân thể, về nhận 
thức và về xã hội của con người là cơ sở cho hệ thống ý niệm và hệ thống ngôn ngữ của 
chúng ta (Geeraerts, & Cuyckens, 2007, p.27). 
 Nghiệm thân có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình ý niệm hóa để hình thành nên hệ 
thống ý niệm của con người (tiêu biểu là ẩn dụ ý niệm). Theo Mark Johnson, ẩn dụ là một 
cấu trúc của sự hiểu biết của con người và lĩnh vực nguồn của các ẩn dụ xuất phát từ sự trải 
nghiệm cơ thể của con người mà trở thành cơ sở cho sự ý niệm hóa trừu tượng và lí luận 
(Johnson, 2008, p.45), Như vậy, sự trải nghiệm từ chính cơ thể – một biể ... h văn hóa, tư duy người 
Việt. Lấy ý niệm đầu nồi làm ví dụ, ta thấy, không thể hiểu đó là đầu của cái nồi như kiểu đầu 
giường, đầu bàn, đầu ghế, đầu dao, đầu tủ, đầu chày mà đó chính là chỉ vị trí ngồi ngay bên 
cạnh nồi cơm trong không gian mâm cơm/ bàn ăn thường ngày của người Việt. Và thường thì, 
ngồi ở vị trí đầu nồi là người phụ nữ – với vai trò quán xuyến gia đình. Ta có thể xem đây là một 
kiểu tương tác với chính môi trường văn hóa vì xuất phát từ văn hóa ăn uống chuyên dùng cơm 
(được nấu từ gạo) hàng ngày của người Việt mà đề cao vai trò của cái nồi cơm, cho nên vị trí 
đầu nồi dễ dàng được ý niệm hóa để trở thành một ý niệm khá thú vị và độc đáo. Một ví dụ khác 
là ý niệm đít chai, đít li, đít chén, đít bình cũng không dễ dịch sang ngôn ngữ khác (như tiếng 
Anh) theo kiểu đáy li, đáy cốc, đáy bát, đáy bình vì lúc này, đít để chỉ phần bộ phận dưới cùng, 
bên ngoài của cái li, bát, bình, lọ, thúng, nồi (Xem thêm Ly, 2009, p.81-104). 
Tìm hiểu sâu hơn những vật dụng có chức năng chứa đựng như bình, lọ, thúng, nồi, bát 
(chén, đọi), li/ cốc chúng ta sẽ thấy có nhiều từ chỉ bộ phận được gọi tên theo tên các bộ 
phận cơ thể người: miệng, lưng, đít. Cụ thể với nồi/ bát/ thúng/ bình ta có miệng nồi, lưng 
nồi, đít nồi, lòng nồi và thậm chí là đầu nồi như đã nhắc ở trên; miệng bát, lưng bát, đít bát, 
lòng bát; miệng thúng, lưng thúng, đít thúng, lòng thúng. Chúng tôi nhấn mạnh thêm rằng, 
nghiệm thân là một hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ, tuy nhiên, nó cũng có những đặc thù 
khi đi vào từng ngôn ngữ. Nếu đi vào so sánh cách định danh một số bộ phận của cùng một 
vật dụng, chúng ta sẽ thấy có những khác biệt, xem ví dụ minh họa về từ chỉ một số bộ phận 
của cái nồi và cái bình trong tiếng Anh ở Hình 1 và Hình 2 dưới đây: 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Việt 
609 
Hình 1. Từ chỉ bộ phận cái nồi 
Hình 2. Từ chỉ bộ phận cái bình 
Rõ ràng, người Anh cũng có cách hình dung mang tính nghiệm thân về các bộ phận 
của nồi, bình với các từ như: mouth (miệng), lip (môi)/ rim (mép), neck (cổ), handle (tay 
cầm), shouder (vai), body (thân), foot (chân), ngoại trừ walls (thành, vách ngoài), base 
(đáy). Người Việt không dùng foot (chân) để gọi chân nồi mà sẽ gọi bộ phận này là đít 
nồi; không dùng lip (môi) để gọi môi nồi mà chỉ có thể gọi miệng nồi/ vành nồi; không 
dùng shouder (vai) và hạn chế dùng body (thân) để gọi là vai nồi/ thân nồi mà sẽ gọi là 
lưng nồi 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 604-613 
610 
2.2.2. Nghiệm thân trong hoán dụ ý niệm miền vật dụng 
 Theo tri nhận luận, cả ẩn dụ và hoán dụ đều là những phương thức, công cụ của tư duy 
chứ không phải là phép tu từ hay cách diễn đạt bóng bẩy trong thơ ca. Lakoff và Johnson 
cho rằng: Ẩn dụ và hoán dụ là hai loại tiến trình khác nhau. Ẩn dụ chủ yếu là cách nhận 
thức một sự vật nào đó trên cơ sở một sự vật khác và chức năng chính của nó là để hiểu biết. 
Ngược lại, hoán dụ có chức năng chủ yếu là quy chiếu, nghĩa là nó cho phép ta sử dụng một 
thực thể tượng trưng cho cái khác. Tuy nhiên, hoán dụ không chỉ là biện pháp quy chiếu mà 
nó còn có chức năng làm cho người ta hiểu được. (Lakoff, & Johnson, 2003, p.36). Còn theo 
Barcelona: Hoán dụ là một quá trình phóng chiếu ý niệm mà trong đó một miền trải nghiệm 
này (miền đích) được hiểu thông qua một miền trải nghiệm khác (đích) nằm trong cùng một 
miền chứa đựng đối tượng (Barcelona, 2012, p.4). 
 Hoán dụ ý niệm có thể hiểu là hiện tượng chiếu xạ xảy ra trong một miền ý niệm duy 
nhất, trong đó, một thành tố biểu trưng cho một thành tố khác trong cùng miền ý niệm hoặc 
biểu trưng cho toàn bộ miền ý niệm. Vận dụng trực tiếp vào miền ý niệm vật dụng, ta có 
nhiều dẫn chứng như: “Sáng nay, tôi ăn hai chén cơm và uống một li cà phê” có hoán dụ 
ý niệm VẬT CHỨA BIỂU TRƯNG CHO CÁI ĐƯỢC CHỨA (container for contents). Cụ 
thể hơn, chén cơm/ li cà phê ở đây chính là lượng cơm/ cà phê mà tôi ăn và uống được; 
Không thể hiểu rằng tôi ăn cả cái chén hoặc uống cả cái li (có thể được làm bằng sứ, thủy 
tinh, inox). Nếu vận dụng mô hình hoán dụ này, chúng ta có thể có rất nhiều biểu thức 
hoán dụ tương tự khi nói đến các vật dụng có chức năng chứa/ đựng trong tiếng Việt như: 
bát (chén, đọi), nồi, niêu, xoong, chảo, đĩa/ dĩa Nhưng điều độc đáo hơn mà chúng tôi 
phát hiện ra ở đây là một số vật dụng trở thành những vật chứa tình cảm, cảm xúc của con 
người, kiểu như: Tranh quyền cướp nước gì đây/ Coi nhau như bát nước đầy là hơn; Ăn ở 
như bát nước đầy; Hoán dụ ở đây không đơn giản là nói về lượng nước được đựng trong 
cái bát (đầy nước) mà lại biểu thị cho sự tràn đầy về tình cảm mà con người dành cho 
nhau. Xa hơn, người Việt thường liên tưởng vật dụng nào chứa đầy, có nhiều về số lượng 
hoặc có giá trị thì tương ứng hoàn cảnh đủ đầy, sung sướng, giàu có: Ngồi mát ăn bát đầy; 
Ngồi mát ăn bát đầy, lầy cày không đầy bát; Kẻ đầy thưng khinh kẻ lưng bát; Ngồi mát 
ăn bát vàng; Có bát ăn bát để Như vậy, nhiều vật dụng được người Việt hình dung như 
chính cơ thể con người, có thể chứa đựng những tình cảm, cảm xúc bên trong. 
 Mỗi vật dụng được sáng tạo ra đều gắn liền với những hoạt động cụ thể trong đời sống 
sinh hoạt và sản xuất của con người. Trong tri nhận của người Việt, các hoạt động của con 
người khi gắn với từng vật dụng cụ thể cũng biểu thị những ý niệm thú vị HOẠT ĐỘNG 
CỦA CON NGƯỜI LÀ HOẠT ĐỘNG GẮN LIỀN VỚI VẬT DỤNG: Tra chân vào lọ; 
Ngồi thúng, cất cạp; Lấy thúng úp voi; Buôn thúng bán mẹt; Múa tay trong bị; Làm như 
bắt nhái bỏ đĩa; Ăn nên đọi, nói nên lời; Lời nói, đọi máu; Tay đũa, tay chén; Tháo cũi, sổ 
lồng; Ném chuột còn chê cũi bát; Cầm đũa tay chiêu, đập niêu không vỡ 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Việt 
611 
 Trong ngôn ngữ thường ngày, người Việt cũng thường lấy những vật dụng tiêu biểu 
của một nghề nghiệp để nói về con người. Chẳng hạn, cây kéo vàng chỉ những người thợ cắt 
tóc tài năng, điêu luyện đôi giày vàng/ đôi giày bạc/ cây vợt vàng/ chỉ những cầu thủ 
bóng đá/ bóng bàn tài năng nổi bật như vậy ta có hoán dụ VẬT DỤNG BIỂU TRƯNG 
CHO NGHỀ NGHIỆP. 
2.2.3. Nghiệm thân trong ẩn dụ ý niệm miền vật dụng 
Các nghiên cứu của Ngôn ngữ học tri nhận đều cho thấy ẩn dụ về con người có số 
lượng lớn nhất, phổ biến nhất trong hệ thống ẩn dụ ý niệm. Đây cũng là một minh chứng 
rõ ràng cho sự chi phối, ảnh hưởng sâu rộng của kinh nghiệm nghiệm thân vào từng quá 
trình ý niệm hóa. Và trong chiều hướng đó, miền ý niệm vật dụng cũng được huy động hầu 
hết các tính chất và đặc trưng vật thể của mình để cấu trúc hóa các ý niệm liên quan đến 
con người. Từ mô hình ẩn dụ khái quát, bậc cao đến các mô hình ẩn dụ chi tiết, bậc thấp: 
CON NGƯỜI LÀ VẬT THỂ đến CON NGƯỜI LÀ ĐỒ VẬT đến CON NGƯỜI LÀ VẬT 
DỤNG. 
Quá trình phân tách sẽ tiếp tục phát triển thành các ẩn dụ ý niệm bậc dưới, cụ thể là 
khi có sự ánh xạ đến các đặc điểm riêng biệt của con người như ngoại hình, tính cách, 
phẩm chất, hoạt động thì hàng loạt các cấu trúc ẩn dụ bậc dưới tương ứng sẽ được hình 
thành. Mô hình ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG phản ánh khá rõ nét những 
đặc trưng tri nhận nghiệm thân của người Việt, mà đầu tiên cũng chính là cách hình dung 
về thân thể con người, từ các BPCTN đến tổng thể con người đều được người Việt hình 
dung qua nhiều ý niệm vật dụng quen thuộc. Tương tự như mô hình định danh đã mô tả và 
phân tích ở trên, nhiều BPCTN như đầu, mắt, má, mặt, cổ, tay, chân, bụng, lưng, vai, râu 
cũng được nhận hiểu qua nhiều vật dụng quen thuộc như cối chày máy, dao cầu, mâm, que 
rẽ, vòng kiềng, bình vôi, cong, lệnh, giành, thúng cái, nón, cày, bừa hình thành nên cấu 
trúc ẩn dụ BỘ PHẬN CƠ THỂ CON NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG, chẳng hạn: Đầu như cối 
chày máy; Mắt sắc như dao cầu; Má bánh đúc, mặt mâm xôi; Tay que rẽ, chân vòng kiềng; 
Chân đi vòng kiềng; Trọc đầu lông lốc bình vôi; Cổ tày cong, mặt tày lệnh; Đầu to hơn 
giành; Bụng thúng cái, lưng cánh phản; Râu quai nón; Cổ cày vai bừa; Tay dùi đục, chân 
bàn chổi 
Thú vị hơn, bằng trải nghiệm của các giác quan, người Việt thường hình dung một 
cách cụ thể cảm nhận của mình về từng sự vật, hiện tượng xung quanh bằng những mùi vị, 
âm thanh, xúc cảm rất cụ thể, chẳng hạn: Cái chén đó rất ngon/ dở; Cái dao này ngon/ dở 
lắm cách đánh giá của hầu hết các vật dụng đều có thể là ngon hoặc dở, nghĩa là qua cảm 
nhận của vị giác con người (xem thêm Trinh, 2015, p.26-30). Những minh họa này có thể 
được khái quát thành CẢM NHẬN VỊ GIÁC CỦA CON NGƯỜI LÀ CHẤT LƯỢNG CỦA 
VẬT DỤNG. Cũng có khi CẢM GIÁC/ TÂM TRẠNG CỦA CON NGƯỜI LÀ HOẠT 
ĐỘNG CỦA VẬT DỤNG như: Đau như búa bổ; Đau như dao cắt; Trách ai xe sợi chỉ hồng/ 
Không săn lại rối cho lòng anh đau; Đứt tay một chút chẳng đau/ Xa em một chút như dao 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 604-613 
612 
cắt lòng; Dao vàng cắt ruột máu rơi/ Ruột đau chưa xót bằng lời em than; Bây giờ anh lấy 
người ta/ Như dao cắt ruột em ra làm mười 
Những ý niệm vô hình, trừu tượng (tình cảm, cảm xúc) thuộc con người cũng được 
người Việt quan tâm và nhận hiểu qua những vật dụng hữu hình, cụ thể, ví dụ như: Ơn bằng cái 
đĩa, nghĩa bằng con ruồi; Chung gối chung chăn; Cùng ăn một mâm, cùng nằm một chiếu; 
Giữa đường đứt gánh; Lá thắm, chỉ hồng; Gương vỡ lại lành; Tranh quyền cướp nước gì 
đây - Coi nhau như bát nước đầy là hơn tạo nên ẩn dụ TÌNH CẢM/ CẢM XÚC CỦA 
CON NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG. Nếu tìm hiểu sâu hơn, chúng ta còn có thể xác lập, phân 
tích được nhiều cấu trúc ẩn dụ ý niệm khác như: Hoàn cảnh/ địa vị của con người là vật 
dụng; Phẩm chất của con người là vật dụng; Tài năng của con người là vật dụng thậm 
chí nếu so sánh với cách thức tri nhận của một vài cộng đồng diễn ngôn khác bằng lí thuyết 
nghiệm thân chắc chắn sẽ thu hoạch được nhiều kết quả thú vị về tư duy, ngôn ngữ và văn 
hóa của người Việt được thể hiện trong miền ý niệm vật dụng. 
3. Kết luận 
Bài viết giới thiệu khái quát mô hình định danh từ chỉ BPCTN + từ chỉ vật dụng và 
một số cấu trúc hoán dụ, ẩn dụ ý niệm cơ bản, quen thuộc để dễ dàng biện giải cho lí thuyết 
nghiệm thân trong miền ý niệm vật dụng tiếng Việt. Rõ ràng, quá trình ý niệm hóa đều dựa 
trên cơ sở trải nghiệm của con người mà trước tiên là sự trải nghiệm từ thân thể (nghiệm 
thân sinh lí) sau đó mới là sự trải nghiệm, tương tác của chính cơ thể với môi trường sống, 
bao gồm cả tự nhiên và xã hội (nghiệm thân tự nhiên, nghiệm thân xã hội). Dựa vào kinh 
nghiệm nghiệm thân, chúng ta hoàn toàn có thể lí giải những hiện tượng độc đáo trong tư 
duy, ngôn ngữ và văn hóa của cộng đồng diễn ngôn, bởi nghiệm thân tuy mang tính phổ 
quát nhưng đi vào từng ngôn ngữ lại mang những nét đặc thù không thể phủ nhận. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Barcelona, A. (Ed.). (2012). Metaphor and metonymy at the crossroads: A cognitive perspective. 
Walter de Gruyter. 
Geeraerts, D., & Cuyckens, H. (Eds.). (2007). The Oxford handbook of cognitive linguistics. Oxford 
University Press. 
Hoang Phe (2016). Tu dien tieng Viet [Vietnamese Dictionary]. Hanoi: Hong Duc Publishing 
House. 
Johnson, M. (2008). Philosophy’s debt to metaphor. The Cambridge handbook of metaphor and 
thought, 39-52. 
Lakoff, G. (1987). Women, fire, and dangerous things: What categories reveal about the mind. 
University of Chicago press. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Đình Việt 
613 
Lakoff, G., & Johnson, M. (1999). Philosophy in the flesh: The embodied mind and its challenge to 
western thought (Vol. 640). New York: Basic books. 
Lakoff, G., & Johnson, M. (2003). Metaphors We Live By. London: The University of Chicago Press. 
Ly, T. T. (2009). Ngon ngu hoc tri nhan nhin tu li thuyet dai cuong den thuc tien tieng Viet [Cognitive 
linguistics looks from general theory to Vietnamese practice]. Ho Chi Minh City: Phuong Dong 
Publishing House. 
Nguyen, D. V. (2020). An du cau truc “con nguoi là vat dung nha bep” trong thanh ngu va ca dao 
tieng Viet [Structural metaphors “human beings are kitchen utensils” in Vietnamese folk songs 
and idioms]. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(4), 575-583. 
Tran, V. C. (2007). Ngon ngu hoc tri nhan (ghi chep va suy nghi) [Cognitive linguistics (Take notes 
and think)]. Hanoi: Social Sciences Publishing House. 
Tran, N. T. (2011). Co so van hoa Viet Nam [Vietnamese cultural establishment]. Hanoi: Education 
Publishing House. 
Trinh, S. (2015). Ve y niem ngon/ do trong tieng Viet [About the concept of good (food)/ bad (food) 
in Vietnamese. Journal of Study Dictionary & Encyclopedia, 6(38), 26-30. 
Trinh, S. (2019). Li thuyet nghiem than nhin tu thuc tien tieng Viet [Embodiment theory from 
Vietnamese reality]. Language magazine, 356(1), 24-38. 
SOME EXPRESSIONS OF THE EMBODIMENT THEORY 
IN VIETNAMESE CONCEPTUAL METAPHORS OF UTENSILS 
Nguyen Dinh Viet 
University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Ho Chi Minh City, Vietnam 
Corresponding author: Nguyen Dinh Viet – Email: viet.guitarlead@gmail.com 
Received: December 27, 2020; Revised: March 03, 2021; Accepted: March 20, 2021 
ABSTRACT 
This article applies some basic and easy-to-visualize expressions of the embodiment theory 
into Vietnamese practice, namely through the structure of “word for human body parts + words 
indicating utensils,” metonymy, familiar conceptual metaphors in utensils to show the unique and 
interesting ways the Vietnamese people think. Imaginations of utensils by the Vietnamese people are 
closely related to experience embodiment; the first and easiest way to imagine will be related to the 
body, then to the experience with nature and culture - society. The article also emphasizes that 
embodiment is a universal phenomenon. However, with each language, there will be specific 
characteristics reflecting the perceptions of each discourse community. 
Keywords: concept domain; cognitive; embodiment; utensils 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bieu_hien_cua_li_thuyet_nghiem_than_trong_mien_y_niem.pdf