Khảo sát sự tiếp cận của người dân đối với các loại hình truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng

Khảo sát tiến hành trên 422 người chăm sóc trẻ từ 3 đến 5 tuổi đang có trẻ

học tại trường mẫu giáo Hoa Lan I, trường mẫu giáo Sóc Nâu (TX. Thuận An);

trường mầm non Hoa Phượng (thành phố Thủ Dầu Một); trường mầm non Phú An

và trường mầm non Phù Đổng (huyện Bến Cát) để xác định các nguồn cung cấp

thông tin về bệnh tay chân miệng mà người chăm sóc trẻ đã được tiếp cận. Kết quả

cho thấy nguồn cung cấp thông tin về bệnh tay chân miệng mà đối tượng được tiếp

cận bao gồm: Ti vi, Internet đang chiếm ưu thế (90,8%), đài phát thanh truyền hình

tỉnh (71,1%), đài truyền thanh huyện/thị xã/thành phố (68,7%), đài phát thanh

xã/phường/thị trấn (73,5%), Báo Bình Dương (55%), Bản tin sức khỏe ngành Y tế

(52,4%), xe lưu động (43,6%), tờ gấp (50,9%). Tỷ lệ tiếp cận thông tin về tay chân

miệng qua cán bộ y tế là 51,2%, qua nhân viên y tế khu/phố/ấp là 34,36%. Việc

tiếp cận qua truyền thông gián tiếp (internet, báo, tài liệu in ấn ) ở các nhóm nghề

nghiệp giáo viên, kỹ sư, nhân viên văn phòng đều cao hơn ở nhóm nội trợ, buôn

bán hay công nhân. Cụ thể: Nếu tỷ lệ đối tượng thuộc nhóm kỹ sư, giáo viên, nhân

viên văn phòng tiếp cận thông tin về tay chân miệng qua báo là 71%-75% thì tỷ lệ

này ở nhóm nội trợ là 31%, ở nhóm công nhân là 43%. 100% giáo viên, kỹ sư, nhân

viên văn phòng đã tiếp cận thông tin qua Internet, tỷ lệ này trong nhóm buôn bán là

80%, công nhân là 86%.

Khảo sát sự tiếp cận của người dân đối với các loại hình truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng trang 1

Trang 1

Khảo sát sự tiếp cận của người dân đối với các loại hình truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng trang 2

Trang 2

Khảo sát sự tiếp cận của người dân đối với các loại hình truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng trang 3

Trang 3

Khảo sát sự tiếp cận của người dân đối với các loại hình truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng trang 4

Trang 4

Khảo sát sự tiếp cận của người dân đối với các loại hình truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng trang 5

Trang 5

Khảo sát sự tiếp cận của người dân đối với các loại hình truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng trang 6

Trang 6

Khảo sát sự tiếp cận của người dân đối với các loại hình truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng trang 7

Trang 7

Khảo sát sự tiếp cận của người dân đối với các loại hình truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 6100
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát sự tiếp cận của người dân đối với các loại hình truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát sự tiếp cận của người dân đối với các loại hình truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng

Khảo sát sự tiếp cận của người dân đối với các loại hình truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng
56 
KHẢO SÁT SỰ TIẾP CẬN CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH 
TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG 
Hồ Sỹ Hoàng, Vũ Oanh 
Trung tâm Truyền thông GDSK Bình Dương 
Tóm tắt nghiên cứu 
Khảo sát tiến hành trên 422 người chăm sóc trẻ từ 3 đến 5 tuổi đang có trẻ 
học tại trường mẫu giáo Hoa Lan I, trường mẫu giáo Sóc Nâu (TX. Thuận An); 
trường mầm non Hoa Phượng (thành phố Thủ Dầu Một); trường mầm non Phú An 
và trường mầm non Phù Đổng (huyện Bến Cát) để xác định các nguồn cung cấp 
thông tin về bệnh tay chân miệng mà người chăm sóc trẻ đã được tiếp cận. Kết quả 
cho thấy nguồn cung cấp thông tin về bệnh tay chân miệng mà đối tượng được tiếp 
cận bao gồm: Ti vi, Internet đang chiếm ưu thế (90,8%), đài phát thanh truyền hình 
tỉnh (71,1%), đài truyền thanh huyện/thị xã/thành phố (68,7%), đài phát thanh 
xã/phường/thị trấn (73,5%), Báo Bình Dương (55%), Bản tin sức khỏe ngành Y tế 
(52,4%), xe lưu động (43,6%), tờ gấp (50,9%). Tỷ lệ tiếp cận thông tin về tay chân 
miệng qua cán bộ y tế là 51,2%, qua nhân viên y tế khu/phố/ấp là 34,36%. Việc 
tiếp cận qua truyền thông gián tiếp (internet, báo, tài liệu in ấn) ở các nhóm nghề 
nghiệp giáo viên, kỹ sư, nhân viên văn phòng đều cao hơn ở nhóm nội trợ, buôn 
bán hay công nhân. Cụ thể: Nếu tỷ lệ đối tượng thuộc nhóm kỹ sư, giáo viên, nhân 
viên văn phòng tiếp cận thông tin về tay chân miệng qua báo là 71%-75% thì tỷ lệ 
này ở nhóm nội trợ là 31%, ở nhóm công nhân là 43%. 100% giáo viên, kỹ sư, nhân 
viên văn phòng đã tiếp cận thông tin qua Internet, tỷ lệ này trong nhóm buôn bán là 
80%, công nhân là 86%. Từ những kết quả trên, nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị: 
(1) Tăng cường truyền thông qua internet, báo, đặc biệt cho nhóm đối tượng có 
trình độ học vấn cao như kỹ sư, giáo viên, nhân viên văn phòng (2) Thúc đẩy hơn 
nữa các hoạt động truyền thông trực tiếp qua đội ngũ nhân viên y tế khu phố/ấp 
hoặc cán bộ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh. 
57 
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN 
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ SỨC KHOẺ SINH SẢN 
CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
TRONG HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU NĂM 2012 
 BS. Nguyễn Trọng Bài, Trung tâm Truyền thông GDSK Cà Mau 
BS. Lý Tuyết Xuân, Trung tâm Dân số huyện Thới Bình, Cà Mau 
Tóm tắt nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang, tiến hành từ tháng 10/2011-10/2012, trên 441 đối tượng là 
học sinh các trường trung học phổ thông trong huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Kết quả 
cho thấy: Tỷ lệ học sinh có kiến thức ở mức độ tốt cụ thể như sau: Về dậy thì (52,2%), 
về tình dục lành mạnh (16,1%), về tình dục an toàn (10,7%), về lý do có thai (94,3%), về 
thời điểm có thai (11,3%), về biện pháp tránh thai (27,2%), về tác hại của nạo hút thai 
(16,3%), về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (11,3%), về triệu chứng ở bộ phận 
sinh dục (2%). Khối lớp có liên quan đến một số kiến thức về sức khỏe sinh sản, giới 
tính có liên quan đến hành vi có bạn tình khi còn đi học. 
1. Đặt vấn đề 
Trên thế giới, vị thành niên chiếm tỷ lệ 17,5% và ở Việt Nam, theo thống kê năm 
1999, tỷ lệ này là 22,7%. Hiểu biết, nhận thức về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hoá gia 
đình (KHHGĐ) và các biện pháp tránh thai (BPTT) ở lứa tuổi này còn hạn chế. 
Chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển tổ chức tại 
CaiRo (Ai Cập) năm 1994 đã nhấn mạnh đến chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) cho 
Vị thành niên và Thanh niên (VTN), coi đó là một thành tố quan trọng trong nội dung 
CSSKSS. Chương trình Dân số Việt Nam đã mở rộng nội dung và hướng trọng tâm vào 
CSSKSS, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Mục tiêu của CSSKSS vị thành 
niên là cung cấp thông tin giúp các em hiểu rõ về giới tính, sinh lý sinh dục nam, nữ, vệ 
sinh kinh nguyệt, vệ sinh bộ phận sinh dục... Cung cấp thông tin và những kiến thức về 
sinh lý thụ thai để giúp vị thành niên phòng tránh có thai ngoài ý muốn, phòng các bệnh 
lây truyền qua đường tình dục (STDs), nguy cơ dẫn đến vô sinh, tuyên truyền thực hiện 
tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn. Mặc dù là một nội dung quan trọng nhưng 
CSSKSS vị thành niên vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. 
Thới Bình là huyện nông thôn vùng sâu của tỉnh Cà Mau, cách trung tâm thành phố 
Cà Mau 30km về phía tây nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 10%/năm. Công tác 
chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, CSSKSS nói riêng đã có sự đầu tư và đạt được 
nhiều thành tựu. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền kiến thức về CSSKSS cho VTN chưa 
được quan tâm đầy đủ, kiến thức về SKSS của học sinh phổ thông còn hạn chế. 
Nhằm đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về SKSS của học sinh tuổi 
vị thành niên ở các trường Trung học phổ thông trong huyện Thới Bình, chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu đề tài“Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, 
58 
hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh các trường Trung học phổ thông trong huyện 
Thới Bình, năm 2012”. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
2.1. Mục tiêu chung 
Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản và tìm hiểu 
các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh 
các trường trung học phổ thông trong huyện Thới Bình năm 2012. 
2.2. Mục tiêu cụ thể 
1. Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản của học 
sinh trong các trường phổ thông trung học huyện Thới Bình năm 2012. 
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới kiến thức và hành vi về sức khoẻ sinh sản của 
học sinh trong các trường phổ thông trung học huyện Thới Bình. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2011 đến tháng 10/2012 
- Địa điểm: Các trường THPT trong huyện Thới Bình. 
3.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các trường THPT trong huyện Thới Bình. 
3.4. Chọn mẫu 
- Cỡ mẫu: Tính theo công thức 
Trong đó: 
p=0,5; ∂=0,05; Z1-α/2=1,96 
Tính được n = 385 
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên đơn. 
3.5. Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn tự điền. 
3.6. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS và EPI INFO. 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 
 Có 441 đối tượng tham gia nghiên cứu, nam chiếm 43,1% và nữ chiếm 56,9%; 
98,6% là dân tộc kinh; tuổi lớn nhất là 21, tuổi nhỏ nhất là 15, đa số là trong khoảng 16-
59 
18 tuổi. Có 88,2% đối tượng trong nghiên cứu không theo tôn giáo nào và 7,3% theo 
phật giáo, 4,3% theo thiên chúa giáo, tôn giáo khác là 0,2%. Học sinh lớp 10 chiếm 
34,7%, lớp 11 là 25,6%, lớp 12 chiếm 39,7%. Số học sinh có kết quả học tập xuất sắc 
chiếm 0,9%, giỏi 16,3%, khá 27%, trung bình chiếm 49,4%, yếu là 6,3%. 
4.2. Kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh 
- Kiến thức chung về SKSS của học sinh 
Bảng 1: Kiến thức về sức khỏe sinh sản 
 Tốt Trung bình Yếu 
Tần số 
(n) 
Tỷ lệ 
(%) 
Tần số 
(n) 
Tỷ lệ 
(%) 
Tần số 
(n) 
Tỷ lệ 
(%) 
Dậy thì 230 52,1 123 27,9 88 20,0 
Tình dục lành mạnh 71 16,1 276 62,6 94 21,3 
Tình dục an toàn 47 10,7 226 51,2 168 38,1 
Nguyên nhân có thai 416 94,3 00 00 25 5,7 
Thời điểm có thai 50 11,3 00 00 391 88,7 
Biện pháp tránh thai 120 27,2 271 61,5 50 11,3 
Tác hại của nạo hút thai 72 16,3 339 76,9 30 6,8 
Bệnh lây truyền qua 
đường tình dục 
50 11,3 368 83,5 23 5,2 
Triệu chứng của bệnh ở bộ 
phận sinh dục 
9 2,0 278 63,0 154 35,0 
Biết nguyên nhân của 
bệnh ở bộ phận sinh dục 
100 22,7 00 00 341 77,3 
Đường lây HIV 361 81,9 73 16,6 7 1,5 
Tỷ lệ học sinh có kiến thức tốt về các nội dung SKSS chiếm tỷ lệ cao là: Tuổi dậy thì 
(52,2%), nguyên nhân có thai (94,3%), đường lây HIV (81,9%). 
Tỷ lệ học sinh có kiến thức trung bình về các nội dung SKSS chiếm tỷ lệ cao là: Tình 
dục lành mạnh (62,2%), tình dục an toàn (51,1%), biện pháp tránh thai (61,5%), tác hại của 
nạo hút thai (76,9%), bệnh lây truyền qua đường tình dục (83,5%), triệu chứng ở bộ phận 
sinh dục (63%). 
Tỷ lệ học sinh có kiến thức yếu về các nội dung SKSS chiếm tỷ lệ cao là: thời điểm có 
thai (88,7%), biết nguyên nhân của bệnh ở bộ phận sinh dục (77,3%). 
60 
32,0%
85,0%
41,5%
54,2%
30,4%
21,8%
13,4%
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
 Sách
báo, ti
vi
Nhà
trường
Bạn bè Người
thân
Cha mẹ Đoàn
thanh
niên
Phim
truyện
Biểu đồ: Nguồn tiếp cận thông tin của học sinh 
- Những kiến thức học sinh quan tâm 
Bảng 2: Những kiến thức học sinh quan tâm 
Nội dung kiến thức Tần số (n) Tỷ lệ (%) 
Dậy thì 202 45,8 
Thời điểm có thai 112 25,4 
Các biện pháp tránh thai 107 24,3 
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục 181 41,0 
HIV/AIDs 136 30,8 
Tình bạn tình yêu 247 56,0 
Tình dục an toàn 181 41,0 
Có 45,8% các em quan tâm đến kiến thức về dậy thì; 25,4% quan tâm đến thời 
điểm có thai; 24,3% quan tâm đến các biện pháp tránh thai; 41% quan tâm đến các bệnh 
lây truyền qua đường tình dục; 41% quan tâm đến HIV/AIDS; 56% quan tâm đến tình 
bạn tình yêu; 41% quan tâm đến tình dục an toàn. 
Tỷ lệ học sinh nhận thông tin qua sách báo, ti vi chiếm tỷ lệ cao nhất (85%) và 
nguồn thông tin ít được các em tiếp nhận nhấtn là phim truyện (13,4%). 
49,2% học sinh rất cần được phổ cập kiến thức, cần phổ cập chiếm 46,9% và 
không cần có 3,9%. 
- Nguồn tiếp cận thông tin của hoc sinh 
Có 27,9% các em học sinh cho rằng nên phổ biến các kiến thức về sức khỏe sinh 
sản qua chương trình học; 46,3% cho rằng nên đưa vào chương trình ngoại khóa, 42,6% 
cho rằng nên đưa vào sinh hoạt CLB; 44,7% các em cho rằng đưa thông tin qua báo đài, 
tư vấn là 51%; qua đoàn đội chiếm 10,2%. 
61 
4.3. Thái độ và hành vi của đối tượng 
Đánh giá về việc có bạn tình khi còn đi học, có 18,6% cho rằng đó là tốt còn 
81,4% cho rằng không tốt. Về việc quan hệ tình dục khi còn đi học, có 74,6% cho rằng 
tốt và 25,4% cho rằng chưa tốt. 
Có 66,7% các em đã có bạn tình và 33,3% chưa có bạn tình. Khi gặp bạn tình, có 
98,2% các em có hành vi tốt và 1,8% có hành vi chưa tốt. Việc sử dụng bao cao su khi 
quan hệ tình dục có 88,9% các em thực hiện còn 11,1% chưa thực hiện. 
4.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi về SKSS 
Bảng 3: Mối liên quan giữa kiến thức về tình dục lành mạnh và khối lớp 
Tình dục lành mạnh Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng χ2, p 
Tốt, khá 26,8% 3,5% 9,1% 16,1% χ2 = 33,996 
p < 0,05 Trung bình 62,1% 68,1% 59,4% 62,6% 
Yếu 11,1% 28,4% 31,5% 21,3% 
Có 16,1% học sinh có kiến thức tốt về tình dục lành mạnh. Kiến thức tốt về tình 
dục lành mạnh giữa khối 10 (26,8%), khối 11 (3,5%), khối 12 (9,1%) khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p <0,05). 
Bảng 4: Mối liên quan giữa kiến thức về tình dục an toàn và khối lớp 
Tình dục an toàn Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng χ2, p 
Tốt khá 17,6% 8,8% 5,7% 10,7% χ2 = 14.49 
p < 0,05 Trung bình 45,1% 49,5% 57,7% 51,2% 
Yếu 37,3% 41,7% 36,6% 38,1% 
Tỷ lệ học sinh có kiến thức yếu về tình dục an toàn của các em học sinh là 38,1%. 
Có sự khác biệt về kiến thức tình dục an toàn yếu giữa khối 10 (37,3%), khối 11 (41,7), 
khối 12 (36,6%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 
Bảng 5: Mối liên quan giữa kiến thức về biện pháp tránh thai và khối lớp 
Biện pháp tránh thai Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng χ2, p 
Tốt khá 18,9% 20,3% 38,8% 27,2% χ2 = 22.132 
p < 0,05 Trung bình 71,3% 64,6% 50,8% 61,5% 
Yếu 9,8% 15,1% 10,3% 11,3% 
Học sinh có kiến thức tốt về biện pháp tránh thai là 27,2%.Có sự khác biệt kiến 
thức về biện pháp tránh thai giữa khối 10 (18,9%), khối 11 (20,3%), khối 12 (38,8%). 
Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05). 
62 
Bảng 6: Mối liên quan giữa kiến thức về bệnh STDs và khối lớp 
Bệnh lây truyền qua 
đường tình dục 
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng χ2, p 
Tốt khá 6,5% 12,4% 18,9% 11,3% χ2= 10.588 
p < 0,05 Trung bình 87,0% 87,6% 82,9% 83,5% 
Yếu 6,5% 8% 2,2% 5,2% 
Kiến thức tốt về bệnh lây truyền qua đường tình dục của học sinh là (11,3%). Tỷ lệ 
kiến thức tốt về cac bệnh lây qua đường tình dục của khối 10 (6,5%), khối 11 (12,4%), 
khối 12 (18,9%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 
Bảng 7: Mối liên quan giữa giới và vấn đề có bạn tình khi đang học 
Có bạn tình Nữ Nam 
Chưa có 71,3% 60,5% 
Đã có 28,7% 39,5% 
Việc có bạn tình khi đang đi học giữa nam (39,5%) và nữ (28,7%) có sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (p < 0,017). 
5. Kết luận 
- Một số kiến thức tốt về SKSS của học sinh các trường phổ thông trung học ở huyện 
Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2012 như sau: về nguyên nhân có thai đạt 94,3%, về 
đường lây HIV/AIDS là 81,9%, về tình dục lành mạnh chiếm 16,1%, về tình dục an 
toàn chiếm 10,7%. 
- Một số kiến thức còn yếu kém là: Thời điểm có thai có 88,7%, nguyên nhân bệnh lây 
qua đường sinh sản chiếm 77,3%. 
- Thái độ về việc có bạn tình khi còn đi học, có 81,4% có đánh giá là chưa tốt. 
- 88,9 % đối tượng có hành vi sử dụng bao cao su khi QHTD. 
- Khối lớp có liên quan đến kiến thức về SKSS và chăm sóc SKSS. 
- Giới tính có liên quan đến hành vi có bạn tình khi còn đang học. 
6. Kiến nghị 
- Các tổ chức đoàn thể cần có sự chia sẻ, phối hợp tốt với ngành giáo dục và ngành y 
tế để tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SKSSVTN 
cho học sinh và thanh thiếu niên nói chung, thông qua những việc cụ thể như sau: 
+ Tăng cường các chương trình can thiệp chăm sóc SKSS cho vị thành niên, tập 
trung vào các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe, cung cấp kiến thức. 
63 
+ Nên đa dạng hóa các loại kênh thông tin để đưa kiến thức vào các chương trình 
giáo dục và ngoại khóa. 
+ Cần nâng cao kiến thức kỹ năng cho cha mẹ và thầy cô giáo cũng như các tổ 
chức đoàn thể để có thể nâng cao kỹ năng truyền đạt kiến thức, thái độ và hành vi 
thực hành chăm sóc SKSS cho vị thành niên nói chung. 
+ Cần đầu tư để có thêm những nghiên cứu lớn hơn, đầy đủ hơn về vấn đề này để 
có chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn cho VTN. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Mỹ Hương (2005), Sức khoẻ sinh sản vị thành niên, 
NXB Lao động xã hội, tr 42- 47, 77-79. 
2. Lê Thị Bẩy và cộng sự (2006), Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh 
sản vị thành niên của học sinh, sinh viên một số trường học ở thành phố Thái Nguyên. 
3. Bộ Y tế (2005), Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam, Hà Nội, 
tr 45, 52. 
4. Trần Ngọc Chiến (2001), Nghiên cứu kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản 
ở học sinh lứa tuổi vị thành niên tại Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học 
Thái Nguyên. 
5. Nguyễn Công Cừu (2006), Kiến thức, thái độ, thực hành về Sức khoẻ sinh sản và 
một số yếu tố ảnh hưởng ở học sinh trường Trung học Y tế tỉnh Đồng Tháp năm 
2005, NXB Thể dục thể thao, tr 341-345. 
6. Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình Quốc tế - Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam 
(2000), Sức khoẻ sinh sản Vị thành niên, Hà Nội, tr 9-10. 
7. Đặng Thị Quỳnh Hoa (2005), Thực trạng kiến thức, thực hành về chăm sóc sức khoẻ 
sinh sản của học sinh trung học phổ thông tỉnh Hà Tây, Luận văn thạc sỹ Y học, Học 
viên Quân y. 
8. Trịnh Công Vinh (2007), Kiến thức, thái độ, thực hành về Sức khoẻ sinh sản và một 
số yếu tố ảnh hưởng ở học sinh trường Trung học phổ thông Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh 
Phúc năm 2005, NXB Y học, tr 395-399. 
9. Mushi DL, Mpembeni RM, Jahn A (2007), Knowledge about safe motherhood and 
HIV/AIDS among school pupils in a rural area in Tanzania. BMCPregnancy 
Childbirth. 
10. Jaffer YA, Afifi M, Al Ajmi F, Alouhaishi K (2006), Knowledge, attitudes and 
practices of secondary-school pupils in Oman: II. reproductive health, East Mediterr 
Health J. pp. 50-60. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_su_tiep_can_cua_nguoi_dan_doi_voi_cac_loai_hinh_tru.pdf