Nghiên cứu vai trò và đặc điểm hình ảnh của 18fdg - Pet / ct trong chẩn đoán ung thư chưa rõ nguyên phát

Mục tiêu: Đánh giá vai trò của PET/CT trong chẩn đoán ung thư chưa rõ nguyên phát.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu kết hợp hồi cứu thực hiện trên 36 bệnh

nhân được chẩn đoán là ung thư chưa rõ nguyên phát bằng kết quả giải phẫu bệnh, điều trị nội trú tại

bệnh viện Quân Y 103 và bệnh viện K Hà Nội từ 01/2018 - 6/2020.

Kết quả và kết luận: Ung thư chưa rõ nguyên phát có tỉ lệ cao ở nam giới, tuổi trung niên. Tỉ lệ phát

hiện được vị trí u nguyên phát của PET/CT là 63,9%. Độ nhạy của PET/CT trong phát hiện u nguyên phát

là 90,1%, độ đặc hiệu là 78,6%. Vị trí khối u nguyên phát chủ yếu ở phổi, đại tràng và vòm họng. Tỉ lệ

dương tính giả là 13,04%, 2 bệnh nhân ghi nhận kết quả là âm tính giả là ở tụy và dạ dày.

Nghiên cứu vai trò và đặc điểm hình ảnh của 18fdg - Pet / ct trong chẩn đoán ung thư chưa rõ nguyên phát trang 1

Trang 1

Nghiên cứu vai trò và đặc điểm hình ảnh của 18fdg - Pet / ct trong chẩn đoán ung thư chưa rõ nguyên phát trang 2

Trang 2

Nghiên cứu vai trò và đặc điểm hình ảnh của 18fdg - Pet / ct trong chẩn đoán ung thư chưa rõ nguyên phát trang 3

Trang 3

Nghiên cứu vai trò và đặc điểm hình ảnh của 18fdg - Pet / ct trong chẩn đoán ung thư chưa rõ nguyên phát trang 4

Trang 4

Nghiên cứu vai trò và đặc điểm hình ảnh của 18fdg - Pet / ct trong chẩn đoán ung thư chưa rõ nguyên phát trang 5

Trang 5

Nghiên cứu vai trò và đặc điểm hình ảnh của 18fdg - Pet / ct trong chẩn đoán ung thư chưa rõ nguyên phát trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 5080
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu vai trò và đặc điểm hình ảnh của 18fdg - Pet / ct trong chẩn đoán ung thư chưa rõ nguyên phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu vai trò và đặc điểm hình ảnh của 18fdg - Pet / ct trong chẩn đoán ung thư chưa rõ nguyên phát

Nghiên cứu vai trò và đặc điểm hình ảnh của 18fdg - Pet / ct trong chẩn đoán ung thư chưa rõ nguyên phát
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 134 
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỦA 18FDG-PET/CT 
TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ CHƯA RÕ NGUYÊN PHÁT 
NGÔ VĂN ĐÀN1, NGUYỄN HỮU THƯỜNG2, NGUYỄN HẢI NGUYỄN1, 
LÊ THỊ THU TRANG2, NGUYỄN KIM LƯU1 
Địa chỉ liên hệ: Ngô Văn Đàn 
Email: ngodan82@gmail.com 
Ngày nhận bài: 08/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 Khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện Quân Y 103 
2 Khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện K Hà Nội 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư chưa rõ nguyên phát (UTCRNP) là 
bệnh lý ác tính đã được xác định có tế bào ác tính 
bởi kết quả sinh thiết tại vị trí u, hạch hoặc dịch thể 
bất thường của người bệnh, nhưng tại thời điểm đó 
khối u nguyên phát chưa được xác định mặc dù đã 
tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán như: X-quang, 
cắt lớp vi tính (CLVT), chụp cộng hưởng từ (MRI), 
nội soi, xét nghiệm máu[1]. 
Ung thư chưa rõ nguyên phát là một trong 
những loại hay gặp và chẩn đoán u nguyên phát gặp 
rất nhiều khó khăn[2]. Ở Hoa Kỳ, ung thư chưa rõ 
nguyên phát chiếm tỉ lệ 2% trong tất cả các trường 
hợp ung thư và ước tính năm 2017 có khoảng 
33.770 trường hợp ung thư chưa rõ nguyên phát. 
Tại Đan Mạch từ năm 2009 - 2013 có 1042 trường 
hợp ung thư chưa rõ nguyên phát trong đó nam 
chiếm 2,5% và nữ chiếm 3,2% ở tất cả các bệnh 
nhân ung thư được chẩn đoán[3]. 
Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 22 - 73% 
vị trí u nguyên phát được xác định trước khi bệnh 
nhân tử vong[4]. Việc xác định được loại ung thư 
nguyên phát có ý nghĩa rất quan trọng, giúp đánh giá 
đúng giai đoạn và lập kế hoạch và chọn phác đồ 
điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Bệnh nhân không 
chẩn đoán được ung thư nguyên phát có thời gian 
sống trung bình từ 6 - 9 tháng[5], ngược lại đối với 
bệnh nhân xác định được UT nguyên phát thời gian 
sống thêm trung bình là 23 tháng, nhờ có phương 
pháp điều trị phù hợp[6]. Cùng với các phương pháp 
truyền thống như siêu âm, CLVT, MRI, xét nghiệm 
hóa mô miễn dịch, hiện nay kĩ thuật PET/CT đã giúp 
xác định khá tốt vị trí UT nguyên phát. PET/CT là 
phương pháp chẩn đoán hình ảnh kết hợp giữa 
hình ảnh chuyển hóa của thuốc phóng xạ 18FDG 
(18-fluorine-fluorodeoxyglucose) và hình ảnh giải 
phẫu của CT. Sự phối hợp của hình ảnh PET/CT đã 
giúp xác định các tổn thương ác tính với độ nhạy, độ 
đặc hiệu cao. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài với 
mục tiêu: 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá vai trò của PET/CT trong chẩn đoán ung thư chưa rõ nguyên phát. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu kết hợp hồi cứu thực hiện trên 36 bệnh 
nhân được chẩn đoán là ung thư chưa rõ nguyên phát bằng kết quả giải phẫu bệnh, điều trị nội trú tại 
bệnh viện Quân Y 103 và bệnh viện K Hà Nội từ 01/2018 - 6/2020. 
Kết quả và kết luận: Ung thư chưa rõ nguyên phát có tỉ lệ cao ở nam giới, tuổi trung niên. Tỉ lệ phát 
hiện được vị trí u nguyên phát của PET/CT là 63,9%. Độ nhạy của PET/CT trong phát hiện u nguyên phát 
là 90,1%, độ đặc hiệu là 78,6%. Vị trí khối u nguyên phát chủ yếu ở phổi, đại tràng và vòm họng. Tỉ lệ 
dương tính giả là 13,04%, 2 bệnh nhân ghi nhận kết quả là âm tính giả là ở tụy và dạ dày. 
Từ khóa: Ung thư chưa rõ nguyên phát, PET/CT, 18FDG. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 135 
“Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và vai trò 
18FDG-PET/CT trong chẩn đoán ung thư chưa rõ 
nguyên phát” 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
36 bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư chưa 
rõ nguyên phát bằng kết quả giải phẫu bệnh, điều trị 
nội trú tại bệnh viện Quân Y 103 và bệnh viện K Hà 
Nội trong thời gian từ tháng 8/2018 - 9/2020. 
Tiêu chuẩn lựa chọn 
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư 
chưa rõ nguyên phát được xác định bằng kết quả 
mô bệnh học ở các vị trí di căn, nhưng chưa xác 
định được vị trí khối u nguyên phát trên lâm sàng và 
các xét nghiệm cận lâm sàng. 
Có chỉ định chụp PET/CT. 
Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân đã được điều trị ung thư mặc dù 
chưa rõ vị trí nguyên phát. 
Bệnh nhân có thêm ung thư thứ hai đã biết vị trí 
nguyên phát. 
Bệnh nhân có bệnh kết hợp nặng: Suy tim, suy 
thận nặng. 
Bệnh nhân có đường máu cao >8mmol/L. 
Bệnh nhân không thu thập đủ các chỉ tiêu 
nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, chọn 
mẫu thuận tiện. 
Phương tiện và thiết bị nghiên cứu 
Máy ghi hình PET/CT của hãng Philips tại bệnh 
viện Quân Y 103, hãng GE tại khoa Y học hạt nhân 
bệnh viện K Hà Nội được vận hành và xử lý hình 
ảnh, dữ liệu theo phần mềm của hãng. 
Thuốc phóng xạ: 18FDG có thời gian bán rã 
(T1/2) 110 phút, phát bức xạ gamma 511 kEV, được 
sản xuất tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, 
liều tiêm là 0,14 – 0,15 mCi/kg cân nặng. 
Xử lý số liệu 
Xử lý số liệu bằng chương trình SPSS 20.0. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 25 bệnh 
nhân nam chiếm tỉ lệ 69,4% và 11 bệnh nhân nữ 
chiếm tỉ lệ 30,6%. Tỉ lệ nam/nữ là 2,27. 
Thời gian phát hiện bệnh của nhóm nghiên cứu 
ngắn nhất là 1 tháng, dài nhất là 43 tháng. 
Biểu đồ 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 
Nhận xét: Tuổi trung bình là 58,7 ± 11,1. Bệnh nhân trẻ nhất là 39 tuổi, già nhất là 80 tuổi, phần lớn BN ở 
lứa tuổi trên 40 - 60 tuổi (61,1%). 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 136 
Bảng 1. Phân bố theo lý do đến khám 
Lí do đến khám n Tỉ lệ (%) 
Hạch vùng cổ 14 38,9 
Hạch bẹn 2 5,6 
Hạch thượng đòn 3 8,3 
Rối loạn tiêu hóa 8 22,2 
Đau ngực 3 8,3 
Nuốt nghẹn 2 5,6 
Hình mờ đơn độc ở phổi 2 5,6 
Khám sức khỏe 2 5,6 
Tổng 36 100 
Nhận xét: Số bệnh nhân đến khám vì phát hiện hạch vùng cổ là 14 chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 38,9%, tiếp 
đến là rối loạn tiêu hóa với 8 trường hợp chiếm 22,2%, đặc biệt có 2 trường hợp (5,6%) đi khám sức khỏe tình 
cờ phát hiện ra. 
Bảng 2. Đặc điểm mô bệnh học 
Giải phẫu bệnh n Tỉ lệ % 
Ung thư biểu mô tuyến 13 36,2 
Ung thư biểu mô vảy 7 19,4 
Ung thư biểu mô kém biệt hóa 5 13,9 
Ung thư biểu mô không biệt hóa 4 11,1 
Di căn (không rõ phân loại mô bệnh học) 7 19,4 
Tổng 36 100 
Nhận xét: Ung thư biểu mô tuyến chiếm tỉ lệ lớn nhất với 13 (36,2%) trường hợp, tiếp theo là ung thư biểu 
mô vảy là 7 (19,4%). Trong đó có 7 (19,4%) bệnh nhân không rõ phân loại mô bệnh học. 
Bảng 3. Khả năng phát hiện u nguyên phát của PET/CT 
 n % 
Tìm thấy 23 63,8% 
Không tìm thấy 13 36,2% 
Tổng 36 100 
Nhận xét: PET/CT phát hiện u nguyên phát ở 23/36 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 63,8%, 13 bệnh nhân còn lại 
(chiếm 36,2%) không phát hiện ra u nguyên phát. 
Error! Objects cannot be created from editing field codes. 
Biểu đồ 2. Các vị trí u nguyên phát được xác định trên PET/CT 
Nhận xét: Trong 23 BN phát hiện u nguyên phát trên PET/CT thì vị trí u nguyên phát thường gặp nhất là ở 
phổi có 5 BN (21,7%), vòm và đại tràng cùng có 4 (17,4%) BN. 
Bảng 4. Vị trí di căn phát hiện trên PET/CT 
Vị trí di căn n % 
Hạch 40 64,5 
Xương 6 9,7 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 137 
Phổi 3 4,8 
Gan 8 12,9 
Não 2 3,2 
Mạc treo 1 1,6 
Phúc mạc 1 1,6 
Buồng trứng 1 1,6 
Tổng 62 100 
Nhận xét: Ngoài vị trí u nguyên phát, trên hình 
ảnh PET/CT còn phát hiện ra các vị trí di căn khác, 
nhiều nhất là hạch có 40 (64,5%), tiếp theo là gan có 
8(12,9%), xương có (9,7%). 
Bảng 5. Hiệu quả của PET/CT 
 U nguyên phát + U nguyên phát - Tổng 
PET/CT + 20 3 23 
PET/CT - 2 11 13 
Tổng 22 14 36 
Nhận xét: Từ kết quả trên ta tính được hiệu quả 
của PET/CT đối với ung thư chưa rõ nguyên phát 
như sau: 
Tỉ lệ phát hiện (detection rate): =63,9%. 
Độ nhạy (sensitivity): = 90,1%. 
Độ đặc hiệu (specificity): =78,6%. 
Giá trị tiên đoán dương (PPV): = 86,9%. 
Giá trị tiên đoán âm (NPV): = 84,6%. 
Bảng 6. Mức độ hấp thu FDG ở nhóm dương tính 
thật và dương tính giả 
PET/CT SUVmax trung bình p 
PET/CT dương tính thật (n=20) 6,35 ± 3,14 0,708 PET/CT dương tính giả (n=3) 7,00 ± 3,76 
Nhận xét: SUVmax trung bình của nhóm dương 
tính giả là 7,00 ± 3,76, trong khi SUVmax trung bình 
của nhóm PET/CT dương tính thật là 6,35 ± 3,14. 
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,708). 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm của nhóm nghiên cứu 
Trong nhóm nghiên cứu có 25 bệnh nhân nam 
(69,4%) và 11 BN nữ (30,6), nhóm tuổi 40 - 60 tuổi 
hay gặp nhất chiếm tỉ lệ 86,1%. Nghiên cứu của 
Saidha trên 50 bệnh nhân ung thư chưa rõ nguyên 
phát từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 5 năm 2010, có 
tỉ lệ nam/nữ là 1,63, lứa tuổi trên 40 chiếm 86%, 
trong đó tuổi từ 50 - 70 gặp nhiều nhất (58%)[7]. Như 
vậy nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả 
ung thư chưa rõ nguyên phát chủ yếu gặp ở nam 
giới, độ tuổi trung niên. 
Phần lớn bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu 
đều đến khám vì nổi hạch bất thường, triệu chứng 
rối loạn tiêu hóa cũng rất hay gặp. Các triệu chứng 
khác như đau ngực, nuốt nghẹn, chỉ chiếm từ 
5,6 - 8,3%. Các nghiên cứu khác của các tác giả 
khác cũng ghi nhận điều tương tự, đại đa số bệnh 
nhân than phiền vì sự hiện diện của khối bất thường 
tự sờ thấy, các triệu chứng khác xuất hiện ít hơn. 
Kết quả mô bệnh học tại vị trí di căn, ung thư 
biểu mô tuyến và vảy chiếm tỉ lệ cao (55,56%), điều 
này cũng phù hợp với nghiên cứu khác của các 
tác giả[8]. 
Vai trò của PET/CT trong chẩn đoán ung thư 
không rõ nguyên phát 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, PET/CT phát 
hiện u nguyên phát ở 23/36 trường hợp chiếm tỉ lệ 
63,9%. Theo Kwee khi tổng hợp phân tích 11 nghiên 
cứu, u nguyên phát được xác định trên PET/CT dao 
động từ 22 - 73%, trung bình là 37% (162/433)[4,9]. 
Nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ phát hiện ung thư 
chưa rõ nguyên phát cao có thể do cỡ mẫu nghiên 
cứu còn ít (36 bệnh nhân). Mặt khác các bệnh nhân 
các bệnh nhân ung thư ở Việt Nam đi khám thường 
được chẩn đoán ở giai đoạn muộn nên khả năng 
phát hiện u nguyên phát có thể cao hơn. Trong 
nhóm nghiên cứu của có 20 bệnh nhân được xác 
định đúng vị trí u nguyên phát sau khi PET/CT phát 
hiện vị trí u nguyên phát và được xác chẩn bằng kết 
quả mô bệnh học. Tỉ lệ dương tính thật của PET/CT 
là 55,56%. Việc xác định đúng u nguyên phát trong 
ung thư chưa rõ nguyên phát có ý nghĩa rất quan 
trọng, giúp đánh giá đúng giai đoạn và lập kế hoạch 
điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Bệnh nhân không 
được phát hiện u nguyên phát có thời gian sống 
trung bình từ 6 - 9 tháng[5]. Vai trò quan trọng của 
PET/CT trong việc chẩn đoán đúng vị trí u nguyên 
phát đã được thể hiện trong rất nhiều nghiên cứu. 
Vì vậy Hội nghị đồng thuận Đức xem PET/CT như là 
kỹ thuật chẩn đoán tiêu chuẩn bởi những lợi ích đem 
lại cho các bệnh nhân ung thư chưa rõ nguyên 
phát[10]. Chúng tôi ghi nhận 3 (13,04%) trường hợp 
dương tính giả, trong 3 bệnh nhân này, có 1 BN nghi 
ngờ tại phổi, 1 BN nghi ngờ tại đại tràng, 1 BN nghi 
ngờ tại buồng trứng, sau khi xác định lại bằng mô 
bệnh học thì kết quả thu được là viêm. Có 2 trường 
hợp ung thư dạ dày và tụy, khi ung thư nguyên phát 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 138 
được phát hiện nhờ các xét nghiệm khác mà 
PET/CT không phát hiện được (âm tính giả). 
Theo tác giả Burglin (2017) khi tổng hợp phân tích từ 
20 nghiên cứu trên 1942 bệnh nhân ung thư chưa rõ 
nguyên phát thì tỉ lệ dương tính giả của PET/CT là 
7,5% (2,3 - 22,2)[3], vị trí dương giả hay gặp nhất 
trên PET/CT là phổi (15%), vị trí hầu miệng cũng hay 
gặp (15%). Vị trí hay gặp âm tính giả hay gặp nhất 
trên PET/CT là tuyến vú (26,7%)[4]. Một nghiên cứu 
khác của Đặng Duy Cường và cộng sự cho thấy vị 
trí dương tính giả hay gặp nhất trên PET/CT là phổi 
chiếm tỉ lệ 28%, sau đó là vòm họng (18%) và tuyến 
nước bọt (18%)[8]. Tỉ lệ dương tính giả của chúng tôi 
cao hơn so với các tác giả nước ngoài có thể được 
giải thích bởi các bệnh lý viêm nhiễm ở Việt Nam 
cao hơn so với các nước trên thế giới. Điều này là 
do tăng chuyển hóa FDG không chỉ đặc hiệu cho tổn 
thương ác tính mà còn có ở nhiều vị trí theo đặc 
điểm sinh lý, trong viêm, nhiễm trùng Các tổn 
thương viêm này cũng tăng chuyển hóa FDG trên 
kết quả ghi hình PET/CT. Mức độ hấp thu FDG ở 
các trường hợp dương tính thật và dương tính giả 
chưa có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Các vị 
trí khối u có kết quả âm tính giả cho thấy hạn chế 
của PET/CT trong việc đánh giá những loại ung thư 
không có biểu hiện tăng hấp thu FDG. Độ nhạy của 
PET/CT trong phát hiện u nguyên phát là 20/22 BN 
(90,1%). Độ đặc hiệu của PET/CT là 78,6%. Theo 
Kwee khi tổng hợp phân tích 11 nghiên cứu ung thư 
chưa rõ nguyên phát, độ nhạy khác nhau khá nhiều 
trong các nghiên cứu, giao động từ 55 - 100% 
(p = 0,001), trung bình là 84%. Độ đặc hiệu giao 
động từ 73 - 100%, trung bình cũng là 84%[4,9] 
Ngoài khối u nguyên phát, PET/CT còn phát 
hiện được các tổn thương di căn khác, trong đó 
nhiều nhất là hạch di căn, các cơ quan khác hay di 
căn là gan, xương chiếm 9,7 - 12,9%. 
KẾT LUẬN 
Ung thư chưa rõ nguyên phát có tỉ lệ cao ở nam 
giới với tỉ lệ 2,27/1, hay gặp ở độ tuổi 40 - 60. Tỉ lệ 
phát hiện ra khối u nguyên phát của PET/CT là 
63,9%, vị trí khối u nguyên phát hay gặp nhất tại 
phổi, đại tràng và vòm. Độ nhậy của PET/CT là 
90,1%, độ đặc hiệu là 78,6%. PET/CT còn phát hiện 
được các vị trí di căn khác, hay gặp nhất là hạch, 
gan, xương. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. AglundM, Kjems E. “Statistics on cancer of 
unknown primary (in Danish)”. February 27, 
2017. 
2. Pavlidis N, Fizazi K. “Carcinoma of unknown 
primary (CUP). Critical Reviews in 
Oncology/Hamtology 2009”, 69:271 - 278. 
3. Burglin S.A, Soren Hess, et al. “18F-FDG 
PET/CT for detection of the primary tumor in 
adults with extracervical metastases from cancer 
of unknown primary: a systematic review and 
meta-analysis”. Medicine (2017) 96:16(e6713). 
4. Kwee TC, Kwee RM: “Combined FDG-PET/CT 
for the detection of unknown primary tumors: 
systematic review and meta-analysis”. Eur 
Radiol 2009, 19:731 - 744. 
5. “American Cancer Society”. Accessed February 
27, 2017. 
6. Raber MN, Faintuch J, Abbruzzese JL, Sumrall 
C, Frost P: “Continuous infusion 5-fluorouracil, 
etoposide and cis-diamminedichloroplatinum in 
patients with metastatic carcinoma of unknown 
primary origin”. AnnOncol 1991, 2:519 - 520. 
7. Saidha K, Ganguly M, et al. “The Role of 18 FDG 
PET-CT in Evaluation of Unknown Primary 
Tumours, Indian J Surg Oncol” (September 
2013) 4(3):236 - 241 
8. Đặng Duy Cường, Chu Văn Tuynh, Nguyễn Văn 
Khải (2019): “Bước đầu đánh giá vai trò của 
18FDG-PET/CT trong phát hiện vị trí u nguyên 
phát ở bệnh nhân ung thư chưa rõ nguyên phát”. 
Tạp chí ung thư học Việt Nam, pp 384 - 389 
9. Gutzeit A, Antoch G, Kuhl H, Egelhof T, Fischer 
M, Hauth E, Goehde S, Bockisch A, Debatin J, 
Freudenberg L: “Unknown primary tumors: 
detection with dual-modality PET/CT - initial 
experience”. Radiology 2005, 234:227 - 234 
10. Reske SN, Kotzerke J (2001) “FDG-PET for 
clinical use. Results of the 3rd German 
Interdisciplinary Consensus Conference”, Onko-
PET III”, 21 Jul and 19 Sep 2000. Eur J Nucl 
Med 28:1707 - 1723. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
139 
ABTRACT 
Study on role and image characteristics of 18FDG-PET/CT in cancer of unknown primary 
Objective: To evaluate the role of PET/CT to cancer of unknown primary (CUP). 
Material and method: Retrospective study of 36 patients diagnosed with cancer by pathological surgery 
results, inpatient treatment at Military Hospital 103 and K Hospital in the period from 01/2018 to 6/2020. 
Results and conclusions: Cancer of unknown primary has a high rate in men, middle age. Detective rate 
of PET/CT was about 63,9%, sensitivity and specificity were 90.1% and 78.6%. The most common primary 
sites are lung, colon and nasopharynx. The false positive rate were 13.04%, 2 patients reported false negative 
results in pancreas and stomach. 
Keywords: Cancer of unknown primary, PET/CT, 18FDG. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_vai_tro_va_dac_diem_hinh_anh_cua_18fdg_pet_ct_tro.pdf