Bước đầu ứng dụng xét nghiệm đột biến gen trong chẩn đoán trước mổ các nhân giáp có kết quả tế bào học không xác định

Đặt vấn đề: Nhân giáp không xác định được tính chất là những nhân giáp thuộc nhóm Bethesda III, IV và V; và khoảng 10-30% mẫu tế bào học sẽ rơi vào các nhóm này. Đặc điểm chung của nhóm nhân giáp này là có nguy cơ ác tính không rõ ràng dao động từ 10 - 75% gây khó khăn trong việc điều trị và xử trí. Hiện nay, nhiều khuyến cáo cho phép thực hiện xét nghiệm sinh học phân tử nhằm chẩn đoán trước mổ các nhân giáp không xác định, trong đó bộ xét nghiệm đột biến 7 gen thường gặp nhất trong ung thư tuyến giáp thường được sử dụng vì kĩ thuật đơn giản và giá thành thấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt 30 nhân giáp có kết quả tế bào học thuộc nhóm III, IV và V được làm xét nghiệm đột biến 7 gen và được so sánh với kết quả giải phẫu bệnh sau mổ. Kết quả: Tỉ lệ nhân giáp mang đột biến gen trong mẫu nghiên cứu là 76%, trong đó đột biến gen BRAF V600E là 63% và đột biến gen NRAS là 13%. Có sự tương quan giữa loại đột biến gen và kết quả tế bào học (p<0,001). Nhóm Bethesda V thường có đột biến gen BRAF V600E và nhóm IV thường có đột biến gen RAS. Tương tự, có sự tương quan giữa kiểu gen và kiểu hình mô học (p<0,001). Các đột biến gen BRAF V600E có kiểu hình nhú, còn đột biến gen NRAS có kiểu hình nang. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của đột biến gen nói chung lần lượt là 91%; 62%; 87%; 71%. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của đột biến BRAF V600E là 83%, 100%, 100%, 73%. Kết luận: Xét nghiệm sinh học phân tử trong các nhân giáp không xác định có thể giúp ích trong chẩn đoán trước mổ các nhân giáp này. Tuy nhiên, giá trị còn tuỳ thuộc vào từng loại đột biến gen phát hiện được

Bước đầu ứng dụng xét nghiệm đột biến gen trong chẩn đoán trước mổ các nhân giáp có kết quả tế bào học không xác định trang 1

Trang 1

Bước đầu ứng dụng xét nghiệm đột biến gen trong chẩn đoán trước mổ các nhân giáp có kết quả tế bào học không xác định trang 2

Trang 2

Bước đầu ứng dụng xét nghiệm đột biến gen trong chẩn đoán trước mổ các nhân giáp có kết quả tế bào học không xác định trang 3

Trang 3

Bước đầu ứng dụng xét nghiệm đột biến gen trong chẩn đoán trước mổ các nhân giáp có kết quả tế bào học không xác định trang 4

Trang 4

Bước đầu ứng dụng xét nghiệm đột biến gen trong chẩn đoán trước mổ các nhân giáp có kết quả tế bào học không xác định trang 5

Trang 5

Bước đầu ứng dụng xét nghiệm đột biến gen trong chẩn đoán trước mổ các nhân giáp có kết quả tế bào học không xác định trang 6

Trang 6

Bước đầu ứng dụng xét nghiệm đột biến gen trong chẩn đoán trước mổ các nhân giáp có kết quả tế bào học không xác định trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 5720
Bạn đang xem tài liệu "Bước đầu ứng dụng xét nghiệm đột biến gen trong chẩn đoán trước mổ các nhân giáp có kết quả tế bào học không xác định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bước đầu ứng dụng xét nghiệm đột biến gen trong chẩn đoán trước mổ các nhân giáp có kết quả tế bào học không xác định

Bước đầu ứng dụng xét nghiệm đột biến gen trong chẩn đoán trước mổ các nhân giáp có kết quả tế bào học không xác định
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 206 
BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG XÉT NGHIỆM ĐỘT BIẾN GEN TRONG 
CHẨN ĐOÁN TRƯỚC MỔ CÁC NHÂN GIÁP CÓ KẾT QUẢ TẾ 
BÀO HỌC KHÔNG XÁC ĐỊNH 
TRẦN THỊ THANH TRÚC1, THÁI ANH TÚ2, HUỲNH KHÁNH PHÚ1, 
TRẦN CHÍ TIẾN3, PHẠM XUÂN DŨNG4 
Địa chỉ liên hệ: Trần Thị Thanh Trúc 
Email: trantruc4t@gmail.com 
Ngày nhận bài: 09/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 BS. Khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
2 ThS.BS. Phó Trưởng Khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
3 BS Khoa Ngoại tuyến giáp - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
4 TS.BS. Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
 Trưởng Bộ môn Ung Bướu Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư tuyến giáp là loại ung thư đứng hàng 
thứ 9 tại Việt Nam (GLOBOCAN 2018) và xuất độ 
liên tục gia tăng hàng năm. Đối với ung thư tuyến 
giáp, siêu âm là phương tiện tầm soát sớm và chẩn 
đoán đầu tay khá kinh tế và hiệu quả. Khi kết hợp 
chọc hút kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm, việc 
chẩn đoán trước mổ sẽ cho kết quả chính xác về 
tình trạng lành tính, ác tính trong 70-80% trường 
hợp[2]. Tuy nhiên, khoảng 10-30% trường hợp kết 
quả tế bào học sẽ rơi vào nhóm không xác định, tức 
nhóm III, IV và V[2]. Nhóm này có nguy cơ ác tính 
khá dao động từ 10 - 75% dẫn đến việc xử trí các 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Nhân giáp không xác định được tính chất là những nhân giáp thuộc nhóm Bethesda III, 
IV và V; và khoảng 10-30% mẫu tế bào học sẽ rơi vào các nhóm này. Đặc điểm chung của nhóm nhân 
giáp này là có nguy cơ ác tính không rõ ràng dao động từ 10 - 75% gây khó khăn trong việc điều trị và xử 
trí. Hiện nay, nhiều khuyến cáo cho phép thực hiện xét nghiệm sinh học phân tử nhằm chẩn đoán trước 
mổ các nhân giáp không xác định, trong đó bộ xét nghiệm đột biến 7 gen thường gặp nhất trong ung thư 
tuyến giáp thường được sử dụng vì kĩ thuật đơn giản và giá thành thấp. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt 30 nhân giáp có kết 
quả tế bào học thuộc nhóm III, IV và V được làm xét nghiệm đột biến 7 gen và được so sánh với kết quả 
giải phẫu bệnh sau mổ. 
Kết quả: Tỉ lệ nhân giáp mang đột biến gen trong mẫu nghiên cứu là 76%, trong đó đột biến gen 
BRAF V600E là 63% và đột biến gen NRAS là 13%. Có sự tương quan giữa loại đột biến gen và kết quả 
tế bào học (p<0,001). Nhóm Bethesda V thường có đột biến gen BRAF V600E và nhóm IV thường có đột 
biến gen RAS. Tương tự, có sự tương quan giữa kiểu gen và kiểu hình mô học (p<0,001). Các đột biến 
gen BRAF V600E có kiểu hình nhú, còn đột biến gen NRAS có kiểu hình nang. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá 
trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của đột biến gen nói chung lần lượt là 91%; 62%; 87%; 71%. Độ 
nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của đột biến BRAF V600E là 83%, 100%, 
100%, 73%. 
Kết luận: Xét nghiệm sinh học phân tử trong các nhân giáp không xác định có thể giúp ích trong 
chẩn đoán trước mổ các nhân giáp này. Tuy nhiên, giá trị còn tuỳ thuộc vào từng loại đột biến gen phát 
hiện được. 
Từ khoá: Đột biến 7 gen, tế bào học, nhân giáp không xác định. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 207 
nhân giáp này chưa nhất quán và nhiều khi điều trị 
quá tay hoặc quá thấp[2]. 
Gần đây, các hướng dẫn lâm sàng của các hiệp 
hội lớn trên thế giới như NCCN hay ATA có đề cập 
đến vai trò của xét nghiệm sinh học phân tử trong 
chẩn đoán các nhân giáp không xác định. Trong số 
các loại xét nghiệm sinh học phân tử hiện nay, loại 
xét nghiệm đầu tiên ứng dụng cho các nhân giáp 
không xác định phải kể đến bộ đột biến 7 gen, gồm 
có BRAF V600E, KRAS, HRAS, NRAS, RET/PTC1, 
RET/PTC3, và PAX8/PPARG. Bảy đột biến gen này 
rất hiếm khi xuất hiện đồng thời trên cùng một nhân 
giáp và do đó, khi thực hiện như một bộ sẽ làm tăng 
độ nhạy của xét nghiệm lên đáng kể. Các báo cáo từ 
phương Tây cho thấy 70% carcinôm tuyến giáp 
dạng nhú (Papillary thyroid carcinoma- PTC) sẽ biểu 
một trong các gen trên, riêng đối với đột biến gen 
BRAF V600E chiếm 40%[13] trường hợp. Tuy nhiên 
các báo cáo từ châu Á lại cho thấy tỉ lệ đột biến gen 
BRAF V600E cao hơn nhiều tại châu lục này, lên 
đến 80%[11]. Từ đó cho thấy, việc thực hiện bộ đột 
biến 7 gen sẽ cho những giá trị khác nhau tại các 
vùng địa lý khác nhau. Chúng tôi thực hiện nghiên 
cứu này nhằm mục đích chính đó là đánh giá sự khả 
thi của việc tìm đột biến trên mẫu tế bào học và đối 
chiếu kết quả giải phẫu bệnh và phân loại của FNA 
với kết quả của đột biến gen. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Ba mươi nhân giáp có nhóm Bethesda III, IV và 
V đã có chỉ định phẫu thuật và được chọn thuận tiện 
theo nhu cầu của bác sĩ lâm sàng. Sau khi giải thích 
và nhận được sự đồng ý từ bệnh nhân, các ca bệnh 
sẽ được chọc hút FNA lần 2 nhằm lấy mẫu phục vụ 
cho việc thực hiện tìm đột biến gen. Bác sĩ siêu âm 
sẽ khảo sát tuyến giáp và chọc đúng nhân giáp cần 
thực hiện sinh học phân tử trong trường hợp bệnh 
nhân có nhiều nhân giáp. Mẫu tế bào được lấy bằng 
kim 23G, sau đó bơm trực tiếp lên 2 lam và cố định 
ngay bằng cồn tuyệt đối. Các lọ chứa lam được trữ 
ở nhiệt độ phòng qua đêm, sau đó hai lam được 
chia làm hai, một tiến hành tách chiết DNA bằng kit 
SaMag FFPE Tissue DNA Extraction với máy 
Samag 12, một dùng để tách RNA được tách bằng 
kit Invitrap Spin Universal RNA và thực hiện thủ 
công. Mẫu DNA/RNA sau tách chiết được đo nồng 
độ DNA/RNA nhằm đảm bảo đủ số lượng theo yêu 
cầu của nhà sản xuất và sau đó sẽ được trữ ở nhiệt 
độ -20oC qua đêm. Tiếp theo, mẫu DNA sẽ dùng kit 
Thyroid Cancer Mutation Detection để tìm các đột 
biến gen BRAF V600E, NRAS, HRAS, KRAS; mẫu 
RNA sẽ dùng kit Thyroid cancer Fusion Gene 
Detection để phát hiện các chuyển vị gen 
RET/PTC1, RET/PTC3, PAX8/PPARγ. Tất cả 7 loại 
đột biến đều được thực hiện bằng kĩ thuật rea ... hẫu bệnh 
là có ý nghĩa thống kê (Fisher, p < 0,001) (Biểu đồ 5) 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 209 
13 8
50
10087 92 100
50
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
mPTC cPTC fPTC FA PG
ÂM TÍNH BRAF V600E NRAS
Biểu đồ 5. Sự tương quan giữa kiểu gen và kiểu hình trên giải phẫu bệnh 
BÀN LUẬN 
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ nhóm V chiếm phần 
lớn với 73% trường hợp. Qua đó, có thể thấy rằng 
nhóm Bethesda V thường gặp nhất chiếm trong các 
nhân giáp không xác định, theo sau đó là nhóm 
Bethesda IV và III. 
Khi xét sự tương quan giữa đột biến gen và 
nhóm Bethesda, nghiên cứu này cũng như các 
nghiên cứu khác đều cho thấy tỉ lệ đột biến gen 
BRAF V600E chiếm tỉ lệ cao trong nhóm Bethesda 
V, còn đột biến gen RAS thì chiếm tỉ lệ lớn trong 
nhóm IV. Bellevicine và cs. thực hiện nghiên cứu 
trên 1172 nhân giáp không xác định với bộ kit tương 
đồng với nghiên cứu này và ghi nhận, tỉ lệ có đột 
biến theo từng nhóm Bethesda III, IV, V lần lượt là 
21%, 36%, 73%. Tương tự, nhóm đột biến giống- 
BRAF V600E trong nhóm Bethesda V là 80% và 
nhóm đột biến giống-RAS trong nhóm III và IV lần 
lượt là 18% và 27%[1]. Kết quả như trên là hoàn toàn 
phù hợp, nhóm III có tỉ lệ âm tính với đột biến cao 
nhất (80%) là vì tế bào học của nhóm này thường có 
số lượng tế bào ít và phết tế bào không đạt chất 
lượng dẫn đến những thay đổi bất thường trong 
nhóm này có thể là do artifact. Vì vậy, việc thực hiện 
chọc hút kim nhỏ lần hai sẽ khả thi hơn và ít tổn kém 
hơn là thực hiện xét nghiệm SHPT trong điều kiện 
thực tế tại Việt Nam. Mặt khác, với nhóm IV là tổn 
thương dạng nang, một phần ba các trường hợp 
trong nhóm này là phình giáp và do đó sẽ âm tính 
với đột biến gen. Các nhân giáp thuộc nhóm 
Bethesda IV còn lại có đột biến gen RAS và có kết 
quả là bướu lành tính. Tuy nhiên, vì tỉ lệ nhóm IV 
trong nghiên cứu này còn quá thấp và không đại 
diện cho nên tỉ lệ lành ác trong nhóm này và giá trị 
của các đột biến gen đi kèm với nó chưa thể đánh 
giá được. 
Độ nhạy của đột biến tính chung cho cả 3 nhóm 
Bethesda đối với chẩn đoán ác tính là 91%, tuy 
nhiên, độ đặc hiệu không cao, chỉ đạt 62%. Giá trị 
tiên đoán dương và âm lần lượt là 87% và 71%, 
chưa đủ cao để loại trừ hay chẩn đoán ác tính. Tuy 
nhiên, khi các giá trị trên tính riêng cho đột biến gen 
BRAF V600E thì độ nhạy giảm, chỉ còn 83%, nhưng 
độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán dương đạt 100%. Nói 
cách khác, nếu có đột biến gen BRAF V600E thì 
nguy cơ ác tính trước mổ của nhân giáp không xác 
định đó là 100%. Khi so sánh giá trị của đột biến 
BRAF V600E với những nghiên cứu khác, độ nhạy 
có thay đổi nhưng giá trị tiên đoán dương đều cao từ 
96 - 99%[7]. Do vậy, Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ 
(ATA) khuyến cáo sử dụng BRAF V600E như một 
bằng chứng tin cậy của PTC trong chẩn đoán trước 
mổ [10]. Với bối cảnh ở Việt Nam là 1 quốc gia châu 
Á có tỉ lệ BRAF V600E cao và PTC là loại ung thư 
thường gặp ở giáp thì việc sử dụng BRAF V600E 
trong chẩn đoán trước mổ là rất khả thi. Tuy nhiên, 
vì giá trị tiên đoán âm chỉ đạt 73% cho nên nếu âm 
tính với đột biến này thì cũng không có nghĩa là lành 
tính, vì nhân giáp có thể có những đột biến khác 
hoặc có thể âm giả do kích thước quá nhỏ (1 ca chỉ 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 210 
có 3mm) nên đủ số lượng tế bào để khuyếch đại 
DNA của gen đột biến. 
Đột biến gen RAS gồm có KRAS, NRAS và 
HRAS, nhưng trong nghiên cứu này chỉ phát hiện 
được đột biến gen NRAS, vì mẫu nhỏ và vì đột biến 
gen NRAS là đột biến gen thường gặp thứ hai sau 
BRAF V600E. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ NRAS 
trong nhân giáp không xác định tính chất là 13% 
(4/30 ca) và tỉ lệ ác tính là 25% (1/4 ca). Khi so sánh 
với các báo cáo khác, tỉ lệ RAS nói chung trong 
nhóm nhân giáp không xác định tính chất là 34,4% 
(khoảng tin cậy 95%; 19,8 - 50,6%), và giá trị tiên 
đoán dương khá dao động từ 37 - 93%[7]. Sở dĩ tỉ lệ 
đột biến gen RAS thấp trong nghiên cứu này là vì số 
mẫu lệch về phía nhóm V (22/30 ca), trong khi đó tỉ 
lệ đột biến gen RAS nằm chủ yếu trong nhóm 
Bethesda III và IV[1]. 
Nhìn chung, giá trị tiên đoán dương của đột 
biến gen RAS rất dao động giữa các báo cáo. 
Nguyên nhân có thể là do thiết kế nghiên cứu không 
sử dụng mù. Người đọc kết quả giải phẫu bệnh biết 
trước tình trạng đột biến gen và nhóm Bethesda của 
nhân giáp nên có thể dẫn đến sai lầm trong chẩn 
đoán kết quả. Cụ thể, các bác sĩ giải phẫu bệnh có 
khuynh hướng trả lời các nhân giáp có kiểu hình nang 
là lành tính hơn là ác tính, nhất là trong bối cảnh các 
nhân giáp kiểu hình nang, có vỏ bao và xâm lấn tối 
thiểu[5]. El Sheikh cùng cs. báo cáo sự tương hợp về 
kết quả giải phẫu bệnh của bướu tuyến dạng nang, 
carcinôm tuyến giáp dạng nang, PTC biến thể nang 
giữa 6 bác sĩ giải phẫu bệnh chỉ đạt 13% các ca[4]. Vì 
vậy, các nghiên cứu cho thấy đột biến gen RAS không 
giúp ích nhiều trong chẩn đoán trước mổ các nhân 
giáp không xác định[3], tuy nhiên, việc có đột biến gen 
RAS cho thấy nhân giáp này có khả năng cao là một 
tổn thương u có kiểu hình nang và có khuynh hướng 
tiến triển chậm, tiên lượng tốt, cho dù tổn thương đó có 
thể là carcinôm[9]. 
Nhằm tăng độ đặc hiệu cũng như giá trị tiên đoán 
dương của đột biến gen RAS, các bác sĩ lâm sàng có 
thể phối hợp kết quả của đột biến gen với tế bào học. 
Điều này cũng đã được cho thấy qua nghiên cứu 
của Gaun cùng cs., tỉ lệ ác tính trong nhóm 
Bethesda III và IV có đột biến gen RAS lần lượt là 
15,6% và 12,5%; nhưng tỉ lệ này của nhóm V 85,7% 
(p<0,003)[8]. Nhân giáp ác tính duy nhất mang đột 
biến gen NRAS trong nghiên cứu này có Bethesda 
V. Do đó, cùng mang đột biến gen NRAS nhưng 
nguy cơ ác tính sẽ cao hơn nếu là nhóm Bethesda 
V. Ngoài ra, bướu tuyến dạng bè hyaline hoá là một 
nhóm bướu lành tính nhưng có đặc điểm dễ nhầm 
lẫn với PTC biến thể nang trên tế bào học nên 
thường rơi vào nhóm nguy cơ cao như IV, V, VI. 
Nhóm bướu này được đặc trưng bởi chuyển vị gen 
PAX8/GLIS1 và PAX8/GLIS3. Do đó, nếu thực hiện 
SHPT có đột biến gen RAS sẽ giúp chúng ta loại 
được nhóm bướu này. 
Dù bộ kit mà nghiên cứu này thực hiện có đến 7 
gen nhưng có một vài gen không phát hiện được do 
nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là tỉ lệ đột biến gen 
BRAF và RAS được cho là hai xác suất xung khắc, 
do đó, những nhân giáp có đột biến gen BRAF 
V600E thì không có đột biến gen RAS[6]. Thứ hai là 
cỡ mẫu của nghiên cứu này khá nhỏ nên không tìm 
được các đột biến gen có tần suẩt thấp hơn như 
PAX8/PPARγ hoặc HRAS và KRAS trong nhóm đột 
biến gen RAS. Thứ ba là các đột biến gen tổ hợp 
như RET/PTC1 và RET/PTC3 thường gặp ở nhóm 
bệnh nhân trẻ em hoặc thanh thiếu niên có tiền 
căn tiếp xúc với phóng xạ[12]. Trong khi đó dân 
số mẫu của nghiên cứu này có độ tuổi nhỏ nhất 
là 22. Ngoài ra, các đột biến gen tổ hợp không 
phát hiện được có thể do khâu ly trích RNA không 
đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng, dẫn đến kết 
quả bị âm tính giả. 
Hầu hết các nhân giáp mang đột biến gen 
BRAF V600E đều cho kết quả giải phẫu bệnh sau 
mổ là PTC vi thể hoặc PTC thể kinh điển. Các nhân 
giáp có đột biến gen NRAS đều có kiểu hình nang, 
cụ thể là bướu tuyến dạng nang và PTC biến thể 
nang. Điều này tương đồng với báo cáo của Bản đồ 
bộ gen ung thư của PTC năm 2014 khi ghi nhận có 
sự tương quan về kiểu gen và kiểu hình của PTC đối 
với đột biến gen BRAF V600E. Theo đó, đột biến 
gen BRAF V600E có biểu hiện kiểu hình là dạng nhú 
và kém nhạy với i-ốt phóng xạ. Nghiên cứu về Bản 
đồ bộ gen ung thư của PTC còn đề xuất, các đột 
biến gen khác mà có biểu hiện kiểu hình là nhú trên 
giải phẫu bệnh sẽ thuộc phân nhóm phân tử giống-
BRAF (như RET/PTC1&3), ngược lại với kiểu hình 
nang sẽ thuộc phân nhóm phân tử giống-RAS (gồm 
có H/K/NRAS và PAX8/PPARγ). 
KẾT LUẬN 
Nhân giáp không xác định được tính chất bao 
gồm nhóm Bethesda III, IV, và V và là vấn đề khó xử 
của các bác sĩ lâm sàng. Việc ứng dụng xét nghiệm 
sinh học phân tử vào các nhân giáp này sẽ giúp 
phân tầng nguy cơ các nhân giáp này và góp phần 
đưa ra hướng xử trí thích hợp hơn. Tuy nhiên, giá trị 
còn lại tuỳ thuộc vào loại đột biến gen phát hiện 
được. Sự biểu hiện đột biến gen BRAF V600E được 
cho là một bằng chứng tin cậy của PTC trong chẩn 
đoán trước mổ. 
Tuy nhiên, sinh học phân tử là một xét nghiệm 
có giá thành cao, do đó, chẩn đoán trước mổ các 
nhân giáp nên có sự kết hợp giữa khám lâm sàng, 
kết quả siêu âm và tế bào học trước khi tiến hành 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 211 
xét nghiệm sinh học phân tử. Vì các đột biến gen 
không phải lúc nào cũng đại diện cho ác tính, kết 
quả lành hay ác còn tuỳ thuộc vào giá trị tiên đoán 
dương của từng loại đột biến. Do đó, các bác sĩ lâm 
sàng cần hiểu rõ các giá trị của từng loại đột biến 
gen để có thể đưa ra quyết định phù hợp cho từng 
bệnh nhân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bellevicine C., et al., (2020), "Evaluation of 
BRAF, RAS, RET/PTC, and PAX8/PPARg 
alterations in different Bethesda diagnostic 
categories: A multicentric prospective study on 
the validity of the 7-gene panel test in 1172 
thyroid FNAs deriving from different hospitals in 
South Italy", Cancer Cytopathol, 128 (2), pp. 
107-118. 
2. Cibas E. S. and S. Z. Ali, (2017), "The 2017 
Bethesda System for Reporting Thyroid 
Cytopathology", Thyroid, 27 (11), pp. 1341-1346. 
3. Clinkscales W., et al., (2017), "Diagnostic Value 
of RAS Mutations in Indeterminate Thyroid 
Nodules", Otolaryngol Head Neck Surg, 156 (3), 
pp. 472-479. 
4. Elsheikh T. M., et al., (2008), "Interobserver and 
intraobserver variation among experts in the 
diagnosis of thyroid follicular lesions with 
borderline nuclear features of papillary 
carcinoma", Am J Clin Pathol, 130 (5), pp. 736-
744. 
5. Franc B., et al., (2003), "Interobserver and 
intraobserver reproducibility in the histopathology 
of follicular thyroid carcinoma", Hum Pathol, 34 
(11), pp. 1092-1100. 
6. Giordano Thomas J. and Gad Getz, (2014), 
"Integrated genomic characterization of papillary 
thyroid carcinoma", Cell, 159 (3), pp. 676-690. 
7. Goldner W. S., et al., (2019), "Molecular Variants 
and Their Risks for Malignancy in Cytologically 
Indeterminate Thyroid Nodules", Thyroid, 29 
(11), pp. 1594-1605. 
8. Guan H., et al., (2020), "Utilities of RAS 
Mutations in Preoperative Fine Needle Biopsies 
for Decision Making for Thyroid Nodule 
Management: Results from a Single-Center 
Prospective Cohort", Thyroid, 30 (4), pp. 536-
547. 
9. Gupta N., et al., (2013), "RAS mutations in 
thyroid FNA specimens are highly predictive of 
predominantly low-risk follicular-pattern 
cancers", J Clin Endocrinol Metab, 98 (5), pp. 
E914-922. 
10. Haugen B. R., et al., (2016), "2015 American 
Thyroid Association Management Guidelines for 
Adult Patients with Thyroid Nodules and 
Differentiated Thyroid Cancer: The American 
Thyroid Association Guidelines Task Force on 
Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid 
Cancer", Thyroid, 26 (1), pp. 1-133. 
11. Lee S. E., et al., (2017), "Molecular Profiling of 
Papillary Thyroid Carcinoma in Korea with a 
High Prevalence of BRAF (V600E) Mutation", 
Thyroid, 27 (6), pp. 802-810. 
12. Su X., et al., (2016), "Radiation exposure, young 
age, and female gender are associated with high 
prevalence of RET/PTC1 and RET/PTC3 in 
papillary thyroid cancer: a meta-analysis", 
Oncotarget, 7 (13), pp. 16716-16730. 
13. Xing M., (2005), "BRAF mutation in thyroid 
cancer", Endocr Relat Cancer, 12 (2), pp. 245-
262. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 212 
. 
Abstract 
Innitial implementation of 7- gene panel in presurgically diagnosing of indeterminate 
cytologically thyroid nodules 
Introduction: Indeterminate cytologically thyroid nodules are those that belong to Bethesda group III, IV and 
V; and approximately 10-30% of all cytologic smears fall into this category. These nodules have inconspicuous 
risk of malignancy ranging from 10-75% and result in uncertain management as well as treatment. At present, 
many guidelines have adopted molecular testing in order to better presurgically triaging thyroid nodules with 
indeterminate cytology. Seven most common mutations in thyroid cancer, when tested together as a panel, 
have been widely used because of its technical simplicity and cost-effectiveness. 
Materials and method: A prospective case series of 30 thyroid nodules with indeterminate cytology 
chosen to test for seven mutations, including BRAF V600E, H/K/NRAS, RET/PTC1, RET/PTC3 and 
PAX8/PPARG. Mutation status is then compared with follow-up permanent section. 
Results: 76% thyroid nodules in this cohort have mutation, with BRAF V600E and NRAS consituting 63% 
and 13%, respectively. There is a correlation between mutation types and cytology group (p<0,001). For 
instance, Bethesda V is more likely associated with BRAF V600E mutation, while Bethesda IV is often occupied 
with RAS mutation. Likewise, there is a correlation between mutation types and morphology on histology 
(p<0,001), e.g. BRAF V600E associating with papillary type and RAS associating with follicular type. Moreover, 
sensitivity, specificity, positive predictive value and negative predictive value of the panel are 91%; 62%; 87%; 
71%. While sensitivity, specificity, positive predictive value and negative predictive value of BRAF V600E alone 
are 86%; 100%; 100%; 73% respectively. 
Conclusion: molecular testing in indeterminate cytologically thyroid nodules is feasible and should be 
regarded as a useful adjunct in presurgically diagnosing these nodules. However, the validity of this testing 
varies, depending on the type of mutation detected. 

File đính kèm:

  • pdfbuoc_dau_ung_dung_xet_nghiem_dot_bien_gen_trong_chan_doan_tr.pdf