Kết quả điều trị u tuyến lệ

U tuyến lệ là một bệnh có đặc điểm tổn thương đa

hình thái đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau.

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị u

tuyến lệ (bao gồm u biểu mô tuyến lệ và u lympho

tuyến lệ). Phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu

trên 108 bệnh nhân đến khám và điều trị u tuyến lệ

tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 10 năm 2016

đến tháng 12 năm 2019 có kết quả giải phẫu bệnh

xác định. Kết quả: Trong 108 ca u tuyến lệ có 33 ca u

biểu mô tuyến lệ (17 ca u hỗn hợp tuyến lệ (HHTL)

lành tính và 16 ca ung thư biểu mô (UTBM) tuyến lệ)

và 75 ca u lympho tuyến lệ (47 ca quá sản lympho và

28 ca lymphoma). Các phương pháp điều trị u tuyến

lệ bao gồm phẫu thuật (28,21%), hóa trị (20,51%),

xạ trị (9,4%), corticoid (41,03%), miễn dịch (0,85%).

Kết luận: Điều trị u tuyến lệ phụ thuộc vào loại u

tuyến lệ và có nhiều phương pháp khác nhau, có thể

điều trị một hoặc phối hợp nhiều phương pháp.

Kết quả điều trị u tuyến lệ trang 1

Trang 1

Kết quả điều trị u tuyến lệ trang 2

Trang 2

Kết quả điều trị u tuyến lệ trang 3

Trang 3

Kết quả điều trị u tuyến lệ trang 4

Trang 4

Kết quả điều trị u tuyến lệ trang 5

Trang 5

Kết quả điều trị u tuyến lệ trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 11700
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả điều trị u tuyến lệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả điều trị u tuyến lệ

Kết quả điều trị u tuyến lệ
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
149 
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U TUYẾN LỆ 
Hà Thị Thu Hà¹, Nguyễn Thị Thanh Hương¹, 
Nguyễn Quốc Anh¹, Phạm Trọng Văn² 
TÓM TẮT36 
U tuyến lệ là một bệnh có đặc điểm tổn thương đa 
hình thái đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau. 
Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị u 
tuyến lệ (bao gồm u biểu mô tuyến lệ và u lympho 
tuyến lệ). Phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu 
trên 108 bệnh nhân đến khám và điều trị u tuyến lệ 
tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 10 năm 2016 
đến tháng 12 năm 2019 có kết quả giải phẫu bệnh 
xác định. Kết quả: Trong 108 ca u tuyến lệ có 33 ca u 
biểu mô tuyến lệ (17 ca u hỗn hợp tuyến lệ (HHTL) 
lành tính và 16 ca ung thư biểu mô (UTBM) tuyến lệ) 
và 75 ca u lympho tuyến lệ (47 ca quá sản lympho và 
28 ca lymphoma). Các phương pháp điều trị u tuyến 
lệ bao gồm phẫu thuật (28,21%), hóa trị (20,51%), 
xạ trị (9,4%), corticoid (41,03%), miễn dịch (0,85%). 
Kết luận: Điều trị u tuyến lệ phụ thuộc vào loại u 
tuyến lệ và có nhiều phương pháp khác nhau, có thể 
điều trị một hoặc phối hợp nhiều phương pháp. 
Từ khóa: U tuyến lệ, u hỗn hợp tuyến lệ, ung thư 
biểu mô dạng tuyến nang tuyến lệ, quá sản lympho, 
lymphoma, điều trị u tuyến lệ. 
SUMMARY 
TREATMENT OF LACRIMAL GLAND 
TUMOURS 
Lacrimal gland tumours comprise a wide variety of 
lesions requiring different treatment strategies. 
Purposes was to evaluate treatment results of lacimal 
gland tumours (included epithelial tumours and 
lympho tumours). Subjects of methods: Descriptive 
research methodology in 108 patients with lacrimal 
gland tumours in VNIO from October 2016 to 
September 2019. Most of them have histology results. 
Results: Among 108 cases of lacimal gland tumours, 
there were 33 cases of epithelial lacrimal gland 
tumours (17 cases of benign mixed tumours and 16 
cases of lacrimal gland carcinoma ) and 75 cases of 
lymphoid tumours (47 cases of reactive and typical 
lymphoid hyperplasia and 28 cases of malignant 
lymphoma). The treatment methods include surgery 
(28.21%), chemotherapy (20.51%), radiotherapy 
(9.4%), corticosteroids (41.03%), immunology (0, 
85%). Conclusions: Treatment for lacimal gland 
tumours depends on the type of tumours and there 
are many different methods that can be treated with 
one or combination of methods. 
Key words: Lacrimal gland tumours, mixed 
1Bệnh viện Mắt Trung Ương 
2Trường Đại học Y Hà Nội 
Chịu trách nhiệm chính: Hà Thị Thu Hà 
Email: autumndim2003@gmail.com 
Ngày nhận bài: 2.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 27.4.2021 
Ngày duyệt bài: 7.5.2021 
benign tumours, adenoid cystic carcinoma, reactive 
and typical lymphoid hyperplasia, lymphoma, 
treatment of lacimal gland tumours. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
U tuyến lệ là một khối sưng ở tuyến lệ có thể 
gây đè đẩy nhãn cầu, hạn chế vận nhãn và song 
thị. U tuyến lệ là tổn thương đa hình thái có triệu 
chứng lâm sàng tương tự nhau nhưng kết quả 
giải phẫu bệnh khác nhau và cách xử lý khác 
nhau. Bệnh hiếm gặp nhưng nếu là u ác tính thì 
độ ác tính rất cao [1]. U tuyến lệ chiếm 5% đến 
10% các khối choán chỗ hốc mắt, trong đó tổn 
thương biểu mô chiếm 20%, còn lại 80% là tổn 
thương không biểu mô (u lympho, viêm và các 
tổn thương khác). Trong số u biểu mô, 55% lành 
tính và 45% ác tính. Trong số các u biểu mô 
lành tính hay gặp nhất là u HHTL lành tính 
(chiếm khoảng 20% u tuyến lệ) [2]. Chẩn đoán 
giải phẫu bệnh giúp định hướng điều trị và tiên 
lượng bệnh. Xử trí u HHTL lành tính là phẫu 
thuật, đường mổ qua mở thành ngoài xương. 
Đây là đường dễ tiếp cận nhất và cho phép loại 
bỏ toàn bộ khối u cả vỏ. Trong số các u biểu mô 
ác tính, UTBM dạng tuyến nang hay gặp nhất, 
chiếm 66%, sau đó là u HHTL ác tính, UTBM 
tuyến Điều trị tại chỗ UTBM dạng tuyến nang 
vẫn luôn là một chủ đề còn nhiều tranh cãi. Một 
số tác giả ủng hộ phẫu thuật bảo tồn nhãn cầu 
(eye – sparing) + xạ trị ngoài (RT) hoặc xạ trị 
proton. Một số tác giả ủng hộ nạo vét tổ chức 
hốc mắt và cho rằng nạo vét tổ chức hốc mắt có 
thể kiểm soát bệnh nếu phẫu thuật triệt để sớm, 
kết quả có thể kéo dài thời gian sống sót [3]. U 
lympho tuyến lệ (tăng sinh lympho tuyến lệ) bao 
gồm quá sản lympho lành tính (phản ứng), quá 
sản lympho không điển hình (trung gian) và 
lymphoma. Điều trị u lympho bao gồm các 
hướng như sau: theo dõi, steroids toàn thân, xạ 
trị tại chỗ hoặc hóa chất. Chúng tôi tiến hành đề 
tài nghiên cứu “Kết quả điều trị u tuyến lệ” nhằm 
hai mục tiêu sau: 
-Đánh giá kết quả điều trị u biểu mô tuyến lệ 
-Đánh giá kết quả điều trị u lympho tuyến lệ 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Tiêu chuẩn lựa chọn. Bệnh nhân đến 
khám và điều trị u tuyến lệ tại Bệnh viện Mắt 
Trung ương từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 12 
năm 2019 có kết quả giải phẫu bệnh xác định 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
150 
2. Tiêu chuẩn loại trừ. Bệnh nhân có kết 
quả giải phẫu bệnh không xác định 
-Bệnh nhân không được làm giải phẫu bệnh 
3. Phương pháp nghiên cứu 
*Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát 
mô tả tiến cứu 
*Cỡ mẫu nghiên cứu 
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: 
n: cỡ mẫu nghiên cứu 
z: trị số giới hạn của độ tin cậy. Chọn độ tin 
cậy là 95% → = 1,96 
p: tỉ lệ bị bệnh, p = 5% (U tuyến lệ chiếm 
khoảng 7 – 9% khối u hốc mắt) 
d: độ chính xác tuyệt đối (9% - 21%) = 13% 
Qua tính toán n ít nhất là 64 bệnh nhân. Hiện 
tại chúng tôi thu thập được 108 bệnh nhân. 
*Cách chọn mẫu nghiên cứu: Bắt đầu từ 
tháng 10 năm 2016 tất cả các bệnh nhân u 
tuyến lệ đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được 
chọn ngẫu nhiên, liên tục cho đến tháng 12 năm 
2018, theo dõi và dừng lại ở thời điểm BN cuối 
cùng theo dõi tháng 12 năm 2019. Cách chọn 
mẫu là ngẫu nhiên liên tục các bệnh nhân u 
tuyến lệ đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn. 
*Xử lý số liệu: theo chương trình SPSS 16.0 
*Đạo đức nghiên cứu: Bệnh nhân tự 
nguyện tham gia nghiên cứu. Số liệu trung thực, 
khách quan được xử lý c ... 1 
Mức độ di 
động 
Di động 9 52,9 0 0,0 19 29,0 
Cố định 8 47,1 14 100 22 71,0 
Thay đổi cấu 
trúc xương 
Không 13 76,5 8 57,1 21 67,7 
Có 4 23,5 6 42,9 10 32,3 
Cấu trúc tuyến 
lệ 
Còn cấu trúc tuyến lệ 5 29,4 0 0,0 5 16,7 
Thay đổi cấu trúc 
tuyến lệ 
12 70,6 13 100 25 83,3 
Phần tuyến lệ 
tổn thương 
Phần mi 5 29,4 1 7,7 6 20,0 
Phần hốc mắt 12 70,6 12 92,3 24 80,0 
3. Kết quả điều trị u lympho tuyến lệ 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
152 
3.1 Phân bố bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật 
Bảng 8. Phân bố bệnh nhân u lympho có chỉ định phẫu thuật 
Phẫu thuật 
Quá sản lympho Lymphoma Tổng 
n % n % n % 
Không phẫu thuật 45 95,7 28 100,0 73 97,3 
Phẫu thuật 2 4,3 0 0,0 2 2,7 
3.2 Phân bố các phương pháp điều trị nội khoa u lympho 
Bảng 9. Phân bố các phương pháp điều trị nội khoa u lympho 
Quá sản lympho Lymphoma Tổng 
n % n % n % 
Hóa trị 
Không 46 100 4 17,4 50 72,5 
Có 0 0,0 19 82,6 19 27,5 
Xạ trị 
Không 46 100 20 87,0 66 95,7 
Có 0 0,0 3 13,0 3 4,3 
Corticoid 
Không 0 0,0 22 95,7 22 31,9 
Có 46 100 1 4,3 47 68,1 
Miễn dịch 
Không 45 97,8 23 100 68 98,5 
Có 1 2,2 0 0,0 1 1,5 
IV. BÀN LUẬN 
4.1 Bàn luận về các phương pháp điều 
trị u tuyến lệ chung. Trong kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi, các phương pháp điều trị u 
tuyến lệ bao gồm phẫu thuật (28,2%), xạ trị 
(9,4%), liệu pháp corticoid (41,1%) và miễn dịch 
(0,9%). Trong nhóm u HHTL lành tính, 100% 
phẫu thuật. Trong nhóm UTBM tuyến lệ phương 
pháp phẫu thuật chiếm 50% có thể kết hợp hoặc 
không kết hợp với xạ trị hoặc hóa trị. Nhóm quá 
sản lympho chủ yếu dùng liệu pháp corticoid 
điều trị và nhóm lymphoma chủ yếu dùng 
phương pháp hóa trị. Theo Perez, tất cả các BN 
u HHTL lành tính đều được cắt bỏ cả khối hoàn 
toàn, có duy nhất 1 BN nạo vét hốc mắt năm 
1974. Không có u nào tái phát sau điều trị. Các 
BN chủ yếu được điều trị phẫu thuật cắt u rộng 
rãi + xạ trị (4/12 ca), phẫu thuật + xạ trị + hóa 
trị (3/12 ca). Các trường hợp khác chỉ cắt bỏ u 
rộng rãi đơn thuần (1/12), xạ trị và hóa trị 
(1/12). Có 1/12 ca chỉ điều trị nâng cao thể 
trạng [4]. Theo S. Mehdi Ahmad, các phương 
pháp điều trị cho UTBM dạng tuyến nang bao 
gồm: phẫu thuật Eye – sparing (bảo tồn nhãn 
cầu và cắt bỏ rộng rãi khối u) + không xạ trị, 
phẫu thuật Eye – sparing + xạ trị, nạo vét tổ 
chức hốc mắt + không cắt bỏ xương hốc mắt + 
xạ trị, nạo vét tổ chức hốc mắt + không cắt bỏ 
xương + không xạ trị, nạo vét tổ chức hốc mắt 
+ cắt bỏ xương + xạ trị [5]. Theo James P. 
Farmer, 5 BN lymphoma nguyên phát có 4 BN bị 
tại chỗ đáp ứng tốt với xạ trị tại chỗ, 1 BN từ 
MALT chuyển thành DLBCL cần hóa trị. Thông 
thường, trong quá trình phẫu thuật ban đầu cần 
cắt bỏ hầu hết hoặc toàn bộ tổ chức u. 
4.2 Bàn luận về kết quả điều trị u biểu 
mô tuyến lệ. Bàn luận phân bố BN u biểu mô 
tuyến lệ có chỉ định phẫu thuật. Trong số 33 ca 
u biểu mô tuyến lệ có 93,9% có chỉ định phẫu 
thuật. Trong 17 BN nhóm u HHTL lành tính, 
100% BN được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trong 
16 BN nhóm UTBM tuyến lệ có 87,5% BN được 
phẫu thuật cắt bỏ khối u. Kết quả này tương tự 
với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đa 
số u biểu mô tuyến lệ đều có chỉ định phẫu 
thuật, mục đích là để cắt bỏ toàn bộ khối u bao 
gồm cả vỏ hoặc cắt một phần khối u tối đa có 
thể để làm giải phẫu bệnh, định hướng điều trị 
tiếp theo. 
4.2.1 Bàn luận về phân bố mắt phẫu 
thuật. Trong 31 ca được phẫu thuật có 51,6% 
mắt phải và 48,4% mắt trái, Trong nhóm U 
HHTL lành tính ưu thế bị bệnh ở mắt phải, nhóm 
UTBM tuyến lệ ưu thế ở mắt trái. 
4.2.2 Bàn luận về các phương pháp 
phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật chính 
trong u biểu mô tuyến lệ là cắt bỏ u cả khối bao 
gồm vỏ chiếm 55,9% sau đó đến phương pháp 
Eye-sparing chiếm 20,6%. Nhóm u HHTL lành 
tính 100% được cắt bỏ cả khối bao gồm cả vỏ. 
Nhóm UTBM tuyến lệ chủ yếu là cắt bỏ khối u 
rộng rãi và bảo tồn nhãn cầu (Eye-sparing). 
Ngoài ra còn có nạo vét tổ chức hốc mắt, cắt 
một phần khối u, các phương pháp này có thể 
phối hợp hoặc không phối hợp với cắt bỏ xương 
hốc mắt. Trong nghiên cứu của Pedro Claros 
trên 52 BN u HHTL lành tính, phẫu thuật cắt bỏ 
u HHTL lành tính qua đường mở thành ngoài 
xương trên 49 ca (94,2%) có hoặc không có cắt 
bỏ dây chằng mi góc ngoài. Có 3 ca mổ nội soi 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
153 
lấy u qua đường thành ngoài. Tất cả các ca mổ 
đều cắt bỏ toàn bộ khối u bao gồm cả vỏ. Theo 
Hind M. Alkatan, u HHTL lành tính là loại u biểu 
mô lành tính hay gặp nhất, được chẩn đoán 
chính xác và can thiệp ít nguy cơ tái phát tại chỗ 
nhất. Nhận biết dấu hiệu cắt bỏ không hoàn 
toàn bằng cách phát hiện dấu hiệu bị vỡ vỏ bọc 
u, điều này gây ra nguy cơ tái phát cao [6]. Do 
vậy cần theo đánh giá kĩ bệnh nhân đã phẫu 
thuật cắt u HHTL lành tính. Trong nhóm nghiên 
cứu của Hind M. Alkatan, các bệnh nhân đều 
được phẫu thuật cắt u hoàn toàn và giải quyết 
được các vấn đề khó chịu trước mổ. 
4.3 Bàn luận về đường phẫu thuật. Trong 
31 ca u biểu mô tuyến lệ được phẫu thuật, 
đường phẫu thuật hay dùng nhất là đường qua 
nếp mí trên có mở xương (35,5%) và đường nếp 
mí trên không mở xương (25,8%). Nhóm U 
HHTL có 17 ca chủ yếu dùng đường nếp mí trên 
có mở xương (52,9%). Nhóm UTBM tuyến lệ 14 
ca có đường tiếp cận khối u đa dạng hơn, có các 
đường tiếp cận khác ngoài các đường nêu trên 
(đường khác chiếm 35,7%). 
4.4 Bàn luận về đánh giá diễn biến trong 
phẫu thuật. Trong 31 ca u biểu mô tuyến lệ, 
71% không có sẹo mổ cũ. Trong 17 ca u HHTL 
lành tính 88,2% không có sẹo mổ cũ. Trong 14 
ca UTBM tuyến lệ, tỉ lệ BN có sẹo mổ cũ và 
không có đều chiếm 50%. Hầu hết u biểu mô 
tuyến lệ trong phẫu thuật đều dễ tiếp cận khối u 
(90,3%) và lần lượt chiếm tỉ lệ 100% và 78,6% 
ở u HHTL lành tính và UTBM tuyến lệ. Trong 
phẫu thuật u HHTL lành tính, 100% ca không có 
tình trạng xơ dính, ngược lại ở UTBM tuyến lệ có 
92,9% bị xơ dính khi bóc tách u. Tình trạng lấy 
hết khối u trong phẫu thuật u biểu mô tuyến lệ 
chiếm 87,1%, u HHTL lành tính lấy hết 100% 
khối u, UTBM tuyến lệ lấy hết u ở 71,4% ca. 
4.5 Bàn luận về đặc điểm khối u trong 
phẫu thuật. Về kích thước khối u, 33 ca u biểu 
mô tuyến lệ chủ yếu có kích thước u trong 
khoảng 2,1 – 4cm (64,5%), tương tự u HHTL 
lành tính và UTBM tuyến lần lượt là 70,6% và 
57,1%. Hình dạng u chủ yếu là hình bầu dục: u 
biểu mô tuyến lệ chiếm 67,7%, u HHTL lành tính 
chiếm 58,8%, UTBM tuyến lệ chiếm 78,6%. Bề 
mặt u ở nhóm u HHTL lành tính chủ yếu là nhẵn 
chiếm 94,1%, ở nhóm UTBM tuyến lệ chủ yếu gồ 
ghề chiếm 85,7%. Bờ khối u nhóm u HHTL lành 
tính chủ yếu là đều chiếm 100%, ở nhóm UTBM 
tuyến chủ yếu không đều chiếm 85,7%. Cả 2 
nhóm u HHTL lành tính và UTBM của u biểu mô 
tuyến lệ đều có mật độ u chủ yếu là rắn chiếm 
lần lượt 94,1% và 100%. Ranh giới u chủ yếu 
khu trú ở nhóm u HHTL lành tính chiếm 100%, 
lan tỏa ở nhóm UTBM chiếm 92,9%. U biểu mô 
tuyến lệ chủ yếu là u cố định (71%), tỉ lệ cố định 
ở nhóm u HHTL lành tính và UTBM lần lượt 
chiếm 52,9% và 100%. U biểu mô tuyến lệ chủ 
yếu là không thay đổi cấu trúc xương. Cả hai 
nhóm trong u biểu mô tuyến lệ đều đa số thay 
đổi cấu trúc tuyến lệ, đặc biệt nhóm UTBM tuyến 
lệ thay đổi 100% cấu trúc tuyến lệ. Phần tuyến 
lệ thay đổi cấu trúc chủ yếu là phần hốc mắt, u 
HHTL lành tính là 70,6%, UTBM tuyến lệ là 
92,3%. Kết quả này tương tự với kết quả của 
các nghiên cứu khác. 
4.6 Bàn luận về kết quả điều trị u 
lympho tuyến lệ 
4.6.1 Bàn luận về phân bố BN u lympho 
tuyến lệ có chỉ định phẫu thuật. Trong 75 BN 
nhóm u lympho tuyến lệ, 97,3% BN không có chỉ 
định phẫu thuật, chỉ có 2,7% phẫu thuật. Trong 
47 BN nhóm quá sản lympho tuyến lệ, 95,7% BN 
không có chỉ định phẫu thuật, chỉ có 4,3% BN 
được phẫu thuật. Trong 28 BN nhóm lymphoma, 
100% BN không phẫu thuật. Theo Liesegang, 
lymphoma ác tính thấp có thời gian phát triển 
dài và thời gian sống sót dài. BN bị lymphoma tế 
bào nhỏ hệ thống có thể thoái lưu tạm thời và 
chuyển sang độ ác tính cao hoặc ổn định trong 
thời gian dài. Vì lymphoma hệ thống ác tính thấp 
có ĐĐLS của u lành tính, điều trị hiện tại thường 
không thành công trong việc kiểm soát tiến triển 
bệnh. BN bị ác tính cao phản ứng tốt với điều trị. 
Xạ trị tại chỗ cho BN bị bệnh tại chỗ. Corticoid 
hệ thống có tác dụng với giả u viêm nhưng 
không dùng trong tăng sinh lympho. Xạ trị kiểm 
soát tại chỗ nhưng có biến chứng là đục thể thủy 
tinh, tổn thương vóng mạc và viêm giác mạc. 
Hóa chất toàn thân cho lymphoma hệ thống. 
Thường phẫu thuật không hiệu quả vì u lympho 
thâm nhiễm [7]. 
4.6.2 Bàn luận về phân bố các phương 
pháp điều trị nội khoa u lympho. Trong 
nhóm quá sản lympho, 100% BN dùng liệu pháp 
corticoid, có 1 BN dùng biện pháp miễn dịch, 
không có BN nào hóa trị hoặc xạ trị. Trong số 69 
BN lymphoma được điều trị có 82,6% BN hóa trị, 
13% BN xạ trị, 4,3% BN dùng corticoid, không 
có BN nào điều trị miễn dịch. Theo nghiên cứu 
của Ennio Polito, trong 33 bệnh nhân có 22 tăng 
sản lympho lành tính và 11 tăng sản lympho 
không điển hình. Trong nhóm quá sản lympho 
lành tính, bệnh ở tuyến lệ chiếm 11/22 ca 
(50%), và quá sản lympho không điển hình 
chiếm 3/11 ca (27%). Như vậy tăng sản lympho 
ở vị trí tuyến lệ chiếm 14/33 ca (42%). Điều trị 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
154 
dùng steroids toàn thân (Prednisone, 
80mg/ngày, giảm liều dần) hoặc xạ trị ngoài hốc 
mắt (2000 – 2900 cGy) [8]. 
V. KẾT LUẬN 
Các phương pháp điều trị u tuyến lệ bao gồm 
phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, corticoid và miễn dịch. U 
HHTL cắt cả khối bao gồm vỏ, UTBM tuyến lệ cắt 
một phần khối u là giải phẫu bệnh sau đó hóa trị 
hoặc xạ trị, quá sản lympho điều trị bằng corticoid, 
lymphoma đáp ứng điều trị tốt với hóa trị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Von Holstein, S.L., et al., Epithelial tumours of 
the lacrimal gland: a clinical, histopathological, 
surgical and oncological survey. Acta 
Ophthalmologica, 2013. 91(3): p. 195-206. 
2. Andreasen, S., et al., An update on tumors of 
the lacrimal gland. The Asia-Pacific Journal of 
Ophthalmology, 2017. 6(2): p. 159-172. 
3. Wright, J., Factors affecting the survival of 
patients with lacrimal gland tumours. Canadian 
journal of ophthalmology. Journal canadien 
d'ophtalmologie, 1982. 17(1): p. 3-9. 
4. Perez, D.E., et al., Epithelial lacrimal gland 
tumors: a clinicopathological study of 18 cases. 
Otolaryngology—Head and Neck Surgery, 2006. 
134(2): p. 321-325. 
5. Ahmad, S.M., et al., American Joint Committee on 
Cancer classification predicts outcome of patients 
with lacrimal gland adenoid cystic carcinoma. 
Ophthalmology, 2009. 116(6): p. 1210-1215. 
6. Alkatan, H.M., et al., Epithelial lacrimal gland 
tumors: A comprehensive clinicopathologic review 
of 26 lesions with radiologic correlation. Saudi 
journal of ophthalmology, 2014. 28(1): p. 49-57. 
7. Liesegang, T.J. Ocular adnexal 
lymphoproliferative lesions. in Mayo Clinic 
Proceedings. 1993. Elsevier. 
8. Polito, E., P. Galieni, and A. Leccisotti, Clinical 
and radiological presentation of 95 orbital 
lymphoid tumors. Graefe's archive for clinical and 
experimental ophthalmology, 1996. 234(8): p. 
504-509. 
HIỆU QUẢ CAN THIỆP MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP CHỨC NĂNG SINH HOẠT 
HÀNG NGÀY SAU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI NHÀ CHO NGƯỜI BỆNH 
ĐỘT QUỴ NÃO Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 
Nguyễn Hoa Ngần1, Hoàng Khải Lập1, Nguyễn Phương Sinh1, 
Trần Văn Tuấn1, Trương Mạnh Hà2, Đào Trọng Quân1 
TÓM TẮT37 
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng 
tại nhà về mức độc lập chức năng sinh hoạt hàng 
ngày cho người bệnh sau đột quỵ não ở Thành phố 
Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Một 
nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được 
thực hiện trên 162 người bệnh đột quỵ não. Kết quả: 
Sau can thiệp 6 tháng, ở nhóm can thiệp, tỷ lệ người 
bệnh có mức độ phụ thuộc hoàn toàn giảm có ý nghĩa 
thống kê từ 55,6% xuống 33,3%. Mức độ độc lập đã 
tăng từ 1,2% lên 8,6% so với trước can thiệp. Ở thời 
điểm 1 năm sau can thiệp, tỷ lệ người bệnh có mức 
độ phụ thuộc hoàn toàn giảm có ý nghĩa thống kê 
xuống 17,3%, mức độ độc lập tăng lên 34,6% (p < 
0,001). Hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng trong 
việc cải thiện mức độ độc lập ở thời điểm 6 tháng đạt 
17,0%, ở thời điểm 1 năm đạt 28,0%. Kết luận: Bài 
tập phục hồi chức năng tại nhà có hiệu quả trong việc 
cải thiện mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng 
ngày của người bệnh sau đột quỵ não. 
1Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên 
2Bệnh viện A Thái Nguyên 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Hoa Ngần 
Email: ngancdyttn@gmail.com 
Ngày nhận bài: 4.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 26.4.2021 
Ngày duyệt bài: 6.5.2021 
Từ khóa: Phục hồi chức năng, độc lập chức năng, 
sau đột quỵ não 
SUMMARY 
THE EFFECT OF INTERVENTION ON DAILY 
LIVING FUNCTIONAL INDEPENDENCE 
AFTER REHABILITATION FOR PATIENTS 
WITH STROKE AT THAI NGUYEN CITY 
Object: Evaluate effect of home rehabilitation 
exersice in functional independence for post stroke 
patients at Thai Nguyen city. Method: A controlled 
experimental study was conducted on 162 stroke 
patients. Results: In intervention group after 6 
months, the percentage of patients with completed 
dependence decreased significantly from 55.6% to 
33.3%. The completed independence increased from 
1.2% to 8.6%, compared with the time before the 
intervention. At the time of 1 year after the 
intervention, the proportion of patients with complete 
dependence decreased significantly to 17.3%, the 
degree of independence increased to 34.6% (p 
<0.001). The effectiveness of rehabilitation 
interventions in improving functional independence at 
the time of 6 months is 17.0%, at a time of 1 year is 
28.0%. Conclusion: Home rehabilitation exercises 
are effective in improving the functional independence 
of daily living of patients after stroke. 
Keywords: rehabilitation, functional 
independence, after stroke. 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_dieu_tri_u_tuyen_le.pdf