Khóa luận Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là nội dung cơ bản của đạo

đức học trong Phân tâm học của Freud.

Phạm vi: Khóa luận tập trung khảo cứu, làm rõ những nội dung cơ bản về quan

niệm thiện ác, lương tâm, nghĩa vụ, tự do, trách nhiệm, bản chất và nguồn gốc của đạo

đức trong Phân tâm học của Freud. Có thể nói, sự lý giải của Freud về cái vô thức là lý

thuyết nền tảng và là đóng góp lớn nhất của ông ở phương diện triết học. Do vậy, có

thể sử dụng kết quả của sự lý giải này để hiểu toàn bộ các quan niệm khác như về con

người, đạo đức học và triết học văn hóa

Khóa luận Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud trang 1

Trang 1

Khóa luận Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud trang 2

Trang 2

Khóa luận Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud trang 3

Trang 3

Khóa luận Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud trang 4

Trang 4

Khóa luận Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud trang 5

Trang 5

Khóa luận Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud trang 6

Trang 6

Khóa luận Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud trang 7

Trang 7

Khóa luận Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud trang 8

Trang 8

Khóa luận Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud trang 9

Trang 9

Khóa luận Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 75 trang viethung 10080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud

Khóa luận Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
KHOA TRIẾT HỌC 
------------ 
PHẠM THỊ HOA 
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG 
PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD 
Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy 
Ngành: Triết học 
(Chương trình đào tạo: chuẩn) 
Hà Nội – 2019 
 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
KHOA TRIẾT HỌC 
------------ 
PHẠM THỊ HOA 
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG 
PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD 
Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy 
Ngành: Triết học 
(Chương trình đào tạo: chuẩn) 
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn 
Hà Nội – 2019 
LỜI CẢM ƠN 
Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ 
nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã 
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian em học tập tại khoa, 
tại trường. 
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn đã 
giúp đỡ và hướng dẫn em rất tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa 
luận tốt nghiệp này. 
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn 
chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, 
các cô, cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. 
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2019 
 Sinh viên 
Phạm Thị Hoa 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ 
TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND 
FREUD ............................................................................................................. 6 
1.1. Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, tinh thần châu Âu cuối thế kỷ 
XIX - đầu thế kỷ XX của sự hình thành tư tưởng đạo đức học Freud .. 6 
1.2. Những tiền đề khoa học của sự hình thành và phát triển tư tưởng 
đạo đức học trong Phân tâm học của Freud .............................................. 8 
1.2.1. Những tiền đề khoa học tự nhiên, y học và tâm lý học cuối thế kỷ 
XIX -đầu thế kỷ XX .................................................................................... 8 
1.2.2. Những tiền đề triết học của tư tưởng Freud về đạo đức học ........ 10 
1.3. Cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm chủ yếu của S.Freud ..... 16 
1.3.1. Đôi nét về cuộc đời Sigmund Freud .............................................. 16 
1.3.2. Nguồn gốc của phân tâm học Sigmund Freud .............................. 21 
1.3.3. Những nền tảng triết học phân tâm học ........................................ 23 
TIỂU KẾT CHƯƠNG I .................................................................................. 34 
CHƯƠNG 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO 
ĐỨC HỌC S.FREUD .................................................................................... 36 
2.1. Quan niệm về thiện ác, lương tâm, nghĩa vụ, tự do, trách nhiệm và 
bản chất của tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của Freud .... 37 
2.2. Một số đánh giá về tư tưởng đạo đức học của Freud .................... 57 
2.2.1. Nhận xét chung về tư tưởng đạo đức học của Freud ................... 57 
2.2.2. Những điểm tích cực trong tư tưởng đạo đức học của Freud ...... 61 
2.2.3. Hạn chế của tư tưởng đạo đức học Freud .................................... 63 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 65 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 688 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.80
1 
MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại vô cùng phức tạp, con người 
vẫn luôn phải đối mặt với vô vàn những vấn đề tâm - sinh lý nan giải. Việc tìm ra 
định hướng sống phù hợp với bản chất văn hóa, nhân văn của mình là một nhiệm vụ 
thực sự cấp bách của con người hiện nay. Lịch sử văn minh nhân loại cho chúng ta 
thấy, phần lớn những thành tựu mà con người đã đạt được cho tới nay đều dựa trên 
khoa học, tư duy lý tính vốn chủ yếu được hình thành vào thời cận đại ở Tây Âu. 
Tuy nhiên, định hướng tư duy và lối sống duy khoa học - kỹ thuật, kỹ trị và việc đề 
cao thái quá những giá trị vật chất do văn minh công nghệ mang lại đã đưa loài 
người đến những thảm họa của thời hiện đại, mà biểu hiện rõ nhất là hai cuộc thế 
chiến ở thế kỷ XX. Nguy hiểm hơn, cách tiếp cận duy lý cực đoan tới con người, 
bản tính người đã đơn giản hóa nhiều vấn đề của tồn tại người, làm lu mờ nhiều đặc 
điểm quan trọng của con người, khiến cho nó bị đẩy vào tình trạng bế tắc dù cố 
gắng vùng vẫy để thoát ra khỏi những tình huống sinh hoạt gay cấn. Hoàn cảnh sinh 
tồn của người phương Tây hiện đại đã làm cho họ lâm vào khủng hoảng tinh thần 
sâu sắc, buộc người ta phải tìm hiểu kỹ lưỡng và toàn diện hơn “thế giới nội tâm”, 
bản tính người của mình như con đường, tiền đề lý luận để có được định hướng giá 
trị đáng tin cậy. Phân tâm học gắn liền với tên tuổi Sigmud Freud đã ra đời trong 
điều kiện đó và nhằm đáp ứng nhu cầu đó của con người phương Tây từ cuối thế kỷ 
XIX. Sigmund Freud (1856 - 1939) là một trong những nhà khoa học được liệt kê 
trong cuốn “On Giants’ Shoulders” (Đứng trên vai những người khổng lồ) của 
Melvyn Bragg, bên cạnh những tên tuổi vĩ đại khác như Archimedes, Galileo 
Galilei, Isaac Newton, Henri Poincaré, Albert Einstein. Công lao chủ yếu của Freud 
là khám phá ra vô thức (unconsciousness) như tầng tư duy nền tảng định hướng mọi 
hành vi của con người. Khám phá này được coi như một cuộc cách mạng trong 
nhận thức về bản chất của hành vi, bởi trước đó nền văn minh có xu hướng đề cao ý 
thức như phần tư duy chủ yếu của con người. 
Cho đến nay, các quan điểm phân tâm học cơ bản của Freud không những vẫn 
bảo toàn giá trị mà còn được các thế hệ kế tiếp ông làm phong phú, sâu sắc và phát 
triển toàn diện hơn. Tư tưởng của Freud hiện nay không chỉ được ... g cho rằng, “Siêu thức là đại diện 
cho mọi hạn chế về đạo đức” và là “hành động tương đối cao thượng của loài 
người” [2, 257]. Ông chia cái siêu thức ra làm hai: Lương tâm và cái tôi lý tưởng. 
Cái sau sẽ xác định tiêu chuẩn của hành vi đạo đức, còn cái trước chịu trách nhiệm 
trừng phạt những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức. Như thế, một cách gián tiếp, 
theo Freud thì lương tâm cũng như mọi quan hệ và tình cảm đạo đức đều liên đới và 
đối ứng với tình dục. Chính điều này dẫn người ta đến ngộ nhận phân tâm học là 
học thuyết duy tính dục. Nhận thức duy vật lịch sử của Mác đã khám phá ra điều đó. 
Freud cũng đã có lý khi ông chia khát vọng cá nhân thành “sống theo mong muốn” 
và “sống theo tất yếu”. Nhưng Freud lại quên rằng, mong muốn của con người được 
hình thành trong hoạt động tập thể của mọi người. Vì thế, về bản chất chúng không 
65 
đối lập với những tất yếu xã hội mà bao gồm cả những tất yếu ấy. Có lẽ vì thế mà 
những người kế nghiệp Freud đã cố gắng thoát khỏi những bế tắc trong học thuyết 
của ông. Chẳng hạn, E.Fromm đã sáng lập ra phân tâm học và tính cách dân tộc 
nhằm xem xét mặt xã hội tính của con người và ảnh hưởng của văn hoá đối với sự 
hình thành nhân cách. Đối với Fromm, “cái con người” sẽ bắt đầu ở nơi mà “cái tự 
nhiên” kết thúc. Quan niệm như vậy đã bị xem là “xét lại” chủ nghĩa Freud, đã bị 
coi là có ý đồ tổng hợp học thuyết Freud với học thuyết Mác, “xã hội hoá” học 
thuyết Freud và “nhân văn hoá” học thuyết Mác. Thực ra, những tìm tòi của Fromm 
đã một lần nữa chỉ ra rằng chỉ có học thuyết Mác mới đem lại cơ sở lý luận và 
phương pháp đúng đắn để hiểu rõ bản chất văn hoá của con người. 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 
Như vậy, Freud xác định cấu trúc tâm lý con người gồm 3 yếu tố: “cái Nó” 
(cái vô thức), “cái Tôi” (ý thức) và “cái Siêu tôi” (yếu tố văn hóa - xã hội), trong đó 
“cái Siêu tôi” là yếu tố quan trọng nhất, mà biểu hiện khách quan của nó là môi 
trường văn hóa - xã hội gắn liền với các cơ chế quy định xã hội đối với hành vi con 
người như các tập quán truyền thống, các điều cấm kỵ, các yêu cầu của tôn giáo, tín 
ngưỡng, các quy phạm đạo đức tác động đến con người từ thời thơ ấu. Từ quan 
điểm của Freud, “cái Siêu tôi”, với tính cách là yếu tố văn hóa xã hội đóng vai trò 
trung gian giữa “cái Tôi” và “cái Nó”. Theo Freud, giữa “cái Tôi” và “cái Nó”, tức 
là giữa ý thức và cái vô thức, thường xuyên diễn ra cuộc đấu tranh, trong đó “cái 
Tôi”, ý thức không thể luôn luôn kiềm chế một cách thành công những bản năng vô 
thức. Đối với Freud, hành vi của một người được xác định không chỉ bởi ý thức, mà 
còn chủ yếu bởi cái vô thức ở người đó. Theo Freud, cái vô thức liên quan đến một 
lớp sâu thẳm nhất trong tâm lý con người, hoạt động trên cơ sở các bản năng tự 
nhiên với tính cách là những khuynh hướng khởi đầu, quy định những xúc cảm tâm 
lý và ý thức về chúng, đồng thời thể hiện khát vọng tự bảo tồn mang tính cá nhân và 
tính loài. Cả hai dạng khát vọng này, theo Freud, thể hiện rõ nhất ở bản năng tính 
dục, trong đó khát vọng duy trì nòi giống trùng hợp với sự thỏa mãn mãnh liệt nhất 
(khoái cảm). Do vậy, theo ông, trình độ đầu tiên của đời sống tâm lý tuân theo 
nguyên tắc thỏa mãn và Libiđô (sự ham mê nhục dục) chính là bản chất của cái vô 
thức. Bản năng Libiđô đó hướng đến việc duy trì đời sống chính là thể hiện bản 
66 
năng sống. Theo phân tâm học của F. Freud, trong con người có hai loại bản năng 
đối nghịch với nhau, hoạt động một cách vô thức: bản năng hướng đến cuộc sống, 
đến hạnh phúc, trong đó có khát vọng tính dục, bản năng sống (Eros) và bản năng 
hướng đến sự hủy hoại, hướng đến cái chết, bản năng chết (Thanatos). Hoạt động 
của con người bị quy định bởi sự tương tác và nhân nhượng của hai loại bản năng 
đó, tương ứng với hai loại ý chí đối nghịch với nhau hoạt động một cách vô thức: ý 
chí hướng đến cuộc sống và ý chí hướng đến cái chết. Những lực lượng vô thức của 
tâm lý này dường như điều khiển hoạt động của con người cá nhân. Theo Freud, 
trình độ khởi đầu của đời sống tâm lý này quy định nội dung của ý thức và tất cả 
các hình thức của hoạt động văn hóa trong đó có đạo đức và tôn giáo. Để kiềm chế 
khát vọng nguyên sơ của ý thức, “cái Tôi”, theo Freud, sẽ tìm kiếm các con đường 
vòng, và có thể thay đổi các mục đích nhằm hiện thực hóa năng lượng vô thức trên 
cơ sở cơ chế thăng hoa. Freud coi thăng hoa như là sự biến đổi và định hướng lại 
năng lượng sinh học – tính dục được tích tụ ở vô thức vào các khách thể ngoài tính 
dục, đặc biệt vào lĩnh vực văn hóa, trong đó có đạo đức. Do vậy, theo Freud, chính 
“cái Siêu tôi” được hình thành với tính cách là ý thức cá nhân nhờ sự tương tác 
năng lượng của cái vô thức với thực tại của cuộc sống xã hội, nhờ khát vọng đè nén 
và kiềm chế tiềm năng phá hoại của cái vô thức trong con người và hướng tiềm 
năng đó vào các mục đích văn hóa. “Cái Siêu tôi” được xem là kết quả thăng hoa 
của cái vô thức và được tạo ra nhờ cuộc đấu tranh của ý thức với những ham muốn 
vô thức và nhờ sự chuyển hóa năng lượng của những ham muốn vô thức đó vào các 
dạng hoạt động văn hóa. “Cái Siêu tôi” ràng buộc và khiến con người ngày càng lệ 
thuộc: nó gắn kết con người với các tín điều quyền uy của tôn giáo và các chuẩn 
mực đạo đức, tình cảm, trách nhiệm và lương tâm, đồng thời khống chế con người 
bằng các điều cam kết luân lý và tước đi sự thỏa mãn cơ bản và hạnh phúc. Nói 
khác đi, trong cấu trúc tâm lý cá nhân, “cái Siêu tôi” đóng vai trò của kẻ kiểm duyệt 
từ bên trong, của lương tâm, của nhân cách từ lập trường của đạo đức xã hội, chèn 
ép những ham muốn vô thức. Do đó, ngay từ đầu, Freud coi đạo đức là lĩnh vực liên 
quan đến sức ép, sự cưỡng bức và sự đánh mất tự do. Theo Freud, con người sống 
giữa hai khả năng lựa chọn: cố gắng là người hạnh phúc, sau khi vứt bỏ những điều 
kiện ràng buộc của ý thức và văn hóa, sau khi vượt qua mọi ranh giới và tự do hiện 
67 
thực hóa các mong muốn của mình; sử dụng các thành tựu của nền văn minh và văn 
hóa, thường xuyên vấp phải các hạn chế và cấm kỵ, luôn cảm thấy mình là kẻ bị 
chèn ép, kẻ không có tự do, kẻ bất hạnh. Mặc dù có lúc ủng hộ việc từ bỏ các lợi ích 
của văn hóa nhằm thỏa mãn khát vọng tự nhiên hướng đến hạnh phúc, Freud nhấn 
mạnh khả năng cân bằng tối ưu giữa cái vô thức và những đòi hỏi của ý thức và nền 
văn hóa. Tuy vậy, ý tưởng của ông đã từng bị sử dụng cho việc tấn công vào lĩnh 
vực văn hóa. Đạo đức liên quan đến bổn phận và trách nhiệm, các quyền và nghĩa 
vụ, tình cảm, lương tâm và xấu hổ đã bị tuyên bố là những thiên kiến dối trá, gây 
trở ngại cho cuộc sống. Việc từ bỏ các thiên kiến đó dường như có thể giúp giải 
thoát cho con người, làm cho con người có hạnh phúc và tự do. Các cách tiếp cận 
này đã đề cao vấn đề lương tâm, tính nguyên tắc và tính không khoan nhượng của 
lối sống đạo đức của con người cá nhân, đặc biệt tôn vinh tinh thần dám chịu trách 
nhiệm về sự lựa chọn của mình. Tính độc đáo của cách tiếp cận đạo đức học của 
phân tâm học thể hiện ở chỗ đặt ra những vấn đề mới có ý nghĩa khoa học sâu sắc 
nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc, động lực và bản chất của các hành vi con người, đặc 
biệt khẳng định khả năng phân tích cấu trúc tâm lý của con người và vai trò của yếu 
tố vô thức, trong đó có yếu tố tính dục như là một trong những nguồn gốc cơ bản 
của các hành động con người. 
68 
KẾT LUẬN 
Tóm lại, từ sự bất mãn với nền văn hóa và đạo đức của xã hội đương thời, cụ 
thể là lối sống và quy tắc chuẩn mực của xã hội quan phương Thanh giáo, Freud đã 
dự cảm rằng, những ức chế bởi cấm đoán sẽ là nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm thần 
phân liệt xét trên phạm vi toàn xã hội, là căn nguyên dẫn đến tội ác và chiến tranh. 
Nói chung, bao trùm lên học thuyết phân tâm học trong lĩnh vực đạo đức là tư 
tưởng phản đối luân lý học, phủ nhận cái gọi là siêu hình học đạo đức. Bản thân 
Freud cũng luôn bày tỏ thái độ dè dặt đối với các quan điểm triết học. Ông thường 
khẳng định học thuyết của mình không phải là khoa học triết học, mà là khoa học cụ 
thể, dựa trên những sự kiện cụ thể và quan sát thực tế của y học lâm sàng, của tâm 
thần học, dân tộc học, sử học Ngược với “sự khiêm tốn” của Freud và dù sự lý 
giải dựa trên phương pháp Phân tâm học về đạo đức mà ông tự nhận thấy còn đôi 
chỗ khó hiểu và chưa rõ ràng, thì vẫn không thể phủ nhận, Freud đã đưa ra được 
một quan niệm đạo đức mới dựa trên lập trường Phân tâm học, đó là ẩn đằng sau cái 
thô thiển, thấp hèn của con người là những mong ước cao cả, là sự khát khao hướng 
thiện mà con người muốn đạt tới thì phải dũng cảm nhận ra và vượt qua nó. Mọi 
quy tắc, chuẩn mực đạo đức chỉ có thể thực hiện dựa trên năng lực hiểu biết của con 
người để từ đó trước khi hành động phải suy xét tránh mặc cảm tội lỗi và hối hận. 
Việc chủ trương thiết lập nền đạo đức xã hội dựa trên sự đoàn kết và yêu thương lẫn 
nhau giữa con người với nhau trong xã hội là một hướng đi đúng mà mọi người 
chân chính đều mong muốn đạt đến. 
Freud chưa bao giờ nhận mình là tác giả một học thuyết đạo đức, một lý 
thuyết giáo dục, thậm chí cũng không dám nhận mình là nhà xã hội học, nhưng việc 
ông sử dụng quan niệm vô thức để lý giải các hiện tượng xã hội đã làm cho nó có 
một giá trị lớn lao. Nhưng quan trọng hơn, lý thuyết ấy giúp con người càng nhận 
thức rõ hơn bản chất của mình. Nhấn mạnh tính ác trong con người, Freud đã tuyên 
chiến với nền đạo đức giả của xã hội đương thời. Đóng góp của Freud trong quan 
niệm đạo đức chính là cần phải thừa nhận trong con người dù không thể tốt hơn, 
bên cạnh bản tính thiện còn có tính ác, có như vậy mới làm cho con người trở nên 
dễ hiểu và có thể nhận thức đúng đắn hơn. Bằng những khảo nghiệm khoa học, 
Freud đã cho thấy cái ác, cái ích kỷ mù quáng, cái phá hoại nằm sâu đến đâu trong 
bản thể con người, là một đe dọa lớn thế nào cho văn hóa, văn minh loài người. 
Kinh nghiệm lịch sử đắng cay của thế kỷ XX đã chứng nhận sự anh minh quả cảm 
69 
của ông. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các chính thể phát xít và toàn trị tồn tại 
trên bạo lực và mê hoặc quần chúng đều thù ghét và bài trừ phân tâm học của 
Freud. Trong quan niệm văn hóa, bàn về xã hội mà ông mong ước, nơi trí tuệ sẽ 
được dành ưu tiên tuyệt đối, Freud nói rằng xã hội ấy cũng sẽ xem “tình yêu con 
người” là một trong những mục tiêu chính của mình. Tất cả những vấn đề đó được 
mở rộng và phát triển đã làm cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú 
nhờ những quan niệm nền tảng về cái vô thức. 
Như vậy, từ khám phá ra vai trò của vô thức và vận dụng nó vào lý giải cấu 
trúc của tồn tại người, Freud đã mở ra một cách tiếp cận mới, tương ứng với môn 
khoa học mới trong việc nghiên cứu con người như một thực thể văn hoá mà cạm 
bẫy lớn nhất chính là thừa nhận thú tính trong con người mà trước đó 17 thế kỉ 
Augustino đã cảnh tỉnh: con người muốn làm người, trước hết phải thừa nhận thú 
tính trong bản thân mình. Thừa nhận bản tính ác trong con người với những ham 
muốn dục vọng luôn luôn trỗi dậy trong con người, để đề phòng và điều chỉnh hành 
vi cho phù hợp nhằm vươn tới tính Người đích thực. Trên cơ sở những dữ liệu ấy, 
Freud xem con người như là sản phẩm của tạo vật, cùng một lúc hội tụ đủ bản tính 
vừa thô sơ, phức tạp, vừa bốc đồng, vừa duy lý, vừa ích kỉ vừa quảng đại, thoái hoá 
và sáng tạo, con và người. Freud đã cảnh tỉnh thú tính - phần hạn chế - trong con 
người để từ đó chúng ta tìm ra cách chữa. 
 Suốt cả cuộc đời, ông đã khảo cứu sự yếu đuối của con người mà không ghê 
tởm, khinh thường. Freud đấu tranh để giúp con người tìm cách vượt lên trên thú 
tính man rợ ẩn náu ở bên trong bản tính con người cùng với nhân tính của nó. Cách 
lý giải đó giúp chúng ta có nhận thức đầy đủ hơn, nghiêm túc hơn về bản thân mình, 
về nhân tính của mình, thiết lập cho mình những cấm đoán xã hội để sống có trách 
nhiệm hơn, để vươn tới Người hơn. 
70 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lưu Phóng Đồng (1994), Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, NXB 
CTQG, Hà Nội. 
2. Sigmund Freud (1969), Nghiên cứu Phân tâm học, NXB An Tiêm, Sài 
Gòn. 
3. Sigmund Freud (2001), Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo, NXB Đại 
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
4. Sigmund Freud (2002), Phân tâm học nhập môn, NXB ĐHQG Hà Nội, 
Hà Nội. 
5. Sigmund Freud (2005), Các bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ, 
NXB Thế Giới, Hà Nội. 
6. Sigmund Freud (2009), Cảm giác bất ổn với văn hóa, NXB Thế giới, 
Hà Nội. 
7. Sigmund Freud (2009), Tâm lý học đám đông và phân tích cái tôi con 
người, NXB Tri Thức, Hà Nội. 
8. Tạ Thị Vân Hà (2015), “Tư tưởng triết học của S.Freud”, Luận án Tiến 
sỹ, Trường Đại học khoa học XH&NV. 
9. Nguyễn Vũ Hảo (2013), “Đạo đức học phương Tây đương đại: Tổng 
quan các trào lưu và vấn đề chủ yếu”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã 
hội (4), tr. 32-41. 
10. Nguyễn Vũ Hảo (2013), Báo cáo tổng hợp: Một số quan niệm đạo đức 
học phương Tây hiện đại và ảnh hưởng của chúng ở Việt Nam trong 
bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay”, Mã đề tài: QGTĐ.09.16, Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
11. Nguyễn Vũ Hảo (2017), Đạo đức học phương Tây hiện đại – Một số 
học thuyết chính và những ảnh hưởng của chúng ở Việt Nam, NXB Thế 
giới. 
12. Đỗ Minh Hợp (2014), Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó 
đến nhân học triết học phương Tây hiện đại, NXB Tôn giáo, Hà Nội. 
13. Nguyễn Văn Huyên (2013), “Phân tâm học và văn học nghệ thuật”, 
Tạp chí phục vụ lãnh đạo và quản lý (7), tr. 37-42, (8), tr. 23-28. 
71 
14. Carl Gustav Jung (2007), Thăm dò tiềm thức, NXB Tri Thức, Hà Nội. 
15. Châu Khê (2011), “Luận bàn về tính thiện ác - Học thuyết của 
Sigmund Freud”, Tạp chí Khoa học & Tổ quốc (10), tr.19-25. 
16. Vũ Đình Lưu (1969), Phân tâm học áp dụng vào các ngành học vấn, 
NXB Gió, Sài Gòn. 
17. Diệp Mạnh Lý (2002), Sigmund Freud, NXB Thuận Hóa, Huế. 
18. Phan Trọng Ngọ (2003), Các thuyết phát triển tâm lý người, NXB Đại 
học Sư phạm, Hà Nội. 
19. Nguyễn Hữu Vui (1998), Lịch sử triết học, NXB Chính trị quốc gia, 
Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_dao_duc_hoc_trong_phan_tam_hoc_cua_sigmund_freud.pdf