Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh

Đặt vấn đề: Phát triển thang đo văn hóa an toàn người bệnh đảm bảo tính giá trị và phù

hợp bối cảnh là cần thiết trước khi can thiệp. Mục tiêu: Đánh giá chất lượng thang đo HSOPSC

điều chỉnh, từ đó thiết lập mô hình nguyên nhân giữa các nhân tố. Phương pháp: Kết hợp thảo

luận nhóm điều chỉnh thang đo với phân tích nhân tố khám phá đề xuất mô hình đo lường,

phân tích nhân tố khẳng định để kiểm định mô hình, từ đó thiết lập mô hình tương quan giữa

các cấu trúc của thang đo. Kết quả: Mô hình đo lường cuối cùng gồm 24 biến chỉ báo và 7 cấu

trúc. Thông số phù hợp của mô hình đo lường tốt (CMIN/DF: 2,276; GFI: 0,936; CFI: 0,951; TLI:

0,941; RMSEA: 0,046 [90% CI: 0,041-0,051]). Độ tin cậy tổng hợp các cấu trúc thay đổi từ 0,708

đến 0,863; tổng phương sai trích biến đổi từ 0,45 đến 0,614. Mô hình ổn định qua phân tích

đa nhóm theo nghề nghiệp, không có sai số có ý nghĩa trên mô hình sai số chung và không có

khác biệt có ý nghĩa giữa các mẫu được kiểm định chéo. Lãnh đạo bệnh viện và sự phối hợp ảnh

hưởng mạnh đến phản hồi sự cố an toàn (β=0,76), từ đó tác động đến làm việc nhóm trong khoa

(β=0,54) và khuynh hướng báo cáo sự cố (β=0,72). Chuyển bệnh bàn giao và làm việc liên khoa

tác động trực tiếp đến phản ứng không buộc tội (β=0,25) và gián tiếp thông qua lãnh đạo khoa

(β=0,59*0,25). Kết luận: Cần kiểm định thang đo phù hợp bối cảnh bệnh viện trước khi áp dụng

Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trang 1

Trang 1

Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trang 2

Trang 2

Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trang 3

Trang 3

Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trang 4

Trang 4

Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trang 5

Trang 5

Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trang 6

Trang 6

Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trang 7

Trang 7

Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trang 8

Trang 8

Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trang 9

Trang 9

Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang viethung 6360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh

Kiểm định thang đo khảo sát văn hóa an toàn người bệnh
tạp chí nhi khoa 2019, 12, 1 
62
KIỂM ĐỊNH THANG ĐO KHẢO SÁT VĂN HÓA 
AN TOÀN NGƯỜI BỆNH
Đỗ Văn Niệm, Lê Minh Lan Phương, Lê Thị Trúc, Trần Thị Mỹ Lệ, Lê Thị Châu
Bệnh viện Nhi Đồng 1 
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phát triển thang đo văn hóa an toàn người bệnh đảm bảo tính giá trị và phù 
hợp bối cảnh là cần thiết trước khi can thiệp. Mục tiêu: Đánh giá chất lượng thang đo HSOPSC 
điều chỉnh, từ đó thiết lập mô hình nguyên nhân giữa các nhân tố. Phương pháp: Kết hợp thảo 
luận nhóm điều chỉnh thang đo với phân tích nhân tố khám phá đề xuất mô hình đo lường, 
phân tích nhân tố khẳng định để kiểm định mô hình, từ đó thiết lập mô hình tương quan giữa 
các cấu trúc của thang đo. Kết quả: Mô hình đo lường cuối cùng gồm 24 biến chỉ báo và 7 cấu 
trúc. Thông số phù hợp của mô hình đo lường tốt (CMIN/DF: 2,276; GFI: 0,936; CFI: 0,951; TLI: 
0,941; RMSEA: 0,046 [90% CI: 0,041-0,051]). Độ tin cậy tổng hợp các cấu trúc thay đổi từ 0,708 
đến  0,863; tổng phương sai trích biến đổi từ 0,45 đến  0,614. Mô hình ổn định qua phân tích 
đa nhóm theo nghề nghiệp, không có sai số có ý nghĩa trên mô hình sai số chung và không có 
khác biệt có ý nghĩa giữa các mẫu được kiểm định chéo. Lãnh đạo bệnh viện và sự phối hợp ảnh 
hưởng mạnh đến phản hồi sự cố an toàn (β=0,76), từ đó tác động đến làm việc nhóm trong khoa 
(β=0,54) và khuynh hướng báo cáo sự cố (β=0,72). Chuyển bệnh bàn giao và làm việc liên khoa 
tác động trực tiếp đến phản ứng không buộc tội (β=0,25) và gián tiếp thông qua lãnh đạo khoa 
(β=0,59*0,25). Kết luận: Cần kiểm định thang đo phù hợp bối cảnh bệnh viện trước khi áp dụng.
Từ khóa: Phân tích nhân tố khẳng định (CFA), Văn hóa an toàn người bệnh (VHATNB). 
ABSTRACT
VALIDATING THE MEASURING SCALE OF HOSPITAL SURVEY ON PATIENT SAFETY CULTURE 
Do Van Niem, Le Minh Lan Phuong, Le Thi Truc, Tran Thi My Le, Le Thi Chau
Introduction: Developing a valid and context-based scale for patient safety culture measuring is 
necessary before intervention. Objectives: Validating revised HSOPSC-VN and establishing causal 
model between constructs. Method: To associate focus group discussion to revise the scales with 
exploratory factor analysis to propose measuring model, confirmatory factor analysis to validate the 
model, and using those results to establish the correlational model between factors in the the scale. 
Results: The final measurement model had 24 items and 7 constructs, with good model fit (CMIN/
DF: 2.276, GFI: 0.936, CFI: 0.951, TLI: 0.941, RMSEA: 0.046 [90%CI: 0.041-0.051]). Composite reliability 
changed from 0.708 to 0.863 and average variance extracted (AVE) varried from 0.45 to 0.614. The 
model was stable on multi-group analysis between job groups, non-significant bias on the common 
latent factor (CLF) model and cross-validation on other samples. Hospital leadership and cooperation 
across units had strong effect to error feedback (β=0.76) and by mean of that affect to teamwork 
within units (β=0.54) and error reporting trend (β=0.72). Handoffs, transitions and teamwork across 
units had direct effect to non-punitive response to errors (β=0.25) and indirect effect through unit 
leadership (β=0.59*0.25). Conclusion: It is neccessary to validate the scale in specific context before 
application. Key words: Patient Safety Culture, Confirmatory Factor Analysis (CFA).
Nhận bài: 5-1-2019; Thẩm định: 15-1-2019; Chấp nhận: 25-1-2019
Người chịu trách nhiệm chính: Đỗ Văn Niệm
Địa chỉ: Bệnh viện Nhi Đồng 1 - Tp.HCM; Email: niemdv@nhidong.org.vn
63
phần nGhIÊn CỨU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
An toàn người bệnh là một thành tố mang 
tính nền tảng đối với chất lượng dịch vụ y tế. Sự 
phát triển kỹ thuật càng phức tạp và chuyên sâu 
thì mức rủi ro càng lớn. Bối cảnh thị trường dịch 
vụ y tế ngày càng cạnh tranh và yêu cầu của cộng 
đồng xã hội ngày càng cao nên an toàn người 
bệnh càng đặc biệt quan trọng. Vì vậy, nhu cầu 
phát triển một thang đo văn hóa an toàn người 
bệnh (VHATNB) phù hợp thực tiễn Việt Nam, đảm 
bảo độ tin cậy và tính giá trị là cần thiết trước khi 
triển khai các chương trình can thiệp.
Có khá nhiều thang đo VHATNB đã được 
giới thiệu trên thế giới, nhưng thang HSOPSC 
(Hospital Survey On Patient Safety Culture) do 
AHRQ (Agency for Health Research and Quality) 
giới thiệu năm 2004 được sử dụng phổ biến 
và được dịch ra nhiều ngôn ngữ, kể cả tiếng 
Việt[1,2,3,4,8,9,15] Sử dụng thang đo chuẩn hóa và phổ 
biến là điều kiện thuận lợi để có thể đối sánh kết 
quả,[8,9,14] giúp các nhà quản lý nhà nước về y tế 
có thể đánh giá tình hình chung và có chính sách 
phù hợp. Tuy nhiên, thang đo chuẩn hóa thường 
không thể linh hoạt cho các tình huống cụ thể, 
khó phát hiện thay đổi nhỏ, điều này khá cần 
thiết trong các chương trình can thiệp tại mỗi 
bệnh viện. Kết quả báo cáo kết quả đo lường 
VHATNB ở Hoa Kỳ theo thang HSOPSC năm 2018 
của AHRQ cho thấy mức độ thay đổi khá nhỏ sau 
nhiều năm.[8]
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tính không 
ổn định của thang HSOPSC. Điều này có thể do 
ảnh hưởng của bối cảnh và khác biệt văn hóa. Số 
lượng cấu trúc được thiết lập qua các nghiên cứu 
thay đổi từ 8 đến 11 so với thang đo nguyên thủy 
là 12. Các mô hình đo lường đề xuất từ 10 cấu 
trúc trở lên thường có thông số phù hợp ở mức 
giới hạn hoặc không đạt ngưỡng tối thiểu theo 
khuyến cáo chung về phân tích nhân tố khẳng 
định (CFA: Confirmatory Factor Analysis).[6,11,13] 
Nhiều khuyến cáo về đo lường tâm lý học, khi sử 
dụng thang đo sẵn có cần bổ sung mục hỏi theo 
bối cảnh và kiểm định thang đo trước khi sử dụng 
chính thức. Hơn nữa, việc đo lường các thành 
phần của khái niệm VHATNB mà không đánh giá 
tương quan giữa các cấu trúc có thể chưa thật sự 
đảm bảo giá trị ứng dụng.
Vì vậy, nhóm thực hiện nghiên cứu này nhằm 
hiệu chỉnh và đánh giá lại thang HSOPSC-VN đảm 
bảo phù hợp với bối cảnh trước khi sử dụng tại 
bệnh viện. 
2. MụC TIêU VÀ PHƯơNG PHÁP NGHIêN CứU
2.1. Mục tiêu: Đánh giá chất lượng thang đo 
HSOPSC-VN điều ...  định giả thuyết nghiên cứu về quan hệ nhân quả
Giả thuyết nghiên cứu β B S.E. C.R. p
PHSC_AT <--- LDBV_PH 0,763(0,762)
0,855
(0,735) 0,029 29,096 0,000
LDKP <--- CBBG_LK 0,589 0,543 0,028 19,294 0,000
LDKP <--- PHSC_AT 0,292 0,339 0,036 9,542 0,000
BCSC <--- PHSC_AT 0,723 0,708 0,027 25,789 0,000
PUKBT <--- LDKP 0,266 0,307 0,053 5,814 0,000
LVN <--- LDBV_PH 0,232(0,029)
0,253
(0,033) 0,047 5,363
0,000
(0,477)
LVN <--- PHSC_AT 0,522 0,507 0,042 12,049 0,000
PUKBT <--- CBBG_LK 0,259 0,275 0,047 5,825 0,000
PUKBT <--- H1_1 0,12(0,064)
0,01
(0,005) 0,003 3,18
0,001
(0,07)
Ghi chú: Giá trị beta và p trong ngoặc dành cho mẫu số 2
Điểm trung bình của các câu hỏi trong nhân 
tố PUKBT khá thấp (mức trung bình < 3) so với 
các nhân tố khác. Đồng thời giá trị R2 của nhân tố 
này khá thấp (0,21) nên cần tìm yếu tố ảnh hưởng 
khác ngoài mô hình nguyên nhân được đề nghị 
từ nghiên cứu này. Đây là điều cần lưu ý khi quyết 
định triển khai các can thiệp trong thời gian tới.
Điểm yếu của nghiên cứu này là chỉ thực hiện 
tại một điểm nghiên cứu của bệnh viện chuyên 
khoa nhi, không đảm bảo tính đại diện cho bối 
cảnh ngành y tế tại Việt Nam. Dữ liệu còn vi phạm 
giả định phân phối chuẩn đa biến. Mô hình tương 
quan giữa một vài cấu trúc trong mô hình chưa thật 
sự ổn định khi kiểm định trên các mẫu khác nhau và 
mẫu nghiên cứu còn nhỏ nên nhóm phải sử dụng 
phương pháp kiểm định chéo trên mẫu có trùng lặp 
50% số trường hợp với mẫu dùng đề thiết lập mô 
hình. Các cấu trúc bị loại từ mô hình do AHRQ giới 
thiệu cần được xem xét lại về lý thuyết, nếu cơ sở lý 
thuyết vững có thể do chỉ định mô hình chưa phù 
hợp và có khả năng cần áp dụng mô hình nguyên 
nhân trong đo lường các cấu trúc này.
4. KẾT LUậN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Mô hình đo lường được giới thiệu qua nghiên 
cứu này gồm 7 cấu trúc với 24 câu hỏi thành phần; 
đảm bảo giá trị cấu trúc, độ tin cậy, tính giá trị 
và ổn định qua phân tích đa nhóm và kiểm định 
chéo. Có 2 cấu trúc ghép so với mô hình được 
AHRQ giới thiệu là LDBV-PH và CBBG-LK.
LDBV-PH ảnh hưởng đến PHSC-AT và thông 
qua đó tác động đến LVN trong nội bộ khoa, BCSC 
và LDKP. CBBG-LK ảnh hưởng tích cực đến LDKP 
và PUKBT. Tác động trực tiếp từ LDBV-PH đến LVN 
nội bộ khoa không ổn định khi kiểm định chéo 
tạp chí nhi khoa 2019, 12, 1 
70
trên các mẫu khác nhau, nhưng tác động gián 
tiếp thông qua PHSC-AT mạnh.
4.2. Kiến nghị
Cần điều chỉnh thang đo phù hợp bối cảnh 
và kiểm định giá trị trước khi áp dụng trong các 
chương trình can thiệp về VHATNB.
Các nhân tố LDBV-PH, CBBG-LK, PHSC-AT và 
LDKP là những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong 
các chương trình can thiệp về VHATNB. Các can 
thiệp cần tập trung nhiều hơn vào các nội dung 
liên quan nhân tố PUKBT.
VẤN ĐỀ Y ĐứC TRONG NGHIêN CứU
Đề cương nghiên cứu được Hội đồng Khoa 
học và Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Bệnh 
viện Nhi Đồng 1 (mã số hội đồng: FWA00009748) 
chấp thuận tại biên bản họp số 1027/BB-BVNĐ1 
ngày 12-10-2018. Đối tượng phỏng vấn có quyền 
từ chối hoặc đồng ý tham gia dựa trên đồng thuận 
bằng lời tại thời điểm khảo sát. Kết quả khảo sát 
được bảo mật về thông tin cá nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Nguyễn Như Anh (2015). Nghiên cứu 
văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ. 
Luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế 
TP. Hồ Chí Minh.
2. Tăng Chí Thượng, Ngô Ngọc Quang Minh, 
Võ Thanh Liêm, Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Minh 
Phương, Huỳnh Thị Phượng, Lê Anh Tuấn, Trương 
Cộng Hòa, Phạm Thanh Hải, Lê Huy Nguyễn Tuấn 
(2016). Xây dựng phiên bản tiếng Việt bộ câu hỏi 
khảo sát về văn hóa an toàn người bệnh của Cơ 
quan Quản lý chất lượng và Nghiên cứu sức khỏe 
Hoa Kỳ. Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (2): 239-246.
3. Tăng Chí Thượng, Ngô Ngọc Quang Minh, 
Võ Thanh Liêm, Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Minh 
Phương, Huỳnh Thị Phượng, Lê Anh Tuấn, Trương 
Cộng Hòa, Phạm Thanh Hải, Lê Huy Nguyễn Tuấn 
(2016). Khảo sát thực trạng văn hòa an toàn người 
bệnh tại các bệnh viện trong Thành phố Hồ Chí 
Minh. Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (2): 454-465.
4. Tăng Chí Thượng, Nguyễn Thanh Hùng, Lê 
Bích Liên, Đào Trung Hiếu, Đỗ Văn Niệm, Ngô 
Ngọc Quang Minh, Nguyễn Thị Cẩm Lệ, Nguyễn 
Vũ Thanh Nhã, Đoàn Phương Tuyết Nhung (2014). 
Khảo sát văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh 
viện Nhi Đồng 1 năm 2012.
5. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc 
(2008). Chương XI. Đánh giá độ tin cậy của thang 
đo & Chương XII. Phân tích nhân tố. In: Phân tích 
dữ liệu trên SPSS, tập 2: 13-41. NXB Hồng Đức.
6. Trương Đình Thái (2017). Chương 6 - Mô 
hình cấu trúc tuyến tính (trang 393-468), Chương 
8 - Phân tích đa nhóm (trang 530-55) trong: Mô 
hình cấu trúc tuyến tính: Lý thuyết và ứng dụng. 
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
7. AHRQ (2016). Hospital Survey on Patient 
Safety Culture: User’s Guide.
8. AHRQ (2018). Hospital Survey on Patient 
Safety Culture: 2018 User Database Report
9. Joanne Campione, Theresa Famolaro (2018). 
Promising Practices for Improving Hospital Patient 
Safety culture. The Joint Commission Journal on 
Quality and Patient Safety 2018; 44: 23-32.
10. The Health Foundation (2011). Evidence 
scane: Measuring Safety Culture.
11. Nikoloz Gambashidze, Antje Hammer, 
Mareen Brösterhaus, Tanja Manser (2017). 
Evaluation of psychometric properties of the 
German Hospital Survey on Patient Safety Culture 
and its potential for cross-cultural comparisons: a 
crosssectional study. BMJ Open 2017;0:e018366. 
doi:10.1136/bmjopen-2017-018366. 
12. Jum C. Nunnally and Ira H. Bernstein 
(1993). Chapter 5. “Linear combinations, partial 
correlation, multiple correlation, and multiple 
regression” in: Psychometric theory (3rd edition), 
McGROW-HILL, INC (page 159-208: page 189).
13. Cláudia Tartaglia Reis, Josué Laguardia, 
Ana Glória Godoi Vasconcelos, Mônica Martins 
(2016). Reliability and validity of the Brazilian 
version of the Hospital Survey on Patient Safety 
Culture (HSOPSC): a pilot study. Cad. Saúde 
Pública 2016; 32(11):e00115614.
14. Scott Alan Smith, Naomi Yount and Joann 
Sorra (2017). Exploring relationships between 
hospital patient safety culture and Consumer 
Reports safety scores. BMC Health Services 
Research (2017) 17:143. DOI 10.1186/s12913-
017-2078-6.
15. Westat, Rockville, Joann Sorra, Veronica 
Nieva (2004). Hospital Survey on Patient Safety 
Culture. Contract No. 290-96-0004. AHRQ 
Publication No. 04-0041.
16. Excel package tool và user-estimand được 
truy cập từ địa chỉ https://statwiki.com
71
phần nGhIÊn CỨU
PH
ụ
 L
ụ
C
Bả
ng
 5
. Đ
ộ 
ti
n 
cậ
y 
củ
a 
m
ô 
hì
nh
 đ
o 
lư
ờn
g 
cu
ối
 c
ùn
g
Câ
u 
hỏ
i t
hà
nh
 p
hầ
n 
tr
on
g 
cấ
u 
tr
úc
đề
 n
gh
ị c
uố
i c
ùn
g
CR
AV
E
M
SV
BC
SC
PH
SC
-
AT
LD
K
P
CB
BG
-
LK
PU
K
BT
LV
N
LD
BV
-
PH
BC
SC
D
1,
 D
2,
 D
3,
 D
4a
 (4
 c
âu
)
0,
86
3
0,
61
4
0,
41
4
0,
78
4
PH
SC
-A
T
C1
, C
3,
 C
5,
 C
7a
 (4
 c
âu
)
0,
80
4
0,
50
7
0,
44
9
0,
64
4*
**
0,
71
2
LD
KP
B3
, B
4 
(2
 c
âu
)
0,
74
5
0,
59
5
0,
22
4
0,
13
4*
*
0,
21
9*
**
0,
77
1
CB
BG
-L
K
F5
, F
6,
 F
7 
(3
 c
âu
)
0,
70
8
0,
45
0
0,
22
4
-0
,0
60
-0
,0
56
0,
47
3*
**
0,
67
1
PU
KB
T
A
16
, A
20
a,
 A
21
a,
 A
22
a 
(4
 c
âu
)
0,
86
0
0,
60
7
0,
11
7
-0
,0
33
0,
01
0
0,
33
8*
**
0,
34
2*
**
0,
77
9
LV
N
A
1,
 A
3,
 A
4 
(3
 c
âu
)
0,
79
2
0,
56
1
0,
36
2
0,
41
8*
**
0,
60
2*
**
0,
20
6*
**
0,
06
4
0,
18
3*
**
0,
74
9
LD
BV
-P
H
F1
, F
8,
 F
10
, F
12
a 
(4
 c
âu
)
0,
81
4
0,
52
4
0,
44
9
0,
47
5*
**
0,
67
0*
**
0,
17
7*
*
-0
,0
25
0,
09
6*
0,
53
8*
**
0,
72
4
Si
gn
ifi
ca
nc
e 
of
 C
or
re
la
ti
on
s:
* 
p 
< 
0.
05
0
**
 p
 <
 0
.0
10
**
* 
p 
< 
0.
00
1
tạp chí nhi khoa 2019, 12, 1 
72
PHụ LụC 
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN - BAN AN TOÀN NGƯỜI BỆNH
KHẢO SÁT VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH (ATNB)
(Bản sử dụng để tổ chức khảo sát chính thức, Version: 1.4 - 2018.10.08)
Anh (Chị) đang làm việc cho Bệnh viện Nhi Đồng 1 (kể cả CBG, nội trú):  Có  Không (ngưng)
Vui lòng cho ý kiến về mức độ đồng ý của Anh (Chị) đối với mỗi phát biểu sau:
(đánh dấu “X” vào ô tương ứng với câu trả lời)
1. Rất không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Chấp nhận/Tạm được, 4. Đồng ý, 5. Rất đồng ý
Mã số Nội dung khảo sát Trả lời
[A] Ý kiến về khoa, phòng nơi Anh (Chị) đang làm việc: 1 2 3 4 5
A1 Mọi người trong khoa hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
A2 Khoa có đủ nhân lực để hoàn thành công việc.
A3
Khi có nhiều việc cần làm, mọi người trong khoa thường làm việc theo nhóm để 
nhanh chóng hoàn thành công việc.
A4 Mọi người trong khoa tôn trọng lẫn nhau.
A5R Nhân viên trong khoa thường phải làm thêm giờ để chăm sóc tốt người bệnh.
A6 Khoa chủ động triển khai các biện pháp an toàn người bệnh.
A7R Khoa thường phải dùng thêm nhân viên tạm thời để chăm sóc tốt người bệnh.
A8R Nhân viên cảm thấy bị thành kiến, phán xét hay bị cô lập khi có sai sót.
A9 Các sai lầm, sai sót trước đó đã giúp dẫn đến thay đổi tích cực ở khoa.
A10R Không xảy ra sai lầm nghiêm trọng ở khoa là do may mắn.
A11 Khi một bộ phận trong khoa quá bận rộn, những bộ phận khác sẽ giúp đỡ.
A12R
Khi có một sự cố được báo cáo, cứ giống như một người được nêu tên chứ không 
phải một vấn đề được nêu ra để phân tích nguyên nhân & cải tiến.
A13 Khoa có đánh giá hiệu quả các biện pháp an toàn người bệnh đã triển khai.
A14R Nhân viên thường phải “cuống cả lên” để làm nhiều việc và làm nhanh hơn.
A15 Khoa không bao giờ bỏ qua các yêu cầu về an toàn để làm nhanh hơn.
A16R Nhân viên lo lắng các sai sót của họ sẽ bị ghi vào lý lịch (hồ sơ) cá nhân.
A17R Khoa còn có một số vấn đề về an toàn người bệnh.
A18 Quy trình làm việc và các yếu tố khác ở khoa đủ tốt để phòng ngừa sự cố xảy ra.
A19a Khoa định kỳ xem xét những vấn đề ATNB ít nhất mỗi năm 1 lần.
A20aR Nhân viên lo lắng sẽ bị phạt (xét thi đua, trừ lương-thưởng) khi có sự cố.
A21aR Nhân viên cảm thấy bị phiền hà do điều tra, nhắc đi nhắc lại về sự cố.
A22aR Nhân viên thường lo lắng bị lãnh đạo la rầy khi có sự cố xảy ra.
[B] Ý kiến về lãnh đạo khoa, phòng nơi Anh (Chị) đang làm việc: 1 2 3 4 5
B1
Lãnh đạo khoa (người quản lý trực tiếp) thường khen khi thấy nhân viên tuân thủ 
các quy định, hướng dẫn về an toàn người bệnh.
73
phần nGhIÊn CỨU
Mã số Nội dung khảo sát Trả lời
B2
Lãnh đạo khoa (người quản lý trực tiếp) xem xét kỹ lưỡng những đề xuất cải thiện 
an toàn người bệnh của nhân viên.
B3R
Khi áp lực công việc gia tăng, lãnh đạo khoa (người quản lý trực tiếp) muốn chúng 
tôi làm nhanh hơn, ngay cả khi phải bỏ bớt các bước của quy trình.
B4R Lãnh đạo khoa thường bỏ qua các vấn đề an toàn dù nó lặp đi, lặp lại.
[C] Ý kiến về trao đổi thông tin trong khoa, phòng đang làm việc: 1 2 3 4 5
C1 Chúng tôi được phản hồi về những cải tiến liên quan các sự cố đã báo cáo.
C2 Nhân viên thoải mái nói ra vấn đề có thể ảnh hưởng xấu cho người bệnh.
C3 Chúng tôi được thông báo về các sự cố xảy ra ở khoa, phòng đang làm việc.
C4 Nhân viên thoải mái khi thắc mắc các quyết định, hành động của lãnh đạo.
C5 Khoa thường thảo luận biện pháp phòng ngừa sự lặp lại các sự cố tương tự.
C6R Nhân viên thường e ngại khi hỏi về những điều họ nghĩ là sai.
C7a Khoa có thông báo về sự cố ở khoa khác, bệnh viện khác để học hỏi.
C8aR Nhân viên thường ít có cơ hội trao đổi, hỏi ý kiến lãnh đạo khoa, phòng.
[D] Tần suất báo cáo sự cố ở khoa, phòng đang làm việc: 1 2 3 4 5
D1
Khi gặp hoặc mắc sai lầm, nhưng được phát hiện và chỉnh sửa kịp thời nên không 
ảnh hưởng đến người bệnh, thì Anh (Chị) thường báo cáo.
D2
Khi gặp hoặc mắc sai lầm, nhưng sự cố không gây tổn thương nặng cho người 
bệnh, thì Anh (Chị) thường báo cáo.
D3
Khi gặp hoặc mắc sai lầm có khả năng gây hại cho người bệnh, nhưng thực tế 
không gây hại, thì Anh (Chị) thường báo cáo
D4a
Khi gặp hoặc mắc sai lầm và sự cố đã gây tổn thương nặng cho người bệnh, thì Anh 
(Chị) thường báo cáo.
D5a Khi phát hiện nguồn nguy hiểm, Anh (Chị) thường báo cáo bộ phận quản lý.
[E] Nhận định về mức an toàn ở khoa: EQuá rủi ro DKém CTạm được BTốt AHoàn hảo 
Mã số Nội dung khảo sát Trả lời
[F] Ý kiến nhận xét của Anh (Chị) về bệnh viện đang: 1 2 3 4 5
F1 Lãnh đạo bệnh viện tạo bầu không khí khuyến khích an toàn người bệnh.
F2 Các khoa, phòng trong bệnh viện phối hợp tốt với nhau.
F3R Sự cố thường xảy ra khi chuyển người bệnh từ khoa này sang khoa khác.
F4 Sự hợp tác tốt giữa các khoa phòng là rất cần thiết để làm việc chung.
F5R Thông tin quan trọng của người bệnh thường bị thiếu khi đổi ca làm việc.
F6R Nhân viên thường thấy khó chịu khi làm việc với nhân viên ở khoa khác.
F7R Vấn đề thường xuất hiện trong khi trao đổi thông tin giữa các khoa, phòng.
F8 Hoạt động của lãnh đạo bệnh viện cho thấy ATNB là ưu tiên hàng đầu.
F9R Lãnh đạo bệnh viện dường như chỉ quan tâm ATNB sau khi có sự cố nặng.
F10 Các khoa, phòng phối hợp tốt với nhau để chăm sóc người bệnh tốt nhất.
F11R Đổi ca làm việc là thời điểm dễ xảy ra sự cố ở bệnh viện.
F12a Lãnh đạo bệnh viện quan tâm đến các bài học từ sự cố ở bệnh viện khác.
tạp chí nhi khoa 2019, 12, 1 
74
Vui lòng cung cấp thông tin liên quan cá nhân của Anh (Chị):
[A0] Khoa, phòng đang làm việc: ..
[G] Số lượt phiếu báo cáo sự cố Anh (Chị) đã gửi về phòng QLCL trong 12 tháng qua? . phiếu
[H1] Thời gian đã làm việc tại bệnh viện: . năm
[H2] Thời gian đã làm việc tại khoa, phòng hiện tại: .. năm
[H3] Anh (Chị) làm việc tại bệnh viện bao nhiêu giờ mỗi tuần? giờ (lưu ý: 5 ngày x 8 giờ = 40 giờ)
[H4] Nghề nghiệp của Anh (Chị):
[H5] Anh (Chị) có tương tác hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh không? 1  Có 0  Không
[H6] Anh (Chị) đã làm việc bao lâu ở chuyên khoa này? . năm

File đính kèm:

  • pdfkiem_dinh_thang_do_khao_sat_van_hoa_an_toan_nguoi_benh.pdf