Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký - Kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

Chứng chỉ lưu ký (DR) là phương thức huy động vốn phổ biến và hiệu quả của các

doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán (TTCK) quốc tế. Giá trị vốn huy động từ

DRs năm 2018 đạt gần 20 tỷ đôla trên toàn cầu và khối lượng giao dịch DR tại các

thị trường quốc tế cũng có xu hướng tăng dần từ năm 2012 đến nay, đạt mức tăng

trưởng 16,2% vào năm 2018 so với năm 2017 (Citibank, 2019). Bên cạnh đó, việc

phát hành DR còn giúp doanh nghiệp niêm yết bổ sung trên thị trường nước ngoài

với những lợi ích như tiết giảm chi phí sử dụng vốn, cải thiện thanh khoản của cổ

phiếu thị trường nội địa. Tại Việt Nam

Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký -  Kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký -  Kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký -  Kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký -  Kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký -  Kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam trang 5

Trang 5

Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký -  Kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam trang 6

Trang 6

Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký -  Kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam trang 7

Trang 7

Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký -  Kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam trang 8

Trang 8

Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký -  Kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam trang 9

Trang 9

Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký -  Kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 6820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký - Kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký - Kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký -  Kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
47
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 224+225- Tháng 1&2. 2021
Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký- 
kinh nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc và bài học 
cho Việt Nam
Dương Ngân Hà
Học viện Ngân hàng
Ngô Thị Hằng
Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 12/01/2020 
Ngày nhận bản sửa: 19/01/2021 
Ngày duyệt đăng: 28/01/2021
Chứng chỉ lưu ký (DR) là phương thức huy động vốn phổ biến và hiệu quả của các 
doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán (TTCK) quốc tế. Giá trị vốn huy động từ 
DRs năm 2018 đạt gần 20 tỷ đôla trên toàn cầu và khối lượng giao dịch DR tại các 
thị trường quốc tế cũng có xu hướng tăng dần từ năm 2012 đến nay, đạt mức tăng 
trưởng 16,2% vào năm 2018 so với năm 2017 (Citibank, 2019). Bên cạnh đó, việc 
phát hành DR còn giúp doanh nghiệp niêm yết bổ sung trên thị trường nước ngoài 
với những lợi ích như tiết giảm chi phí sử dụng vốn, cải thiện thanh khoản của cổ 
phiếu thị trường nội địa. Tại Việt Nam, TTCK đã chứng kiến những bước phát triển 
Foreign capital mobilization via depository receipts- experiences of Chinese corporations and 
lessons for Vietnam
Abstract: Depository Receipt (DR) is a common and effective fund rasing method for corporations in 
foreign stock markets. Captial value raised via DRs reached 20 billion USD globally and trading volume 
of DRs in foreign markets has experienced an increasing trend since 2012 and achieved a growth 
rate of 16.2% in 2018, compared to the year of 2017 (Citibanks, 2018). Besides, issuing DRs facilitates 
issuers to proceed additional listings in various foreign stock markets with benefits such as reducing 
cost of capital, improving stock liquidity in domestic markets. In Vietnam, the stock market has 
witnessed fast-growing steps, causing funding raising channels through the domestic stock market 
to be more competitive, and hence, issusing DRs could be a new and efficient alternative approach. 
In which, issuing experiences from international firms, especially Chinese firms with similar economic 
background and business cultures will be significantly essential and valuable for Vietnamese firms. This 
paper, by analysing DR issuance practices of Chinese firms, states that a complete legal framework 
supporting DR issuings and issuers’ active moves in preparing issuing and listing conditions in 
international markets play a decesive role towards the success of this fund raising channel.
Keywords: Depository Receipt, Capital mobilization, Chinese corporations
Ha Ngan Duong
Email: hadn@hvnh.edu.vn
Hang Thi Ngo
Email: ngohang@hvnh.edu.vn
Organization of all: Banking Academy of Vietnam
Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký- kinh nghiệm của doanh nghiệp 
Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
48 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021
mạnh mẽ trong thời gian gần đây, làm cho kênh huy động vốn thông qua TTCK nội 
địa ngày càng cạnh tranh hơn, và do vậy, phát hành thông qua DR có thể trở thành 
một kênh huy động vốn mới và hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó, kinh nghiệm phát hành 
của các doanh nghiệp quốc tế, đặc biệt là các doanh nghiệp thị trường Trung Quốc 
với đặc điểm kinh tế và văn hoá kinh doanh tương đồng với Việt Nam là cần thiết 
và có nhiều giá trị với các doanh nghiệp Việt Nam. Bài viết, thông qua phân tích 
thực trạng huy động vốn DR của các doanh nghiệp Trung Quốc, chỉ ra rằng khung 
pháp lý hoàn thiện, hỗ trợ phát hành và hướng dẫn phát hành DR, cũng như sự chủ 
động của tổ chức phát hành trong việc đáp ứng điều kiện phát hành và giao dịch 
trên thị trường quốc tế đóng vai trò quyết định tới mức độ thành công của kênh huy 
động vốn này. 
Từ khóa: Chứng chỉ lưu ký, Huy động vốn, doanh nghiệp Trung Quốc.
1. Huy động vốn thông qua phát hành 
chứng chỉ lưu ký
Chứng chỉ lưu ký- Depositary Receipt 
(DR) là một công cụ tài chính có thể 
chuyển nhượng, được phát hành bởi một 
ngân hàng lưu ký, đại diện cho quyền sở 
hữu cổ phiếu phổ thông hoặc trái phiếu do 
một công ty nước ngoài phát hành. Theo 
quy định tại Việt Nam, chứng chỉ lưu ký là 
loại chứng khoán được phát hành dựa trên 
chứng khoán cơ sở của tổ chức được thành 
lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam 
(Luật Chứng khoán, 2019). 
DR gồm nhiều loại khác nhau tuỳ theo thị 
trường giao dịch DR, gồm có: (1) ADR 
(American Depository Receipt)- Chứng 
chỉ lưu ký Mỹ là loại DR được phát hành 
và giao dịch nhiều nhất trên thế giới, đây 
cũng là loại ADR lâu đời nhất trên thị 
trường chứng khoán: (2) EDR (European 
Depository Receipt) - Chứng chỉ lưu ký 
Châu Âu; (3) GDR (Global Depository 
Receipt)- Chứng chỉ lưu ký toàn cầu. Ngoài 
ra, do nhu cầu huy động vốn tại mỗi thị 
trường, chứng chỉ lưu ký địa phương được 
thiết kế dành cho mỗi Sở Giao dịch chứng 
khoán (SGDCK) quốc gia như Chứng chỉ 
lưu ký Singapore (SDR), Chứng chỉ lưu 
ký Hong Kong (HDR), chứng chỉ lưu ký 
Trung Quốc (CDR).
Hoạt động phát hành và niêm yết DR tại thị 
trường quốc tế được chứng minh mang lại 
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm: 
Giảm chi phí vốn (Merton, 1987), cải thiện 
hoạt động quản trị công ty (Coffee, 1999 
và Stuz, 1999), cải thiện mức độ bảo vệ cổ 
đông thiểu số (Reese và Weisbach, 2002), 
cải thiện tính minh bạch trong công khai 
thông tin và tăng nhận thức của nhà đầu tư 
về công ty tại thị trường quốc tế (Baker và 
cộng sự, 2002), cải thiện thanh khoản của cổ 
phiếu (Chouinard và D’Souza, 2004). Tuy 
nhiên, niêm yết và giao dịch chứng khoán 
tại một thị trường nước ngoài cũng gây ra 
một số bất lợi cho doanh nghiệp như chi 
phí niêm yết và tuân thủ điều kiện niêm yết 
khắt khe (Zingales, 2007), rào cản văn hóa 
giữa các quốc gia có thể dẫn tới xung đột 
lợi ích giữa nhà quản lý và cổ đông (Frijins 
và cộng sự 2010). Doanh nghiệp còn có thể 
đối mặt với rủi ro hủy niêm yết do không 
đáp ứng các điều kiện giao dịch, đặc biệt 
là các doanh nghiệp nhỏ (Witmer, 2005). 
Quyết định hủy niêm yết dù tự ng ... , 2019). 
Từ thực trạng vấn đề tiếp cận vốn trên thị 
trường quốc tế của các doanh nghiệp Việt 
Nam có thể thấy các doanh nghiệp có nhu 
cầu huy động vốn quốc tế, nhưng chưa 
được chú trọng nghiên cứu, tiếp cận và phát 
triển trở thành kênh thay thế phổ biến và 
ổn định cho các phương án huy động vốn 
nội địa. Ngoài các lí do kể trên, mức độ 
phân khúc giữa thị trường trong nước và 
quốc tế cũng như những rào cản về quy tắc 
kế toán, tài chính cũng như mức độ kém 
thành công của các phương án phát hành 
của các doanh nghiệp tiên phong trong huy 
động vốn quốc tế cũng kìm hãm các doanh 
nghiệp Việt Nam trong chủ động tìm hiểu 
và thực hiện huy động vốn quốc tế (Dương 
Ngân Hà, 2019). Bởi vậy, nghiên cứu và 
tìm hiểu chi tiết phương thức huy động vốn 
thông qua DR có thể mở ra hướng tài trợ 
vốn mới, khả thi, và hiệu quả hơn cho các 
doanh nghiệp Việt Nam. 
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm huy 
động vốn thông qua phát hành DR của các 
doanh nghiệp Trung Quốc cho thấy doanh 
nghiệp Việt Nam, khi tiếp cận kênh huy 
động vốn này, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cơ quan quản lý cần xác định rõ 
vai trò của hình thức phát hành qua DR đối 
với việc huy động vốn của doanh nghiệp 
trong nước, từ đó có cơ chế và lộ trình 
để hoàn thiện hành lang pháp lý đối với 
phương án phát hành qua DR cũng như các 
giải pháp tăng cường hợp tác thoả thuận 
quốc tế nhằm khuyến khích và hỗ trợ doanh 
nghiệp trong đẩy mạnh huy động vốn quốc 
tế, giảm áp lực lên hệ thống ngân hàng và 
thị trường vốn nội địa. Bài học từ Trung 
Quốc cho thấy mặc dù cơ chế quản lý thị 
trường nội địa của các cơ quan chức năng 
đã buộc các doanh nghiệp chủ động trong 
Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký- kinh nghiệm của doanh nghiệp 
Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
56 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021
việc tìm kiếm các phương án huy động vốn 
quốc tế thay thế, đặc biệt thông qua DR, 
song các cơ quan chức năng cũng đã từng 
bước tham gia liên kết với các thị trường 
quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các 
doanh nghiệp nội. Tuy nhiên, các bước hỗ 
trợ sâu rộng hơn là cần thiết để đẩy mạnh 
thị trường huy động vốn cũng như mở rộng 
cơ hội tiếp cận cho các DN trong nước như: 
(i) việc ban hành khung pháp lý hoàn chỉnh, 
hướng dẫn chi tiết cách thức thực hiện chào 
bán DRs tại thị trường quốc tế, quy định 
cụ thể về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước 
ngoài; (ii) các SGDCK trong nước cần xây 
dựng những thỏa thuận hợp tác cụ thể về 
vấn đề tiếp cận vốn thông qua phát hành 
DRs tại thị trường quốc tế, chứ không chỉ 
kết nối thị trường giao dịch chung- những 
thỏa thuận này khi thành công được kỳ 
vọng sẽ nới lỏng được điều kiện phát hành 
và niêm yết của doanh nghiệp Trung Quốc 
tại các thị trường liên kết; (iii) Chính phủ, 
SGDCK và các cơ quan liên quan cũng 
cần có những chính sách cải cách quản lý 
doanh nghiệp niêm yết hướng tới sự tương 
đồng với thông lệ quốc tế. 
Thứ hai, lựa chọn thị trường phát hành mục 
tiêu phù hợp với đặc điểm, quy mô doanh 
nghiệp cũng như khả năng của doanh nghiệp 
trong việc duy trì đáp ứng điều kiện niêm 
yết và giao dịch của SGDCK quốc tế. Kinh 
nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc cho 
thấy, mỗi SGDCK đều đưa ra một số điều 
kiện niêm yết cụ thể, thường các SGDCK 
có quy mô lớn sẽ có điều kiện niêm yết 
khắt khe hơn. Lựa chọn thị trường mục tiêu 
để tiếp cận sẽ tùy vào nhu cầu vốn cũng 
như khả năng đáp ứng điều kiện phát hành 
và niêm yết. Doanh nghiệp Trung Quốc lựa 
chọn thị trường Mỹ bởi điều kiện niêm yết 
tại Sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ 
được đánh giá dễ dàng hơn SGDCK trong 
nước. Tuy vậy, một số doanh nghiệp đã 
niêm yết tại thị trường trong nước vẫn lựa 
chọn giao dịch tại thị trường Mỹ bởi mục 
đích cải thiện cơ chế quản trị công ty, công 
khai minh bạch thông tin và tiếp cận với 
các nhà đầu tư chuyên nghiệp. 
Đối với một số doanh nghiệp nhỏ, khả 
năng đáp ứng điều kiện phát hành và niêm 
yết chưa tốt, lựa chọn các SGDCK trong 
khu vực là lựa chọn tối ưu. Mặc dù, những 
SGDCK trong khu vực Châu Á như Hong 
Kong, Singapore vẫn đòi hỏi doanh nghiệp 
phát hành, niêm yết và giao dịch DR phải 
đảm bảo tiêu chí về quy mô giao dịch lớn, 
khả năng tiếp cận nhà đầu tư nước ngoài 
tốt, xong việc niêm yết và giao dịch DR 
trên các thị trường này, do mức độ tương 
đồng về văn hoá khu vực, nên các doanh 
nghiệp Việt Nam có thể hạn chế được các 
vấn đề xung đột có thể xảy ra giữa cổ đông 
quốc tế và nhà quản trị công ty. 
Thứ ba, doanh nghiệp phát hành cần lựa 
chọn loại DR và phương thức phát hành 
phù hợp. Hiện nay có hai loại DRs được 
giao dịch phổ biến trên toàn cầu ADR (phát 
hành, niêm yết và giao dịch chủ yếu tại các 
SGDCK Mỹ) và GDR (phát hành, niêm 
yết và giao dịch tại các SGDCK Châu Âu, 
SGDCK Singapore). Bên cạnh hai loại DR 
này, một số SGDCK khu vực sẽ giao dịch 
loại DR riêng của như DR của Đài Loan, 
DR của Trung Quốc, DR Hong Kong và 
DR Ấn Độ. Tuỳ theo điều kiện tài chính, 
phi tài chính của doanh nghiệp trong việc 
đáp ứng điều kiện phát hành và tiêu chuẩn 
niêm yết của thị trường mục tiêu, doanh 
nghiệp sẽ lựa chọn loại DR tương ứng để 
phát hành, nhằm tăng tính khả thi cũng như 
trong việc xây dựng lịch sử phát hành hiệu 
quả tại thị trường quốc tế tương ứng. 
Hiện có hai phương thức phát hành DR 
được các doanh nghiệp Trung Quốc sử 
dụng, phát hành riêng lẻ và phát hành song 
song, như đã đề cập ở trên. Đối với doanh 
nghiệp niêm yết Việt Nam, phương thức 
phát hành DR song song sẽ là sự lựa chọn 
DƯƠNG NGÂN HÀ - NGÔ THỊ HẰNG
57Số 224+225- Tháng 1&2. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
tối ưu hơn bởi nếu phát hành DR đơn lẻ 
doanh nghiệp sẽ phải hủy niêm yết chính 
thức tại thị trường trong nước. Cấu trúc 
VIE hiện chưa xuất hiện tại Việt Nam, tuy 
vậy đây cũng là một cấu trúc niêm yết và 
tiếp cận thị trường vốn quốc tế dành cho 
những doanh nghiệp chưa niêm yết tại thị 
trường trong nước nhưng có nhu cầu tiếp 
cận vốn quốc tế. 
4. Kết luận 
Nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn 
thông qua phát hành chứng chỉ lưu ký của 
các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như 
khái quát thực trạng huy động vốn quốc tế 
của các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, 
để khuyến khích doanh nghiệp chủ động 
tiếp cận và tạo điều kiện cho doanh nghiệp 
huy động vốn quốc tế thành công thì sự 
định hướng cơ quan quản lý và cơ sở hạ 
tầng pháp lý hoàn thiện đóng vai trò then 
chốt. Bên cạnh, nhân tố mang tính quyết 
định tới sự thành công của kênh huy động 
vốn DR về dài hạn đó là sự chủ động chuẩn 
bị của doanh nghiệp từ giai đoạn dự toán 
nhu cầu vốn, chuẩn bị các điều kiện phát 
hành DR và sau đó là lên phương án duy 
trì và phát triển hình ảnh, chất lượng doanh 
nghiệp cũng như cổ phiếu và DR nhằm duy 
trì thanh khoản của DR trên thị trường quốc 
tế, nhằm gia tăng cơ hội thành công cho các 
phương án phát hành chứng khoán quốc tế 
sau đó của doanh nghiệp. 
Do hạn chế về khả năng tiếp cận số liệu, 
bài viết này chưa thể cung cấp các bằng 
chứng thực nghiệm chặt chẽ hơn về lợi ích 
của DR tới hiệu quả hoạt động của doanh 
nghiệp cũng như khả năng tiếp cận vốn 
quốc tế dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, 
một số hướng nghiên cứu mới có thể triển 
khai trong tương lai như sau: (i) nghiên cứu 
thực nghiệm về tác động của việc sử dụng 
huy động vốn DR tới hiệu quả hoạt động, 
hiệu quả quản trị và khả năng cải thiện 
công bố thông tin của doanh nghiệp Trung 
Quốc; (ii) Khảo sát nhu cầu huy động vốn 
quốc tế nói chung và DR nói riêng của các 
doanh nghiệp Việt Nam; (iii) Hiệp hội các 
nhà kinh doanh chứng khoán Việt Nam có 
thể nghiên cứu xây dựng quy trình hỗ trợ và 
hướng dẫn doanh nghiệp phát hành DR và 
đề xuất văn bản tới các cơ quan chức năng, 
đặc biệt là xây dựng cơ chế thử nghiệm 
(sandbox) áp dụng thí điểm với các doanh 
nghiệp hiện đã từng hoặc đang có nhu cầu 
huy động vốn quốc tế ■
Tài liệu tham khảo
Abdallah, W., & Goergen, M. (2016). “Evolution of control of cross-listed companies”, The European Journal of 
Finance, 22(15), 1507-1533
Citi Bank (2019). “Citi Depositary Receipt Service Year- End 2019 Report” Baker, H. K.; Nofsinger, J. R.; and 
Weaver, D. G. (2002). “International Cross- Listing and Visibility”, Journal of Financial and Quantitative 
Analysis, 37 (3): 495-521.
Bancel, F. and U.R. Mittoo (2001). “European Managerial Perceptions of the Net Benefits of Foreign Stock Listings”, 
European Financial Management, 7(2), 213-236.
Coffee, J.C. (1999). “The future as history: the prospects for global convergence in corporate governance and its 
implications”, Northwestern University Law Review, 93, 641 – 708.
Chen, K.-C., Cheng, Q., Lin, Y. C., Lin, Y.-C., and Xiao, X. (2013). “Financial Reporting Quality of Chinese Reverse 
Merger Firms: The Reverse Merger Effect or the China Effect?”. SSRN 2043899
Chouinard, E., & D’Souza, C. (2004). “The rationale for cross-border listings”. Bank of Canada 
Review, 2003(Winter), 23-30.
Claessens, S., & Schmukler, S. L. (2007). “International financial integration through equity markets: Which firms from 
which countries go global?”, Journal of International Money and Finance, 26(5), 788-813
Dương Ngân Hà (2019). “Niêm yết chéo chứng khoán trên thị trường quốc tế và giải pháp cho Việt Nam”. Luận án 
Tiến sĩ.
Huy động vốn nước ngoài thông qua chứng chỉ lưu ký- kinh nghiệm của doanh nghiệp 
Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
58 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021
EngeL, E., Hayes, R. M., and Wang, X. (2007). “The Sarbanes–Oxley Act and firms’ going-private decisions”. Journal 
of Accounting and Economics, Vol. 44, pp. 116-145.
Errunza, V., & Losq, E. (1985). “International asset pricing under mild segmentation: Theory and test”, The Journal of 
Finance, 40(1), 105-124.
Frijns, B., Gilbert, A., & Tourani-Rad, A. (2010). “The dynamics of price discovery for cross-listed shares: Evidence 
from Australia and New Zealand”, Journal of banking & finance, 34(3), 498-508.Hu, G., Lin, J. C., Wong, O., 
& Yu, M. (2019). “Why have many US-listed Chinese firms announced delisting recently?”. Global Finance 
Journal, Vol. 41, pp. 13-31.
King, M. R., & Mittoo, U. R. (2007). “What Companies Need to Know About International Cross‐Listing”, Journal of 
Applied Corporate Finance, 19(4), 60-74.
King and Wood (2012). “Variable Interest Entity Structure in China”. Truy cập ngày 01/01/2021 từ: https://www.
chinalawinsight.com/2012/02/articles/foreign-investment/variable-interest-entity-structure-in-china/
Merton, R.C. (1987). “Presidential address: A simple model of capital market equilibrium with incomplete 
information”, Journal of Finance 42, 483-510
Lardy, N. R. (2019). “China’s private firms continue to struggle”. Retrieved on November 14, 2020 from: https://www.
piie.com/blogs/china-economic-watch/chinas-private-firms-continue-struggle
Luo, Y., Fang, F., & Esqueda, O. A. (2012). “The overseas listing puzzle: Post-IPO performance of Chinese stocks and 
ADRs in the US market”. Journal of multinational financial management, Vol. 22, Issue. 5, pp. 193-211.
Mak, B. S., & Ngai, A. M. (2005). Market linkage for dual-listed Chinese stocks. Chinese Economy, 38(2), 88-107.
Pagano, M., A.A. Roell and J. Zechner (2002). “The Geography of Equity Listing: Why Do Companies List Abroad?”, 
Journal of Finance 57, 2651-2694.
Quốc hội (2019), Luật số 54/2019/QH14, 2019, Luật Chứng khoán, ban hành ngày 26/11/2019.
Quốc hội (2020), Luật đầu tư số 64/2020/QH14, 2020, Luật Đầu tư, ban hành ngày 07/06/2020.
Reese Jr, W. A., & Weisbach, M. S. (2002), “Protection of minority shareholder interests, cross-listings in the United 
States, and subsequent equity offerings”, Journal of financial economics, 66(1), 65-104.
U.S Securities and Exchange Commission (2020). “Danh sách ADR niêm yết tại các SGDCK Mỹ”. 
Hong Kong Stock Exchange (2020). “Trading and Listing Conditions of DRs”. Retrieved on 01/01/2021 from: https://
www.hkex.com.hk/Join-Our-Market/IPO/Getting-Started/Listing-on-the-Main-Board?sc_lang=en
Shanghai Stock Exchange (2020). “Trading and Listing Conditions of DRs”. Retrieved on 01/01/2021 from: http://
english.sse.com.cn/start/listing/overview/ 
London Stock Exchange (2020). “Trading and Listing Conditions of DRs”. Retrieved on 01/01/2021 from: https://
www.lseg.com/areas-expertise/our-markets/london-stock-exchange/equities-markets/raising-equity-finance/main-
market/listing-regime-and-obligations
SMPG (2014). “Global market practice for depositary (DRs)”. Retrieved on 01/01/2021 from: https://smpg.info/
fileadmin/documents/3_Settlement%20and%20Reconciliation%20WG/A_Final%20Global%20Market%20
Practices/DR__MP_V4.3.pdf 
Stulz, R. (1999). “Globalization of equity markets and the cost of capital”, Journal of Applied Corporate Finance 12, 
8 – 25.
Witmer, J. L. (2005). Why do firms cross-(de) list? An examination of the determinants and effects of cross-delisting. 
SSRN Working paper 
Yanru (2020). “Foreign investment Law series – 05: The VIE structure Remain in Grey Area”. Retrieved on 
01/01/2021 from: https://www.chinajusticeobserver.com/a/foreign-investment-law-series-05
Yin, J. (2011). “The market reaction to international cross-listing evidence from Hong Kong and mainland 
China cross-listed firms”. Master Thesis in Finance. Retrieved on 01/01/2021 from: 
cgi?fid=107463
You, L., Parhizgari, A. M., & Srivastava, S. (2012). “Cross-listing and subsequent delisting in foreign 
markets”, Journal of Empirical Finance, 19(2), 200-216.
Zhang Yi (2002). “Overseas Listing of Chinese Companies – A Study Focusing on Listing on the London Stock 
Exchange for Chinese Companies”. Master Thesis No 2002:55. Retrieved on 01/01/2021 from: https://gupea.
ub.gu.se/bitstream/2077/2345/1/gbs_thesis_2002_55.pdf
Zingales, L. (2007). “Is the US capital market losing its competitive edge?”, ECGI-Finance Working Paper, (192).

File đính kèm:

  • pdfhuy_dong_von_nuoc_ngoai_thong_qua_chung_chi_luu_ky_kinh_nghi.pdf