Hinh tượng nhân vật bác sĩ trong bút kí của một bác sĩ trẻ và kiểu nhân vật bác sĩ trong văn xuôi M. Bulgakov
M.A.Bulgakov (1891-1940) là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của nước
Nga nửa đầu thế kỉ XX. Sáng tác của ông khá đa dạng, gồm nhiều thể loại, trong đó, Bút
kí của một bác sĩ trẻ được coi là tác phẩm đầu tay. Đó là một tập gồm bẩy truyện ngắn
hiện thực và ở một mức độ nào đó, mang tính tự truyện sâu sắc. “Bác sĩ trẻ” không chỉ là
nhân vật trung tâm trong tập truyện mà còn trở thành một hình tượng khái quát, chứa
đựng chiều sâu tư tưởng triết mĩ, xuyên suốt các sáng tác sau này của nhà văn
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Hinh tượng nhân vật bác sĩ trong bút kí của một bác sĩ trẻ và kiểu nhân vật bác sĩ trong văn xuôi M. Bulgakov", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hinh tượng nhân vật bác sĩ trong bút kí của một bác sĩ trẻ và kiểu nhân vật bác sĩ trong văn xuôi M. Bulgakov
48 TRNG I HC TH H NI HNH T9NG NHN V:T BC S; TRONG BA M?T BC S; TR@ V KIAU NHN V:T BC S; TRONG VN XUCI M.BULGAKOV Đặng Đức Hiệp1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: M.A.Bulgakov (1891-1940) là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của nước Nga nửa đầu thế kỉ XX. Sáng tác của ông khá đa dạng, gồm nhiều thể loại, trong đó, Bút kí của một bác sĩ trẻ được coi là tác phẩm đầu tay. Đó là một tập gồm bẩy truyện ngắn hiện thực và ở một mức độ nào đó, mang tính tự truyện sâu sắc. “Bác sĩ trẻ” không chỉ là nhân vật trung tâm trong tập truyện mà còn trở thành một hình tượng khái quát, chứa đựng chiều sâu tư tưởng triết mĩ, xuyên suốt các sáng tác sau này của nhà văn. Từ khoá: Bút kí của một bác sĩ trẻ, hình tượng nhân vật, Bulgakov 1. MỞ ĐẦU Bút kí của một bác sĩ trẻ của M.Bulgakov là một tập gồm bẩy truyện ngắn riêng biệt (Chiếc khăn thêu hình con gà trống, Vòng quay thử thách, Cổ họng bằng thép, Bão tuyết, Tối như đêm Ai-cập, Con mắt hỏng, Bãi sao) nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau về chủ đề và nhân vật trung tâm, được đăng tải trên hai tạp chí Người cán bộ ngành y ở Moskva và Toàn cảnh đỏ ở Leningrad rải rác trong những năm 1925-1926. Thực chất ý đồ sáng tạo và những nét phác thảo lớn về kiểu hình tượng nhân vật này đã hình thành trong nhà văn ngay từ những năm 1916-1917, khi ông tốt nghiệp xuất sắc đại học y khoa và được bổ nhiệm phụ trách một bệnh xá ở vùng sâu xa thuộc tỉnh Smolensk. Ý đồ này được tiếp tục phát triển trong những năm 1918-1919, khi ông trở lại quê nhà Kiev (Ukraina). Bản thảo cuối cùng của tập truyện (như hiện nay) được hoàn thành cuối năm 1921, sau khi Bulgakov chuyển đến Moskva và định cư vĩnh viễn tại đây. Ngay khi Bút kí của một bác sĩ trẻ được công bố, nhiều nhà nghiên cứu và độc giả đã cho rằng tác giả của nó đã bắt chước, kế thừa hoặc chịu ảnh hưởng sâu sắc Bút kí của một 1 Nhận bài ngày 15/4/2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 24/12/2016. Liên hệ tác giả: Đặng Đức Hiệp; Email: dangduchiepcuom@gmail.com TP CH KHOA HC − S 11/2016 49 bác sĩ của V.Veresaev (1867 - 1945). V.Veresaev viết tác phẩm này từ 1895 đến 1900, được đăng toàn bộ trên tạp chí Thế giới thánh thần, từ số 1 đến số 5 năm 1905. Tuy nhiên, cũng lấy hình tượng trung tâm là bác sĩ, cũng luận bàn về đề tài y học, nhưng Bút kí của một bác sĩ của Veresaev thiên về chính luận, nghị sự; còn các truyện ngắn của Bulgakov mang các đặc điểm của một tác phẩm văn chương với tổ chức hình tượng nhất quán, giầu chất gợi mở, liên tưởng, thấm đượm chất trữ tình và “trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ và cung cấp những cốt truyện lý thú cho nhà văn trẻ trong các tìm tòi nghệ thuật của ông. Tất nhiên, những phát hiện lớn thì chưa đến ngay lập tức” như Viện sĩ Piotr Alexeevich Nicolaev (1924 - 2007) đã viết trong lời giới thiệu cuốn Nghệ nhân và Margarita (bản dịch tiếng Việt của Đoàn Tử Huyến). 2. NỘI DUNG 2.1. Chân dung nhân vật bác sĩ trong Bút kí của một bác sĩ trẻ Là nhân vật trung tâm, có mặt trong tất cả các truyện ngắn trong tập truyện cùng chung nhan đề, “bác sĩ trẻ” là người phụ trách toàn bộ mọi công việc của bệnh xá, có trình độ chuyên môn cao nhất, trực tiếp xử lí mọi ca bệnh. Đây cũng chính là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, kể lại những trải nghiệm đã qua, cái làm nên nội dung chủ yếu của tập truyện. Ngay trong truyện đầu tiên: Chiếc khăn thêu hình con gà trống, vị bác sĩ trẻ xưng “tôi” kể về việc bản thân được điều động về phụ trách một bệnh xá gồm có vỏn vẹn bảy người thuộc vùng sâu vùng xa của nước Nga như sau: “Đúng vào lúc 2 giờ 5 phút chiều ngày 17 tháng Chín năm 1917 không thể nào quên được đó, tôi đã đứng trong sân của bệnh xá Murino - một cái sân cỏ mềm nhũn, sũng nước vì những trận mưa tháng Chín” [1, tr.71]. Về tuổi tác và phong thái, nhân vật tự giới thiệu: “Tôi cố gắng nói năng một cách chậm rãi, quan trọng, đĩnh đạc, đi đứng không vội vã, hấp tấp như mọi sinh viên ở cái tuổi hăm ba vừa mới tốt nghiệp đại học, mà là bách bộ một cách khoan thai, đường bệ” [1, tr.73]. Trong truyện thứ ba: Cổ họng bằng thép, nhân vật cho biết thêm: “bốn mươi tám ngày trước tôi tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc, nhưng tốt nghiệp xuất sắc là một chuyện...” [1, tr.92] và tiếp đó nhấn mạnh: “Tôi, bác sĩ, mới vẻn vẹn 24 tuổi, vừa ra trường hai tháng trước và được cử về phụ trách bệnh xá ở Nhikolski này” [1, tr.93] và “Kiến thức của tôi, một bác sĩ mới tốt nghiệp sáu tháng trước, tất nhiên, là chưa có gì” [1, tr.134]. Trong suốt tập truyện, nhân vật “bác sĩ trẻ”, như đã tự thể hiện, là một người độc thân, nhưng trong đời thực, Bulgakov đã kết hôn lần đầu tiên với T.N.Lappa (1892-1982) từ năm 1913, khi ông 22 tuổi, và khi nhận nhiệm sở vào ngày 29 tháng Chín năm 1916, cả hai vợ chồng cùng đi. Như thế, vị “bác sĩ trẻ” đã cố tình lược bỏ, làm mờ hóa các chi tiết tiểu sử, song yếu tố tự thuật vẫn hiển hiện rõ. Bởi ngay sau đó, như một thói quen thuộc về bản 50 TRNG I HC TH H NI năng của một người nghệ sĩ chứ không phải là một bác sĩ, cái cảm hứng kể lể, tự đắc ý một cách khôi hài, buồn chán của nhân vật đã nhanh chóng nhường chỗ cho sự quan sát, bao quát ngoại cảnh. Đây là nơi ăn chốn ở trong khuôn viên bệnh xá của “tôi”: “Tôi rùng mình, buồn bã nhìn lên cái cơ ngơi tương lai của tôi – một căn nhà nhỏ hai tầng, rất sạch sẽ với những cửa sổ đóng im ỉm, lặng ngắt như tờ, và khẽ thở dài ngao ngán” [1, tr.72]. Cụ thể hơn, trong truyện thứ năm - Tối như đêm Ai-cập - “bác sĩ trẻ” cho biết thêm: “... căn hộ của tôi, 2 tầng, tầng trên gồm phòng làm việc và phòng ngủ, tầng dưới gồm có phòng ăn, một phòng xép không biết để làm gì, và khu bếp – nơi mà Acxinhia, chị bếp nấu ăn cho tôi, ở luôn trong đó cùng với chồng là người gác cổng lâu năm của bệnh viện” [1, tr.117]. Trong những miêu tả ít ỏi về “căn hộ của tôi”, “bác sĩ trẻ” chỉ đặc biệt chú ý tới tủ sách: “Trong căn phòng làm việc trong cái cơ ngơi của tôi, đã tỏa sáng một ngọn đèn ấm áp. Tôi ng ... ng định: “Bút kí của một bác sĩ trẻ không phải là nhật kí, cũng không phải bút kí, chúng có chất của các truyện ngắn, nhưng, cũng như ở các tác phẩm quan trọng về sau của Bulgakov, yếu tố tự truyện cảm thấy rất rõ”. Bulgakov đã có một sáng tạo độc đáo, (dụng ý rõ rệt) khi ông xây dựng hình tượng người kể chuyện và nhân vật là một. Toàn bộ bảy truyện đều được bắt đầu bằng ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” tự kể về mình – về tất cả những chuyện mà mình đã đích thân tham gia, đã xảy ra với mình. Đây là kiểu người kể chuyện bên trong với điểm nhìn cố định, nó thuyết phục bạn đọc hoàn toàn về tính chân xác của câu chuyện. Trong việc chuyển tải trữ tình thì trần thuật từ ngôi thứ nhất không phải là điều kiện duy nhất quyết định đến tính trữ tình, nhưng trong trường hợp Bút kí của một bác sĩ trẻ thì trần thuật từ ngôi thứ nhất là điều kiện đủ để thực hiện việc này. Bằng việc sử dụng ngôi thứ nhất, TP CH KHOA HC − S 11/2016 53 người kể chuyện – nhân vật chính có cơ hội được một mình một lãnh địa, toàn quyền và thỏa sức kể chuyện, miêu tả, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, tâm tư sâu xa và lắng đọng của mình về mọi vấn đề của cuộc sống – những vấn đề chất chứa trong tâm can, đồng thời vẫn đảm bảo tính khách quan và trung thực. Chính điều này khiến tập truyện như một sự giãi bày, một sự trải lòng hơn là việc đi sâu trần thuật, miêu tả các sự kiện, cốt truyện, tính cách thông thường. Bạn đọc cảm nhận rõ tính xuyên suốt của một cốt truyện nhẹ nhàng, tinh tế và sâu lắng. Không xây dựng những cốt truyện phức tạp, nhiều tình tiết đan xen, chồng chéo, không đặt trọng tâm vào việc miêu tả những tình huống gay cấn, đột phá, nghẹt thở, Bulgakov tạo ra một mạch truyện man mác, lắng sâu và thấm thía, dẫn dắt người đọc vào thế giới nội tâm phức tạp và phong phú của “bác sĩ trẻ”. Đây là điều khiến tập truyện, tuy thuộc thể loại tự sự, nhưng vẫn cứ vượt ra khỏi khuôn khổ của thể loại ấy mà tràn sang địa hạt của trữ tình. Kiểu nhân vật bác sĩ, mối quan hệ giữa bác sĩ – người bệnh; địa điểm của hành động (bệnh xá – bệnh viện tâm thần), cốt truyện (liên quan đến các loại bệnh tật và giấc mơ)... trong Bút kí của một bác sĩ trẻ còn tiếp tục được phát triển lên những tầm cao mới trong các sáng tác tiếp theo của nhà văn. Từ một bác sĩ trẻ (chưa hề có kinh nghiệm, mới tốt nghiệp đại học), ta lần lượt gặp những biến thể khác, những “phiên bản đời cao” của kiểu nhân vật này. Trong Những quả trứng định mệnh (1925), đó là hình ảnh giáo sư động vật học – viện trưởng Persicov, “một nhà bác học siêu thặng” [3, tr.33]. Trong Trái tim chó (1925), đó là giáo sư Preobrazenski - nhà giải phẫu thiên tài, “người số một không chỉ ở Moskva, mà cả ở London và Oxford nữa” [3, tr.309]. Còn trong tác phẩm cuối cùng – kiệt tác Nghệ nhân và Margarita, người đọc hân hạnh được “tiếp xúc” với vị bác sĩ “khả kính” St’ravinski - “con người chủ chốt của bệnh viện này” [3, tr.493], một bệnh viện tâm thần, một “nhà thương điên” ở Moskva... Trong những tác phẩm kế tiếp này, hình tượng người bác sĩ thuần nhất, độc lập đã bị phức tạp hóa theo thời gian, trở thành một cấu phần quan trọng của những hình tượng lớn hơn mang tính triết học, tư tưởng, thẩm mỹ phổ quát tương tự hình tượng ngôi nhà, sự yên bình, nghĩa vụ, cái thiện, cái ác... Bác sĩ N. trong Những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của một bác sĩ; bác sĩ - người bảo vệ - người bệnh Alexei Turbin trong Bạch vệ; giáo sư Persicov và tiến sĩ Ivanov trong Những quả trứng định mệnh; giáo sư Preobrazenski và cộng sự của ông, bác sĩ Bormental trong Trái tim chó; bác sĩ - kẻ sát nhân Iasvin trong Tôi giết người, bác sĩ - người bệnh - kẻ tự sát Bomgard và Poliakov trong Morphin..., tất cả đều bị xô đẩy vào vòng xoáy của cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn và cố tìm cách thoát ra khỏi nó. Sự phức tạp ấy thể hiện rõ nhất trong Trái tim chó, Tôi giết người, Morphin, Nghệ nhân và Margarita... Giáo sư Preobrazenski đã không còn không mấy chú tâm vào công việc chữa 54 TRNG I HC TH H NI trị, cái mà ông say mê theo đuổi bây giờ là một thí nghiệm khoa học mang một tầm vóc, chiều kích khác: “Tôi quan tâm đến một điều hoàn toàn khác kia, về Ưu sinh học, về việc làm cho giống người trở nên tốt hơn” [3, tr.312]. Qua hình tượng Preobrazenski, người đọc nhận thấy rõ tất cả những nét tính cách phức tạp, đối nghịch nhau: bác sĩ - nhà bác học - nhà nghiên cứu - hiệp sĩ - nhà pháp thuật - kẻ giết người... Cuộc đối thoại bên trong của vị bác sĩ trẻ (sự vật lộn, giằng xé giữa hai con người đối nghịch, giữa tinh thần trách nhiệm và sứ mạng cao cả của nghề thầy thuốc...) trong Bút kí của một bác sĩ trẻ đã phát triển thành cuộc đấu tranh đối kháng giữa cái Thiện và cái Ác trong Nghệ nhân và Margarita. Điều đó được thể hiện một cách khái quát trong lời đề từ được lấy từ Faust của Goethe: “...Vậy thế anh là cái gì đã chứ? Là một phần của cái uy lực nọ. Nó luôn mong điều dở và luôn tạo điều hay” [9, tr.104], (Đoàn Tử Huyến dịch: “... thế rốt cuộc, ngươi là ai? – Ta là một phần của cái sức mạnh vốn muôn đời muốn điều ác nhưng muôn đời làm điều ích lợi” [3, tr.339]. Như thế, Bulgakov đã không chỉ cho thấy xu thế, khả năng, viễn cảnh không thể lường trước mà còn dự báo, tiên đoán những biến cố cũng như kì tích, phát kiến của y học nhân loại thế kỉ XX, điều mà trước đây và ngay cả những năm 30 người ta vẫn coi là hoang đường. Ý chí, nhiệt huyết, tài năng và ước nguyện của người bác sĩ trong việc cứu chữa hay ít ra là làm giảm nhẹ những đớn đau, tật bệnh của con người trong thời điểm đó đã gặp phải những khó khăn mang bản chất khác và trên một cấp độ khác. Phát minh của giáo sư Persicov (mà so với ông, “các nhân vật của Wells chỉ là những gã lùn tịt” [3, tr.54] đã bị cưỡng đoạt và sử dụng cho một mục đích khác, vội vã, quan liêu, ngu dốt và đầy tham vọng. Ý tưởng của giáo sư Preobrazenski rốt cuộc đã thất bại. Sarikov là một kết quả đau đớn của một khối óc và bàn tay tầm cỡ thế giới. Thế nhưng trong Nghệ nhân và Margarita, sức mạnh toàn năng của trí tuệ và ý chí đã được thể hiện trong việc bóc trần chân tướng của nhà ảo thuật đen – Voland. Và cũng trong cuốn “di chúc nghệ thuật” này, bản chất đích thực của nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Bulgakov được bộc lộ hoàn toàn và đầy đủ. Mối liên hệ giữa bác sĩ và người bệnh, giữa người chữa bệnh và kẻ được chữa bệnh, - điều mà Bulgakov nhấn đi nhấn lại trong toàn bộ 7 truyện ngắn của Bút kí của một bác sĩ trẻ nay được khẳng định lại một lần nữa, cuối cùng và mãi mãi: Nghệ nhân – tác giả cuốn tiểu thuyết lịch sử về Ponti Pilat – mới là vị bác sĩ tinh thần đích thực. Căn bệnh nan y mà Nghệ nhân đã chữa khỏi cho nhà thơ “vô thần” Ivan Bezdomny, và nói chung, cho cả một “tầng lớp trên - các nhà trí thức, quản lý quan liêu của xã hội - chính là thái độ độc tôn, cực đoan trong tư tưởng, là chủ nghĩa kinh viện giáo điều, là sự đố kỵ và căm thù đối với tầng lớp trí thức giàu ý tưởng và đam mê sáng tạo - một căn bệnh thuộc về ý thức thống trị, tư tưởng cầm quyền, một thứ hệ quả tai hại cản trở sự phát triển của tiến TP CH KHOA HC − S 11/2016 55 bộ xã hội và văn minh nhân loại. “Bungacốp quan tâm đặc biệt tới số phận người trí thức, quý tộc về tâm hồn. Đọc Nghệ nhân và Margarita ít nhất bạn đọc có thể thấy ba lớp nghĩa: những chuyện ỉ eo trong sinh hoạt phàm tục ở Matxcơva những năm 30; sáng tạo nghệ thuật và số phận nghệ sĩ, quan hệ giữa nghệ sĩ với quyền lực; quan hệ giữa tình thương và nghĩa vụ, giữa thiện và ác, tình người và bạo lực . Gấp sách lại, ta xót xa cho số phận nghệ sĩ và vẫn như còn nghe thấy tiếng thở dài của tác giả khi lòng ông phân vân giữa tha thứ và trừng phạt. Chả lẽ ở cõi vĩnh hằng nghệ sĩ vẫn “chưa xứng đáng được hưởng ánh sáng, anh ta chỉ xứng đáng hưởng sự thanh thản?” [5, tr.361]. Có thể nói, dấu ấn tự sự tự thuật của các nhân vật bác sĩ trong hầu hết các sáng tác sau này của Bulgakov đã mờ nhạt dần bởi nó được xây dựng theo hướng tổng hòa bản chất của các phạm trù, quan niệm trái ngược nhau về cuộc sống và cái chết, về thiên đường và địa ngục, về ánh sáng và bóng tối, về cái thiện và cái ác. Trong Morphin, tính tổng hòa của hình tượng được thể hiện qua việc nhân vật chính - bác sĩ, người tự nguyện trở thành con bệnh nghiện morphin; tự quan sát, theo dõi tình trạng bệnh tật và quá trình trị liệu của chính mình. Trong Nghệ nhân và Margarita, hình tượng nhân vật bác sĩ và motif cứu chữa, chữa trị, làm lành vết thương... được nhận thức, lý giải trên một cấp độ khác, cao hơn trong hệ thống các vấn đề đạo đức – triết học thẩm mỹ quan trọng. St’ravinski, Chúa quỷ Voland và đoàn tuỳ tùng, thậm chí cả nhà “triết học lang thang” Ieshua Ha-Nozri cũng là bác sĩ. Chức năng chữa trị, cứu rỗi đã thuộc về những người đại diện cao nhất của những thế lực tối cao trong thế giới ánh sáng và bóng tối, của cái thiện và cái ác. Nếu như trong Trái tim chó, bác sĩ Preobrazenski được miêu tả vừa giống như một nhà pháp thuật, một “ông tiên tóc bạc”: “con chó (Sarik) đứng dậy trên hai chân sau và làm một cử chỉ gì đó giống như sự bái lạy Philip Philipovich” [3, tr.209], vừa giống một kẻ bị buộc tội giết người (“theo lời buộc tội, Preobrazenski đã giết Trưởng tiểu ban làm sạch thành phố Poligraph Poligraphovich Sarikov” [3, tr.334]; thì trong Nghệ nhân và Margarita, nhà pháp thuật và kẻ giết người lại chính là người chữa trị. Như hai mặt của một vấn đề, phương thức chữa bệnh ở đây thường bị phê phán bởi nó có khả năng chữa lành bệnh nhưng cũng có thể gây ra nỗi đau đớn tiếp theo; nói rõ hơn, chính kẻ bị mang tiếng làm điều ác, tác nhân gây ra mọi sự xáo trộn lại dùng chính cái ác để chữa trị bệnh tật cho con người. Trong Morphin, cái dùng để chữa bệnh là thuốc, nhưng morphin cũng trở thành chất độc giết người vì nó, dần dà, tạo nên những cơn nghiện giết dần giết mòn con người. Còn trong Nghệ nhân và Margarita, việc chữa trị không đơn giản là giải thoát con người khỏi nỗi đau đớn sinh học, mà là cứu rỗi, là tiêu diệt cái ác, căn nguyên của mọi “bệnh tật” ẩn náu trong thẳm sâu tâm hồn con người, bằng chính cái ác. Đây là một trong số những thể nghiệm, băn khoăn, trăn trở, day dứt khôn nguôi của bậc tiền bối F.Dostoievsky. Còn nhớ trong Trái tim chó, nhà văn đã không phải “vô tình” khi mượn lời nhân vật, buông ra các 56 TRNG I HC TH H NI lời giáo huấn thiếu thực tế, hoang tưởng và mơ hồ: “Không được đánh roi ai cả, - Philip Philipovich nghiêm khắc nói. Với con người cũng như với động vật, chỉ có thể tác động bằng lời khuyên bảo mà thôi” [3, tr.224]. Tính đối nghịch của Voland và Ieshua Ha-Notx’ri được thể hiện trong việc sử dụng các hình thức, phương tiện, công cụ khác nhau để đạt được mục đích. “Kẻ cầm đầu thế giới cái Ác” [8, tr.80] đã sử dụng quyền lực của cái ác để trừng phạt những biểu hiện của tội ác tràn lan trong đời sống xã hội và nằm sâu trong mỗi con người; còn “Chúa Trời” Ieshua Ha-Notx’ri đã gắng gượng đánh thức cái thiện, cảm hóa những kẻ ác bằng sự từ tâm. Tuy nhiên, sự bất lực của các “ý niệm tuyệt đối” đã được làm sáng tỏ. Khái niệm và hệ thống liệu pháp “chữa trị” cũ của y học đã khác xưa, cho dù nó đã có bước tiến triển, hòa hợp, đồng nghĩa với các nguyên tắc đạo lý, nhân văn tất yếu và không thể thay đổi: tội ác và hình phạt, sự đày đọa và tha thứ... Cuối tác phẩm, tất cả các nhân vật, dù là đại diện của thế giới ánh sáng hay bóng tối, kẻ ác hay người lương thiện, đều thanh thản, bởi họ, bằng một cách nào đó, hay theo một sự lí giải, biện minh nào đó của nhân sinh, đã làm trọn “bổn phận” trong khả năng, mức độ, hoàn cảnh, tình thế của mình. 3. KẾT LUẬN Chiếm vị trí đặc biệt trong sáng tác của Bulgakov, hình tượng nhân vật bác sĩ đã có sự vận động, phát triển không ngừng, từ chân dung, diện mạo bên ngoài đến bản chất, sứ mệnh bên trong. Quá trình phát triển của hình tượng nhân vật bác sĩ vừa cho thấy tác động của những vần vũ bão giông thời đại đến cuộc đời Bulgakov, vừa phản ánh sự tiến triển và thay đổi sâu sắc trong quan niệm, tư tưởng và tư duy nghệ thuật của ông trong hành trình tìm kiếm, hướng tới các giá trị đích thực và vĩnh cửu của nhân loại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Булгаков М.А. (1992), Собрание сочинений в пяти томах. Tom первый: Записки юного врача; Белая гвардия; Рассказы; Записки на манжетах. Изд.Художественная литература, Москва. 2. Benac, H. (2008), Dẫn giải ý tưởng văn chương, (Nguyễn Thế Công dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Bulgacov Mikhail (1998), Tuyển tập văn xuôi, (Đoàn Tử Huyến dịch và giới thiệu), Nxb Cầu Vồng, Matxcơva, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 4. Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Hải Hà (2002), “Nhìn lại văn học Nga thế kỷ XX”, Văn học Nga - Sự thật và cái đẹp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. TP CH KHOA HC − S 11/2016 57 6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2013), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Vũ Công Hảo (2007), “Bàn thêm về motif và cấu trúc motif trong tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita của Bulgakov”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (6), tr. 60-76. 8. Cao Bích Vân - Vũ Công Hảo (2009) “Voland và “Phúc âm của quỷ Satan” trong “Nghệ nhân và Margarita” của Mikhail Bulgakov”, Tạp chí Khoa học - Trường ĐHSP Hà Nội 2 (7), tr.80-85. 9. Gớt I.V, (1977), Fao-xtơ, (Thế Lữ - Đỗ Ngoạn dịch), Nxb Văn học, Hà Nội. THE IMAGE OF PHYSICIAN – A PROTAGONIST IN WORK “A YOUNG DOCTOR’S NOTEBOOK” AND CHARACTER OF PHYSICIAN IN M.A BULGAKOV’S PROSE WORKS Abstract: M.A.Bulgakov (1891-1940) was a famous Russian writer in the first half of the XX century. His first work was “A Young Doctor’s Notebook” including seven short stories. This work was realistic and autobiographical lyricism. The protagonist – young doctor become a generalized image, aesthetic philosophy, through the latter composed of writers. Keywords: A Young Doctor’s Notebook, the image of protagonist, M.A.Bulgakov
File đính kèm:
- hinh_tuong_nhan_vat_bac_si_trong_but_ki_cua_mot_bac_si_tre_v.pdf