Kết quả điều trị bệnh lymphôm tế bào b lớn lan tỏa tái phát/ tiến triển bằng phác đồ imvp16 có hoặc không rituximab

Mục tiêu: đánh giá đáp ứng điều trị lymphom tế bào B lớn lan tỏa (LTBBLLT) tái phát/t iến triển với

phác đồ hóa trị IMVP16 có hoặc không sử dụng rituximab qua tỉ lệ đáp ứng, tỉ lệ sống còn toàn bộ, tỉ lệ

sống còn không bệnh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 63 bệnh nhân LTBBLLT tái phát/tiến triển được

chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Ung Bướu từ 01/01/2017 đến 31/12/2017.

Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng điều trị của nhóm có rituximab cao hơn nhóm không có rituximab với đáp ứng

toàn bộ là 73,3% so với 48,5% (p = 0,025). Các yếu tố ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ đáp ứng là thời gian tái

phát ≤12 tháng, giảm liều hóa trị và giai đoạn trễ. Thời gian kéo dài đáp ứng ở nhóm tái phát và tiến triển

lần lượt là 8,7 tháng và 4,9 tháng. Trung vị sống còn toàn bộ là 25 tháng, sống còn không bệnh tiến triển là

9 tháng. Tỷ lệ sống còn toàn bộ 2 năm 53,5%, sống còn không bệnh tiến triển 2 năm 36,1%. Tỷ lệ sống

còn toàn bộ 2 năm ở nhóm có rituximab 64,4% cao hơn so với 40,1% ở nhóm không rituximab (p <0,05).

Thời gian tái phát/tiến triển sau 12 tháng, hóa trị có rituximab và nhóm bệnh tái phát là các yếu tố ảnh

hưởng đến sống còn toàn bộ. Tuy nhiên những yếu tố này chưa là yếu tố tiên lượng độc lập. Nhìn chung

độc tính trong nhóm hóa trị có rituximab cũng tương đương với độc tính trong nhóm hóa trị không

rituximab.

Kết luận: Về điều trị bệnh nhân LTBBLLT tái phát/tiến triển có CD 20(+) không đủ điều kiện ghép,

phối hợp rituximab với hóa trị IMVP16 cho tỉ lệ đáp ứng điều trị, sống còn toàn bộ, sống còn không bệnh

khá tốt

Kết quả điều trị bệnh lymphôm tế bào b lớn lan tỏa tái phát/ tiến triển bằng phác đồ imvp16 có hoặc không rituximab trang 1

Trang 1

Kết quả điều trị bệnh lymphôm tế bào b lớn lan tỏa tái phát/ tiến triển bằng phác đồ imvp16 có hoặc không rituximab trang 2

Trang 2

Kết quả điều trị bệnh lymphôm tế bào b lớn lan tỏa tái phát/ tiến triển bằng phác đồ imvp16 có hoặc không rituximab trang 3

Trang 3

Kết quả điều trị bệnh lymphôm tế bào b lớn lan tỏa tái phát/ tiến triển bằng phác đồ imvp16 có hoặc không rituximab trang 4

Trang 4

Kết quả điều trị bệnh lymphôm tế bào b lớn lan tỏa tái phát/ tiến triển bằng phác đồ imvp16 có hoặc không rituximab trang 5

Trang 5

Kết quả điều trị bệnh lymphôm tế bào b lớn lan tỏa tái phát/ tiến triển bằng phác đồ imvp16 có hoặc không rituximab trang 6

Trang 6

Kết quả điều trị bệnh lymphôm tế bào b lớn lan tỏa tái phát/ tiến triển bằng phác đồ imvp16 có hoặc không rituximab trang 7

Trang 7

Kết quả điều trị bệnh lymphôm tế bào b lớn lan tỏa tái phát/ tiến triển bằng phác đồ imvp16 có hoặc không rituximab trang 8

Trang 8

Kết quả điều trị bệnh lymphôm tế bào b lớn lan tỏa tái phát/ tiến triển bằng phác đồ imvp16 có hoặc không rituximab trang 9

Trang 9

Kết quả điều trị bệnh lymphôm tế bào b lớn lan tỏa tái phát/ tiến triển bằng phác đồ imvp16 có hoặc không rituximab trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 12080
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả điều trị bệnh lymphôm tế bào b lớn lan tỏa tái phát/ tiến triển bằng phác đồ imvp16 có hoặc không rituximab", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả điều trị bệnh lymphôm tế bào b lớn lan tỏa tái phát/ tiến triển bằng phác đồ imvp16 có hoặc không rituximab

Kết quả điều trị bệnh lymphôm tế bào b lớn lan tỏa tái phát/ tiến triển bằng phác đồ imvp16 có hoặc không rituximab
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 69 
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LYMPHÔM TẾ BÀO B LỚN LAN TỎA 
TÁI PHÁT/ TIẾN TRIỂN BẰNG PHÁC ĐỒ IMVP16 CÓ HOẶC 
KHÔNG RITUXIMAB 
NGUYỄN TRẦN ANH THƯ1, PHẠM XUÂN DŨNG2, LÊ HUY HOÀNG3, TRẦN THỊ DUY LINH4 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Trần Anh Thư 
Email: bsntanhthuub@gmail.com 
Ngày nhận bài: 1/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 BSCKII. Khoa Nội huyết học, hạch - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
2 TS.BSCKII. Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, 
 Trưởng Bộ môn Ung Bướu ĐHYK Phạm Ngọc Thạch 
3 Bác sĩ Khoa Nội huyết học, hạch - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
4 Điều dưỡng Khoa Nội huyết học, hạch - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Lymphôm không Hodgkin là nhóm bệnh lý tăng 
sinh tế bào lymphô ác tính với các biểu hiện lâm 
sàng đa dạng, có khuynh hướng lan tràn sớm và 
đáp ứng điều trị khác nhau. Theo phân loại WHO 
2008 và cập nhật WHO 2016, lymphom tế bào B lớn 
lan tỏa là phân nhóm thường gặp nhất, chiếm 30% 
LKH chung. Mặc dù đã có nhiều cải thiện rõ rệt về 
đáp ứng cũng như sống còn nhưng LKH tái phát/tiến 
triển vẫn là điều đáng lo ngại với các nhà lâm sàng, 
tỷ lệ tái phát/ kháng trị chiếm khoảng 30 - 40% bệnh 
nhân sau khi điều trị ban đầu, đặc biệt là lymphôm 
tế bào B lớn lan tỏa (LTBBLLT). Hiện nay, trên thế 
giới vẫn chưa có phác đồ chuẩn để điều trị cho 
LTBBLLT tái phát/tiến triển, và vai trò rituximab trên 
nhóm bệnh nhân này không mang lại sự khác biệt có 
ý nghĩa. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hóa trị 
liều cao và ghép tế bào gốc là lựa chọn điều trị cho 
bệnh nhân LTBBLLT tái phát/tiến triển còn nhạy cảm 
hóa trị. 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: đánh giá đáp ứng điều trị lymphom tế bào B lớn lan tỏa (LTBBLLT) tái phát/t iến triển với 
phác đồ hóa trị IMVP16 có hoặc không sử dụng rituximab qua tỉ lệ đáp ứng, tỉ lệ sống còn toàn bộ, tỉ lệ 
sống còn không bệnh. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 63 bệnh nhân LTBBLLT tái phát/tiến triển được 
chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Ung Bướu từ 01/01/2017 đến 31/12/2017. 
Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng điều trị của nhóm có rituximab cao hơn nhóm không có rituximab với đáp ứng 
toàn bộ là 73,3% so với 48,5% (p = 0,025). Các yếu tố ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ đáp ứng là thời gian tái 
phát ≤12 tháng, giảm liều hóa trị và giai đoạn trễ. Thời gian kéo dài đáp ứng ở nhóm tái phát và tiến triển 
lần lượt là 8,7 tháng và 4,9 tháng. Trung vị sống còn toàn bộ là 25 tháng, sống còn không bệnh tiến triển là 
9 tháng. Tỷ lệ sống còn toàn bộ 2 năm 53,5%, sống còn không bệnh tiến triển 2 năm 36,1%. Tỷ lệ sống 
còn toàn bộ 2 năm ở nhóm có rituximab 64,4% cao hơn so với 40,1% ở nhóm không rituximab (p <0,05). 
Thời gian tái phát/tiến triển sau 12 tháng, hóa trị có rituximab và nhóm bệnh tái phát là các yếu tố ảnh 
hưởng đến sống còn toàn bộ. Tuy nhiên những yếu tố này chưa là yếu tố tiên lượng độc lập. Nhìn chung 
độc tính trong nhóm hóa trị có rituximab cũng tương đương với độc tính trong nhóm hóa trị không 
rituximab. 
Kết luận: Về điều trị bệnh nhân LTBBLLT tái phát/tiến triển có CD 20(+) không đủ điều kiện ghép, 
phối hợp rituximab với hóa trị IMVP16 cho tỉ lệ đáp ứng điều trị, sống còn toàn bộ, sống còn không bệnh 
khá tốt. 
Từ khóa: Lymphôm tế bào B lớn lan tỏa tái phát/tiến triển, rituximab. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 70 
Vì thế, khi tiếp cận bệnh nhân LTBBLLT tái 
phát/tiến triển, chúng ta phải xác định bệnh nhân có 
đủ điều kiện ghép tế bào gốc hay không?! Nếu đủ 
điều kiện ghép, các phác đồ cứu vớt như DHAP, 
ESHAP, ICE rituximabđược thực hiện nhằm 
mục đích giúp cho bệnh nhân đạt lui bệnh một phần 
hay hoàn toàn trước ghép. Những phác đồ này cho 
tỷ lệ đáp ứng đến 60% và sống còn toàn bộ 3 năm 
49%, nhưng độc tính khá cao[9]. Nếu không đủ điều 
kiện ghép do tuổi, bệnh lý đi kèm hoặc thể trạng 
kém, bệnh nhân sẽ được hóa trị các phác đồ cứu 
vớt ít tác dụng phụ hơn nhằm mục đích kéo dài sống 
còn như IMVP16, CEPP-B, EPOCH ± rituximabTại 
Việt Nam, vai trò của hóa trị liều cao và ghép tế bào 
gốc đã góp phần quan trọng trong điều trị LTBBLLT 
tái phát/tiến triển, mặc dù số lượng bệnh nhân ghép 
chưa nhiều. Như vậy, vẫn còn rất nhiều trường hợp 
không đủ điều kiện ghép sẽ được hóa trị các phác 
đồ cứu vớt ít tác dụng phụ hơn. Trong đó, phác đồ 
IMVP16 ± R được sử dụng phổ biến tại BVUB do ít 
độc tính, dễ dung nạp trên đa số bệnh nhân lớn tuổi, 
thể trạng kém. 
Câu hỏi đặt ra là tình hình điều trị phác đồ cứu 
vớt trên bệnh nhân LTBBLLT tái phát/ tiến triển 
không đủ điều kiện ghép tại BVUB thời gian qua như 
thế nào? Chính vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài để 
đánh giá hiệu quả của phác đồ IMVP16 có hoặc 
không rituximab trên nhóm bệnh nhân này, qua đó 
rút kinh nghiệm để điều trị bệnh ngày càng tốt hơn. 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
1. Khảo sát một số đặc điểm về dịch tễ, lâm 
sàng và cận lâm sàng của lymphôm tế bào B lớn lan 
tỏa tái phát/ tiến triển. 
2. Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ 
IMVP16/ R-IMVP16 trên bệnh nhân LTBBLLT tái 
phát/tiển triển qua tỷ lệ đáp ứng. Khảo sát độc tính 
hóa trị. So sánh nhóm tái phát ≤12 tháng và nhóm tái 
phát >12 tháng. 
3. Khảo sát tỷ lệ sống còn toàn bộ, sống còn 
bệnh không tiến triển và ảnh hưởng của một số yếu 
tố tiên lượng lên kết quả điều trị bệnh. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân 
được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học là 
LTBBLLT tái phát/ tiến triển đã hóa trị bước một, tại 
khoa Nội 2 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ 
1/1/2017 - 31/12/2017. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Bệnh nhân LTBBLLT tái phát/tiến triển lần đầu 
được chẩn đoán xác định dựa vào mô bệnh học và 
hóa mô miễn dịch, không đủ điều kiện ghép, điều trị 
bằng phác đồ R-IMVP16 hoặc IMVP16 đủ 4 - 6 chu 
kỳ. 
Tiêu chuẩn chọn hóa trị R - IMVP16: BN sinh 
thiết lại mô bệnh học c ... ọc ban đầu. Tỷ lệ 
sinh thiết của chúng tôi cao hơn tác giả Lưu Hùng 
Vũ (50%). Tuy nhiên, chỉ có 66,7% (42/63) trường 
hợp làm lại hóa mô miễn dịch phân tích dưới nhóm 
trung tâm mầm (germinal center B cell) và không 
trung tâm mầm (non germinal center B cell) hay còn 
gọi là nhóm tế bào B hoạt hóa (activated B cell). 
Theo nhiều tác giả, nhóm tế bào B hoạt hóa có tiên 
lượng xấu hơn, và cũng là yếu tố tiên lượng có giá 
trị hơn chỉ số IPI đối với bệnh nhân điều trị phác đồ 
CHOP[8]. Kết quả phân tích của chúng tôi ghi nhận 
34,9% trường hợp thuộc nhóm không trung tâm 
mầm. 
Trong khảo sát này, bệnh nhân được hóa trị với 
phác đồ IMVP16 và R -IMVP16 là tương đương 
nhau (33/30). Đa số trường hợp hóa trị 5 - 6 chu kỳ 
chiếm tỷ lệ 80,9%, chỉ có 2 trường hợp bệnh nhân 
hóa trị 7 - 8 chu kỳ và đạt đáp ứng một phần, 
10 bệnh nhân hóa trị 4 chu kỳ bệnh tiến triển ngay 
sau đó. 
Đối với LTBBLLT tái phát/ tiến triển không có 
phác đồ điều trị chuẩn giống như phác đồ R- CHOP 
ở bước một. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện 
nhằm tìm ra phác đồ cứu vớt phù hợp: tỷ lệ đáp ứng 
cao và độc tính dung nạp tốt nhất. Tiếp cận bệnh 
nhân LTBBLLT tái phát/ tiến triển, quyết định điều trị 
dựa vào việc bệnh nhân có là ứng viên cho ghép 
tế bào gốc hay không. Nếu bệnh nhân đủ điều kiện 
ghép và nhạy hóa trị sẽ được sử dụng các phác đồ 
DHAP/ R-DHAP hoặc ICE/ R-ICE để đạt đáp ứng tốt 
nhất, sau đó tiến hành hóa trị liều cao và ghép 
tế bào gốc tự thân[10]. Còn những bệnh nhân không 
đủ điều kiện ghép (do tuổi, tổng trạng kém, bệnh kết 
hợp) sẽ được hóa trị cứu vớt với những phác đồ độc 
tính thấp. Như thế, tiên lượng sẽ rất xấu và sống còn 
dưới 1 năm[31]. Tác giả Fernando C. và cộng sự 
đã nghiên cứu hiệu quả điều trị của phác đồ IMVP16 
(ifosfamide, methotrexate, etoposide) trên 52 bệnh 
nhân lymphôm tái phát cho tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn 
32% và thời gian sống còn trung bình là 15 tháng[5]. 
Còn theo nghiên cứu của Aurer I. và cộng sự trên 28 
bệnh nhân lymphôm tái phát/ tiến triển điều trị 
IMVP16, cho tỷ lệ đáp ứng toàn bộ 39%[3]. Do tình 
hình chưa phát triển ghép tế bào gốc tại bệnh viện 
ung bướu cũng như tùy theo tổng trạng của bệnh 
nhân, chúng tôi chọn phác đồ IMVP16/ R - IMVP16 
dễ dung nạp cho bệnh nhân lớn tuổi, tổng trạng 
kém. 
Tỷ lệ đáp ứng 
Mặc dù số bệnh nhân trong nghiên cứu hạn chế 
nhưng chúng tôi vẫn ghi nhận được lợi ích có phần 
thiên về nhóm hóa trị rituximab với tỷ lệ đáp ứng 
hoàn toàn cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 76 
(p = 0, 025). Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn cho hai nhóm 
phác đồ là 25,4%, đáp ứng một phần 34,9% và đáp 
ứng toàn bộ khá cao 60,3%, khác biệt không nhiều 
với tỷ lệ đáp ứng chung của phác đồ IMVP16 là 62% 
trong nghiên cứu của tác giả Fernando và cộng sự[8]. 
Tiếp đó, khi phân tích về sống còn, chúng tôi nhận 
thấy có sự khác biệt về sống còn toàn bộ 2 năm 
giữa hai nhóm có hay không có điều trị rituximab 
(p = 0,05). Nguyên nhân tỷ lệ đáp ứng trong nghiên 
cứu của chúng tôi khá cao có thể là do chúng tôi 
chọn lựa bệnh nhân tái phát/ tiến triển lần đầu, tổng 
trạng còn tốt, chưa bị suy mòn dần do hóa trị nhiều. 
Ngoài ra, chúng tôi chỉ lấy những trường hợp còn 
nhạy với hóa trị IMVP16/ R - IMVP16, loại bỏ những 
trường hợp tái phát/ tiến triển sau 1 - 3 chu kỳ khỏi 
nghiên cứu. Kết quả của chúng tôi cao hơn tác giả 
Aurer và cộng sự tổng kết trên 28 bệnh nhân 
lymphôm tái phát hóa trị IMVP16 cho tỷ lệ đáp ứng 
chung là 47% và sống còn toàn bộ 2 năm là 31%[3]. 
Điều này có thể là do nghiên cứu của tác giả Aurer 
vào năm 2002, khi mà kỉ nguyên “rituximab” chưa 
xuất hiện, mà trong nghiên cứu của chúng tôi gần 
50% bệnh nhân hóa trị kết hợp với rituximab. 
Bên cạnh đó tỷ lệ bệnh nhân không sử dụng 
rituximab ở bước một của chúng tôi khá cao, hơn 
60%, đó cũng là yếu tố thuận lợi cho việc sử dụng 
rituximab ở phác đồ bước hai khi tái phát/ tiến triển. 
Từ kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới 
với các phác đồ khác như R- ICE, R- DHAP theo 
sau ghép tế bào gốc, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ đáp 
ứng hóa trị của chúng tôi khá cao khi hóa trị phác đồ 
IMVP16/ R - IMVP16. Tuy nhiên, dữ liệu chỉ mang 
tính tổng kết, hồi cứu loạt ca, thiếu tính đại diện, 
không có sự đồng nhất giữa các nhóm bệnh nhân, 
loại giải phẫu bệnh, các tác nhân điều trị ban đầu, 
trong khi các nghiên cứu trên thế giới quy mô lớn, 
tiêu chuẩn chọn bệnh nghiêm ngặt từ đầu vào, chẩn 
đoán giai đoạn, đánh giá đáp ứng và tiên lượng 
bệnh bằng PET - CT. Đồng thời có thể khác biệt về 
nguy cơ sinh học, cơ địa người bệnh giữa Châu Á 
và Châu Âu, Châu Mỹ. 
Qua khảo sát 63 BN hóa trị đầy đủ, chúng tôi 
ghi nhận: trung vị sống còn toàn bộ là 25 tháng và 
sống còn bệnh không tiến triển là 9 tháng. Uớc tính 
sống còn toàn bộ 2 năm 53,5%, sống còn bệnh 
không tiến triển 36,1%. Kết quả phân tích của chúng 
tôi cao hơn tác giả Aurer (31%) vì gần 50% bệnh 
nhân trong nghiên cứu được kết hợp với rituximab 
khi hóa trị cứu vớt còn của Aurer chỉ hóa trị đơn 
thuần. Tuy nhiên khi so sánh với các phác đồ hóa trị 
cứu vớt khác có kết hợp rituximab, chúng tôi nhận 
thấy không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ sống còn. 
Từ lâu các nhà lâm sàng luôn nghiên cứu để tìm ra 
phác đồ cứu vớt cho bệnh nhân lymphôm tái 
phát/tiến triển đạt đáp ứng cao, sống còn lâu dài và 
độc tính chấp nhận được. Nhiều phác đồ đã được 
đưa ra phân tích: R - ICE, R - DHAP, R - ESHAP, 
R - EPOCH nhưng chưa có chọn lựa tối ưu nhất 
như phác đồ R - CHOP trong điều trị ban đầu. Đối 
với bệnh nhân trẻ, tổng trạng tốt, chúng tôi cũng đã 
tiến hành điều trị các phác đồ mạnh như trên nhưng 
bệnh nhân thường bị độc tính quá nhiều như giảm 
bạch cầu hạt độ 4, giảm 3 dòng tế bào máu, viêm 
phổi nặng, suy thận mạn do độc tính của cisplatin 
làm cho bệnh nhân phải trì hoãn hóa trị, thậm chí có 
khi phải ngừng hóa trị. Do đó, trong nghiên cứu này, 
đa số bệnh nhân >50 tuổi (71,4%), có bệnh lý đi 
kèm, chúng tôi chọn lựa phác đồ IMVP16/ 
R - IMVP16 cho dễ dung nạp, ít độc tính, mà qua 
phân tích tỷ lệ đáp ứng toàn bộ khá cao 60,3%, mặc 
dù thời gian kéo dài đáp ứng trung bình chỉ 8,7 
tháng ở nhóm tái phát và sống còn toàn bộ 2 năm 
53,5%. Hy vọng tiên lượng của bệnh nhân lymphôm 
tái phát/tiến triển sẽ có một bước tiến mới khi mà 
chúng tôi phát triển được kỹ thuật ghép tế bào gốc. 
Phân tích các yếu tố tiên lượng 
Qua phân tích chúng tôi ghi nhận các yếu tố 
liên quan đến sống còn toàn bộ là thời gian tái phát/ 
tiến triển ≤ 12 tháng, phác đồ cứu vớt không sử 
dụng rituximab và bệnh tiến triển, điều đó có nghĩa là 
không đạt đáp ứng hoàn toàn khi điều trị ban đầu. 
Theo y văn, các tác giả cũng tiến hành phân 
tích các yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến sống còn 
trên bệnh nhân lymphôm tái phát/ tiến triển. Tuy 
nhiên chưa có sự thống nhất và đồng thuận để đưa 
ra chỉ số tiên lượng bệnh khi tái phát/ tiến triển như 
chỉ số IPI trong chẩn đoán ban đầu, nên vẫn sử 
dụng chỉ số IPI để đánh giá khi tái phát. Theo tác giả 
Danese và cộng sự [6] tổng hợp trên 632 bệnh nhân 
tái phát/kháng trị từ năm 2000 - 2007 nhận định, thời 
gian lui bệnh, nam giới, thiếu máu lúc chẩn đoán là 
những yếu tố tiên lượng quan trọng. Trong nghiên 
cứu CORAL của tác giả Gisselbrecht và cộng sự[4] 
khảo sát trên 396 bệnh nhân lymphôm tái 
phát/kháng trị năm 2010, được phân ra 2 nhóm điều 
tri R - ICE hoặc R - DHAP, đã chứng minh các yếu 
tố IPI ≥2 lúc tái phát, thời gian tái phát < 12 tháng và 
có điều tri rituximab ở bước một ảnh hưởng đến 
sống còn không biến cố 3 năm, sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,001). Mặc dù mẫu nghiên cứu 
của chúng tôi ít hơn các tác giả nước ngoài, không 
khảo sát hết các yếu tố cần thiết, nhưng vẫn ghi 
nhận được bệnh tiến triển có tiên lượng xấu hơn 
bệnh tái phát, thời gian tái phát/ tiến triển dưới 12 
tháng sau khi kết thúc điều trị bước một và hóa trị 
cứu vớt không sử dụng rituximab là những yếu tố 
ảnh hưởng xấu đến thời gian sống còn. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 77 
KẾT LUẬN 
Qua khảo sát 63 bệnh nhân được chẩn đoán 
lymphôm tế bào B lớn lan tỏa tái phát/tiến triển điều 
trị tại BVUB trong khoảng thời gian từ 01/01/2017 
đến 31/12/2017, chúng tôi rút ra các kết luận sau: 
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng 
Tỷ lệ nam/nữ tương đương nhau. Đa số bệnh 
nhân >50 tuổi, thời gian tái phát trung bình 14,8 
tháng, gần 60% tái phát dưới 1 năm. Triệu chứng 
thường gặp là hạch ngoại vi to (55,6%). Triệu chứng 
B gặp trong 65% các trường hợp. 
Khảo sát ghi nhận LDH và 2 - M tăng trong 
khoảng 50% trường hợp. Hơn 90% BN được chụp 
CT scan lúc chẩn đoán bệnh tái phát và đánh giá 
đáp ứng. 
Kết quả điều trị 
Tỷ lệ đáp ứng điều trị của nhóm có rituximab 
cao hơn nhóm không có rituximab với đáp ứng toàn 
bộ là 73,3% so với 48,5% (p = 0,025). 
Thời gian kéo dài đáp ứng ở nhóm tái phát và 
tiến triển lần lượt là 8,7 tháng và 4,9 tháng. 
Tỷ lệ sống còn 
Trung vị sống còn toàn bộ là 25 tháng, sống 
còn bệnh không tiến triển là 9 tháng. Tỷ lệ sống còn 
toàn bộ 2 năm 53,5%, sống còn bệnh không tiến 
triển 2 năm 36,1%. 
 Tỷ lệ sống còn toàn bộ 2 năm ở nhóm có 
rituximab 64,4% cao hơn so với 40,1% ở nhóm 
không rituximab (p < 0,05). 
Thời gian tái phát/tiến triển sau 12 tháng, hóa trị 
có rituximab và nhóm bệnh tái phát là các yếu tố ảnh 
hưởng đến sống còn toàn bộ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nghiêm Thị Minh Châu (2009), "Đặc điểm lâm 
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u lympho 
không Hodgkin tái phát tại khoa huyết học lâm 
sàng- BV 103", Tạp chí Y học TP. HCM, 13(6), 
trang 627 - 630. 
2. Lưu Hùng Vũ (2007), "Khảo sát lymphôm không 
Hodgkin tái phát tại Bệnh viện Ung Bướu Thành 
phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Thành phố Hồ 
Chí Minh, 11(5), trang 185 - 190. 
3. Aurer I., Durakovic N., Radman I., et al. (2002), 
"Combination of ifosfamide, methotrexate, and 
etoposide (IMVP) as a salvage therapy for 
relapsed and refractory aggressive non-Hodgkin 
lymphoma: retrospective study", Croat Med J, 
43(5), pp. 550 - 554. 
4. Aurer I., Mitrovic Z., Nemet D., et al. (2008), 
"Treatment of relapsed or refractory aggressive 
non-hodgkin lymphoma with two ifosfamide-
based regimens, IMVP and ICE", J Chemother, 
20(5), pp. 640 - 644. 
5. Cabanillas F., Hagemeister F. B., Bodey G. P., 
et al. (1982), "IMVP-16: an effective regimen for 
patients with lymphoma who have relapsed after 
initial combination chemotherapy", Blood, 60(3), 
pp. 693 - 697. 
6. Cheson B. D., Fisher R. I., Barrington S. F., et al. 
(2014), "Recommendations for initial evaluation, 
staging, and response assessment of Hodgkin 
and non-Hodgkin lymphoma: the Lugano 
classification", J Clin Oncol, 32(27), | 
pp. 3059 - 3068. 
7. Danese M. D., Griffiths R. I., Gleeson M. L., et al. 
(2017), "Second-line therapy in diffuse large B-
cell lymphoma (DLBCL): treatment patterns and 
outcomes in older patients receiving outpatient 
chemotherapy", Leuk Lymphoma, 58(5), 
pp. 1094 - 1104. 
8. Feugier P., Van Hoof A., Sebban C., et al. 
(2005), "Long-term results of the R-CHOP study 
in the treatment of elderly patients with diffuse 
large B-cell lymphoma: a study by the Groupe 
d'Etude des Lymphomes de l'Adulte", J Clin 
Oncol, 23(18), pp. 4117 - 4126. 
9. Gisselbrecht C., Van Den Neste E. (2018), "How 
I manage patients with relapsed/refractory 
diffuse large B cell lymphoma", Br J Haematol, 
182(5), pp. 633 - 643. 
10. Kewalramani T., Zelenetz A. D., Nimer S. D., et 
al. (2004), "Rituximab and ICE as second-line 
therapy before autologous stem cell 
transplantation for relapsed or primary refractory 
diffuse large B-cell lymphoma", Blood, 103(10), 
3684 - 3688. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 78 
ABSTRACT 
Result of treatment of relapsed/refractory diffuse large B cell lymphoma by IMVP16 regimen with or 
without rituximab 
Purpose: To determine the responsive treatment relapsed/refractory diffuse large B cell lymphoma with 
IMVP16 plus rituximab, the overall survival 2 years, the progressive free survival 2 years 
Materials and methodes: Sixty - three patients with relapsed/refractory diffuse large B cell lymphoma 
treated at the HCM City Oncology Hospital from January 2017 to December 2017 were analyzed 
retrospectively. 
Result: The response rate of the rituximab group was higher than the rituximab-free group with a complete 
response of 73.3% compared to 48.5% (p = 0.025). Factors that adversely affected the response rate included 
recurrence interval below 12 months, chemotherapy dose reduction, and advanced stage of the disease. The 
duration of response prolongation in the recurrent and progressive group were 8.7 months and 4.9 months, 
respectively. The median overall survival was 25 months, and progressive disease-free survival was 9 months. 
The 2-year overall survival rate and the 2-year progressive disease-free survival rate were 53.5% and 36.1%, 
respectively. The 2-year progressive disease-free survival rate in the rituximab group was 64.4%, higher in the 
rituximab group 40.1% (p<0.05). The interval of recurrence/progression after 12 months, rituximab 
chemotherapy, and the relapse group of diseases impacted the overall survival. However, these features were 
not independent prognostic factors. Overall, toxicity in the rituximab group was similar to the chemotherapy 
alone group. 
Conclusions: For the treatment of relapsed/refractory DLBCL patients with CD20 (+) ineligible for 
transplantation, the combination of rituximab with IMVP16 chemotherapy gives treatment response rates, 
overall survival, and disease-free survival properly better. 
Keywords: Relapsed/refractory diffuse large B cell lymphoma, rituximab. 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_dieu_tri_benh_lymphom_te_bao_b_lon_lan_toa_tai_phat.pdf