Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam

Căn cứ vào các công trình Tinh tuyển văn học Việt Nam của nhiều tác giả thuộc dòng văn

học Trung đại Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX, chúng tôi đã khảo sát đƣợc

650 biểu thức ngôn ngữ về ngƣời đàn ông, trong đó có 166 biểu thức thuộc cơ chế hoán

dụ. Từ cơ sở ngữ liệu này, chúng tôi hƣớng đến phân tích, xác lập các miền nguồn đƣợc

chuyển di để chỉ miền đích là nam giới. Theo đó, bài báo khái quát: Tám miền nguồn theo

cơ chế hoán dụ: (1) trang sức, trang phục; (2) đồ vật, vật dụng sinh hoạt hàng ngày; (3)

không gian, nơi chốn; căn nhà, bộ phận của căn nhà (thay thế người ở bên trong); (4) vật

dụng sinh hoạt hàng ngày, bộ phận căn nhà (thay thế cho nơi ở); (5) không gian xung

quanh ngôi nhà (thay thế cho nơi ở); (6) tước hiệu, danh hiệu học vị; (7) yếu tố hình hài;

(8) hoạt động, trạng thái; điều kiện lựa chọn sự vật ở miền nguồn là dựa vào sự liên

tƣởng tƣơng cận, chính là lấy vật cận thân có yếu tố nổi trội và thu hút sự chú ý; đặc điểm

tri nhận hoán dụ của miền nguồn; nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn miền nguồn là

kinh nghiệm của con ngƣời trong quá trình chinh phục thiên nhiên và quan niệm văn hóa

truyền thống của dân tộc.

Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam trang 1

Trang 1

Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam trang 2

Trang 2

Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam trang 3

Trang 3

Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam trang 4

Trang 4

Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam trang 5

Trang 5

Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam trang 6

Trang 6

Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam trang 7

Trang 7

Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam trang 8

Trang 8

Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam trang 9

Trang 9

Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang minhkhanh 8220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam

Hoán dụ tri nhận trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học trung đại Việt Nam
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 697 
HOÁN DỤ TRI NHẬN TRÊN NGỮ LIỆU BIỂU THỨC NGÔN NGỮ 
BIỂU THỊ NAM GIỚI TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 
Nguyễn Thị Vân Anh 
Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng 
Tóm tắt 
Căn cứ vào các công trình Tinh tuyển văn học Việt Nam của nhiều tác giả thuộc dòng văn 
học Trung đại Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX, chúng tôi đã khảo sát đƣợc 
650 biểu thức ngôn ngữ về ngƣời đàn ông, trong đó có 166 biểu thức thuộc cơ chế hoán 
dụ. Từ cơ sở ngữ liệu này, chúng tôi hƣớng đến phân tích, xác lập các miền nguồn đƣợc 
chuyển di để chỉ miền đích là nam giới. Theo đó, bài báo khái quát: Tám miền nguồn theo 
cơ chế hoán dụ: (1) trang sức, trang phục; (2) đồ vật, vật dụng sinh hoạt hàng ngày; (3) 
không gian, nơi chốn; căn nhà, bộ phận của căn nhà (thay thế người ở bên trong); (4) vật 
dụng sinh hoạt hàng ngày, bộ phận căn nhà (thay thế cho nơi ở); (5) không gian xung 
quanh ngôi nhà (thay thế cho nơi ở); (6) tước hiệu, danh hiệu học vị; (7) yếu tố hình hài; 
(8) hoạt động, trạng thái; điều kiện lựa chọn sự vật ở miền nguồn là dựa vào sự liên 
tƣởng tƣơng cận, chính là lấy vật cận thân có yếu tố nổi trội và thu hút sự chú ý; đặc điểm 
tri nhận hoán dụ của miền nguồn; nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn miền nguồn là 
kinh nghiệm của con ngƣời trong quá trình chinh phục thiên nhiên và quan niệm văn hóa 
truyền thống của dân tộc. 
Từ khóa 
biểu thức ngôn ngữ biểu thị ngƣời đàn ông; Văn học Trung đại Việt Nam; Hoán dụ; Hoán 
dụ tri nhận; Miền nguồn 
1. Mở đầu 
Ngôn ngữ học tri nhận từ khi ra đời đến nay gần bốn mƣơi năm, nhƣng ở Việt Nam, nó vẫn 
còn là một hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ mới mẻ. Theo Lý Toàn Thắng (2004) ―Ngôn ngữ học 
tri nhận là trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên 
cơ sở vốn kinh nghiệm và sự tri giác của con người về thế giới khách quan cũng như là cái 
cách thức mà con người ý niệm hóa và phạm trù hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách 
quan đó‖. Ngôn ngữ học tri nhận phân ra ba xu hƣớng chính, đó là ―kinh nghiệm‖, quan tâm 
đến mức độ ―nổi trội‖, quan tâm đến mức độ ―thu hút sự chú ý‖. Với ba xu hƣớng chính trên, 
con ngƣời đã sử dụng ―công cụ tri nhận‖ là cơ chế ẩn dụ và hoán dụ tri nhận để ―chuyển di 
mô hình tri nhận nguồn sang mô hình tri nhận đích 
 Ở bài báo này, chúng tôi sẽ ứng dụng lý thuyết hoán dụ tri nhận vào nghiên cứu những 
biểu thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học Trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối 
thế kỉ XIX, tập trung vào phân tích, xác lập các miền nguồn đƣợc chuyển di đến miền đích 
biểu thị ngƣời đàn ông. Theo đó, bài báo tập trung phân tích tám miền nguồn theo cơ chế 
hoán dụ. Từ đó rút ra đƣợc điều kiện lựa chọn sự vật ở miền nguồn theo cơ chế hoán dụ này là 
dựa vào đặc điểm vật cận thân có yếu tố nổi trội và thu hút sự chú ý; rút ra đƣợc đặc điểm tri 
nhận hoán dụ của miền nguồn; cuối cùng xác định đƣợc nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn 
miền nguồn theo cơ chế này là kinh nghiệm của con ngƣời trong quá trình chinh phục thiên 
nhiên và quan niệm văn hóa truyền thống của dân tộc. 
2. Cơ sở lý luận của đề tài và một số vấn đề liên quan 
2.1. Quan hệ ngữ nghĩa của từ trong hệ thống từ vựng 
Khi xét về kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong từ và mối quan hệ về nghĩa các từ trong hệ thống 
từ vựng ta gặp các hiện tƣợng nhƣ đồng âm, đồng nghĩa và trƣờng nghĩa. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 698 
a. Hiện tƣợng đồng âm: ―Những đơn vị đồng âm là những đơn vị giống nhau về mặt hình thức 
ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa‖ (Đỗ Hữu Châu, 1981, P.231). Hiện tƣợng đồng âm 
trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi hầu nhƣ không có. 
b. Hiện tƣợng đồng nghĩa: Theo Đỗ Hữu Châu (1981, P.198), ―Quan hệ đồng nghĩa bắt đầu 
xuất hiện khi bắt đầu xuất hiện một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ‖. Đồng nghĩa có thể phân 
thành hai loại: đồng nghĩa từ vựng và đồng nghĩa ngữ cảnh. Đề tài chúng tôi liên quan đến 
đồng nghĩa từ vựng, tức là đồng nghĩa ngay trong nghĩa từ vựng của nó. Xét về mặt hình thức 
cấu trúc, bao gồm hai loại: đồng nghĩa hình vị và đồng nghĩa giữa các từ vựng. (1) Đồng 
nghĩa hình vị: cân đai (mũ và đai lƣng đều là phụ kiện của trang phục ngƣời đàn ông làm 
quan), trâm anh (cây trâm cài tóc và dải mũ đều là đồ trang sức và phụ kiện của trang phục 
ngƣời đàn ông làm quan), cung kiếm (đều là vật bất ly thân của ngƣời đàn ông xƣa), tang 
bồng (cây dâu dẻo dai, cỏ bồng rất cứng là hai loại cây thần dùng để làm cung và tên, là vật 
bất ly thân của ngƣời đàn ông xƣa), tang hồ bồng thỉ (cây cung làm bằng gỗ dâu và mũi tên 
làm bằng cỏ bồng, là hai vật bất ly thân thân của đấng nam nhi xƣa), v.v (2) Đồng nghĩa 
giữa các từ vựng: trâm anh, cân đai, trâm hốt, quan trâm, v.v. đều là những biểu thức biểu thị 
ngƣời đàn ông làm quan; màn hùm, trướng hổ, màn lang, khổn mạc, v.v. đều là những biểu 
thức biểu thị nơi làm việc của tƣớng soái ngoài trận mạc; đài xuân, nhà xuân, gia nghiêm, 
nghiêm đường, v.v. đều là những biểu thức biểu thị ngƣời cha. 
c. Hiện tƣợng trƣờng nghĩa: Theo Đỗ Hữu Châu (1981, P.173), ―Tính hệ thống về ngữ nghĩa 
của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ 
nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa các tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng. 
Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là tập hợp từ đồng nhất với 
nhau về ngữ nghĩa‖. Đỗ Hữu Châu nêu ra bốn loại trƣờng nghĩa: trƣờng nghĩa dọc (trƣờng 
nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa biểu niệm), trƣờng nghĩa tuyến tính và trƣờng nghĩa liên 
tƣởng. Các trƣờng nghĩa không chỉ giúp chúng ta hiểu từ, mà còn giúp chúng ta phát hiện ra 
những quy tắc chi phối sự vận động của từ trong lịch sử và hoạt động thực hiện chức năng. 
 (1) Trƣờng nghĩa biểu vật: Ví dụ đối với trƣờng nghĩa ―Các biểu thức ngôn ngữ biểu thị 
tinh thần khí phách của  ... , 
vật dụng sinh hoạt hàng ngày; cách gọi đối với nam giới – không gian, nơi chốn và căn nhà, 
bộ phận căn nhà; cách gọi đối với nam giới – chức tƣớc, danh hiệu học vị; cách gọi đối với 
nam giới – yếu tố hình hài; cách gọi đối với nam giới – hoạt động, trạng thái. 
- Cảnh sống, khí phách ngƣời đàn ông – đồ vật, vật dụng sinh hoạt hàng ngày; cảnh 
sống, nơi học, nơi làm việc của ngƣời đàn ông – vật dụng sinh hoạt hàng ngày; nơi làm việc, 
nơi ở của ngƣời đàn ông – bộ phận căn nhà; nơi ở cua ngƣời đàn ông – không gian xung 
quanh ngôi nhà; khí phách của ngƣời đàn ông – hoạt động trạng thái. 
5.2.Một biểu thức có hai miền nguồn cùng phóng chiếu lên một miền đích, đa số rơi vào 
các biểu thức có quan hệ đẳng lập. 
- Trong đó biểu thức mang tính danh từ chiếm đại đa số nhƣ: cơ- cầu(biết đan cái sọt và 
may áo da, lông thú) cùng chuyển di đến miền đíchngƣời con trai giỏi nối nghiệp gia 
đình;khổn- mạc(cửa ngoài thành và màn dựng lều ngoài chiến trận) đều cùng chuyển di đến 
nơi đóng quân của tƣớng sĩ; quan - thân (mũ và đai lƣng) cùng chuyển di đến miền nguồn 
ngƣời làm quan to. 
- Ngoài ra còn có thành ngữ có kết cấu đẳng lập có hai miền nguồn cùng phóng chiếu một 
miền đích nhƣ: áo tố - quần lăng cùng chuyển di đến miền đích chỉ những kẻ áo lƣợt quần là 
ăn chơi lêu lổng; tường đào – ngõ mận, ngõ mận – tường đào, vườn đào – ngõ mận cùng 
chuyển di đến miền đích chỉ nhà quan quyền quý. 
5.3. Mạng lƣới cấu trúc hoán dụ: Giữa phạm trù nguồn và phạm trù đích hình thành một 
mạng lƣới cấu trúc hoán dụ nhất định, cùng một phạm trù nguồn có thể chuyển di đến nhiều 
phạm trù đích. Ngƣợc lại, cùng một phạm trù đích có thể do nhiều phạm trù nguồn chuyển di 
đến. 
a. Một miền nguồn nhƣng có thể chuyển di đến nhiều miền đích. Ví dụ bệ (bậc 
thềm) trong bệ Thiều, bệ ngọc vừa chuyển di đến miền đích biểu thị nhà vua, vừa chuyển di 
đến miền đích biểu thị ngai vàng của nhà vua; đình (sân) trong đan đình, vừa biểu thị vua, vừa 
biểu thị cung vua. Vườn trong vườn hạnh vừa biểu thị ngƣời theo nghiệp nhà nho, vừa biểu thị 
nhà quan hiền tài đức độ. Loại chuyển di này chiếm tỉ lệ không nhiều. 
b. Nhiều miền nguồn nhƣng chỉ chuyển di đến một miền đích. Ví dụ căn nhà (nhà, 
gia) trong nhà xuân, gia nghiêm; bộ phận căn nhà (đường: phòng chính) trong thung đường, 
xuân đường, nghiêm đường, nhạc đường; dáng vẻ nghiêm nghị (nghiêm) trong nghiêm xuân, 
nghiêm đƣờng, gia nghiêm đều chuyển di đến một miền đích là chỉ ngƣời cha. Hoặc các miền 
nguồn nhƣ cửa sổ (song) trong song huỳnh, một song một thuyền, song vân; màn che (trướng) 
trong trướng huỳnh; bầu nƣớc và giỏ cơm trong cơm giỏ nước bầucùng chuyển di đến miền 
đích nơi học tập tu dƣỡng của học trò. Các miền nguồn nhƣ cung (hồ, đàn) và tên (thỉ) trong 
cung tên, chí cung tên, cung dâu, chí cung dâu, treo cung, cơ cung,tên sẻ, hồ thỉ đều cùng 
chuyển di đến miền đích là biểu thị ngƣời con trai có chí lớn, tung hoành ngang dọc để giúp 
ích cho đời. Loại chuyển di này chiếm tỉ lệ tƣơng đối lớn. 
5.4.Đặc điểm tri nhận của các tác giả văn học Trung đại: 
 Các tác giả của văn học Trung đại Việt Nam sử dụng những sự vật, đồ dùng quen thuộc, 
gắn bó mật thiết với ngƣời đàn ông để làm miền nguồn. Những sự vật này mang tính ―kí ức 
cộng đồng‖, nên nó gần gũi, dễ cảm nhận, dễ hiểu. Ngƣời xƣa đã sử dụng những không gian, 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 708 
nơi chốn, căn phòng thay thế cho ngƣời đàn ông phải to phải lớn, phải chiếm vị trí quan trọng 
để làm miền nguồn, vì ngƣời đàn ông có vị trí quan trọng trong xã hội phong kiến, họ là 
rƣờng cột của của nhà nƣớc phong kiến. Không giống nhƣ những từ ngữ biểu thị ngƣời phụ 
nữ, bộ phận cửa thay thế cho ngƣời phụ nữ và nơi ở của ngƣời phụ nữ thƣờng là cửa nách, 
cửa buồng, hoặc bộ phận quan trọng của cửa là then cài. Nhƣng đối với những từ ngữ biểu thị 
ngƣời đàn ông, cửa thay thế cho ngƣời đàn ông, nơi ở, công việc của ngƣời đàn ông thì phải là 
cửa chính, phải là cổng lớn, cổng thành. Nếu có dùng then cửa là loại hành môn – có thanh gỗ 
gài ngang đơn sơ mộc mạc. Có nghĩa đàn ông phải vùng vẫy ngoài biển khơi, phải ngao du 
thiên hạ để thỏa chí tang bồng chứ không phải nhƣ ngƣời phụ nữ luôn phải cửa đóng then cài. 
6. Nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn miền nguồn của những biểu thức biểu thị 
ngƣời đàn ông trong văn học Trung đại Việt Nam 
―Kinh nghiệm của con người và truyền thống văn hóa là nhân tố quan trọng, có ảnh 
hưởng rất lớn đến việc lựa chọn miền nguồn‖ (Triệu Diễm Phƣơng, 2011, tr.173). Từ đó, 
chúng tôi nhận định rằng, nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc lựa chọn miền nguồn của 
những từ ngữ biểu thị ngƣời đàn ông trong văn học Trung đại Việt Nam là phụ thuộc vào hai 
yếu tố sau: Cách đối xử với thế giới xung quanh và quan niệm văn hóa truyền thống của dân 
tộc. 
 Cách đối xử với thế giới xung quanh của người xưa có ảnh hưởng đến việc lựa chọn 
miền nguồn? Qua các từ ngữ biểu thị ngƣời đàn ông trong văn học Trung đại Việt Nam, chúng ta 
thấy rằng, quan hệ của con ngƣời với thế giới xung quanh là quan hệ ―dĩ nhân vi trung‖. Con 
ngƣời là trung tâm của vũ trụ. Tất cả mọi thứ xung quanh đều tập trung thay thế cho ngƣời đàn 
ông, làm cho tất cả mọi phƣơng diện thuộc về ngƣời đàn ông đƣợc phác thảo rất rõ nét, ngƣời đàn 
ông trở thành nhân vật chính, là trụ cột của gia đình và là rƣờng cột của xã hội. Chính vì vậy mọi 
thứ xung quanh có giá trị về vật chất lẫn tinh thần đều có thể trở thành miền nguồn thay thế cho 
ngƣời đàn ông. 
 Quan niệm văn hóa có ảnh hưởng đến việc lựa chọn miền nguồn? Quan niệm văn hóa 
tức là quan niệm truyền thống của dân tộc, tâm lý của dân tộc, phƣơng thức và tập quán tƣ 
duy của dân tộc. Trong xã hội phong kiến tập quyền – xã hội nam quyền – rõ ràng ngƣời đàn 
ông chiếm vị trí thƣợng tôn, ngƣời đàn ông có tất cả mọi quyền lợi và quyền hành trong gia 
đình cũng nhƣ ngoài xã hội. Ví dụ con trai đến tuổi trƣởng thành là làm lễ gia quan (đội mũ), 
tức là con trai đến lúc đƣợc đội mũ vác lều chỏng đi thi để gia nhập vào xã hội. Nên gia quan 
thay thế cho tuổi trƣởng thành của ngƣời đàn ông. Nơi ở hay nơi làm việc của ngƣời đàn ông 
chiếm toàn bộ diện tích nhƣ nhà, cung trong nhà vàng (vua), cung xanh, đông cung (thái tử); 
bao gồm căn phòng to lớn sang trọng nhất nhƣ đường trong gia đường, nghiêm đường, xuân 
đường, thung đường (cha), là cầm đường (nơi quan làm việc); là nơi có cánh cổng to lớn nguy 
nga trong kim khuyết (cung vua), kim môn (chốn quan quyền vinh hiển); là khoảng không gian 
rộng lớn nhƣ sân (đình) trong xuân đình (cha), đan đình (cung vua), v.v 
 Quan niệm ―nữ chủ nội, nam chủ ngoại‖, ―tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ‖ và 
chữ ―trung hiếu‖, đàn ông chiếm vị trí quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội, đã khiến cho 
họ phải luôn luôn dốc sức rèn luyện văn võ để trở thành ngƣời giỏi giang. Ví dụ, khi mới sinh 
ra, con trai đƣợc cha mẹ gửi gắm ƣớc mơ của cha mẹ là mong con trai sẽ làm đƣợc việc lớn 
trong treo cung. Khi đến tuổi trƣởng thành, cha mẹ lại mong con trai học hành giỏi giang, thi 
cử đỗ đạt trong gia quan; cha mẹ còn mong con trai nối nghiệp gia đình và kế thừa hƣơng hỏa 
trong cơ cầu, thi lễ, tông đường, v.v Trong hôn nhân, tiêu chí chọn con rể phải có chí lớn, 
mà bắn tên, dùng cung là tài nghệ nổi trội nhất của con trai, nên tài bắn cung tên đƣợc lựa 
chọn làm miền nguồn thay thế cho việc kén rể, nhƣ bắn sẻ, bắn bình, tên lọt bình, v.v Trong 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 709 
thời binh biến, nơi trận mạc hiểm nguy hoặc vũ khí nguy hiểm thƣờng làm miền nguồn thay 
thế cho ngƣời đàn ông, nhƣ khổn mạc (cổng thành và màn), khổn ngoại (bên ngoài cổng cung 
thành) thay thế cho nơi đóng doanh của tƣớng soái; nhƣ giáo mác trong đồng bác, binh khí 
trong đổng nhung thay thế cho tƣớng và binh sĩ ở ngoài trận mạc. 
 Với quan niệm ―trọng nam khinh nữ‖, bé trai ngay từ khi sinh ra đã có một số phận trân 
quý nhƣ vàng nhƣ ngọc. Sinh con trai thì đƣợc chơi với ngọc trong lộng chương, ngƣợc lại 
sinh con gái thì bị hắt hủi nhƣ trong lộng ngõa (chơi với ngói). Quan niệm này đã chắp cánh 
cho con trai có một tƣơi lai rộng mở. Sinh con trai sẽ treo một cây cung bên trái cửa trong đặt 
cung, treo cung, mong con trai sau này có chí cƣỡi kình, tung hoành ngang dọc. Sinh con gái 
thì sẽ treo cái khăn bên phải cửa trong đặt khăn, có nghĩa là nhiệm vụ của con gái đƣợc mặc 
định là sau này suốt cả cuộc đời sẽ làm việc nội trợ, nâng khăn sửa túi cho chồng. 
7. Kết luận 
Những từ ngữ trong văn học Trung đại Việt Nam là một phần quan trọng trong kho 
tàng từ vựng tiếng Việt, đã thể hiện một cách cụ thể sinh động nội dung cơ bản về văn hóa 
truyền thống, phƣơng thức tƣ duy độc đáo và quan niệm thẩm mỹ của dân tộc Việt Nam. 
Công trình nghiên cứu này ứng dụng lý thuyết hoán dụ tri nhận vào nghiên cứu những biểu 
thức ngôn ngữ biểu thị nam giới trong văn học Trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ 
XIX với các nội dung sau: 
a. Các loại miền nguồn 
Với cơ chế hoán dụ, có 8 miền nguồn, chủ yếu là các yếu tố nhỏ, gắn liền với sinh 
hoạt hàng ngày của ngƣời đàn ông nhƣ: (1) trang sức, trang phục; (2) đồ vật, vật dụng sinh 
hoạt hàng ngày;(3) không gian, căn nhà; bộ phận của căn nhà (thay thế người ở bên trong); 
(4) vật dụng sinh hoạt hàng ngày, bộ phận căn nhà (thay thế cho nơi ở); (5) không gian xung 
quanh ngôi nhà (thay thế cho nơi ở); (6) tước hiệu, danh hiệu học vị; (7) yếu tố hình hài; (8) 
hoạt động, trạng thái. 
b. Điều kiện lựa chọn sự vật ở miền nguồn 
Sự vật ở miền nguồnđƣợc lựa chọn phải có một trong hai điều kiện sau:(1) vật cận 
thân là dấu hiệu tính cách, (2) thuộc tính nổi trội của sự vật. 
c. Đặc điểm tri nhận của miền nguồn chuyển di đến miền đích 
Gồm có bốn đặc điểm tri nhận nhƣ sau:(1) khái quát mô hình ánh xạ giữa miền đích và 
miền nguồn, (2) miền nguồn trong cùng một biểu thức, (3) mạng lƣới cấu trúc miền nguồn, 
(4) đặc điểm sự vật sử dụng ở miền nguồn. 
c. Nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn miền nguồn 
Việc lựa chọn miền nguồn của ngƣời xƣa bị chi phối bởi sinh hoạt hàng ngày và quan 
niệm văn hóa truyền thống của dân tộc. 
Tài liệu tham khảo 
Đào Duy Anh (2013). Từ điển Truyện Kiều. Nxb Thanh niên Hà Nội. 
Đỗ Hữu Châu (1981). Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Thiều Chửu (2005). Hán Việt Tự Điển. Nxb Đà Nẵng. 
Trần Văn Cơ (2006). Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ). Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. 
Trần Văn Cơ (2009). Khảo luận ẩn dụ tri nhận. Nxb Lao động - Xã hội Hà Nội. 
Nguyễn Thạch Giang (2002). Tiếng Việt trong thư tịch cổ Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. 
Nguyễn Thạch Giang (2003). Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 5. Văn học thế kỉ XVIII, Nxb Khoa 
học Xã hội Hà Nội. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 710 
Nguyễn Thiện Giáp – Võ Thị Minh Hà (2016). Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Giáo dục Việt Nam Hà Nội. 
Đinh Thái Hƣơng, Chu Huy, Nguyễn Hữu Sơn (2008). Điển tích văn học trong nhà trường. Nxb Giáo 
dục Hà Nội. 
Bửu Kế (2005). Tầm nguyên từ điển (Cổ văn học từ ngữ tầm nguyên). Nxb Thanh niên Hà Nội. 
Lakoff G. và Johnson M. (1980, 2003), Nguyễn Thị Kiều Thu dịch (2017). Chúng ta sống bằng ẩn dụ. 
Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 
Vƣơng Lộc (2002). Từ điển từ cổ. Nxb Đà Nẵng Hà Nội. 
Long Điền & Nguyễn Văn Minh (1999). Từ điển văn liệu. Nxb Hà Nội. 
Nguyễn Đăng Na (2003). Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 3. Văn học thế kỉ X-XIV, Nxb Khoa học 
Xã hội Hà Nội. 
Hoàng Phê (2015). Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng. 
Triệu Diễm Phƣơng (2011). Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận. Đào Hà Ninh dịch. Nxb Đại học Quốc 
gia Hà Nội. 
Nguyễn Ngọc San (2010). Từ điển từ Việt cổ. Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội. 
Trần Đình Sử (1999). Thi pháp văn học Trung Đại. Nxb Giáo dục Hà Nội. 
Trần Thị Băng Thanh (2004). Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 4. Văn học thế kỉ XV-XVII. Nxb 
Khoa học Xã hội Hà Nội. 
Lý Toàn Thắng (2004). Ngôn ngữ học tri nhận – Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt. Nxb 
Phƣơng Đông Hà Nội. 
Trần Ngọc Thêm (2006). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Tổng hợp TP HCM. 
Trần Nho Thìn (2012). Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Nxb Giáo dục Việt Nam. 
Nguyễn Đức Tồn (2008). Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy. Nxb Khoa học Xã hội 
Hà Nội. 
Trần Ngọc Vƣơng (chủ biên) (2018). Văn học Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Nxb Đại học Quốc 
gia Hà Nội. 
Hoàng Hữu Yên (2003). Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 6. Văn học thế kỉ XIX, Nxb Khoa học Xã 
hội Hà Nội. 
COGNITIVE METONYMY IN VOCABULARIES DENOTING THE 
MAN IN VIETNAMESE MEDIEVAL LITERATURE
Abstract 
Based on the works of Vietnamese Literature Essence, we have surveyed 650 linguistic 
expressions about the man in Vietnamese medieval literature, in which, there are 166 
expressions under the metonymy mechanism. From there, as a basis for analyzing, 
establishing source domains are moved to refer to the male target domain, whereby the 
article analyzes eight source domains according to the metonymy mechanism:(1) jewelry, 
costumes; (2) everyday objects and items; (3) the space, the place; the house, parts of the 
house (replacing people inside); (4) everyday items, house parts (replacement for 
residence); (5) space around the house (replacement of accommodation); (6) title, address; 
(7) shape factor; (8) activity, status. Conditions for selecting things in the source domain 
are based on the correlation, which is the features of the object and the dominant factor. 
Draw conclusions about metonymic characteristics. Factors affecting the selection of the 
source domain is the way of treating the world around the world and the traditional 
cultural conception of the nation. 
Keywords 
vocabulary denoting the men, vietnamese medieval literature, metonymy, cognitive 
metonymy, source domain 

File đính kèm:

  • pdfhoan_du_tri_nhan_tren_ngu_lieu_bieu_thuc_ngon_ngu_bieu_thi_n.pdf