Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

3.1 Mục đích nghiên cứu

Khóa luận phân tích làm rõ những ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, khóa luận có nhiệm vụ:

Một là, khái quát về Phật giáo ở Việt Nam và nghi lễ tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Hai là, nghiên cứu những nội dung ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Ba là, đưa ra đánh giá ảnh hưởng của Phật giáo đối với phong tục tang ma tại địa phương.

Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 1

Trang 1

Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 2

Trang 2

Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 3

Trang 3

Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 4

Trang 4

Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 5

Trang 5

Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 6

Trang 6

Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 7

Trang 7

Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 8

Trang 8

Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 9

Trang 9

Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 85 trang viethung 11520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN 
KHOA TRIẾT HỌC 
------------ 
TRẦN THU HÀ 
ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO 
TRONG PHONG TỤC TANG MA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, 
TỈNH QUẢNG NINH 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 
NGÀNH: TRIẾT HỌC 
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY 
KHÓA: QH-X-2014 
Hà Nội, 2019 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN 
KHOA TRIẾT HỌC 
------------ 
TRẦN THU HÀ 
ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO 
TRONG PHONG TỤC TANG MA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, 
TỈNH QUẢNG NINH 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 
NGÀNH: TRIẾT HỌC 
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY 
KHÓA: QH-X-2014 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM HOÀNG GIANG 
Hà Nội, 2019 
 LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các thông tin 
và số liệu được sử dụng là trung thực và ghi rõ nguồn gốc. 
Tác giả khóa luận 
Trần Thu Hà 
 LỜI CẢM ƠN 
Để có thể hoàn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp về đề tài “Ảnh 
hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông triều, tỉnh 
Quảng Ninh” là một quá trình đòi hỏi sự dày công tìm tòi, khám phá, nghiên 
cứu tài liệu và thăm hỏi khảo sát tại chùa. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin 
được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy TS. PHẠM HOÀNG GIANG – 
giảng viên khoa Triết học trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – người 
đã hướng dẫn, tạo điều kiện cung cấp cho em những tư liệu và ý kiến đóng góp 
quý báu. 
Tuy nhiên do những hạn chế về cả mặt thời gian và kiến thức, bài báo cáo 
của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong quý thầy cô cùng 
bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn. 
Em xin chân thành cảm ơn! 
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2019 
Sinh viên thực hiện 
Trần Thu Hà
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ NGHI LỄ 
TANG MA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH .................. 6 
1.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và tình hình Phật giáo tại 
xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh .................................................................... 6 
1.1.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam ........................................... 6 
1.1.2 Tình hình Phật giáo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh .......... 12 
1.2 Mối liên hệ giữa quan niệm về cái chết của Phật giáo và phong tục 
tang ma của người Việt .................................................................................. 15 
1.3 Nghi lễ phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 18 
1.3.1 Nguồn gốc và bản chất của phong tục tang ma ............................... 18 
1.3.2 Một số đặc điểm nghi lễ phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, 
tỉnh Quảng Ninh. ........................................................................................... 23 
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 27 
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT 
GIÁO TRONG PHONG TỤC TANG MA TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, 
TỈNH QUẢNG NINH ....................................................................................... 30 
2.1 Nội dung ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thị 
xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh .................................................................. 30 
2.1.1 Ảnh hưởng đến hình thức tổ chức tang lễ ........................................ 30 
2.1.2 Ảnh hưởng của Tăng Ni và cư sĩ Phật tử trong đám tang ............... 34 
2.1.3 Ảnh hưởng đến việc lập bàn thờ Phật trong tang lễ ........................ 39 
2.1.4 Ảnh hưởng của Kinh Phật dùng trong phong tục tang ma .............. 42 
 2.1.5 Ảnh hưởng đến việc làm lễ cầu siêu cho người quá cố ................... 45 
2.2.6 Ảnh hưởng đến nghi lễ cúng dường, bố thí, từ thiện sau tang ma ... 50 
2.2 Đánh giá sự ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại 
thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh từ góc độ triết học ............................ 54 
2.2.1 Thế giới quan .................................................................................... 54 
2.2.2 Nhân sinh quan ................................................................................. 57 
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 60 
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 62 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 64 
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 67 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ 
nước. Qua hàng nghìn năm, tư tưởng Phật giáo đã du nhập, truyền bá và ảnh 
hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân nước ta. Đông Triều 
là một vùng đất cổ, xưa gọi là An Sinh, là trung tâm Phật giáo đời Lý Trần, là 
cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền mang bản sắc Phật giáo 
riêng của Việt Nam do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Những nền tảng 
Phật giáo đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần, phong tục 
tập quán của người dân nơi đây, trong đó phải kể đến những ảnh hưởng của Phật 
giáo trong phong tục tang ma. 
Con người sinh ra, lớn lên, học hành, đỗ đạt, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ 
cái rồi cũng có ngày trút hơi thở cuối cùng, xa rời cuộc đời. Có người chôn sau 
mấy thước đất, có người trở thành một nắm tro tàn, cát bụi lại trở về với cát bụi. 
Họ sống một cuộc sống bình thường như mọi người cho đến khi nhắm mắt xuôi 
tay, để lại niềm thương tiếc cho những người còn sống. Theo thời gian, tang ma 
là một trong số rất nhiều các phong tục tập quán chịu ảnh hưởng của tôn giáo, 
trong đó chiếm phần lớn là Phật giáo. Khi du nhập vào nước ta, Phật giáo đã gạt 
bỏ phần triết lý xa xôi, khó hiểu, trở về với cuộc sống trần thế hằng n ... 48 tuổi, Số 34, tổ 12, khu Nhuệ Hổ, phường Kim 
Sơn, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh: “Các Tăng Ni là những người xuất gia 
tu hành, đạo lực hơn người, hơn nữa dân ta lại đa phần theo Phật giáo, cho nên 
mời Tăng Ni về Hộ Niệm và cầu siêu cho người mất trong tang lễ là hợp tình 
hợp lý.” 
Câu 4: Bạn có phải là Phật tử đã quy y Tam Bảo không? 
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%) 
Có 24 48 
Không 26 52 
70 
 Câu 5: Bạn có thường xuyên tới chùa tụng kinh, nghe kinh không? 
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%) 
Có 17 34 
Không 33 66 
Câu 6: Bạn có biết Kinh Bát Nhã không? 
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%) 
Có 31 62 
Không 19 38 
Câu 7: Đánh giá của bạn về sự hiện diện của Kinh Bát Nhã trong tang lễ? 
Bà Nguyễn Minh Khuê, 51 tuổi, sinh sống tại thôn Yên Dưỡng, xã Hoàng 
Thái Đông, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh: “Phật tử chúng tôi thường theo 
chân sư thầy chùa Non Đông đi tụng kinh tại các đám ma. Trong phần tẩn liệm 
thi thể hương linh nhập quan, toàn thể Chư Tăng Ni hiệp cùng các bạn hữu và 
gia quyến hương linh tụng Bát Nhã Tâm Kinh để hộ niệm, trong ấy có câu: “Khi 
Bồ Tát Quán Tự Tại hành sâu Bát Nhã Ba La Mật Đa Ngài soi thấy 5 uẩn đều 
không liền qua hết thẩy khổ nạn, Này Xá Lợi Phất, sắc tức là không, không tức 
là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như thế”. Lúc này nếu hương linh thông 
suốt được lời khai thị trước đây thì sẽ cảm nhận được đại ý của câu kinh trên. 
Hương linh sẽ qua hết những khổ nạn, được vào cảnh giới an lạc, được gặp 
chánh pháp tu hành sớm được giác ngộ và giải thoát.” 
Câu 8: Gia đình thường làm lễ cầu siêu 49 ngày cho vong linh ở đâu? 
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%) 
Tại chùa 33 66 
Tại nhà 17 34 
71 
Câu 9: Lý do gia đình đến chùa làm lễ cầu siêu cho người thân? 
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%) 
Theo phong tục mà ông cha truyền lại 12 24
Theo lời khuyên của người quen biết 9 18
Dựa vào niềm tin của bản thân với Phật giáo 29 58 
Câu 10: Qua lễ cầu siêu 49 ngày cho vong linh, gia đình mong muốn điều 
gì? 
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%) 
Hồi hướng công đức cho vong linh được siêu 
thoát, không bị đọa địa ngục 
7 14 
Tích đức cho chính gia đình và con cháu mình 
sau này 
6 12 
Cả hai phương án 37 74 
Câu 11: Đánh giá của bạn về vai trò của việc làm lễ cầu siêu 49 ngày cho 
người quá cố? 
Ông Nghiêm Xuân Minh, 57 tuổi, địa chỉ 34 Hoàng Hoa Thám, Phường 
Mạo Khê, thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh: “Trong các ngày cũng cho 
người mất như giỗ tuần đầu, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu thì ở địa phương 
mình coi trọng nhất là ngày giỗ 49. Đây là thời khắc mà vong linh biết mình đã 
chết thật sự và thoát khỏi thân trung ấm. Cầu siêu như một sự trợ giúp để vong 
linh không phải vào chốn địa ngục. Đồng thời giỗ 49 ngày cũng là cơ hội để 
tang chủ bày tỏ sự biết ơn đối họ hàng, hàng xóm láng giềng đã đến chia buồn 
với gia đình trong đám tang.” 
72 
BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU 1 
I. Thông tin chung 
Người thực hiện phỏng vấn: Trần Thu Hà, lớp K59 Triết Học CLC, trường 
Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. 
Người được phỏng vấn: Ông Nguyễn Văn Khải, thôn Nội Hoàng Đông, xã 
Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 
Chủ đề phỏng vấn: Cách bày trí và ý nghĩa của việc lập bàn thờ Phật trong 
tang lễ. 
Địa điểm: tại tư gia ông Nguyễn Văn Khải. 
Thời gian: Ngày 05 tháng 04 năm 2019. 
Giới thiệu đôi nét về người được phỏng vấn: Ông Nguyễn Văn Khải, 63 
tuổi, làm nghề nuôi trồng thủy sản, là con trai trưởng của Nguyễn Văn Tạc – cụ 
vừa qua đời do tuổi già vào ngày 02 tháng 04 năm 2019. 
II. Nội dung 
Ngày 05/04/2019 dương lịch tức ngày 01 tháng 03 năm Kỷ Hợi, vào ngày 
giỗ tuần đầu của cụ Nguyễn Văn Tạc, tác giả có dịp đến thăm gia đình ông 
Nguyễn Văn Khải, trước hết là để thắp nén hương kính viếng hương hồn cụ, sau 
để hỏi thăm ông Khải về cách bày trí những vấn đề liên quan đến việc lập bàn 
thờ Phật trong tang lễ cho cụ Tạc vừa qua. 
Tác giả: Thưa ông, hiện tại cháu đang theo học tại trường Đại học Khoa 
học Xã hội và Nhân Văn, cháu đang thực hiện một đề tài nghiên cứu về ảnh 
hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng 
Ninh. Trong đó, có mục liên quan đến việc thiết lập bàn thờ Phật tam cấp. Ông 
có thể cho cháu hỏi một số câu để phục vụ cho bài viết không ạ? 
Ông Khải: Được, cháu hỏi đi. Tôi sẽ trả lời cho cháu những gì tôi biết. 
73 
Tác giả: Vâng, cháu cảm ơn ạ. Cháu được biết Phật giáo là tôn giáo phổ 
biến trong đời sống tâm linh của nhân dân ta, nhưng không biết từ bao giờ bàn 
thờ Phật được thiết lập trong tang lễ thưa ông? 
Ông Khải: Bàn thờ Phật xuất hiện trong tang lễ có từ rất lâu, cũng được 
khoảng 30 đến 40 năm trở lại đây rồi. 
Tác giả: Vậy ban thờ Phật trong đám tang tại địa phương mình được bày trí 
như thế nào ạ? 
Ông Khải: Bàn thờ Phật này sau khi được dịch vụ tang lễ lắp đặt xong xuôi 
và phủ lên trên lớp khăn trải màu vàng, con cháu trong nhà sẽ bày trí lên ban thờ 
gồm có hoa, thường là hoa cúc trắng hoặc vàng để cân xứng 2 bên, 1 đĩa xôi, 3 
bát chè, bánh kẹo, oản phẩm, nước lọc. Ngoài ra còn có thêm đĩa hoa quả mà bắt 
buộc trong đó phải có chuối vì đó là truyền thống, những loại quả khác tùy theo 
mùa. Dùng cốc thủy tinh đựng gạo để cắm hương. Ba cấp đều phải có những vật 
phẩm đó, ngoài ra cấp trên cùng có ba bức tượng Phật, cấp dưới cùng làm thêm 
một mâm gạo trên có 3 hoặc 5 quả trứng luộc và một chút tiền lẻ, một túi muối. 
Tác giả: Theo ông lập ban thờ Phật trong đám tang đối với người trong gia 
đình và những người tới dự đám tang có ý nghĩa như thế nào ạ? 
Ông Khải: Lập bàn thờ Phật là một nghi thức lâu đời không thể thiếu trong 
đám ma, ngày nay dịch vụ tang lễ rất đầy đủ và phục vụ rất nhanh, nếu như có 
một đám ma nào trong vùng không lập bàn thờ Phật thì sẽ bị xóm giềng chê 
trách rằng con cháu chưa làm hết trách nhiệm với người chết, trừ khi gia đình đó 
quá khó khăn về mặt kinh tế. Lập ban thờ Phật cũng là cách để người dân chúng 
tôi gửi gắm sự tin tưởng của mình vào Đức Phật, mong sao Phật chứng giám và 
siêu độ cho vong linh của cha chúng tôi được siêu thoát. 
74 
Cuộc trò chuyện của ông Khải và tôi sau một khoảng thời gian khá dài 
cũng kết thúc. Với khoảng thời gian đó bản thân tác giả đã tiếp nhận và thu thập 
được nhiều thông tin liên quan đến đề tài đã được ông cung cấp. 
Xin chân thành cảm ơn ông! 
75 
BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU 2 
I. Thông tin chung 
Người thực hiện phỏng vấn: Trần Thu Hà, lớp K59 Triết Học CLC, trường 
Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. 
Người được phỏng vấn: Sư thầy Thích Như Minh, trụ trì chùa Linh Ứng, 
thôn Thọ Tràng, xã Yên Thọ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 
Chủ đề phỏng vấn: Tìm hiểu về việc cúng dường Tam bảo, bố thí, từ thiện 
sau đám tang. 
Địa điểm: tại chùa Linh Ứng. 
Thời gian: Ngày 18 tháng 3 năm 2019. 
Giới thiệu đôi nét về người được phỏng vấn: Thầy Thích Như Minh là trụ 
trì của chùa Linh Ứng, nằm ở trong làng Thọ Tràng, xã Yên Thọ, thị xã Đông 
Triều, tỉnh Quảng Ninh. Gia đình của Thầy có mấy anh chị em thì đều theo 
nghiệp tu hành. Thầy về trụ trì ở chùa Linh Ứng, thành lập nên hội từ thiện chùa 
Linh Ứng hoạt động từ tháng 01 năm 2015. 
II. Nội dung 
Vào 15h chiều ngày 18/03/2019 dương lịch, tác giả đã hẹn gặp trước với 
thầy Thích Như Minh tại chùa Linh Ứng để thực hiện cuộc phỏng vấn với thầy 
về những vấn đề liên quan đến việc cúng dường Tam Bảo, làm từ thiện của 
những gia đình có người thân vừa mất. 
Tác giả: Dạ thưa thầy, hiện tại con đang theo học tại trường Đại học Khoa 
học Xã hội và Nhân Văn, con đang thực hiện một đề tài nghiên cứu về ảnh 
hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng 
Ninh. Con có thực hiện khảo sát một số ngôi chùa trong địa bàn để làm tài liệu 
hoàn thành khóa luận. Vậy nên con mong thầy có thể giúp con hiểu thêm một số 
vấn đề về cách thức làm từ thiện và công đức cho chùa sau đám tang ạ. 
76 
Thầy: Được, con hỏi đi. Thầy sẽ trả lời trong phạm vi cho phép. 
Tác giả: Vâng, con cảm ơn thầy ạ. Thầy có thể cho con biết từ đâu mà sau 
mỗi đám tang, các gia chủ lại tìm đến chùa để làm công đức hay hoạt động từ 
thiện không ạ? 
Thầy: Trong Kinh Ðịa tạng có dạy, hành trang tư lương cho người mất, 
không gì khác hơn là những tu tạo phước đức như là làm phước, tu thiện, phóng 
sanh, bố thí, cúng dường, tụng kinh, hồi hướng công đức từ những người thân 
quyến còn sống thực hiện với tất cả sự thành tâm. Tuy nhiên, kinh Ðịa tạng cũng 
khẳng định rất rõ là hành trang tư lương đó có chu đáo cỡ nào thì người mất chỉ 
tiếp hưởng được một phần mà thôi, còn 6 phần còn lại người thân quyến tu tạo 
sẽ trọn hưởng. Ðây là một nguyên tắc nhân quả, ai gieo nhân tốt thì người đó 
hưởng quả tốt, người được hồi hướng chỉ được cộng hưởng một phần công đức 
mà thôi, nhưng một phần này là vô cùng quan trọng. Cho nên thầy nghĩ, hiểu 
được những điều đó, người dân thường có xu hướng làm những điều lành, điều 
thiện để hồi hướng cho vong linh thân nhân được siêu thoát. 
Tác giả: Vậy thì cách thức mà người dân địa phương cúng dường cho chùa 
sau khi thầy đến tụng niệm cho vong linh nhà họ sau đám tang là gì ạ? 
Thầy: Với những người nông dân, họ thường cúng gạo và lương thực, thực 
phẩm cho chùa, như một vật phẩm thiết thực nhất. Còn đối với những tầng lớp 
trí thức, công nhân viên chức, họ thường cúng dường Pháp Bảo để hồi hướng 
cho vong linh quá cố nhà họ bằng việc in ấn Kinh sách, các tài liệu về truyền bá 
Phật giáo cho nhà chùa. Tuy nhiên, việc in ấn Kinh sách cho chùa không phải 
muốn là làm, việc này cần thông qua ý kiến của chùa, cần in Kinh gì, cần thêm 
sách gì, nếu tự ý làm có thể gây ra lãng phí vô ích mà thôi. 
Tác giả: Con được biết, trong quá trình về làm trụ trì của chùa, thầy đã khởi 
xướng thành lập hội từ thiện chùa Linh Ứng. Vậy có trường hợp nào thông qua 
77 
việc từ thiện của hội để hồi hướng cho vong linh người thân nhà mình không 
thưa thầy? 
Thầy: Có đấy. Trong năm 2018, hội đã đóng góp 47 triệu đồng để chung 
tay xây dựng ngôi nhà tình nghĩa cho trường hợp em Trần Quốc Khánh (thôn 
Xuân Quang, xã Yên Thọ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), mẹ bỏ đi, bố 
mất vì tai nạn, chỉ có bà nội già yếu. Trong khoản từ thiện đó, phải đặc biệt nhắc 
đến khoản tiền 30 triệu đồng là phần đóng góp đến từ gia đình bà Hoàng Thị 
Nhạn chủ doanh nghiệp gốm sứ Mạo Khê, có chồng vừa mất do ung thư vòm 
họng vào tháng 9 năm 2018. Phật tử Nhạn rất thành tâm, Phật giáo có thể đóng 
góp cho việc giáo dục cộng đồng khiến thầy rất vui. 
Cuộc trò chuyện của Thầy Minh và tôi sau một khoảng thời gian khá dài 
cũng kết thúc. Với khoảng thời gian đó bản thân tác giả đã tiếp nhận và thu thập 
được nhiều thông tin cũng như nguồn tài liệu liên quan đến đề tài đã được Thầy 
cung cấp. 
Xin chân thành cảm ơn Thầy! 
78 
BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU 3 
I. Thông tin chung 
Người thực hiện phỏng vấn: Trần Thu Hà, lớp K59 Triết Học CLC, trường 
Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. 
Người được phỏng vấn: Bà Phạm Thị Vâng, Yên Lãng I, xã Yên Thọ, thị 
xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 
Chủ đề phỏng vấn: Việc ăn chay niệm Phật để hồi hướng công đức cho 
vong linh quá cố. 
Địa điểm: tại tư gia bà Phạm Thị Vâng. 
Thời gian: Ngày 20 tháng 3 năm 2019. 
Giới thiệu đôi nét về người được phỏng vấn: Bà Phạm Thị Vâng, 68 tuổi, 
hiện đang sống cùng gia đình con trai tại Thôn Yên Lãng I, xã Yên Thọ, thị xã 
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Chồng bà đã mất được 3 năm và bà đang thực 
hiện ăn chay kỳ vào các ngày Rằm và Mồng Một hằng tháng. 
II. Nội dung 
Ngày 20/03/2019 tác giả đã có dịp đến thăm nhà bà Phạm Thị Vâng. Nhân 
dịp này, tác giả đã thực hiện cuộc phỏng về vấn đề làm tu tập của bà để hồi 
hướng công đức cho vong linh chồng bà. 
Tác giả: Thưa bà, hiện tại cháu đang theo học tại trường Đại học Khoa học 
Xã hội và Nhân Văn, cháu đang thực hiện một đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng 
của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh . 
Cháu có khảo sát ý kiến của người dân địa phương để làm tài liệu hoàn thành 
khóa luận. Vậy cháu rất mong nhận được sự giúp đỡ của bà để có thể hoàn thành 
bài nghiên cứu của mình. 
Bà Vâng: Cháu hỏi đi, bà sẽ trả lời cháu những gì bà biết. 
79 
Tác giả: Dạ vâng, bà có thể cho cháu biết lý do gì khiến bà ăn chay niệm 
Phật và bà đã ăn chay niệm Phật tại gia được bao nhiêu năm không ạ? 
Bà Vâng: Kể từ ngày ông nhà bà mất đến nay bà đã ăn chay được 3 năm. 
Sau khi làm xong tang lễ cho ông, bà thường lui tới chùa tụng kinh cho ông 
nhiều hơn, hoặc niệm Phật ngay tại nhà. Bà già rồi nên cảm nhận được việc gần 
đất xa trời, ăn chay và tụng kinh thờ Phật trước là để cầu cho ông nhà bà sớm 
được siêu thoát và sau cũng là để tâm hồn bà được nhẹ nhàng hơn. 
Tác giả: Ngoài việc ăn chay và tụng Kinh niệm Phật, bà còn làm gì khác để 
hồi hướng cho sự siêu độ của ông không thưa bà? 
Bà Vâng: Sau khi làm xong đám tang cho ông, bà tới chùa để cúng dường 
cho sư thầy đã Hộ Niệm cho ông nhà bà trong đám tang. Bà cũng đã quy y nơi 
cửa Phật và khuyên bảo con cháu cùng quy y như bà. Thỉnh thoảng bà cũng ra 
chùa để làm công quả cho chùa như nhỏ cỏ, quét dọn, nấu cơm bà già rồi 
cũng chỉ làm được những việc đó. Thời gian đầu là để mong tích thiện cho vong 
linh của ông, sau nữa thấy đó cũng là những điều tạo phúc cho chính bản thân và 
con cháu nên bà làm thường xuyên hơn. 
Tác giả: Đối với việc bà thường xuyên đi chùa và ăn chay niệm Phật, các 
con của bà có thái độ như thế nào ạ? 
Bà Vâng: Các con cũng rất ủng hộ việc bà ăn chay, tuy không phải là ăn 
chay trường nhưng chúng nói rằng ăn chay tốt cho sức khỏe của bà bây giờ và 
ăn chay niệm Phật để vong linh ông nhà bà sớm được siêu thoát, chúng nhận 
thức được như vậy nên bà cũng cảm thấy yên tâm phần nào. 
Cuộc trò chuyện của hai bà cháu chúng tôi kết thúc sau một khoảng thời 
gian không dài do bà có việc phải đi. Nhưng với khoảng thời gian đó bản thân 
tác giả đã tiếp nhận và thu thập được nhiều thông tin cũng như nguồn tài liệu 
liên quan đến đề tài đã được bà cung cấp. 
Xin chân thành cảm ơn bà! 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_phat_giao_trong_phong_tuc_tang_ma_tai_thi_xa_d.pdf