Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết dengue ở học sinh trường Tiểu học và Trung học Cơ sở tỉnh An Giang

Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm chưa có vắc xin dự phòng và thuốc đặc

trị. Phòng chống SXHD dựa vào cộng đồng là giải pháp giúp huy động nguồn lực xã hội và mang tính chủ động

cao. Học sinh có thể thực hiện tốt các hoạt động kiểm soát vector tại nhà và vận động các thành viên trong gia

đình cùng tham gia. Do đó, một can thiệp đã được thực hiện thông qua việc giảng dạy cho học sinh tiểu học và

trung học cơ sở.

Mục tiêu: Xác định sự thay đổi về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh SXHD của học sinh tiểu học và

trung học cơ sở sau can thiệp.

Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng được thực hiện trên 184 học sinh tiểu học và trung học.

Quá trình thực hiện gồm 3 giai đoạn: 1) Khảo sát trước can thiệp; 2) Triển khai hoạt động can thiệp: tập huấn cho

giáo viên, cung cấp tài liệu giảng dạy, thực hiện giảng dạy cho học sinh và tổ chức hội thi; 3) Đánh giá sau can

thiệp. Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu cụm với cụm là khối lớp. Trong từng khối lớp, chọn mẫu theo

phương pháp ngẫu nhiên hệ thống dựa theo thứ tự danh sách lớp. Học sinh được đánh giá kiến thức trước và sau

can thiệp thông qua một bộ câu hỏi soạn sẵn. Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata và phân tích bằng phần

mềm Stata.

Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết dengue ở học sinh trường Tiểu học và Trung học Cơ sở tỉnh An Giang trang 1

Trang 1

Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết dengue ở học sinh trường Tiểu học và Trung học Cơ sở tỉnh An Giang trang 2

Trang 2

Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết dengue ở học sinh trường Tiểu học và Trung học Cơ sở tỉnh An Giang trang 3

Trang 3

Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết dengue ở học sinh trường Tiểu học và Trung học Cơ sở tỉnh An Giang trang 4

Trang 4

Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết dengue ở học sinh trường Tiểu học và Trung học Cơ sở tỉnh An Giang trang 5

Trang 5

Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết dengue ở học sinh trường Tiểu học và Trung học Cơ sở tỉnh An Giang trang 6

Trang 6

Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết dengue ở học sinh trường Tiểu học và Trung học Cơ sở tỉnh An Giang trang 7

Trang 7

Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết dengue ở học sinh trường Tiểu học và Trung học Cơ sở tỉnh An Giang trang 8

Trang 8

Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết dengue ở học sinh trường Tiểu học và Trung học Cơ sở tỉnh An Giang trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 2640
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết dengue ở học sinh trường Tiểu học và Trung học Cơ sở tỉnh An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết dengue ở học sinh trường Tiểu học và Trung học Cơ sở tỉnh An Giang

Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết dengue ở học sinh trường Tiểu học và Trung học Cơ sở tỉnh An Giang
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 546
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY PHÒNG CHỐNG 
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC 
VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH AN GIANG 
Tạ Quốc Đạt*, Lâm Ngọc Báu*, Lê Thị Thảo Vi* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm chưa có vắc xin dự phòng và thuốc đặc 
trị. Phòng chống SXHD dựa vào cộng đồng là giải pháp giúp huy động nguồn lực xã hội và mang tính chủ động 
cao. Học sinh có thể thực hiện tốt các hoạt động kiểm soát vector tại nhà và vận động các thành viên trong gia 
đình cùng tham gia. Do đó, một can thiệp đã được thực hiện thông qua việc giảng dạy cho học sinh tiểu học và 
trung học cơ sở. 
Mục tiêu: Xác định sự thay đổi về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh SXHD của học sinh tiểu học và 
trung học cơ sở sau can thiệp. 
Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng được thực hiện trên 184 học sinh tiểu học và trung học. 
Quá trình thực hiện gồm 3 giai đoạn: 1) Khảo sát trước can thiệp; 2) Triển khai hoạt động can thiệp: tập huấn cho 
giáo viên, cung cấp tài liệu giảng dạy, thực hiện giảng dạy cho học sinh và tổ chức hội thi; 3) Đánh giá sau can 
thiệp. Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu cụm với cụm là khối lớp. Trong từng khối lớp, chọn mẫu theo 
phương pháp ngẫu nhiên hệ thống dựa theo thứ tự danh sách lớp. Học sinh được đánh giá kiến thức trước và sau 
can thiệp thông qua một bộ câu hỏi soạn sẵn. Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata và phân tích bằng phần 
mềm Stata. 
Kết quả: Có sự thay đổi về kiến thức và thực hành phòng chống bệnh SXHD ở học sinh tiểu học và 
trung học cơ sở sau can thiệp. Ở học sinh tiểu học: có sự gia tăng trong kiến thức nơi trú đậu muỗi vằn 
(79,9 – 95,7%), muỗi vằn đẻ trứng trong DCCN trong nhà (41,3 – 60%), ngủ mùng cả ngày đêm (64,7 – 
92,4%); có sự gia tăng trong thực hành bỏ muối vào chén chống kiến (56 – 74,5%), thu gom vật phế thải 
(82,6 – 91,3%). Ở học sinh trung học cơ sở: có sự gia tăng trong kiến thức cơ chế truyền bệnh của muỗi vằn 
(83,6 – 96,7%), dấu hiệu bệnh (74,3 – 85,5%); có sự gia tăng trong thực hành bỏ muối vào chén chống kiến 
(22,9 – 46,1%), thu gom vật phế thải (43,3 – 71,1%), đổ nước đọng khay hứng nước tủ lạnh (30 – 44,1%), 
ngủ mùng cả ngày đêm (68,8 – 84,2%). 
Kết luận: Hoạt động can thiệp giảng dạy phòng chống SXHD trong trường tiểu học và trung học cơ sở đã 
làm tăng kiến thức đúng và thực hành đúng trong phòng chống SXH của học sinh. 
Từ khóa: sốt xuất huyết Dengue, hoạt động giảng dạy, kiến thức, thực hành, học sinh 
ABSTRACT 
EFFECTIVE TEACHING DENGUE HAEMORRHAGIC FEVER PREVENTION 
IN PRIMARY AND SECONDARY SCHOOLS, AN GIANG PROVINCE 
Ta Quoc Dat, Lam Ngoc Bau, Le Thi Thao Vi 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 546 - 554 
Background: Dengue haemorrhagic fever (DHF) is an infectious disease resulting unexpected outcomes; 
meanwhile, vaccine and specific treatment have been unavailable now. Community-based DHF prevention could 
*Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: ThS. Tạ Quốc Đạt ĐT: 0907959900 Email: taquocdat@iph.org.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 547
be considered as a highly effective solution to mobilize social resources. Pupils are able to perform vector control 
activities well and encourage family members participating. Therefore, a communication intervention for primary 
and secondary pupils was carried out. 
Objectives: To determine the change in knowledge and practice of dengue prevention among primary and 
secondary pupils after intervention. 
Method: A community intervention trial among 184 pupils was conducted through 3 phases: 1) Survey 
before intervention; 2) Implementing intervention activities: training teachers, providing materials, teaching for 
students and organizing contest to learn DHF; 3) Evaluaing after intervention. Cluster sampling method was 
employed for sampling, the cluster was the grade. Then, pupils were selected by systematic sampling in each 
cluster. Samples were evaluated their knowledge before and after the intervention by the structure questionaire. 
Data was entered with Epidata software and then analyzed using Stata software. 
Results: Knowledge and practice of DHF prevention was increased among both primary and secondary 
pupils after intervention. Regarding the former, their understanding about mosquito was significant improved on 
mosquito shelter (79.9 – 95.7%), place of laying eggs (41.3 – 60%), using bed nets for all time (64.7 – 92.4%); 
there is an increase in practice of putting salt into miscellaneous containers (56 – 74.5%), collecting waste 
materials (82.6 – 91.3%). In terms of the latter, there is an increase in knowledge of DHF transmission 
mechanism (83.6 – 96.7%), sign of DHF (74.3 – 85.5%), practice of putting salt into miscellaneous containers 
(22.9 – 46.1%), collecting waste materials (43.3 – 71.1%), pouring the stagnant water off the drip tray of the 
refrigerator (30 – 44.1%), using bed nets for all day and night (68.8 – 84.2%). 
Conclusion: Intervention activities increased knowledge and practice toward DHF prevention for pupils. 
Key words: dengue hemorrhagic fever, teaching activities, knowledge, practice, studen 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh 
truyền nhiễm vi rút cấp tính có khả năng gây tử 
vong cao nếu xảy ra biến chứng. SXHD chưa có 
vắc xin dự phòng và thuốc đặc trị. Theo WHO, 
ước tính có khoảng 128 quốc gia bị ảnh hưởng 
bởi SXHD. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề 
nhất là Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương 
với số ca mắc gia tăng nhanh từ 1,2 triệu ca trong 
năm 2008 lên hơn 3,34 triệu ca trong năm 2016 
và hiện đang tiếp tục gia tăng(4). 
Việt Nam là một trong những quốc gia đứng 
đầu khu vực Đông Nam Á về số mắc và tử vong 
do SXHD, trong đó phần lớn SXHD xảy ra ở các 
tỉnh phía Nam. Kiểm soát và ứng  ... (2). Kết quả nghiên cứu cho thấy 
kiến thức về sự nguy hiểm của SXH tăng sau can 
thiệp như SXH không có thuốc đặc trị tăng 2,22 
lần (KTC 95% 1,35-3,65); SXH chưa có vắc xin 
phòng bệnh tăng 2,35 lần (KTC 95% 1,42-3,89); 
SXH có thể gây chết người tăng 3,35 lần (KTC 
95% 1,54-7,74,). Trong đó kiến thức SXH nguy 
hiểm vì có thể lây cho nhiều người ở khảo sát 
sau và trước không có sự thay đổi nhiều. Không 
có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê ở kiến thức 
mùa xảy ra SXH nhiều nhất và ở kiến thức cách 
phòng bệnh SXH (Bảng 7). 
Kết quả khảo sát cho thấy kiến thức chung 
đúng về biện pháp diệt lăng quăng của học sinh 
tăng 2,83 lần (với KTC 95% 1,69-4,74, p <0,001). 
Đối với từng biện pháp diệt lăng quăng, có sự 
gia tăng đáng kể trong hiểu biết của học sinh sau 
can thiệp: biện pháp đậy nắp kín tăng 2,57 lần, 
biện pháp thả cá tăng 2,52 lần, biện pháp súc rửa 
tăng 2,14 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p <0,05. Với biện pháp thu gom, loại bỏ vật 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 551
phế thải, có sự gia tăng trong kiến thức ở học 
sinh tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê. Có sự gia tăng trong hiểu biết của học 
sinh về cách súc rửa dụng cụ chứa nước đúng và 
cách đậy nắp kín đúng so với khảo sát đầu, sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 8). 
Bảng 8: Kiến thức đúng về biện pháp phòng bệnh SXH ở học sinh THCS 
Nội dung 
Cuối kỳ Đầu kỳ 
p OR (KTC 95%) 
n (%) n (%) 
Kiến thức chung về biện pháp DLQ 111 (73,0) 69 (48,9) <0,001 2,83 (1,69-4,74) 
Đậy nắp kín DCCN 129 (84,9) 96 (68,6) 0,001 2,57 (1,41-4,77) 
Súc rửa DCCN 138 (90,8) 115 (82,1) 0,03 2,14 (1,01-4,67) 
Thu gom, loại bỏ vật phế thải 132 (86,8) 110 (78,6) 0,06 1,8 (0,93-3,54) 
Thả cá DCCN 141 (92,8) 117 (83,6) 0,01 2,52 (1,12-5,96) 
Cách súc rửa DCCN đúng 119 (78,3) 94 (66,7) 0,03 1,8 (1,04-3,15) 
Cách đậy nắp kín đúng 137 (90,1) 112 (80,0) 0,02 2,28 (1,11-4,83) 
Bảng 9: Thực hành phòng bệnh SXH ở học sinh THCS và gia đình 
Nội dung 
Cuối kỳ Đầu kỳ 
p 
OR 
(KTC 95%) n (%) n (%) 
Học sinh thực hiện hoạt động DLQ vừa sức 
Bỏ muối chén nước chống kiến 70 (46,1) 32 (22,9) <0,001 2,88 (1,69-4,96) 
Đổ nước đọng khay hứng nước tủ lạnh 67 (44,1) 42 (30,0) 0,01 1,84 (1,1-3,07) 
Thay nước bình bông 107 (70,4) 84 (60,0) 0,06 1,58 (0,95-2,65) 
Thu gom, loại bỏ vật phế thải 108 (71,1) 61 (43,3) 0,04 1,9 (1-3,63) 
Học sinh chống muỗi đốt 
Thoa kem chống muỗi 105 (69,1) 77 (55,0) 0,01 1,83 (1,1-3,04) 
Dùng thuốc xịt muỗi 117 (77,0) 88 (62,9) 0,008 1,98 (1,15-3,4) 
Ngủ mùng cả ngày lẫn đêm 128 (84,2) 97 (68,8) 0,003 2,45 (1,31-4,67) 
Gia đình thực hiện hoạt động DLQ 
Thả cá DCCN 110 (74,3) 73 (57,9) 0,004 2,1 (1,22-3,62) 
Súc rửa DCCN 123 (83,1) 106 (84,1) 0,82 0,93 (0,46-1,85) 
Đậy nắp kín DCCN 132 (89,2) 105 (83,3) 0,16 1,65 (0,78-3,56) 
Nắp xi măng 27 (18,2) 9 (7,1) 0,007 2,9 (1,25-7,29) 
Nắp nhôm 84 (56,8) 56 (44,4) 0,04 1,64 (1-2,72) 
Đậy kín bằng miếng nilong và ràng dây 67 (45,3) 42 (33,3) 0,04 1,65 (1-2,79) 
Nhìn chung, tỷ lệ học sinh thực hành các 
hoạt động diệt lăng quăng phòng bệnh SXH ở 
cuối kỳ có tăng so với đầu kỳ. Trong đó, tỷ lệ học 
sinh thực hành bỏ muối chén nước chống kiến 
tăng 2,88 lần so với ban đầu (KTC 95% 1,69-4,96, 
p <0,001); tỉ lệ học sinh đổ nước đọng khay hứng 
nước tủ lạnh tăng 1,84 lần so với ban đầu (KTC 
95% 1,1-3,07, p=0,01); tỉ lệ học sinh thực hiện thu 
gom, loại bỏ vật phế thải tăng 1,9 lần so với ban 
đầu (KTC 95% 1-3,63, p=0,04). Có sự thay đổi ở 
hoạt động thay nước bình bông hai hay ba ngày 
một tuần (70,4% so với 60%) nhưng sự khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê (Bảng 9). 
Tỷ lệ học sinh thực hành chống muỗi đốt 
phòng bệnh SXH tăng ở các biện pháp: ngủ 
mùng cả ngày lẫn đêm, dùng thuốc xịt muỗi và 
thoa kem chống muỗi. Thực hành ngủ mùng cả 
ngày lẫn đêm tăng 2,45 lần (KTC 95% 1,31-4,67, 
p=0,003) so với đầu kỳ, kết quả này tương đương 
với nghiên cứu tại Long Hồ, Vĩnh Long năm 
2015(1). Tỉ lệ học sinh dùng kem chống muỗi tăng 
1,83 lần, thuốc xịt muỗi để chống muỗi đốt tăng 
1,98 lần so với khảo sát ban đầu. Sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê giữa hai lần khảo sát. 
Đối với hoạt động diệt lăng quăng ở gia đình 
học sinh, kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ gia đình 
học sinh có thả cá vào các dụng cụ chứa nước 
tăng 2,1 lần (KTC 95% 1,22-3,62). Tuy nhiên, 
chưa thấy có sự thay đổi rõ ràng trong hoạt động 
súc rửa và đậy nắp dụng cụ chứa nước. Riêng ở 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 552
hoạt động đậy nắp kín dụng cụ chứa nước, gia 
đình học sinh đã có sự thay đổi trong việc lựa 
chọn các loại nắp đậy đủ tiêu chuẩn kín như: 
nắp xi măng (sau can thiệp tăng 2,9 lần), nắp 
nhôm (sau can thiệp tăng 1,64 lần) và đậy bằng 
miếng nilong có ràng dây (tăng 1,65 lần sau can 
thiệp), những sự khác biệt này đều có ý nghĩa 
thống kê. 
BÀN LUẬN 
Hiểu biết của học sinh về sự nguy hiểm của 
bệnh SXH ở cả hai khối tiểu học và trung học cơ 
sở đều có sự gia tăng ở cuối kỳ. Tỉ lệ học sinh 
tiểu học biết bệnh SXH không có thuốc đặc trị 
tăng sau can thiệp (81,2% so với 46,2%) (Bảng 3), 
kết quả cao hơn nghiên cứu tại huyện Cái Bè, 
Tiền Giang năm 2008: tỉ lệ học sinh có hiểu biết 
về kiến thức này là 64,4%(2). Tỉ lệ học sinh trung 
học cơ sở biết bệnh SXH không có thuốc điều trị 
đặc hiệu cũng tăng sau can thiệp, từ 46% lên 
64,5% (Bảng 7), tương đương với nghiên cứu 
trên nhóm học sinh trung học cơ sở ở Cái Bè, 
Tiền Giang(2). Ngoài ra, đối với nhóm học sinh 
trung học cơ sở, tỉ lệ biết SXH có thể gây chết 
người và chưa có vắc xin phòng có sự gia tăng so 
với đầu kỳ, trong khi đó kiến thức SXH có thể 
lây cho nhiều người không có sự thay đổi ở hai 
lần khảo sát (Bảng 7). Nhận thức đúng về mức 
độ nguy hiểm của bệnh sẽ giúp học sinh chú ý 
và có trách nhiệm hơn trong việc phòng chống 
bệnh. Do đó, khi giảng dạy giáo viên cần nhấn 
mạnh cho học sinh về mức độ nguy hiểm của 
bệnh SXH (đặc biệt là kiến thức SXH có thể lây 
lan nhanh cho nhiều người). Đây có thể là khởi 
đầu để học sinh có sự quan tâm cần thiết về 
bệnh, từ đó ý thức hơn trong việc chủ động thực 
hành các biện pháp phòng chống SXH cho bản 
thân và gia đình. 
Kết quả khảo sát cho thấy kiến thức đúng về 
cách phòng bệnh SXH của học sinh tiểu học tăng 
1,81 lần so với đầu kỳ (p=0,005) (Bảng 2), kết quả 
này tương đương với nghiên cứu trên nhóm học 
sinh trung học cơ sở tại xã Đồng Phú, huyện 
Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long năm 2015(1). 
Các biện pháp diệt lăng quăng là nội dung 
cơ bản của chương trình giảng dạy phòng chống 
SXH trong trường học, vì vấn đề cốt lõi của 
phòng chống SXH là kiểm soát được lăng quăng. 
Để học sinh thực hiện được điều này, các em cần 
phải nắm vững được các biện pháp diệt lăng 
quăng tương ứng với từng loại vật chứa nước. 
Vì vậy, kiến thức này đã được chú trọng trong 
chương trình giảng dạy SXH tại trường học. Sau 
khi được học tại trường, hiểu biết của học sinh 
trung học cơ sở có sự gia tăng đáng kể, cụ thể: 
biện pháp đậy nắp kín tăng 2,57 lần, biện pháp 
thả cá tăng 2,52 lần, biện pháp súc rửa tăng 2,14 
lần, bỏ muối chén nước chống kiến tăng 2,88 lần, 
đổ nước đọng khay hứng nước tủ lạnh tăng 1,84 
lần, thu gom loại bỏ vật phế thải tăng 1,9 lần và 
những sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê 
(Bảng 8 và Bảng 9). Nắm vững kiến thức về các 
biện pháp diệt lăng quăng cụ thể cho từng vật 
chứa nước sẽ giúp học sinh có cơ sở để thực 
hành đúng các biện pháp phòng bệnh SXH. 
Về kiến thức nơi sinh sản của muỗi vằn ở 
nhóm học sinh trung học cơ sở, các em còn 
nhầm lẫn muỗi vằn sinh sản ở ao tù, cống rãnh 
chứa nước thải (Bảng 6). Trong khi đó, cũng ở 
kiến thức này, đối với học sinh tiểu học, sự nhầm 
lẫn chỉ xảy ra ở ao tù chứa nước thải và kiến thức 
muỗi vằn sinh sản ở cống rãnh chứa nước thải 
giảm sau can thiệp (Bảng 2). Do đó, trong quá 
trình giảng dạy, giáo viên cần nhấn mạnh kiến 
thức này để tránh sự nhầm lẫn ở học sinh. 
Đối với kiến thức về cơ chế truyền bệnh 
SXH, tỉ lệ học sinh trung học cơ sở biết cơ chế 
truyền bệnh SXH của muỗi vằn là muỗi hút máu 
người bệnh truyền sang người lành tăng 5,78 lần 
so với đầu kỳ, với p <0,001 (Bảng 6). Tỉ lệ này cao 
hơn nghiên cứu trên nhóm người dân tại Bảo 
Vinh, Long Khánh, Đồng Nai và cao hơn nghiên 
cứu ở nhóm học sinh trung học cơ sở tại Đồng 
Phú, Long Hồ, Vĩnh Long(1,3). 
Sau khi được thầy cô giáo giảng dạy, tỉ lệ học 
sinh trung học cơ sở có kiến thức đúng về dấu 
hiệu bệnh SXH tăng 2,05 lần so với khảo sát đầu 
(p=0,02) (Bảng 7). Kết quả này tương đồng với 
nghiên cứu trên nhóm học sinh trung học cơ sở 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 553
tại Vĩnh Long nhưng thấp hơn so với nghiên cứu 
của Vesga-Gómez với tỉ lệ học sinh trả lời đúng 
dấu hiệu bệnh tăng 7,6 lần(1,4). 
Tỉ lệ học sinh trung học cơ sở biết triệu 
chứng cơ bản của SXH sau can thiệp là 85,5% 
(Bảng 7), thấp hơn so với nghiên cứu tại Cái Bè, 
Tiền Giang năm 2009 là 92,7% và nghiên cứu tại 
Long Hồ, Vĩnh Long năm 2015 là 91,7%(1,2). 
Về thực hành ngủ mùng cả ngày lẫn đêm, 
sau can thiệp tỉ lệ học sinh trung học cơ sở có 
thực hành biện pháp này để phòng bệnh SXH 
tăng 2,45 lần so với trước can thiệp (p=0,003) 
(Bảng 9), kết quả này tương đương với nghiên 
cứu tại Long Hồ, Vĩnh Long năm 2015(1). 
Đối với hoạt động diệt lăng quăng ở gia đình 
học sinh khối trung học cơ sở, tỉ lệ học sinh có 
thả cá vào dụng cụ chứa nước tăng sau can thiệp 
(p=0,004) nhưng chưa có sự gia tăng rõ ràng 
trong thực hành súc rửa và đậy nắp dụng cụ 
chứa nước (Bảng 9). Tuy vậy, kết quả khảo sát 
còn cho thấy gia đình học sinh đã có sự thay đổi 
trong việc lựa chọn chất liệu các loại nắp đậy đủ 
tiêu chuẩn kín, việc sử dụng các loại nắp đậy 
như: nắp xi măng, nắp nhôm, đậy bằng miếng 
nilong có ràng dây tăng sau can thiệp và sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 9). Xã Vĩnh 
Trường, huyện An Phú, tỉnh An Giang là xã 
vùng ven giáp ranh biên giới Campuchia. Đa số 
người lớn và thanh niên trong tuổi lao động đều 
đi làm ăn xa tại các khu công nghiệp Bình 
Dương, Đồng Nai, chỉ còn người già ở nhà và trẻ 
em ở lại địa phương để đi học. Ông bà tuổi già 
yếu nên việc thực hiện súc rửa dụng cụ chứa 
nước thường xuyên cũng là điều khó khăn, bên 
cạnh đó học sinh ở độ tuổi cấp hai chưa phát 
triển thể chất toàn diện nên việc súc rửa cũng 
khó thực hiện được. Đây có thể là lý do của sự 
thay đổi tập trung vào các hoạt động vừa sức 
như thả cá và đậy nắp kín dụng cụ chứa nước. 
KẾT LUẬN 
Sau khi triển khai hoạt động can thiệp truyền 
thông lồng ghép giảng dạy SXH vào trong 
trường học tại xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, 
tỉnh An Giang, tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng 
và thực hành đúng trong phòng chống SXH tăng 
có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp. 
Điểm mạnh của hoạt động 
Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám Hiệu 
nhà trường quan tâm và tạo điều kiện để giáo 
viên thực hiện tốt công tác giảng dạy. 
Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ 
kiến thức đầy đủ, kịp thời đúng kế hoạch. 
Giáo viên được tập huấn trước khi giảng 
dạy, được cung cấp giáo án đã biên soạn sẵn nội 
dung bài học cụ thể, được cung cấp tranh ảnh 
cho việc giảng dạy. 
Đây là vấn đề sức khỏe gần gũi nên thu hút 
được sự quan tâm của học sinh. 
Cuộc thi tìm hiểu về SXH thu hút được sự 
tham gia của học sinh, là sân chơi để các em sinh 
hoạt và thi đua với nhau. 
Điểm hạn chế của hoạt động 
Việc sắp xếp lịch giảng dạy cho học sinh khối 
trung học cơ sở còn gặp khó khăn vì hiện nay 
nhiều chương trình được triển khai lồng ghép 
vào trường học. 
Tranh ảnh minh họa, tài liệu truyền thông 
phục vụ công tác giảng dạy chưa đầy đủ cho 
từng bài học. 
Đa số người dân trong độ tuổi lao động đi 
làm ăn xa, chỉ còn trẻ em và người già sinh 
sống trên địa bàn nên việc vận động thực hiện 
diệt lăng quăng phòng chống SXH tại nhà còn 
hạn chế, đặc biệt những hộ có học sinh khối 
lớp tiểu học. 
Chưa tổ chức được các hoạt động theo dõi 
giám sát của nhà trường trong việc phòng chống 
SXH tại nhà của học sinh. 
ĐỀ XUẤT 
Ngành y tế, giáo dục và các ban ngành đoàn 
thể phối hợp với nhau để tổ chức các hoạt động 
theo dõi giám sát việc thực hiện phòng chống 
SXH tại nhà của học sinh. 
Trung tâm TT-GDSK, Trung tâm Y tế huyện 
hỗ trợ thêm các tài liệu truyền thông nhằm phục 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 554
vụ công tác giảng dạy SXH trong trường học. 
Ban Giám Hiệu nhà trường và giáo viên 
quan tâm hơn nữa và thường xuyên nhắc nhở 
học sinh thực hành các hoạt động phòng chống 
SXH tại nhà. 
Tiếp tục duy trì hoạt động giảng dạy và tổ 
chức hội thi tìm hiểu về SXH trong những năm 
sắp tới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lâm Ngọc Báu (2016). Hiệu quả hoạt động can thiệp về truyền 
thông phòng chống SXHD cho học sinh tại trường THCS Đồng 
Phú huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long 2015. Y học TP. Hồ Chí 
Minh, 20):31-37. 
2. Nguyễn Lâm (2010). Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành 
phòng chống Sốt xuất huyết của học sinh trước và sau khi triển 
khai dự án can thiệp tại trường trung học cơ sở Tân Hưng 
huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, 2009. Y học TP. Hồ Chí Minh, 14:1-6. 
3. Nguyễn Văn Tới (2010). Hiệu quả truyền thông trong thay đổi 
kiến thức – thực hành của người dân về phòng chống Sốt xuất 
huyết tại Bảo Vinh, Long Khánh, Đồng Nai năm 2009. Y học TP. 
Hồ Chí Minh, 14: 48-53. 
4. Vesga-Goszszsmez C, Cáceres-Manrique FM (2010). The 
efficacy of play-based education in preventing dengue in 
primary-school children. Revista Salud Pública, 12(4):558-569. 
5. WHO (2016). Dengue and severe dengue. URL: 
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-
and-severe-dengue. 
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_hoat_dong_giang_day_phong_chong_sot_xuat_huyet_deng.pdf