Kiến thức và sự hỗ trợ của người chồng trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có vợ đẻ thường tại bệnh viện phụ sản trung ương

 Mô tả kiến thức về Nuôi con

bằng sữa mẹ (NCBSM) và sự hỗ trợ của

người chồng trong thực hành NCBSM tại

bệnh viện Phụ sản Trung ương (BVPSTW)

và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng

cao kiến thức, thái độ và sự hỗ trợ của

người chồng trong thực hành NCBSM.

Đối tượng và phương pháp nghiên

cứu: Mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu

hỏi dành cho 369 người chồng từ 18 tuổi

trở lên có vợ vừa sinh con tại khoa Sản

thường tại BVPSTW trong thời gian từ 11

tháng 6 năm 2020 đến 10 tháng 7 năm

2020. Kết quả: Người chồng có độ tuổi từ

25 đến 34 chiếm tỉ lệ 68,3%. 52,3% sống

ở nông thôn. 62,9% biết cần cho con bú

sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. và

biết tên gọi sữa non/sữa đầu là 73,7%. Có

67,6 % người chồng Ở nông thôn biết lợi

ích bú sữa non, 30,7% biết BSSS (bú sớm

sau sinh) giúp trẻ có nhiều sữa hơn. Có

13,6% / 13% (Nông thôn.thành thị). không

biết lợi ích nào của BSSS. Kích thích tiết

sữa về, thông tia sữa (50,6% / 56%). có

(34,1%/ 25,9%). người chồng không biết

đến một lợi ích nào của BSSS với vợ của

họ. Người chồng biết đúng NCBSM hoàn

toàn là 75,3% Thời gian, tần suất cho con

bú là 83,5%/ 97,0%. Nhóm người chồng

có con lần 2 có tỉ lệ biết về các kiến thức

này (85,1% và 97,7%).68% cho rằng thời

gian ở viện chăm vợ là hợp lý. Lý do gặp

nhiều nhất dẫn đến thời gian chăm sóc vợ

ít tại bệnh viện là do người chồng phải đi

làm (61%). Kết luận: Cần tổ chức lớp tiền

sản bằng nhiều hình thức để cung cấp kiến

thức và làm rõ vai trò của người chồng

trong việc trợ giúp vợ thực hành NCBSM.

Kiến thức và sự hỗ trợ của người chồng trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có vợ đẻ thường tại bệnh viện phụ sản trung ương trang 1

Trang 1

Kiến thức và sự hỗ trợ của người chồng trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có vợ đẻ thường tại bệnh viện phụ sản trung ương trang 2

Trang 2

Kiến thức và sự hỗ trợ của người chồng trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có vợ đẻ thường tại bệnh viện phụ sản trung ương trang 3

Trang 3

Kiến thức và sự hỗ trợ của người chồng trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có vợ đẻ thường tại bệnh viện phụ sản trung ương trang 4

Trang 4

Kiến thức và sự hỗ trợ của người chồng trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có vợ đẻ thường tại bệnh viện phụ sản trung ương trang 5

Trang 5

Kiến thức và sự hỗ trợ của người chồng trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có vợ đẻ thường tại bệnh viện phụ sản trung ương trang 6

Trang 6

Kiến thức và sự hỗ trợ của người chồng trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có vợ đẻ thường tại bệnh viện phụ sản trung ương trang 7

Trang 7

Kiến thức và sự hỗ trợ của người chồng trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có vợ đẻ thường tại bệnh viện phụ sản trung ương trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 7840
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức và sự hỗ trợ của người chồng trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có vợ đẻ thường tại bệnh viện phụ sản trung ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức và sự hỗ trợ của người chồng trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có vợ đẻ thường tại bệnh viện phụ sản trung ương

Kiến thức và sự hỗ trợ của người chồng trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ có vợ đẻ thường tại bệnh viện phụ sản trung ương
20
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
KIẾN THỨC VÀ SỰ HỖ TRỢ CỦA NGƯỜI CHỒNG
TRONG THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CÓ VỢ ĐẺ THƯỜNG
 TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG 
Vũ Thị Lệ Hiền1, Phạm Thị Thanh Hương1, 
Nguyễn Thị Thanh Tâm2 
1Đại học Điều dưỡng Nam Định
2Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
Người chịu trách nhiệm: Vũ Thị Lệ Hiền
Email: hienbmsan@gmail.com
Ngày phản biện: 18/5/2021
Ngày duyệt bài: 25/5/2021
Ngày xuất bản: 28/6/2021 
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả kiến thức về Nuôi con 
bằng sữa mẹ (NCBSM) và sự hỗ trợ của 
người chồng trong thực hành NCBSM tại 
bệnh viện Phụ sản Trung ương (BVPSTW) 
và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng 
cao kiến thức, thái độ và sự hỗ trợ của 
người chồng trong thực hành NCBSM. 
Đối tượng và phương pháp nghiên 
cứu: Mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu 
hỏi dành cho 369 người chồng từ 18 tuổi 
trở lên có vợ vừa sinh con tại khoa Sản 
thường tại BVPSTW trong thời gian từ 11 
tháng 6 năm 2020 đến 10 tháng 7 năm 
2020. Kết quả: Người chồng có độ tuổi từ 
25 đến 34 chiếm tỉ lệ 68,3%. 52,3% sống 
ở nông thôn. 62,9% biết cần cho con bú 
sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. và 
biết tên gọi sữa non/sữa đầu là 73,7%. Có 
67,6 % người chồng Ở nông thôn biết lợi 
ích bú sữa non, 30,7% biết BSSS (bú sớm 
sau sinh) giúp trẻ có nhiều sữa hơn. Có 
13,6% / 13% (Nông thôn.thành thị). không 
biết lợi ích nào của BSSS. Kích thích tiết 
sữa về, thông tia sữa (50,6% / 56%). có 
(34,1%/ 25,9%). người chồng không biết 
đến một lợi ích nào của BSSS với vợ của 
họ. Người chồng biết đúng NCBSM hoàn 
toàn là 75,3% Thời gian, tần suất cho con 
bú là 83,5%/ 97,0%. Nhóm người chồng 
có con lần 2 có tỉ lệ biết về các kiến thức 
này (85,1% và 97,7%).68% cho rằng thời 
gian ở viện chăm vợ là hợp lý. Lý do gặp 
nhiều nhất dẫn đến thời gian chăm sóc vợ 
ít tại bệnh viện là do người chồng phải đi 
làm (61%). Kết luận: Cần tổ chức lớp tiền 
sản bằng nhiều hình thức để cung cấp kiến 
thức và làm rõ vai trò của người chồng 
trong việc trợ giúp vợ thực hành NCBSM. 
Từ khóa: Nuôi con bằng sữa mẹ, kiến 
thức-thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.
KNOWLEDGE AND SUPPORT IN BREASTFEEDING PRACTICE
FROM THE HUSBANDS WHOSE WIVES GIVING NATURAL BIRTH AT THE 
NATIONAL HOSPITAL OBSTETRICS AND GYNECOLOGY
ABSTRACT
Objective: To describe the knowledge 
of breastfeedithe husband’s support in 
breastfeeding practice at the National 
Hospital Obstetrics and Gynecology and 
propose some solutions to improve the 
husband’s knowledge and support in 
breastfeeding practice. Method: Cross-
sectional study, use questionnaires for 
369 husbands from18 years old and older 
whose wives had just given birth at the 
Normal Obstetric Ward at the National 
Hospital Obstetrics and Gynecology from 
June 11, 2020 to July 10, 2020. Results: 
21
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
The percentage of husband from 25 to 
34 years old accounts for 68.3%. 52.3% 
of the husbands live in rural areas. 
62.9% of the husbands know that their 
children need to be breastfed early 
within the first hour after birth. And the 
percentage of husbands who know the 
name colostrum / colostrum is 73.7%. 
There are 67.6% of husbands in rural 
areas know the benefits of colostrum 
breastfeeding, 30.7% of whom know 
that breastfeeding soon after birth 
helps children have more milk. There 
are 13.6% and 13% (respectively rural 
area, urban are) of the husbands who do 
not know any benefits of breastfeeding 
soon after birth. The number of the 
husbands who know about the beast 
milk stimulation, clears milk ducts is 
respectively 50.6% and 56%. 34.1% and 
25.9% of the husbands do not know any 
benefits of breastfeeding soon after birth 
to their wives. The number of husbands 
who knows about beastfeeding correctly 
is 75.3%. The number of whom khows 
about the time and frequency of 
breastfeeding is respectively 83.5% 
and 97.0%. The percentage of the 
husband having children for the second 
time has the rate of knowing about the 
time and frequency of breastfeeding is 
respectively 85.1% and 97.7%.68% of 
them think that the time at the hospital 
to take care of their wives is reasonable. 
The most common reason for less time 
to care of their wives at the hospital is 
that they have to work which accounts 
for 61%. Conclusion: It is necessary to 
organize prenatal classes in many ways 
to provide knowledge and clarify the role 
of the husband in helping their wives to 
practice breastfeeding
Keywords: Breastfeeding, knowledge-
practice of breastfeeding 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
NCBSM đã được khẳng định là phương 
cách tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 
Đặc biệt, cho con bú sớm ngay trong giờ 
đầu tiên sau sinh rất hiệu quả trong giảm 
tỷ lệ tử vong sơ sinh. Tuy nhiên tỉ lệ này ở 
Việt Nam hiện nay là rất thấp. Một nghiên 
cứu tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì tỷ lệ 
bú sớm sau sinh (BSSS) là 33,8% [1].Trên 
thế giới, nhiều nghiên cứu đã khẳng định 
việc cho con bú sớm và bú mẹ hoàn toàn 
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: rào 
cản văn hóa, tôn giáo [2]; áp lực gia đình, 
quan điểm sai lầm của bà mẹ về thực hành 
dinh dưỡng cho trẻ nhỏ [3]. Nghiên cứu 
này cũng chỉ ra rằng người chồng có vai 
trò quan trọng trong hỗ trợ NCBSM. Thực 
hành NCBSM thành công phụ thuộc đáng 
kể vào sự hỗ trợ về tâm lý, tình cảm của 
người chồng đối với vợ [4]. Đồng thời 
NCBSM cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi 
người chồng không đồng tình với việc cho 
con bú [5]. 
Chưa có một nghiên cứu nào về vai 
trò của người chồng đối với thực hành 
NCBSM tại một bệnh viện lớn, tuyến trung 
ương cũng như kiến thức,sự hỗ trợ của họ 
về vấn đề này.vì thế chúng tôi tiến hành 
thực hiện nghiên cứu: “Kiến thức và sự 
hỗ trợ của người chồng trong thực hành 
NCBSM có vợ đẻ thường tại bệnh viện 
Phụ sản Trung ương” với mục tiêu: “Mô 
tả kiến thức,và sự hỗ trợ của người chồng 
trong thực hành NCBSM tại bệnh viện Phụ 
sản Trung ương” và đề xuất một số giải 
pháp nhằm nâng cao kiến thức về NCBSM 
và sự hỗ trợ của người chồng trong thực 
hành NCBSM.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng: 
- Nam giới từ 18 tuổi trở lên có vợ vừa 
sinh con tại khoa Sản thường bệnh viện 
22
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
Phụ sản Trung ương trong thời gian nghiên 
cứu có đủ sức khỏe và đồng ý tham gia 
nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ 11 tháng 6 năm 2020 đến 10 tháng 
7 năm 2020 tại khoa Sản thường BVPSTW
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu 
cắt ngang có phân tích .
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:
2.4.1. Cỡ mẫu
Theo công thức: 
2)2/1(
2 )1(
d
ppZn −= −α
Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu, z: Hệ số 
tin cậy. Với mức ý nghĩa α = 95% thì z =1,96
p = 0,6 (tỷ lệ người chồng có kiến thức 
chưa tốt về NCBSM là 60% theo nghiên 
cứu của Vũ Thị Hà năm 2014 [2])
d = 0,05 (sai số chấp nhận được) Như 
vậy ta có cỡ mẫu là 369 người chồng.
2.4.2. Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu 
nhiên hệ thống
2.5. Công cụ thu thập số liệu
- Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi dành 
cho người chồng đã được chỉnh sửa cho 
phù hợp với nghiên cứu dựa trên mục tiêu 
nghiên cứu 
- Bộ câu hỏi phát vấn dành cho người 
chồng gồm: 
+ Thông tin chung của người chồng, 
người mẹ, trẻ, đặc điểm hộ GĐ 
+ Thông tin kiến thức về NCBSM. 
+ Thông tin về hỗ trợ vợ NCBSM 
+ Thông tin về sự hỗ trợ của người 
chồng trong thực hành NCBSM của vợ.
2.6. Thu thập, xử lý số liệu
 Số liệu được mã hóa nhập và xử lý 
bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích 
bằng phần mềm SPSS 16.0
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng 
nghiên cứu
Bảng 1. Thông tin chung về 
người chồng (n=369)
Đặc điểm SL TL %
Nhóm tuổi chồng: 
18 – 24
25 – 34
≥ 35
26
252
91
7,0
68,3
24,7
Trình độ học vấn: 
Tiểu học, trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Cao đẳng, đại học
Trên đại học
21
167
159
22
5,6
45,3
43,1
6,0
Nghề nghiệp: 
Nông nghiệp
Công nhân, thợ thủ công
Buôn bán, dịch vụ
Cán bộ/ công chức
Lao động tự do
37
56
60
146
70
10,0
15,2
16,3
39,5
19
Nơi cư trú: 
Thành thị
Nông thôn
176
193
47,7
52.3
Nhận xét: độ tuổi từ 25 đến 34 chiếm tỉ 
lệ cao nhất với 68,3%, trình độ THPT chiếm 
45,3%, cán bộ, công chức chiếm 39,5 và có 
52,3% cặp vợ chồng sống ở nông thôn.
3.2. Kiến thức về NCBSM và sự hỗ trợ 
của người chồng trong NCBSM
Bảng 2. Kiến thức của người chồng 
về BSSS (n=369)
Kiến thức của người 
chồng về BSSS SL TL %
Biết thời điểm cho con 
BSSS 
 Biết trong vòng 1 giờ 
đầu
Không biết, khác
232
137
62,9
37,1
Biết gọi tên sữa non/
sữa đầu
Biết
Không biết
272
97
73,7
26,3
23
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
Nhận xét: có 62,9% người chồng biết cần cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau 
sinh. Số người cha biết tên gọi sữa non/sữa đầu là 73,7% cao hơn hẳn số người chồng 
không biết kiến thức này (26,3%). 
Biểu đồ 1. Hiểu biết của người chồng về lợi ích của BSSS đối với trẻ
Nhận xét: Có đến 67,6 % người chồng ở nông thôn biết đến lợi ích bú sữa non, 30,7% 
biết BSSS giúp trẻ có nhiều sữa hơn,chỉ 2,8% biết giúp giữ ấm cho trẻ, 7,4% biết tống 
phân su nhanh. Một tỉ lệ không nhỏ người chồng không biết lợi ích nào của BSSS đối với 
trẻ: ở nông thôn là 13,6%, ở thành thị là 13%. 
Biểu đồ 2. Hiểu biết của người chồng về lợi ích của BSSS đối với mẹ
Nhận xét: Kiến thức được nhiều người chồng biết đến nhất là kích thích tiết sữa về, 
thông tia sữa (50,6% ở nông thôn và 56% ở thành thị). giúp tử cung co hồi nhanh rất quan 
trọng nhưng tỉ lệ biết về kiến thức này lại thấp (17,6%/25,4%). Và người chồng không biết 
đến một lợi ích nào của BSSS dành cho vợ của họ ( 34,1%/ 25,9%).
24
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
Bảng 3. Một số kiến thức về NCBSM và thứ tự lần sinh của trẻ
Đặc điểm
Thứ tự lần sinh trẻ 
Tổng p
Con đầu
n (%)
Con thứ 2 
trở lên
n (%)
Định nghĩa bú mẹ hoàn toàn 
Chỉ bú mẹ không ăn uống thêm
Khác, không biết
106 (72,1)
41 (27,9)
172 (77,5)
50 (22,5)
278 (75,3)
91 (24,4)
0,147
Nên cho bú cả ngày và đêm
Có
Không, không biết
120 (81,6)
27 (18,4)
189 (85,1)
33 (14,9)
309 (83,5)
60 (16,5)
0,226
Tần suất cho con bú
3 tiếng/lần, theo nhu cầu của trẻ
Khác, không biết
141 (95,9)
6 (4,1)
217 (97,7)
5 (2,3)
358 (97,0)
11 (3,0)
0,095
Nhận xét: Tỉ lệ người chồng biết đúng khái niệm bú mẹ hoàn toàn là 75,3% và có vợ 
sinh con lần thứ 2 trở lên biết kiến thức này (77,5%) Thời gian, tần suất cho con bú là 
83,5% và 97,0%. Nhóm người chồng có con lần 2 có tỉ lệ biết về các kiến thức này (85,1% 
và 97,7%) cao hơn nhóm có con lần đầu (81,6% và 95,9%). Tuy nhiên sự khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 4. Về việc chăm sóc vợ tại bệnh viện (n = 369)
Đặc điểm SL TL %
Người chăm sóc vợ tại bệnh viện: Một mình người chồng
Có thêm người khác chăm sóc
6
363
1,6
98,4
Quan điểm về thời gian chăm sóc vợ 
tại bệnh viện
Nhiều 18 4,9
Ít 100 27,1
Hợp lý 251 68,0
Nhận xét: Ngoài chồng ra còn nhận được sự chăm sóc của người thân khác tỉ lệ này 
là 98,4%. Quan điểm của người chồng về thời lượng chăm vợ tại bệnh viện được chia 
thành 3 nhóm. Nhóm cho rằng thời gian mình chăm vợ tại viện là nhiều chỉ chiếm 4,9%, 
đa số cho rằng lượng thời gian mình ở viện chăm vợ là hợp lý (68%), còn có 27,1% cho 
rằng thời gian chăm vợ tại viện là chưa đủ.
25
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng 
nghiên cứu 
Ngiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 
những nam giới có vợ đến sinh con tại 
bệnh viện Phụ sản Trung ương. Phần lớn ở 
độ tuổi khuyến khích sinh đẻ, từ 25 đến 34 
tuổi với 60,2% là có con thứ 2 trở lên. 
Tỉ lệ người chồng đến từ nông thôn tới 
52,3%, phần lớn là có vợ được chuyển 
từ tuyến dưới lên với nguy cơ thai nghén 
cao do ngiên cứu của chúng tôi tại bệnh 
viện tuyến trên. Điều này cũng phù hợp 
với nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Hà 
Nội năm 2013 chỉ có 2/3 số sản phụ đến 
đẻ là ở nội thành [1]. Có thể nói rằng hệ 
thống chăm sóc sức khỏe sinh sản của các 
bệnh viện khu vực Hà Nội là tương đối tốt, 
vì vậy ít sản phụ ở thành thị, Đây cũng là 
một trong những mục tiêu giảm tải mà bệnh 
viện Phụ sản Trung ương muốn đạt được 
và bước đầu khẳng định thành công của 
bệnh viện trong lĩnh vực chỉ đạo tuyến mà 
Bộ Y tế giao phó.
.4.2. Kiến thức của người chồng về 
nuôi con bằng sữa mẹ
Kiến thức của người chồng là yếu tố cốt 
lõi ảnh hưởng đến thái độ và sự hỗ trợ của 
họ trong thực hành NCBSM.Theo nghiên 
cứu của Vũ Thị Hà chỉ có 44,1% người 
chồng biết nên cho con bú sớm trong vòng 
1 giờ sau sinh [6]. Trong khi nghiên cứu 
của chúng tôi có 62,9%. Sự khác biệt này 
có thể là do thời điểm phỏng vấn ĐTNC 
của 2 nghiên cứu là khác nhau. Nghiên 
cứu của chúng tôi hỏi người chồng ngay 
tại thời điểm ra viện nên người chồng nắm 
bắt và nhớ tốt kiến thức hơn nghiên cứu 
của Vũ Thị Hà tại thời điểm trẻ đã được 
Biểu đồ 3. Lý do cản trở người chồng chăm sóc vợ tại bệnh viện
Nhận xét: Lý do gặp nhiều nhất dẫn đến thời gian chăm sóc vợ ít tại bệnh viện là do 
người chồng phải đi làm (61%). Tỷ lệ người chồng đi chơi với bạn vì yên tâm có người 
khác chăm sóc vợ mình tại bệnh viện rất thấp.
26
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
20 - 24 tháng tuổi. Kết quả cũng cho thấy 
tỉ lệ người chồng biết tên gọi sữa non/sữa 
đầu là 73,7% cao hơn hẳn số người chồng 
không biết kiến thức này (26,3%). phù 
hợp với nghiên cứu của Hoàng Thế Kỷ tại 
Thanh Hà, Hải Dương với 75% [3]. Tuy tỷ lệ 
theo nghiên cứu của chúng tôi chưa phải là 
cao nhưng cũng cho thấy sự hiểu biết của 
người chồng đã được cải thiện đáng kể do 
các kênh truyền thông đã phát huy được 
hiệu quả dù tỷ lệ người chồng ở nông thôn 
cao hơn thành phố.
Tỉ lệ người chồng biết các kiến thức về 
định nghĩa NCBSM hoàn toàn, thời gian 
cho con bú, tần suất cho con bú lần lượt 
là 75,6%, 83,3%, 97,6%. Tỉ lệ này lớn hơn 
hẳn tỉ lệ người chồng không biết các kiến 
thức này ở cả 3 nhóm tuổi 18-24, 25-34, 
từ 35 tuổi trở lên. Kết quả này cũng phù 
hợp với kết quả của Vũ Thị Hà, kiến thức 
về NCBSM có sự khác biệt theo nhóm tuổi 
khác nhau. Trong đó, người chồng ở nhóm 
tuổi cao hơn (trên 28 tuổi) có kiến thức tốt 
về NCBSM là 47,9% cao hơn so với tỉ lệ 
31% trong nhóm những người chồng thuộc 
nhóm trẻ tuổi (dưới 28 tuổi) (p=0,028) . 
Tỉ lệ biết kiến thức về thời gian cho con 
bú cả ngày lẫn đêm trong nghiên cứu của 
chúng tôi là 83,5%. Còn theo Hoàng Thế Kỷ 
thì trên 95% người chồng cho rằng nên cho 
con bú cả ngày lẫn đêm.Tuy nhiên 10,6% 
số người chồng cho rằng chỉ nên cho bú 
khi trẻ khóc và tỉ lệ này khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,01) giữa nông thôn (7,9%) 
và thành thị (29,6%) [3]. Dù tỷ lệ này không 
cao nhưng trong các nội dung truyền thông 
tư cần phân tích rõ hơn về vấn đề này.
4.3. Thái độ của người chồng về nuôi 
con bằng sữa mẹ
Số người chồng có thái độ tích cực với 
hành động cho con bú sớm còn chưa cao. 
Vẫn có 42,8% người chồng chưa có thái độ 
đúng với quan điểm sữa non là sữa đầu, 
cần vắt đi trước khi cho con bú. Tỉ lệ này 
cao hơn trong nghiên cứu tại huyện Thanh 
Hà, Hải Dương (25,9%) [3]. Quan niệm 
thiếu hiểu biết này cần được làm rõ trong 
các buổi truyền thông tư vấn dành.
 Có 28,5% người chồng trung lập hoặc 
đồng tình với quan điểm ngay sau sinh cần 
cho trẻ uống nước, mật ong, thấp hơn kết 
quả 41% trong nghiên cứu tại Thanh Hà, 
Hải Dương. Chúng tôi cũng thấy mới chỉ có 
53,9% và 61,8% người chồng đồng tình với 
quan điểm BSSS rất tốt cho sức khỏe của 
bé và mẹ. Việc BSSS không những mang 
lại lợi ích cho con mà còn mang lại lợi ích 
không nhỏ cho bà mẹ làm tăng tiết oxytocin 
giúp co hồi tử cung Với trẻ BSSS có thể 
giảm nguy cơ đột tử sơ sinh.Tuy nhiên tỷ 
lệ hiểu biết của người chồng trong nghiên 
cứu của chúng tôi chưa cao. Có thể do kiến 
thức của người chồng về BSSS và NCBSM 
hoàn toàn chịu ảnh hưởng của yếu tố cá 
nhân (tuổi, trình độ, nghề nghiệp, thu nhập, 
kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ), và sự tiếp 
cận thông tin y tế của người chồng. Yếu tố 
thứ hai là thái độ của người chồng với thực 
hành NCBSM, BSSS, thái độ về việc hỗ trợ 
vợ NCBSM. Yếu tố thứ 3 là sự hỗ trợ của 
người chồng trong thực hành NCBSM còn 
hạn chế.
Quan điểm của người chồng về thời gian 
dành cho vợ tại bệnh viện được chia thành 
3 nhóm là nhiều (4,9%), hợp lý (68%) và ít 
(27,1%). Tỉ lệ cao nhất là do người chồng 
phải đi làm (61%), vì cuộc sống mưu sinh 
nên thời gian chăm sóc vợ không được 
nhiều. 11% phải ở nhà chăm sóc con khác. 
khi vợ trở về nhà, việc chăm sóc con khác 
của người chồng cũng là một trong những 
hoạt động hỗ trợ người vợ, có thêm thời 
gian để nghỉ ngơi. giúp sữa mẹ về tốt và đủ 
sữa cho trẻ bú, đảm bảo thành công cho 
việc NCBSM
27
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
4.4. Sự hỗ trợ, vai trò của người chồng 
trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Việc hỗ trợ vợ cho con BSSS và NCBSM 
hoàn toàn còn khá hạn chế.Mặc dù Sự 
tham gia của người chồng trong việc hỗ trợ 
bà mẹ NCBSM có vai trò quan trọng trong 
việc gia tăng tỷ lệ bà mẹ NCBSM hoàn toàn 
trong 6 tháng đầu [1], [6]. Bên cạnh đó, việc 
thực hành NCBSM cũng có mối liên quan 
với các yếu tố cá nhân và vai trò của người 
chồng trong gia đình như kiến thức, thái độ 
chưa tốt đối với việc NCBSM .
Người chồng cần được sự ủng hộ của 
gia đình, xã hội, đặc biệt là các chính sách 
công. Nên từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 
đã có luật nghỉ thai sản dành cho nam giới. 
[7]. Như vậy đây là chính sách hỗ trợ rất tốt 
cho người chồng. 
5. KẾT LUẬN
- 62,9% biết cần cho con bú sớm trong 
vòng 1 giờ đầu sau sinh và biết tên gọi sữa 
non/sữa đầu là 73,7%. 
- 67,6 % người chồng Ở nông thôn biết 
lợi ích bú sữa non, 30,7% biết BSSS giúp 
trẻ có nhiều sữa hơn.
- 13,6% / 13% (Nông thôn.thành thị). 
không biết lợi ích nào của BSSS. Kiến thức 
biết nhiều nhất là kích thích tiết sữa về, 
thông tia sữa (50,6% / 56%). 
- 34,1%/ 25,9%.người chồng không biết 
đến một lợi ích nào của BSSS dành cho vợ 
của họ.
- Biết đúng khái niệm NCBSM hoàn toàn 
là 75,3% 
-Thời gian, tần suất cho con bú là 83,5%/ 
97,0%. 
- Lý do gặp nhiều nhất dẫn đến thời gian 
chăm sóc vợ ít tại bệnh viện là do người 
chồng phải đi làm (61%).
Đây là khảo sát nhanh trong thời gian 
ngắn do đó kết quả nghiên cứu còn nhiều 
hạn chế. Nên thường xuyên tổ chức lớp 
học hoặc xây dựng sẵn những chương 
trình tư vấn tiền sản dành cho thai phụ, sản 
phụ và người nhà dưới nhiều hình thức 
như ti vi, bảng điện tử, tờ rơi, áp phích để 
người chồng thấy được tầm quan trọng của 
việc NCBSM, từ đó có động lực, thái độ tốt 
hơn trong việc hỗ trợ vợ mình NCBSM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Hải Dung (2013), Thực trạng 
và các yếu tố liên quan đến thực hành cho 
trẻ BSSS của sản phụ tại BVPS Hà Nội 
năm 2013, Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Đại 
học Y tế Công cộng, Hà Nội.
2. Ayten Taşpınar và các cộng sự. 
(2013), “Fathers’ knowledge about and 
attitudes towards breast feeding in Manisa, 
Turkey”, Midwifery, 26(6), tr. 653-660
3. Hoàng Thế Kỷ (2012), Sự hỗ trợ của 
người chồng trong việc NCBSM và một số 
yếu tố liên quan tại huyện Thanh Hà, Hải 
Dương, Luận văn thạc sĩ YTCC, Đại học 
YTCC
4. University of nottingham và Lincoln 
(2003), Myles textbook for Midwives, 
University of Nottingham, US.
5. Binns CW Maycock B1, Dhaliwal S, 
Tohotoa J, Hauck Y, Burns S, Howat P. (2013), 
“Education and support for fathers improves 
breastfeeding rates: a randomized controlled 
trial”, J Hum Lact., 29(4), tr. 484-90.
6. Vũ Thị Hà (2014), Sự tham gia của 
người cha với thực hành NCBSM của bà 
mẹ đang đi làm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội 
năm 2013, Luận văn Thạc sĩ YTCC, Đại 
học YTCC
7. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã 
hội, luật số 58/2014/QH13, Hà Nội

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_va_su_ho_tro_cua_nguoi_chong_trong_thuc_hanh_nuoi.pdf