Mối tương quan giữa bộc lộ ER, PR, HER 2 - NEU và nồng độ ca 15.3 và các yếu tố khác ở bệnh nhân ung thư vú hóa trị bổ trợ

Mục tiêu: Xác định sự biểu lộ và mối liên quan giữa các dấu ấn sinh học (thụ thể nội tiết, HER2) và sự thay

đổi nồng độ CA 15.3 với các yếu tố tiên lượng kinh điển ở bệnh nhân ung thư vú được hóa trị bổ trợ.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 48 trường hợp ung thư vú được hóa trị bổ trợ

tại Trung tâm Ung Bướu Thái Nguyên từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2017. Nhuộm ER, PR và HER2 và đo nồng độ CA 15.3 huyết thanh theo quy chuẩn.

Kết quả: Tuổi trung bình 50,1. Có mối liên quan giữa kích thước u nguyên phát và di căn hạch vùng.

41,7% ER, PR cùng dương tính; 8,4% bộ ba âm tính; 45,8% Her2 dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nồng

độ CA 15.3 không thay đổi có ý nghĩa trước/sau hóa trị bổ trợ. Các yếu tố tương quan có ý nghĩa với ER là

nhóm giai đoạn T sớm, độ mô học, CA 15.3 trước điều trị. Với PR không có yếu tố liên quan nào. Với Her 2 có nhóm giai đoạn T sớm có tương quan. Với nồng độ CA 15.3 có một số yếu tố tương quan: độ mô học, ER,nhóm tuổi và nhóm giai đoạn T.

Kết luận: Sự biểu lộ ER, Her2 và sự tăng nồng độ CA 15.3 huyết thanh của bệnh nhân ung thư vú được

hóa trị bổ trợ tương quan có ý nghĩa với các yếu tố tiên lượng truyền thống (kích thước u, độ mô học và tình trạng di căn hạch).

Mối tương quan giữa bộc lộ  ER, PR, HER 2 - NEU và nồng độ ca 15.3 và các yếu tố khác ở bệnh nhân ung thư vú hóa trị bổ trợ trang 1

Trang 1

Mối tương quan giữa bộc lộ  ER, PR, HER 2 - NEU và nồng độ ca 15.3 và các yếu tố khác ở bệnh nhân ung thư vú hóa trị bổ trợ trang 2

Trang 2

Mối tương quan giữa bộc lộ  ER, PR, HER 2 - NEU và nồng độ ca 15.3 và các yếu tố khác ở bệnh nhân ung thư vú hóa trị bổ trợ trang 3

Trang 3

Mối tương quan giữa bộc lộ  ER, PR, HER 2 - NEU và nồng độ ca 15.3 và các yếu tố khác ở bệnh nhân ung thư vú hóa trị bổ trợ trang 4

Trang 4

Mối tương quan giữa bộc lộ  ER, PR, HER 2 - NEU và nồng độ ca 15.3 và các yếu tố khác ở bệnh nhân ung thư vú hóa trị bổ trợ trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 7180
Bạn đang xem tài liệu "Mối tương quan giữa bộc lộ ER, PR, HER 2 - NEU và nồng độ ca 15.3 và các yếu tố khác ở bệnh nhân ung thư vú hóa trị bổ trợ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối tương quan giữa bộc lộ ER, PR, HER 2 - NEU và nồng độ ca 15.3 và các yếu tố khác ở bệnh nhân ung thư vú hóa trị bổ trợ

Mối tương quan giữa bộc lộ  ER, PR, HER 2 - NEU và nồng độ ca 15.3 và các yếu tố khác ở bệnh nhân ung thư vú hóa trị bổ trợ
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
253 
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA BỘC LỘ ER, PR, HER 2-NEU 
VÀ NỒNG ĐỘ CA 15.3 VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC Ở BỆNH NHÂN 
UNG THƯ VÚ HÓA TRỊ BỔ TRỢ 
ĐỖ ĐỨC HUY HOÀNG1, TRẦN BẢO NGỌC2, NGÔ THỊ TÍNH1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định sự biểu lộ và mối liên quan giữa các dấu ấn sinh học (thụ thể nội tiết, HER2) và sự thay 
đổi nồng độ CA 15.3 với các yếu tố tiên lượng kinh điển ở bệnh nhân ung thư vú được hóa trị bổ trợ. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 48 trường hợp ung thư vú được hóa trị bổ trợ 
tại Trung tâm Ung Bướu Thái Nguyên từ tháng 01 đến tháng 6 nĕm 2017. Nhuộm ER, PR và HER2 và đo nồng 
độ CA 15.3 huyết thanh theo quy chuẩn. 
Kết quả: Tuổi trung bình 50,1. Có mối liên quan giữa kích thước u nguyên phát và di cĕn hạch vùng. 
41,7% ER, PR cùng dương tính; 8,4% bộ ba âm tính; 45,8% Her2 dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nồng 
độ CA 15.3 không thay đổi có ý nghĩa trước/sau hóa trị bổ trợ. Các yếu tố tương quan có ý nghĩa với ER là 
nhóm giai đoạn T sớm, độ mô học, CA 15.3 trước điều trị. Với PR không có yếu tố liên quan nào. Với Her 2 có 
nhóm giai đoạn T sớm có tương quan. Với nồng độ CA 15.3 có một số yếu tố tương quan: độ mô học, ER, 
nhóm tuổi và nhóm giai đoạn T. 
Kết luận: Sự biểu lộ ER, Her2 và sự tĕng nồng độ CA 15.3 huyết thanh của bệnh nhân ung thư vú được 
hóa trị bổ trợ tương quan có ý nghĩa với các yếu tố tiên lượng truyền thống (kích thước u, độ mô học và tình 
trạng di cĕn hạch). 
Từ khóa: ER, PR, HER2, CA 15.3, ung thư vú, hóa trị bổ trợ. 
ABSTRACT 
The correlation between expresion er, pr, her 2-neu and serum ca 15.3 levels to other factors in breast 
cancer patients treated adjuvant chemotherapy 
Objective: To determine the expression and correlation between hormone receptor, HER2, and changes of 
CA 15.3 levels with classic predictors in breast cancer patients treated with adjuvant chemotherapy. 
Patients and methods: A cross-sectional description on 48 breast cancer patients treated adjuvant 
chemotherapy at Thai Nguyen Oncology Center from January to June 2017. ER, PR and HER2 were stained 
and serum levels of CA 15.3 were measured in accordance with standards. 
Results: Mean age is 50.1. There is a relationship between primary tumor size and regional lymph nodal 
metastasis. There were 41.7% patients with ER and PR positive, 8.4% patients with triple negative and 45.8% 
patients with HER2 positive. The results showed that CA 15.3 levels did not change significantly before/after 
complementary chemotherapy. Signs of significant correlation with ER are T early stages, histological grading, 
N0, CA 15.3 before treatment. With PR, none factor was correlated. With Her 2, group of early stages T was 
correlated. With serum CA 15.3 levels, there are some correlation factors: histological grading, ER, age group 
and T stage. 
1
 Trung tâm Ung Bướu Thái Nguyên 
2
 Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
254 
Conclusions: The expression of ER, Her 2 and elevated serum levels of CA15.3 in breast carcinoma 
significantly correlated with traditional prognostic factors (tumor size, histological grading and lymph node 
status). 
Keywords: ER, PR, HER2, CA 15.3, breast cancer, adjuvant chemotherapy. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư vú (UTV) là bệnh ung thư hay gặp nhất 
ở phụ nữ và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau 
ung thư phổi trong các bệnh ung thư trên toàn thế 
giới. Theo GLOBOCAN nĕm 2012, trên thế giới có 
1.677.000 trường hợp ung thư vú mắc mới (chiếm 
25% trong các bệnh ung thư ở nữ) và 522.000 
trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu 
gánh nặng ung thư đến nĕm 2020 của Bùi Diệu cho 
thấy ung thư vú là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong 
các ung thư ở nữ giới. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi 
nĕm 2010 ước tính là 28,1/100.000 phụ nữ. Tỷ lệ 
mắc ung thư vú có xu hướng gia tĕng trong những 
nĕm gần đây, song những tiến bộ không ngừng 
trong chẩn đoán và điều trị đã giúp ngày càng cải 
thiện thời gian sống của bệnh nhân ung thư vú. 
Vấn đề tiên lượng và điều trị ung thư vú phụ 
thuộc vào kích thước, sự xâm lấn của u, hạch vùng 
và di cĕn cũng như sự bộc lộ của các chất chỉ điểm 
sinh học. Trong các chất chỉ điểm sinh học của ung 
thư vú, ER (estrogen receptor), PR (progesterone 
receptor), Her2-neu (human epidermal growth factor 
receptor 2) được sử dụng phổ biến nhất để tiên 
lượng, dự đoán tái phát bệnh và là cơ sở để đưa ra 
liệu trình bổ trợ sau khi điều trị tại chỗ, cùng với 
nồng độ CA 15.3 (Cancer antigen 15.3) có giá trị 
theo dõi trong và sau quá trình điều trị bệnh. 
Tại Thái Nguyên, chưa có nghiên cứu tìm hiểu 
giá trị, ý nghĩa của các chất chỉ điểm với các yếu tố 
tiên lượng kinh điển, do đó chúng tôi thực hiện đề tài 
nghiên cứu này với các mục tiêu sau: 
1. Xác định tình trạng bộc lộ ER, PR, Her2-neu 
và nồng độ CA15.3 ở các bệnh nhân ung thư vú 
được hóa trị bổ trợ tại TTUB Thái Nguyên nĕm 2017. 
2. Khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố tiên 
lượng kinh điển với các chỉ số trên trong nhóm bệnh 
nhân nghiên cứu. 
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Cỡ mẫu nghiên cứu 
Toàn bộ các bệnh nhân ung thư vú được hóa trị 
bổ trợ tại Trung tâm Ung Bướu Thái Nguyên từ 
tháng 01/2017 đến tháng 6/2017, thỏa mãn các tiêu 
chuẩn thu nhận và tiêu chuẩn loại trừ. 
Cách chọn mẫu 
Chọn mẫu thuận tiện, thời gian trên chúng tôi 
chọn được 48 bệnh nhân. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
- BN đã được chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến 
vú và đã được phẫu thuật triệt cĕn. 
- Có chỉ định hóa trị bổ trợ. 
- Hồ sơ lưu trữ đầy đủ, không bỏ dở điều trị. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
- Loại trừ các trường hợp mắc hai ung thư. 
- Tiền sử đã điều trị bệnh ung thư. 
Cách thu thập số liệu 
Hình thức thu thập số liệu 
Thu thập số liệu qua mẫu bệnh án nghiên cứu 
soạn sẵn. 
Các chỉ tiêu nghiên cứu 
- Một số đặc điểm nhân khẩu học: nhóm tuổi, 
nghề nghiệp, tiền sử sản khoa 
- Chẩn đoán TNM và giai đoạn sau phẫu thuật 
(pTNM): kích thước u nguyên phát, di cĕn hạch, 
phân loại mô bệnh học, độ mô học 
- Kết quả xét nghiệm ER, PR, Her2/neu tại 
Khoa Giải phẫu bệnh. 
- Định lượng nồng độ CA15.3 và các xét 
nghiệm máu qua mỗi chu kỳ hóa trị liệu. 
Xử lý số liệu 
Bằng phần mềm SPSS 20.0. Phân tích mối 
tương quan giữa các yếu tố tiên lượng kinh điển 
(tuổi, kích thước u, di cĕn hạch, giai đoạn bệnh) 
với sự bộc lộ ER, PR, Her2/neu và CA15.3 bằng 
phân tích tương quan Pearson (r), từ đó rút ra các 
yếu tố có ý nghĩa. 
Đạo đức nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện sau khi được phê 
duyệt của Hội đồng Y đức Bệnh viện Trung Ương 
Thái Nguyên. 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
255 
Bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện, số liệu đảm 
bảo bí mật và được quyền rút khỏi nghiên cứu bất 
cứ lúc nào. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
Tương tự các nghiên cứu đã công bố trước 
đây, tuổi mắc UTV thường ngoài 40 tuổi, nghiên cứu 
này cho biết 66,7% BN trên 40 tuổi, với tuổi trung 
bình 50,1 (khoảng 28-72). Do lựa chọn BN UTV 
được phẫu thuật, sau đó hóa trị bổ trợ cho nên 
nhóm tuổi mắc bệnh không hoàn toàn phản ánh 
đúng sơ với thực tế mắc bệnh. Nghề nghiệp trong 
nghiên cứu này không thấy có nhiều sự khác biệt 
(mặc dù làm ruộng chiếm chủ yếu). Tuy nhiên có 9 
BN (18,8%) độc thân, một yếu tố khá liên quan với tỷ 
lệ mắc UTV cần được quan tâm (Bảng 1). 
Bảng 1. Một số đặc điểm bệnh nhân 
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % 
Nhóm tuổi ≤ 40 tuổi 16 33,3 
> 40 32 66,7 
Tuổi trung bình 50,1 ± 13,2 (khoảng 28-72) 
Nghề nghiệp 
Nông dân 29 60,4 
Cán bộ nhà 
nước 5 10,4 
Nội trợ 5 10,4 
Buôn bán 9 18,8 
Hôn nhân 
Độc thân 9 18,7 
Sống cùng 
gia đình 27 56,3 
Sống cùng 
chồng 12 25,0 
Tất cả 48 BN đều được phẫu tích bệnh phẩm 
để xét nghiệm mô bệnh học sau mổ. Tại Bảng 2 cho 
thấy có mối liên quan ý nghĩa về tỷ lệ thuận kích 
thước u nguyên phát so với tình trạng di cĕn hạch 
vùng. Vì các BN được phẫu thuật nên chủ yếu là các 
giai đoạn bệnh còn mổ được, nên giai đoạn T, N 
sớm chiếm tỷ lệ lớn, tương tự nghiên cứu của Đ.C. 
Thuận (2011)[1]. Chúng tôi nhận thấy hầu hết các 
trường hợp UTV được điều trị tại Thái Nguyên trong 
nghiên cứu này đều phát hiện khi kích thước u 
không lớn và giai đoạn hạch (sau phẫu thuật) sớm, 
đây có thể là dấu hiệu tốt cho khẳng định công tác 
truyền thông trong việc phát hiện sớm bệnh của 
người dân. 
Bảng 2. Đặc điểm bệnh sau phẫu thuật 
Kích thước u 
nguyên phát 
Hạch vùng Tổng số 
N0 N1 
T1 (số lượng/tỷ lệ %) 10 (90,9) 1 (9,1) 11 
T2 (số lượng/tỷ lệ %) 21 (61,8) 13 (38,2) 34 
T3 (số lượng/tỷ lệ%) 0 3 (100) 3 
Tổng số 31 (64,6) 17 (35,4) 48 
p <0,05 
Bảng 3 cho thấy tỷ lệ dương tính ER và PR khá 
cao (phù hợp với tuổi trung bình trong nghiên cứu), 
41,7% ER và PR cùng dương tính, 45,8% Her2 
dương, tuy nhiên chúng tôi cũng thấy 8,3% có bộ ba 
âm tính (một dấu hiệu tiên lượng điều trị xấu). Tỷ lệ 
bộc lộ dấu ấn miễn dịch này tương tự công bố của 
Effi (2016)[3]. Tiếc rằng số lượng BN không nhiều, 
thông tin mãn kinh không đầy đủ nên chúng tôi 
không phân tích sâu hơn được. 
Bảng 3. Kết quả xét nghiệm thụ thể ER, PR 
và bộc lộ Her2/neu 
ER 
(+) 
PR 
(+) 
ER 
(+) 
PR 
(+) 
ER 
(+) 
PR 
(-) 
ER 
(-) 
PR 
(+) 
ER 
(-) 
PR 
(-) 
Her
2 
(+) 
Tam 
âm 
Số 
lượng 
37 27 20 17 7 4 22 4 
Tỷ lệ 77,1 56,3 41,7 35,4 14,6 8,3 45,8 8,3 
Nồng độ CA 15.3 huyết thanh được coi là yếu 
tố tiên lượng tốt trong điều trị UTV qua một số công 
bố gần đây, đặc biệt khi kết hợp với bộc lộ các dâu 
ấn miễn dịch, như của Di Gioia (2015)[2], hay của 
Fejzic (2015)[4], thậm chí Konan (2015) còn cho biết 
nồng độ CA 15.3 tĕng còn có ý nghĩa phát hiện sớm 
tái phát và/hoặc di cĕn trong UTV[5]. Trong nghiên 
cứu này, do thời điểm so sánh trước/sau khá gần 
nhau nên sự khác biệt về nồng độ CA 15.3 không có 
sự khác biệt có ý nghĩa (Bảng 4). 
Bảng 4. Nồng độ CA 15.3 trong quá trình điều trị 
Nồng độ CA 15.3 
trước/sau điều trị 
CA 15.3 sau điều trị Tổng 
số Bình thường Tĕng 
CA 15.3 
trước 
điều trị 
Bình 
thường 
31 (86,1) 5 (13,9) 36 
Tĕng 9 (75,0) 3 (25,0) 12 
Tổng số 40 (83,3) 8 (16,7) 48 
p >0,05 
Bảng 5 được chúng tôi phân tích mối tương 
quan Pearson trong SPSS 20.0 giữa bộc lộ dấu ấn 
miễn dịch (ER, PR, Her2) và nồng độ CA 15.3 với 
một số yếu tố tiên lượng đã được công nhận qua y 
vĕn (tình trạng hôn nhân, tình trạng hạch vùng, độ 
mô học của bệnh, u nguyên phát và nhóm tuổi). Kết 
quả cho thấy với ER, một số yếu tố có mối tương 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
256 
quan là nồng độ CA 15.3 trước điều trị, độ mô học 
và giai đoạn T. Với PR tại nghiên cứu này chưa phát 
hiện được mối tương quan nào. Với bộc lộ Her2 chỉ 
có duy nhất kích thước u nguyên phát có mối tương 
quan. Tuy nhiên khi phân tích theo nồng độ CA 15.3 
trước điều trị, chúng tôi thấy có nhiều các yếu tố 
tương quan hơn, đó là ER, độ mô học, nhóm tuổi và 
kích thước u nguyên phát. Các yếu tố khác rải rác có 
mối tương quan (kết quả cụ thể tại Bảng 5). 
Qua tham khảo chúng tôi nhận thấy vai trò tiên 
lượng, theo dõi kết quả điều trị UTV của các dấu ấn 
miễn dịch và bộc lộ Her2 được nhiều tác giả trong và 
ngoài nước tiến hành nghiên cứu và công nhận. 
Ngoài ra, một số tác giả còn kết hợp các yếu tố này 
với một số nhân tố khác trong theo dõi bệnh. Như 
tác giả Yamashita (2016) sử dụng ER, PR kết hợp 
với Ki67 để tiên đoán tái phát UTV ở cả phụ nữ mãn 
kinh và chưa mãn kinh[7], hay tác giả Wang (2014) 
qua nghiên cứu kết luận CA15-3, CA125, CEA và 
TSGF (yếu tố tĕng trưởng đặc hiệu của khối u ác 
tính) trong núm vú có thể dùng làm chất sinh học 
mới trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh UTV[6]. 
Bảng 5. Tương quan giữa ER, PR, Her2, CA 15.3 trước điều trị với một số yếu tố 
 ER PR Her2 CA 15.3 trước ĐT Hôn nhân Giai đoạn N Độ mô học Nhóm tuổi Nhóm T 
ER 
r 1 -,081 ,104 -,487** ,052 -,011 ,288* ,245 -,297* 
Sig. ,583 ,483 ,000 ,727 ,942 ,047 ,093 ,040 
PR 
r -,081 1 -,032 ,218 ,084 -,049 -,036 -,089 ,019 
Sig. ,583 ,831 ,136 ,572 ,739 ,806 ,547 ,899 
Her2 
r ,104 -,032 1 -,145 ,230 ,018 ,018 -,059 -,294* 
Sig. ,483 ,831 ,326 ,116 ,902 ,905 ,690 ,042 
CA 15.3 trước ĐT r -,487
** ,218 -,145 1 -,128 ,176 -,301* -,306* ,315* 
Sig. ,000 ,136 ,326 ,386 ,231 ,038 ,034 ,029 
Hôn nhân 
r ,052 ,084 ,230 -,128 1 ,128 ,192 -,201 -,249 
Sig. ,727 ,572 ,116 ,386 ,385 ,190 ,170 ,087 
Giai đoạn N r -,011 -,049 ,018 ,176 ,128 1 -,046 -,031 ,300
* 
Sig. ,942 ,739 ,902 ,231 ,385 ,755 ,835 ,038 
Độ mô học r ,288
* -,036 ,018 -,301* ,192 -,046 1 -,014 -,125 
Sig. ,047 ,806 ,905 ,038 ,190 ,755 ,927 ,396 
Nhóm tuổi Pearson ,245 -,089 -,059 -,306
* -,201 -,031 -,014 1 -,070 
Sig. ,093 ,547 ,690 ,034 ,170 ,835 ,927 ,636 
Nhóm T 
Pearson -,297* ,019 -,294* ,315* -,249 ,300* -,125 -,070 1 
Sig. ,040 ,899 ,042 ,029 ,087 ,038 ,396 ,636 
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). 
Có lẽ do cỡ mẫu không đủ lớn, thời gian nghiên cứu không đủ dài, các biến só nghiên cứu chưa thật đầy 
đủ, tuy nhiên với kết quả thu nhận được chúng tôi vẫn thấy có ý nghĩa nhất định trong điều trị, tiên lượng ung 
thư vú nói chung. 
KẾT LUẬN 
Tuổi trung bình 50,1. Có mối liên quan giữa 
kích thước u nguyên phát và di cĕn hạch vùng. 
41,7% ER, PR cùng dương tính; 8,4% bộ ba âm 
tính; 45,8% Her2 dương. Nồng độ CA 15.3 không 
thay đổi có ý nghĩa trước/sau hóa trị bổ trợ. 
Các yếu tố tương quan có ý nghĩa với ER là 
nhóm giai đoạn T sớm, độ mô học, CA 15.3 trước 
điều trị. Với PR không có yếu tố liên quan nào. Với 
Her 2 có nhóm giai đoạn T sớm có tương quan. Với 
nồng độ CA 15.3 có một số yếu tố tương quan: độ 
mô học, ER, nhóm tuổi và nhóm giai đoạn T. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Công Thuận, Nguyễn Phúc Duy Quang 
(2011), "Nghiên cứu sự bộc lộ ER, PR, HER2 và 
nồng độ CA 15.3 trong ung thư biểu mô tuyến vú 
xâm nhập", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 15 
(Phụ bản số 2), tr. 107-113. 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
257 
2. Di Gioia D, Dresse M, Mayr D, et al. (2015), 
"Serum HER2 in combination with CA 15-3 as a 
parameter for prognosis in patients with early 
breast cancer", Clin Chim Acta, 440, pp. 16-22. 
3. Effi AB, Aman NA, Koui BS, et al. (2016), 
"Breast Cancer Molecular Subtypes Defined by 
ER/PR and HER2 Status: Association with 
Clinicopathologic Parameters in Ivorian 
Patients", Asian Pac J Cancer Prev, 17 (4), pp. 
1973-8. 
4. Fejzic H, Mujagic S, Azabagic S, et al. (2015), 
"Tumor marker CA 15-3 in breast cancer 
patients", Acta Med Acad, 44 (1), pp. 39-46. 
5. Konan S, Goussot V, Desmoulins I, et al. (2015), 
"Clinical value of CA 15-3 for early detection of 
relapse in locally advanced breast cancer", Bull 
Cancer, 102 (10), pp. 834-44. 
6. Wang G, Qin Y, Zhang J, et al. (2014), "Nipple 
discharge of CA15-3, CA125, CEA and TSGF as 
a new biomarker panel for breast cancer", Int J 
Mol Sci, 15 (6), pp. 9546-9565. 
7. Yamashita H, Ogiya A, Shien T, et al. (2016), 
"Clinicopathological factors predicting early and 
late distant recurrence in estrogen receptor-
positive, HER2-negative breast cancer", Breast 
Cancer, 23 (6), pp. 830-843. 

File đính kèm:

  • pdfmoi_tuong_quan_giua_boc_lo_er_pr_her_2_neu_va_nong_do_ca_15.pdf