Kiểm toán (phần 2) - Chương 6: Kiểm toán chi tiết Báo cáo KQHĐKD (phần G)
6.1.Kiểm toán doanh thu (G130)
6.2.Kiểm toán giá vốn hàng bán(G230)
6.3.Kiểm toán chi phí bán hàng (G330)
6.4.Kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp
(G430)
6.5.Kiểm toán doanh thu và chi phí tài chính
( G530)
6.6.Kiểm toán thu nhập và chi phí khác (G630)
6.7.Kiểm toán lãi trên cổ phiếu (G730)
Nội dung kiểm toán chi tiết BCKQHĐKD
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kiểm toán (phần 2) - Chương 6: Kiểm toán chi tiết Báo cáo KQHĐKD (phần G)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm toán (phần 2) - Chương 6: Kiểm toán chi tiết Báo cáo KQHĐKD (phần G)
CHƯƠNG 6 KIỂM TOÁN CHI TIẾT BÁO CÁO KQHĐKD (Phần G ) Nội dung kiểm toán chi tiết BCKQHĐKD 6.1.Kiểm toán doanh thu (G130) 6.2.Kiểm toán giá vốn hàng bán(G230) 6.3.Kiểm toán chi phí bán hàng (G330) 6.4.Kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp (G430) 6.5.Kiểm toán doanh thu và chi phí tài chính ( G530) 6.6.Kiểm toán thu nhập và chi phí khác (G630) 6.7.Kiểm toán lãi trên cổ phiếu (G730) 6.1.Kiểm toán doanh thu 6.1.1.Mục tiêu: . Đảm bảo rằng các khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là có thực; được ghi nhận chính xác, đầy đủ, đúng kỳ và được trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 6.1.Kiểm toán doanh thu 6.1.2. Rủi ro sai sót trọng yếu của khoản mục Rủi ro Thủ tục Người Tham trọng yếu kiểm toán thực hiện chiếu 6.1.Kiểm toán doanh thu 6.1.3.Thủ tục kiểm toán. 6.1.3.1.Thủ tục chung Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu các số liệu trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). 6.1.Kiểm toán doanh thu 6.1.2.Thủ tục kiểm toán. 6.1.2.2.Kiểm tra phân tích So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ lệ các khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu giữa năm nay và năm trước, thu thập giải trình cho những biến động bất thường. Phân tích sự biến động của tổng doanh thu, doanh thu theo từng loại hoạt động giữa năm nay với năm trước, thu thập sự giải trình cho những biến động bất thường. 6.1.Kiểm toán doanh thu 6.1.2.Thủ tục kiểm toán. 6.1.2.3.Kiểm tra chi tiết Lập bảng tổng hợp doanh thu theo khách hàng, nhóm hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp theo các tháng trong năm, đối chiếu Sổ Cái. Đối chiếu doanh thu theo từng khách hàng hoặc từng tháng, hoặc từng loại hàng hóa dịch vụ với các tài liệu độc lập khác như: Báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng của phòng bán hàng, phòng xuất khẩu, về số lượng, giá trị và giải thích chênh lệch lớn (nếu có). 6.1.Kiểm toán doanh thu 6.1.2.Thủ tục kiểm toán. 6.1.2.3.Thủ tục kiểm tra chi tiết(tt) Đối chiếu doanh thu hạch toán với doanh thu theo tờ khai VAT trong năm Chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong năm và kiểm tra hồ sơ bán hàng liên quan. Đối với doanh thu bằng ngoại tệ, cần kiểm tra tính hợp lý của tỷ giá áp dụng để quy đổi. Kiểm tra chi tiết hồ sơ đối với các khoản giảm trừ doanh thu lớn trong năm, đảm bảo tuân thủ các quy định bán hàng của DN cũng như luật thuế. 6.1.Kiểm toán doanh thu 6.1.2.Thủ tục kiểm toán. 6.1.2.3.Thủ tục kiểm tra chi tiết(tt) Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Kiểm tra hóa đơn bán hàng, vận đơn, phiếu xuất kho, hợp đồng của các lô hàng được bán trước _____ ngày và sau ____ ngày kể từ ngày khóa sổ kế toán để đảm bảo doanh thu đã được ghi chép đúng kỳ. Kiểm tra tính hợp lý của các lô hàng bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, đánh giá ảnh hưởng đến khoản doanh thu đã ghi nhận trong năm. 6.1.Kiểm toán doanh thu 6.1.3.Kết luận Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau: 6.2.Kiểm toán giá vốn hàng bán(G230) 6.2.1. Mục tiêu kiểm toán Giá vốn hàng bán trong năm được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng kỳ và được phân loại, phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán trình bày hiện hành. 6.2.Kiểm toán giá vốn hàng bán(G230) 6.2.2. Rủi ro sai sót trọng yếu của khoản mục Rủi ro Thủ tục Người Tham trọng yếu kiểm toán thực hiện chiếu 6.2.Kiểm toán giá vốn hàng bán(G230) 6.2.3.Thủ tục kiểm toán 6.2.3.1.Thủ tục chung Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu các số liệu trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). 6.2.Kiểm toán giá vốn hàng bán(G230) 6.2.3. Thủ tục kiểm toán 6.2.3.2.Kiểm tra phân tích So sánh giá vốn hàng bán năm nay với năm trước trên cơ sở kết hợp với doanh thu, tỷ lệ lãi gộp để xác định những biến động bất thường và thu thập giải trình của DN. So sánh giá vốn hàng bán hàng tháng trong năm trên cơ sở kết hợp với doanh thu, tỷ lệ lãi gộp để xác định và giải thích những biến động lớn trong cơ cấu chi phí và giá vốn. 6.2.Kiểm toán giá vốn hàng bán(G230) 6.2.3. Thủ tục kiểm toán 6.2.3.3. Kiểm tra chi tiết Tham chiếu tới phần kiểm toán HTK, tiến hành đối chiếu giá vốn hàng bán với số ước tính dựa trên số phát sinh tương ứng trên các tài khoản HTK và chi phí sản xuất tập hợp trong năm Giá vốn hàng bán = SPDD đầu kỳ + Thành phẩm đầu kỳ + Hàng hóa đầu kỳ + Chi phí sản xuất (chi phí mua hàng hóa) phát sinh trong kỳ - SPDD cuối kỳ - Thành phẩm cuối kỳ - Hàng hóa cuối kỳ 6.2.Kiểm toán giá vốn hàng bán(G230) 6.2.3. Thủ tục kiểm toán 6.2.3.3. Kiểm tra chi tiết (tt): Kiểm tra cách tính giá xuất kho và đối chiếu giá vốn hàng bán (từng tháng, từng mặt hàng) đã ghi nhận giữa sổ cái với báo cáo nhập, xuất, tồn thành phẩm, đảm bảo tính chính xác và nhất quán. Tham chiếu đến phần hành kiểm toán hàng tồn kho-D530. 6.2.Kiểm toán giá vốn hàng bán(G230) 6.2.3. Thủ tục kiểm toán 6.2.3.3. Kiểm tra chi tiết (tt): Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ sau: Các khoản điều chỉnh HTK theo kiểm kê thực tế, Điều chỉnh hàng tồn kho do đánh giá lại dự phòng/Các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý được phân bổ trực tiếp vào giá vốn hàng bán, Các khoản chi phí chung vượt định mức được hạch toán vào giá vốn hàng bán, Các khoản điều chỉnh giảm giá vốn (nếu có). Kiểm tra tính trình bày về giá vốn hàng bán trên BCTC. 6.2.Kiểm toán giá vốn hàng bán(G230) 6.2.3. Thủ tục kiểm toán 6.2.3.4. Các thủ tục kiểm toán khác (nếu có) 6.2.4. Kết luận: Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau: . . 6.3.Kiểm toán chi phí bán hàng (G330) 6.3.1.Mục tiêu kiểm toán Đảm bảo rằng các khoản chi phí bán hàng là có thực; được ghi nhận chính xác, đầy đủ, đúng kỳ và được trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 6.3.Kiểm toán chi phí bán hàng (G330) 6.3.2. Rủi ro sai sót trọng yếu của khoản mục Rủi ro Thủ tục Người Tham trọng yếu kiểm toán thực hiện chiếu 6.3.Kiểm toán chi phí bán hàng (G330) 6.3.3.Thủ tục kiểm toán 6.3.3.1.Thủ tục chung Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu các số liệu trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). 6.3.Kiểm toán chi phí bán hàng (G330) 6.3.3.Thủ tục kiểm toán 6.3.3.2.Kiểm tra phân tích So sánh chi phí bán hàng năm nay với năm trước, kết hợp với biến động về doanh thu của DN, giải thích các biến động lớn, nếu có. Phân tích chi phí bán hàng tháng trên cơ sở kết hợp với biến động doanh thu và giải thích các biến động lớn, nếu có. Phân tích cơ cấu các khoản mục chi phí phát sinh trong năm và so sánh với năm trước, thu thập giải trình cho những biến động bất thường. 6.3.Kiểm toán chi phí bán hàng (G330) 6.3.3.Thủ tục kiểm toán 6.3.3.3.Kiểm tra chi tiết Lập bảng kê chi tiết các khoản mục chi phí bán hàng theo từng tháng trong năm, đánh giá tính hợp lý của việc trình bày đồng thời đối chiếu tổng chi phí với Sổ Cái. Rà soát các khoản mục chi phí có sự biến động bất thường trong năm/kỳ được xác định trong quá trình phân tích (số tiền lớn, giao dịch khác thường, điều chỉnh giảm,), Tiến hành kiểm tra chứng từ gốc để đảm bảo các khoản chi phí này là có thực, được phân loại đúng và đánh giá tính hợp lý của việc ghi nhận. 6.3.Kiểm toán chi phí bán hàng (G330) 6.3.3.Thủ tục kiểm toán 6.3.3.1.Kiểm tra chi tiết(tt) Đánh giá tính hợp lý của các tiêu thức phân bổ các khoản chi phí gián tiếp vừa thuộc về chi phí bán hàng vừa thuộc về chi phí quản lý, chi phí sản xuất. Đối chiếu các khoản mục chi phí đã ghi nhận với các phần hành kiểm toán khác như: chi phí lương, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí phải trả, chi phí trả trước, v.v 6.3.Kiểm toán chi phí bán hàng (G330) 6.3.3.Thủ tục kiểm toán 6.3.3.1.Kiểm tra chi tiết(tt) Đối chiếu quy định của văn bản nội bộ về định mức chi tiêu với các khoản chi tiêu thực tế tại DN. Xem xét tính hợp lý các chi phí liên quan có tính chất nhạy cảm như: chi phí tiền phạt, chi phi tư vấn pháp luật, tranh chấp, kiện tụng. Kiểm tra tính đúng kỳ của chi phí: Đối chiếu đến phần hành kiểm toán chi phí phải trả và phần hành tiền. Kiểm tra tính trình bày về chi phí bán hàng trên BCTC. 6.3.Kiểm toán chi phí bán hàng (G330) 6.3.3. Thủ tục kiểm toán 6.3.3.4. Các thủ tục kiểm toán khác (nếu có) 6.3.4. Kết luận: Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau: . .
File đính kèm:
- kiem_toan_phan_2_chuong_6_kiem_toan_chi_tiet_bao_cao_kqhdkd.pdf