Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu bệnh viện ung bướu và các yếu tố liên quan

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại

khoa Nội Tuyến Vú, Tiêu Hóa, Gan, Niệu bệnh viện Ung Bướu và các yếu tố liên quan.

Phương pháp: Báo cáo loạt ca những bệnh nhân có vết thương loét nhập nội trú tại Khoa Nội Tuyến

Vú, Tiêu Hóa, Gan, Niệu để điều trị từ ngày 01/07/2020 đến ngày 30/09/2020.

Kết quả: Khảo sát của chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30 bệnh nhân có sang thương loét đang điều trị

nội trú tại khoa Nội Tuyến Vú, Tiêu Hoá, Gan, Niệu - Bệnh viện Ung Bướu. Tuổi trung vị của nhóm đối

tượng nghiên cứu là 46.5 (từ 28 - 65). Tỉ lệ bệnh nhân ung thư vú là 83.3%, thời gian diễn tiến vết loét từ

15 - 30 ngày, kích thước vết loét từ 15 - 30cm. Các đặc điểm vết loét được ghi nhận: xuất huyết (chiếm

53,3%), có mùi (chiếm 60%), có dịch tiết (chiếm 86,7%), đau do sang thương loét chiếm tỷ lệ cao 90%.

13 bệnh nhân có bệnh lý nội khoa đi kèm, và 17 bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng kém, ảnh hưởng

đến quá trình lành vết thương.

Sau 10 ngày điều dưỡng chăm sóc sang thương loét theo quy trình và hướng dẫn cách tự chăm sóc

tại nhà đúng cách cho bệnh nhân, số lượng bệnh nhân có tình trạng xuất huyết, có mùi, có dịch tiết, có

mủ, đau do sang thương đều giảm, số lượng sang thương liền da hoặc sang thương gom nhỏ lại tăng.

Kết luận: Thông qua nghiên cứu khảo sát này, chúng tôi biết được thực trạng chăm sóc vết thương

loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa, từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục sức khỏe của

điều dưỡng và dự phòng phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.

Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu bệnh viện ung bướu và các yếu tố liên quan trang 1

Trang 1

Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu bệnh viện ung bướu và các yếu tố liên quan trang 2

Trang 2

Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu bệnh viện ung bướu và các yếu tố liên quan trang 3

Trang 3

Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu bệnh viện ung bướu và các yếu tố liên quan trang 4

Trang 4

Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu bệnh viện ung bướu và các yếu tố liên quan trang 5

Trang 5

Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu bệnh viện ung bướu và các yếu tố liên quan trang 6

Trang 6

Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu bệnh viện ung bướu và các yếu tố liên quan trang 7

Trang 7

Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu bệnh viện ung bướu và các yếu tố liên quan trang 8

Trang 8

Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu bệnh viện ung bướu và các yếu tố liên quan trang 9

Trang 9

Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu bệnh viện ung bướu và các yếu tố liên quan trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang minhkhanh 7720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu bệnh viện ung bướu và các yếu tố liên quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu bệnh viện ung bướu và các yếu tố liên quan

Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu bệnh viện ung bướu và các yếu tố liên quan
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 439 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG LOÉT CHO 
BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI TUYẾN 
VÚ, TIÊU HÓA, GAN, NIỆU BỆNH VIỆN UNG BƯỚU 
 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 
TRẦN NGUYÊN HÀ1, PHAN THỊ HỒNG ĐỨC2, HỒ HOÀNG NGÂN TÂM3, 
PHAN XUÂN PHƯƠNG DUNG4, ĐẶNG THỊ TUYẾT5, 
ĐÀO DƯƠNG XUÂN PHƯƠNG5, HUỲNH THỊ MỸ HẠNH5 
Địa chỉ liên hệ: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 
Email: huynhthimyhanh150995@gmail.com 
Ngày nhận bài: 12/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 BSCKII. Trưởng Khoa Nội phụ khoa, phổi - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
2 TS.BS. Phó Trưởng Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
 Phó Trưởng Bộ môn Ung Bướu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 
3 BS. Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
4 ĐDCKI. Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
5 CNĐD. Khoa Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư là bệnh lý ác tính , gây nhiều ảnh 
hưởng cho bệnh nhân; trong đó hình thành những 
khối u ác tính tại chỗ hay di căn, những khối u tăng 
sinh xâm nhiễm ra lớp biểu bì và da gây nên những 
vết loét trên cơ thể bệnh nhân. Các vết loét này 
khiến cho bệnh nhân đau đớn, lo lắng, mặc cảm, 
làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả điều trị. 
Vết thương loét trên bệnh nhân ung thư gồm 
nhiều loại: Loét hình thành từ sự tăng sinh của tế 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại 
khoa Nội Tuyến Vú, Tiêu Hóa, Gan, Niệu bệnh viện Ung Bướu và các yếu tố liên quan. 
Phương pháp: Báo cáo loạt ca những bệnh nhân có vết thương loét nhập nội trú tại Khoa Nội Tuyến 
Vú, Tiêu Hóa, Gan, Niệu để điều trị từ ngày 01/07/2020 đến ngày 30/09/2020. 
Kết quả: Khảo sát của chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30 bệnh nhân có sang thương loét đang điều trị 
nội trú tại khoa Nội Tuyến Vú, Tiêu Hoá, Gan, Niệu - Bệnh viện Ung Bướu. Tuổi trung vị của nhóm đối 
tượng nghiên cứu là 46.5 (từ 28 - 65). Tỉ lệ bệnh nhân ung thư vú là 83.3%, thời gian diễn tiến vết loét từ 
15 - 30 ngày, kích thước vết loét từ 15 - 30cm. Các đặc điểm vết loét được ghi nhận: xuất huyết (chiếm 
53,3%), có mùi (chiếm 60%), có dịch tiết (chiếm 86,7%), đau do sang thương loét chiếm tỷ lệ cao 90%. 
13 bệnh nhân có bệnh lý nội khoa đi kèm, và 17 bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng kém, ảnh hưởng 
đến quá trình lành vết thương. 
Sau 10 ngày điều dưỡng chăm sóc sang thương loét theo quy trình và hướng dẫn cách tự chăm sóc 
tại nhà đúng cách cho bệnh nhân, số lượng bệnh nhân có tình trạng xuất huyết, có mùi, có dịch tiết, có 
mủ, đau do sang thương đều giảm, số lượng sang thương liền da hoặc sang thương gom nhỏ lại tăng. 
Kết luận: Thông qua nghiên cứu khảo sát này, chúng tôi biết được thực trạng chăm sóc vết thương 
loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa, từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục sức khỏe của 
điều dưỡng và dự phòng phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 440 
bào ung thư gây xâm nhiễm ra da hoặc loét do sự tì 
đè ở bệnh nhân bị liệt do bệnh lý thứ phát. 
Sang thương loét có khuynh hướng tiến triển 
không thuận lợi cho bệnh nhân ung thư, ảnh hưởng 
đến tổng trạng chung và sinh hoạt của bệnh nhân 
cũng như gây tác động xấu đến tâm lý của bệnh, 
thân nhân và cả người chăm sóc. Chính vì vậy, 
chúng tôi tiến hành “Khảo sát thực trạng chăm sóc 
vết thương loét cho bệnh nhân ung thư điều trị nội 
trú tại Khoa Nội Tuyến Vú, Tiêu Hóa, Gan, Niệu - 
Bệnh Viện Ung Bướu”. Nhằm thông qua kết quả 
khảo sát này nhóm có thể biết được thực trạng 
chăm sóc vết thương loét cho bệnh nhân ung thư 
điều trị nội trú tại khoa, từ đó đưa ra các biện pháp 
giáo dục sức khỏe của điều dưỡng và dự phòng cho 
phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và 
điều trị cho bệnh nhân. 
Mục tiêu 
Mục tiêu chung 
Khảo sát thực trạng chăm sóc vết thương loét 
cho bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa Nội 
Tuyến Vú, Tiêu Hóa, Gan, Niệu bệnh viện Ung Bướu 
từ ngày 01/07/2020 - 30/09/2020. 
Mục tiêu cụ thể 
Khảo sát đặc điểm nhân khẩu học của bệnh 
nhân có sang thương loét điều trị nội trú tại khoa Nội 
Tuyến Vú, Tiêu Hóa, Gan, Niệu bệnh viện Ung Bướu 
từ ngày 01/07/2020 - 30/09/2020. 
Khảo sát đặc điểm vết thương loét ở bệnh nhân 
điều trị nội trú tại khoa Nội Tuyến Vú, Tiêu Hóa, Gan, 
Niệu bệnh viện Ung Bướu từ ngày 
01/07/2020 - 30/09/2020. 
Khảo sát các yếu tố bệnh lý nền nội khoa, chế 
độ dinh dưỡng, tình trạng dị ứng với các sản phẩm 
chăm sóc loét, ý thức của bệnh nhân về việc chăm 
sóc sang thương loét ảnh hưởng đến quá trình lành 
của sang thương loét. 
Đánh giá kết quả chăm sóc vết thương loét cho 
bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Nội Tuyến Vú, 
Tiêu Hóa, Gan, Niệu bệnh viện Ung Bướu từ ngày 
01/07/2020 - 30/09/2020. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Thời gian và địa chỉ nghiên cứu 
Thời gian: 01/07/2020 - 30/09/2020 
Địa điểm: Khoa Nội Tuyến Vú, Tiêu Hóa, Gan, 
Niệu Bệnh viện Ung Bướu. 
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Bệnh nhân có vết thương loét đang điều trị nội 
trú tại khoa Nội Tuyến Vú, Tiêu Hóa, Gan, Niệu 
Bệnh viện Ung Bướu. 
Cỡ mẫu 
Chọn 30 bệnh nhân có vết thương loét đang 
điều trị nội trú tại khoa Nội Tuyến Vú, Tiêu Hóa, Gan, 
Niệu. 
Tiêu chí lựa chọn 
Là bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Nội Tuyến 
Vú, Tiêu Hóa, Gan, Niệu Bệnh viện Ung Bướu. 
Bệnh nhân có vết thương loét. 
Có nhận thức, không có tiền sử về bệnh tâm thần. 
Biết và hiểu tiếng Việt Nam. 
Tự nguyện tham gia nghiên cứu. 
Tiêu chí loại trừ 
Không thỏa tiêu chí chọn. 
Những người không hoàn thành bộ câu hỏi. 
Bảng 1. Bảng kiểm về đặc điểm vết thương loét 
Đặc điểm 
Loại sang thương Loét do  ...  dàng tiếp cận với các sản phẩm chăm sóc loét 
Mức độ hiểu biết 
Bảng 3. Bảng đánh giá kết quả sau quá trình chăm sóc sang thương loét 
Đặc điểm 
Số 
lượng 
ban 
đầu 
1 ngày 5 ngày 10 ngày 
Số lượng 
giảm 
Số lượng 
còn lại Số lượng giảm 
Số lượng 
còn lại 
Số lượng 
giảm 
Số lượng 
còn lại 
Xuất huyết 
Mùi 
Lượng dịch tiết 
Mức độ đau 
Có mủ 
Liền da hoặc sang thương 
gom nhỏ lại 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm dân số, xã hội của đối tượng nghiên cứu 
86,7%
13,3%
Nam
Nữ
Biểu đồ 1. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 
Nhận xét: Tỉ lệ nam/nữ là 0,15. 
0,0%
36,7%
60%
3,3%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
15-19 tuổi 20-40 tuổi 41-60 tuổi Trên 60 tuổi
%
Biểu đồ 2. Đặc điểm bệnh nhân theo nhóm tuổi 
Nhận xét: Độ tuổi 41 - 60 chiếm tỷ lệ lớn nhất 60%. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 443 
10,0%
50,0%
0,0%
6,7%13,3%
20,0%
0,0%
10,0%
20,0%
30,0%
40,0%
50,0%
60,0%
Không đi
học
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Đại học/
cao đẳng
Sau đại học
%
Biểu đồ 3. Đặc điểm bệnh nhân theo trình độ học vấn 
Nhận xét: Trình độ học vấn cấp 3 chiếm tỷ lệ lớn nhất 50%. 
90,0%
3,3% 6,7%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Kinh Hoa Khác
Kinh
Hoa
Khác
Biểu đồ 4. Đặc điểm bệnh nhân theo dân tộc 
Nhận xét: Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất 90%. 
0%
53,3%
16,7%
26,7%
3,3%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Cán bộ
viên chức
Nghề tự do Nội trợ Công nhân Hưu trí
%
Biểu đồ 5. Đặc điểm bệnh nhân theo công việc hiện tại 
Nhận xét: Nghề tự do chiếm tỷ lệ lớn nhất 53,3%. 
30,0%
46,7%
20,0%
3,3%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
21 ngày
%
Biểu đồ 6. Đặc điểm bệnh nhân theo thời gian điều trị nội trú của bệnh nhân tại khoa 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 444 
Nhận xét: Thời gian điều trị nội trú của bệnh nhân tại khoa từ 7 - 14 ngày chiếm tỷ lệ lớn nhất 46,7%. 
Đặc điểm vết thương loét 
93,3%
6,7%
Loét do tì đè
Loét do tế bào ung
thư xâm nhiễm da
Biểu đồ 7. Đặc điểm vết thương loét theo loại sang thương 
Nhận xét: Loét do tế bào ung thư xâm nhiễm da chiếm tỷ lệ lớn hơn 93,3%. 
83,3%
6,7% 6,7% 3,3%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Vú - thành
ngực
Mông - mỏm
xương cùng cụt
Bẹn Khác
%
Biểu đồ 8. Đặc điểm vết thương loét theo vị trí 
Nhận xét: Vị trí loét ở vú - thành ngực chiếm tỷ lệ lớn nhất 83,3%. 
16,7%
50,0%
23,3%
10,0%
0,0%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
<15 ngày 15 ngày -
1 tháng
1 - 2
tháng
2 - 3
tháng
>3 tháng
%
Biểu đồ 9. Đặc điểm vết thương loét theo thời gian xuất hiện vết loét 
Nhận xét: Thời gian xuất hiện vết loét từ 15 ngày - 1 tháng chiếm tỷ lệ lớn nhất 50%. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 445 
33,3%
50,0%
16,7%
0,0%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
<15cm Từ 15cm đến
<30cm
>30cm >50cm
%
Biểu đồ 10. Đặc điểm vết thương loét theo kích thước sang thương 
Nhận xét: Kích thước sang thương từ 15cm đến <30cm chiếm tỷ lệ lớn nhất 50%. 
46,7% 53,3%
Có xuất huyết
Không xuất
huyết
Biểu đồ 11. Đặc điểm vết thương loét theo tình trạng xuất huyết 
Nhận xét: Tình trạng có xuất huyết chiếm tỷ lệ lớn hơn 53,3%. 
40,0%
60,0%
Có mùi
Không mùi
Biểu đồ 12. Đặc điểm vết thương loét theo tình trạng mùi 
Nhận xét: Tình trạng có mùi chiếm tỷ lệ lớn hơn 60%. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 446 
30,0%
23,3%
33,3%
13,3%
Không
Lượng ít
Lượng vừa
Lượng nhiều
Biểu đồ 13. Đặc điểm vết thương loét theo tình trạng lượng dịch tiết 
Nhận xét: Tình trạng dịch tiết lượng ít chiếm tỷ lệ lớn nhất 33,3%, tình trạng dịch tiết lượng vừa chiếm tỷ 
lệ lớn 30%. 
13,3%
20,0%
53,3%
Trong hoặc vàng trong
Mủ đặc vàng, xanh hoặc
kem nâu
Dịch tiết lẫn máu
Biểu đồ 14. Đặc điểm vết thương loét theo màu sắc dịch tiết 
Nhận xét: Dịch tiết lẫn máu chiếm tỷ lệ lớn nhất 53,3%. 
10,0%
20,0%
40,0%
23,3%
6,7% 0,0%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
1 (Không đau) 2 (Hơi đau) 3 (Đau chịu
đựng được)
4 (Đau nhiều) 5 (Đau rất
nhiều)
6 (Đau dữ dội)
%
\
Biểu đồ 15. Đặc điểm vết thương loét theo mức độ đau 
Nhận xét: Mức độ đau số 3 (Đau chịu đựng được) chiếm tỷ lệ lớn nhất 40%. 
33,3%
46,7%
0,0%
10,0% 10,0%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
Hồng hoặc màu da
bình thường
Ửng đỏ hoặc/ và bị
nhạt đi khi ấn
Trắng hoặc nhợt
nhạt
Tím hoặc đỏ sậm Đen
%
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 447 
Biểu đồ 16. Đặc điểm vết thương loét theo màu sắc vùng da xung quanh sang thương 
Nhận xét: Vùng da xung quanh sang thương ửng đỏ hoặc/ và bị nhạt đi khi ấn chiếm tỷ lệ lớn nhất 46,7%. 
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình lành của sang thương loét 
5
6
2
0
1
2
3
4
5
6
7
Tăng huyết áp Đái tháo đường Rối loại chức năng
đông máu
Bệnh nhân
Biểu đồ 17. Các bệnh lý nội khoa kèm theo gây ảnh hưởng đến quá trình lành của sang thương loét 
Nhận xét: Bệnh nhân có bệnh lý nội khoa kèm theo là đái tháo đường chiếm số lượng lớn nhất 06 bệnh 
nhân. 
5
6
17
0 5 10 15 20
Cơ thể kém hấp thu
Chế độ ăn không hợp lý, không đầy đủ chất (thực
dưỡng, chay trường...)
Dinh dưỡng kém (chán ăn hoặc không ăn được)
Bệnh nhân
Biểu đồ 18. Chế độ dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến quá trình lành của sang thương loét 
Nhận xét: Bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng kém (chán ăn hoặc không ăn được) chiếm số lượng lớn nhất 
17 bệnh nhân. 
0
9
1
3
0
2
4
6
8
10
Gạc Băng keo lụa Dung dịch rửa Dung dịch sát
khuẩn da
Bệnh nhân
Biểu đồ 19. Bệnh nhân dị ứng với các sản phẩm chăm sóc loét gây ảnh hưởng đến quá trình 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 448 
lành của sang thương loét 
Nhận xét: Bệnh nhân dị ứng với băng keo lụa chiếm số lượng lớn nhất 09 bệnh nhân. 
14 16
21
9
0
5
10
15
20
25
Tự chăm sóc Người thân chăm
sóc
Dễ dàng tiếp cận
với các sản phẩm
chăm sóc loét
Mức độ hiểu biết
đúng
Bệnh nhân
Biểu đồ 20. Ý thức của bệnh nhân về việc chăm sóc vết thương loét ảnh hưởng đến quá trình lành 
của sang thương loét 
Nhận xét: Số lượng người thân chăm sóc sang thương loét của bệnh nhân (16 bệnh nhân) nhiều hơn số 
lượng bệnh nhân tự chăm sóc sang thương của bản thân (14 bệnh nhân), số lượng bệnh nhân dễ dàng tiếp 
cận với các sản phẩm chăm sóc loét cao 21 bệnh nhân, mức độ hiểu biết đúng của bệnh nhân về chăm sóc 
sang thương loét thấp 09 bệnh nhân. 
Đánh giá kết quả sau một thời gian chăm sóc sang thương loét 
16
14
4
0
18
13
8
4
26 26
18
16
27
24
15
2
22
17
10
3
0 0
2
5
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
22
24
26
28
30
Ban đầu Sau 1
ngày
Sau 5
ngày
Sau 10
ngày
Xuất huyết
Mùi
Lượng dịch tiết
Mức độ đau
Có mủ
Liền da hoặc sang
thương gom nhỏ
lại
Biểu đồ 21. Ý thức của bệnh nhân về việc chăm sóc vết thương loét ảnh hưởng 
Nhận xét: Sau 10 ngày chăm sóc, tình trạng xuất huyết, mùi, có mủ, đau giảm mạnh, lượng dịch tiết có 
giảm. Tình trạng liền da sang thương tăng nhẹ. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 449 
Hình 1. Kết quả chăm sóc sang thương hạch bẹn 
Hình 2. Kết quả chăm sóc sang thương loét tì đè 
Hình 3. Kết quả chăm sóc sang thương loét ở vú trái 
BÀN LUẬN 
Khảo sát của chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30 
bệnh nhân có sang thương loét đang điều trị nội trú 
tại khoa Nội Tuyến Vú, Tiêu Hoá, Gan, Niệu - Bệnh 
viện Ung Bướu. Tuổi trung bình của nhóm đối tượng 
nghiên cứu là , bệnh nhân lớn tuổi nhất là 65 tuổi, 
nhỏ nhất là 28 tuổi. Nhóm tuổi hay gặp nhất là 
40 - 60 tuổi (chiếm 60%). Tỉ lệ nam/nữ là 0.15. 
Kết quả phù hợp với thực trạng khoa Nội Tuyến Vú, 
Tiêu Hoá, Gan, Niệu điều trị hơn 3000 bệnh nhân, 
và gần 70% là bệnh nhân nữ mắc ung thư vú. Trình 
độ học vấn chưa cao từ trung học phổ thông trở 
xuống (chiếm 93,3%). Số bệnh nhân được khảo sát 
là dân tộc Kinh (chiếm 90% ). Nghề nghiệp chủ yếu 
là nghề tự do (chiếm 50%) và công nhân (chiếm 
26.7%). Như vậy, cho thấy trình độ học vấn và mức 
độ hiểu biết trong nhóm đối tượng nghiên cứu còn 
thấp. Thời gian điều trị nội trú của bệnh nhân chủ 
yếu từ 7 - 14 ngày (chiếm 46,7%). 
Khảo sát này cho thấy đa số sang thương loét 
hình thành từ tế bào ung thư xâm nhiễm da (chiếm 
93.3%). Bệnh nhân có sang thương loét ở vị trí vú - 
thành ngực chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 83.3%), phù 
hợp với kết quả đặc điểm nhân khẩu học của đối 
tượng nghiên cứu tỷ lệ nữ cao hơn nam. Đa số các 
sang thương loét có thời gian xuất hiện từ 15 ngày 
đến 1 tháng (chiếm 50%) và có kích thước từ 
15 - 30cm (chiếm 50%). 
Tỷ lệ sang thương loét của bệnh nhân có xuất 
huyết (chiếm 53,3%), có mùi (chiếm 60%), có dịch 
tiết (chiếm 86,7%) cao. Bệnh nhân đau do sang 
thương loét chiếm tỷ lệ cao 90% , trong đó tỷ lệ bệnh 
nhân đau chịu đựng được chiếm tỷ lệ cao nhất 40%. 
Bên cạnh đó, vùng da xung quanh sang thương loét 
ửng đỏ hoặc/ và bị nhạt đi khi ấn chiếm tỷ lệ cao 
46,7%. 
Mặc khác, khảo sát cho thấy bệnh nhân có các 
yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình lành của sang 
Ngày 1 Ngày 10 
Ngày 1 Ngày 5 Ngày 10 
Ngày 10 Ngày 1 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 450 
thương loét, yếu tố chiếm số lượng nhiều nhất là 
bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng kém (17 bệnh 
nhân). Ngoài ra, bệnh nhân có bệnh lý kèm theo nội 
khoa như tăng huyết áp (5 bệnh nhân), đái tháo 
đường (6 bệnh nhân), rối loạn chức năng đông máu 
(2 bệnh nhân) có số lượng ít hơn. Dị ứng với các 
sản phẩm chăm sóc loét là một trong những yếu tố 
gây ảnh hưởng đến quá trình lành của sang thương 
loét, đa số bệnh nhân dị ứng với băng keo lụa (9 
bệnh nhân). Bệnh nhân điều trị tại khoa Nội Tuyến 
Vú, Tiêu Hóa, Gan, Niệu được người thân chăm sóc 
(16 bệnh nhân) có số lượng cao hơn số lượng bệnh 
nhân tự chăm sóc (14 bệnh nhân). Bệnh nhân dễ 
dàng tiếp cận với các sản phẩm chăm sóc loét có số 
lượng cao (21 bệnh nhân), tuy nhiên số lượng bệnh 
nhân có mức độ hiểu biết đúng về chăm sóc vết 
thương loét còn thấp (9 bệnh nhân). 
Sau 10 ngày điều dưỡng chăm sóc sang 
thương loét theo quy trình và hướng dẫn cách tự 
chăm sóc tại nhà đúng cách cho bệnh nhân, số 
lượng bệnh nhân có tình trạng xuất huyết, có mùi, có 
dịch tiết, có mủ, đau do sang thương đều giảm, số 
lượng sang thương liền da hoặc sang thương gom 
nhỏ lại tăng. 
KẾT LUẬN 
Loét do ung thư là vấn đề thường gặp đối với 
bệnh nhân ung thư và là thách thức đối với việc điều 
trị do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan 
Các tổn thương loét do ung thư ảnh hưởng đến 
tổng trạng chung và sinh hoạt của bệnh nhân cũng 
như gây tác động xấu đến tâm lý của bệnh, thân 
nhân và cả người chăm sóc. 
Cần nắm rõ các đặc điểm của một vết loét ung 
thư như: tình trạng xuất huyết, mùi, sự tiết dịch, biến 
chứng bội nhiễm, kiểm soát đau; đồng thời các vấn 
đề sẵn có của bệnh nhân như: Bệnh lý nền nội khoa, 
trình độ hiểu biết, điều kiện kinh tế - xã hội: từ đó xây 
dựng nên quy trình chăm sóc phù hợp nhất đối với 
từng sang thương, từng bệnh nhân. 
Thông qua nghiên cứu khảo sát này, chúng tôi 
biết được thực trạng chăm sóc vết thương loét cho 
bệnh nhân ung thư điều trị nội trú tại khoa, từ đó đưa 
ra các biện pháp giáo dục sức khỏe của điều dưỡng 
và dự phòng phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng 
chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. 
Điều trị ung thư là một phương pháp điều trị đa 
mô thức, ngoài Phẫu - Hóa - Xạ thì vai trò của chăm 
sóc nội khoa là một phần không thể thiếu, tất cả 
nhằm mục tiêu mang đến kết quả điều trị tối ưu nhất 
cho bệnh nhân. 
KIẾN NGHỊ 
Tổ chức các buổi truyền thông, giáo dục sức 
khỏe cho bệnh nhân và thân nhân để cung cấp kiến 
thức về chế độ dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc vết 
thương loét đúng cách. 
Cập nhật thường xuyên kiến thức cải tiến chăm 
sóc vết thương loét cho các điều dưỡng công tác 
tại khoa. 
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 
1. Kevin Y. Woo and R. Gary Sibbald (September, 
2010), Local Wound Care for Malignant and 
Palliative Wounds, Clinical Management Extra. 
2. Charles Patrik Davis. MD. PhD, (18/9/2019), 
Cancer, MedicineNet, tiếp cận vào tháng 07 năm 
2020, 
[https://www.medicinenet.com/cancer/article.htm
?fbclid=IwAR0xaDmZZ7kokH-
RysTynFrB6KQHh7Z1YpbsIe9f8lMLg81Z1HISwi
xT9cA]. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
451 
ABSTRACT 
Evaluating malignant ulcer wound care for inpatient cancer patients in breast - gastroentorology - 
hepatology - urology medical department in Ho Chi Minh City Oncology Hospital 
Purpose: to evaluate malignant ulcer wound care for inpatient cancer patients in Breast - Gastroentorology 
- Hepatology - Urology Medical Department in Ho Chi Minh City Oncology Hospital. 
Patients and method: This is a case series study in 30 patients who were diagnoses with cancer, had 
malignant ulcer wound; to be admitted hospitalized between July, 1st, 2020 and September, 30th, 2020. 
Results: Median age was 46.5 (range 28-65). Breast cancer consisted of 83.3%, time to ulceration from 15 
to 30 days, wound size varied from 15 to 30cm. Malignant wound characteristics were recorded: hemorrhage 
53.3%, odor 60%, exudation 86.7%, pain 90%. 13 patients had other chronic diseases alongside cancer, and 
17 patients had poor malnutrition problem. Revaluation after 10 days being cared by our nurses, the number of 
patients has hemorrhage, odor, discharge, pus, pain due to lesions are reduced, the number of healing lesions 
or smaller lesions increases. 
Conclusion: Through the results of this evaluation, we can know the status of wound care for inpatient in 
the department, and then propose health education measures for nursing and how to prevent malignant wound 
for patients, in order to improve the quality of care and treatment for cancer patients. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_thuc_trang_cham_soc_vet_thuong_loet_cho_benh_nhan_u.pdf