Hình tượng người phụ nữ trong tuồng bản của Đào Tấn
Đề tài người phụ nữ là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Khác với tuồng
cổ thường ca ngợi những tấm gương "anh hùng, liệt nữ", Đào Tấn xây dựng hình tượng
người phụ nữ trong các tuồng bản của mình ở ba phương diện: người phụ nữ − tự chủ,
người phụ nữ − hiện thân của sự hi sinh, người phụ nữ − khát vọng hạnh phúc.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hình tượng người phụ nữ trong tuồng bản của Đào Tấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hình tượng người phụ nữ trong tuồng bản của Đào Tấn
TP CH KHOA HC − S 9/2016 85 H$NH T>NG NG,I PH@ N7 TRONG TU.NG BN C8A O TN Đinh Thị Kim Thương1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Đề tài người phụ nữ là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Khác với tuồng cổ thường ca ngợi những tấm gương "anh hùng, liệt nữ", Đào Tấn xây dựng hình tượng người phụ nữ trong các tuồng bản của mình ở ba phương diện: người phụ nữ − tự chủ, người phụ nữ − hiện thân của sự hi sinh, người phụ nữ − khát vọng hạnh phúc. Từ khoá: phụ nữ, tuồng, Đào Tấn 1. MỞ ĐẦU Viết về người phụ nữ là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Từ trước thế kỉ XVI, hình tượng người phụ nữ đã xuất hiện trong các tác phẩm văn xuôi tự sự cũng như thơ ca. Đó là hình ảnh các nhân vật truyền thuyết như bà mẹ Âu Cơ mang trăm trứng nở trăm con hay những vị anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, sống đánh giặc, chết hoá thành phúc thần giúp dân, giúp nước; hoặc các nhân vật khác như Mị Châu, vì "tình yêu lầm lỡ" mà bị kẻ thù lợi dụng đến mất nước tan nhà; công chúa Tiên Dung thích ngao du sơn thuỷ, từ bỏ cuộc sống phú quý trong cung điện, kết duyên cùng chàng đánh cá Chử Đồng Tử sống cuộc đời hạnh phúc bên bến sông; hay nàng quận chúa A Kim yêu say đắm Hà Ô Lôi − một người vừa xấu vừa đen nhưng có giọng ca mê hồn (Lĩnh Nam chích quái)... Trong lĩnh vực thơ ca, ta cũng thấy có một số bài ngâm vịnh về người phụ nữ như các bài Vịnh nàng Điêu Thuyền, Vịnh Mị Ê, Vịnh Chiêu Quân (Hồng Đức Quốc âm thi tập) hoặc các bài nói về nỗi buồn thương của các thiếu phụ bị tình duyên dang dở như bài Chức Nữ nhớ Ngưu Lang, Tiên Tử mong Lưu Nguyễn, Hoàng Giang điếu Vũ Nương (Lê Thánh Tông)... Tuy nhiên ở giai đoạn này, hình tượng phụ nữ chưa thực sự được phản ánh một cách có chủ ý trong văn học mà chỉ mới xuất hiện lẻ tẻ trong văn xuôi lịch sử, trong thần phả, trong truyện dân gian hoặc trong các bài thơ điếu vịnh. 1 Nhận bài ngày 06.10.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.10.2016 Liên hệ tác giả: Đinh Thị Kim Thương; Email:dtkthuong@daihocthudo.edu.vn 86 TRNG I HC TH H NI Sau thế kỉ XVI, đặc biệt là từ thế kỉ XVIII, người phụ nữ đã trở thành một trong những nguồn cảm hứng và đề tài lớn của văn học. Các thể loại văn học dường như đều xoay quanh việc phản ánh số phận người phụ nữ. Trong văn học giai đoạn này, hình tượng người phụ nữ hiện lên một cách khá đầy đủ và toàn diện trên nhiều bình diện. Về văn xuôi, các tác phẩm nổi tiếng viết về đề tài người phụ nữ có Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (nửa đầu thế kỉ XVI), Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm (1705 − 1748), Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh (1759 − 1828)... Truyện Nôm cũng có rất nhiều tác phẩm, nhưng tiêu biểu hơn cả là Tống Trân − Cúc Hoa, Phạm Tải − Ngọc Hoa, Quan Âm Thị Kính... và các truyện Song tinh bất dạ của Nguyễn Hữu Hào, Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Sơ kính tân trang của Phạm Thái... Thơ ca viết về phụ nữ, nổi bật là thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Chinh phụ ngân khúc của Đặng Trần Côn và bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều... Nói tóm lại, từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX, trong các thể loại văn học, cả thơ ca lẫn văn xuôi tự sự, tác phẩm viết bằng chữ Hán cũng như viết bằng chữ Nôm, đề tài người phụ nữ được chú ý thể hiện và hình tượng người phụ nữ nổi bật lên với hai nét cơ bản: phụ nữ là hiện thân của cái đẹp và phụ nữ là hiện thân của số phận bi thương. Là hình thức diễn xướng dân gian, chịu sự quy định có tính đặc thù của thể loại, song cũng như các loại hình văn học, nghệ thuật khác, tuồng cổ thường xuyên bị tác động, ảnh hưởng bởi các quan niệm, trào lưu, xu thế, ý thức thẩm mĩ xã hội − thời đại, đặc biệt là tư tưởng đề cao người phụ nữ. Người phụ nữ trong tuồng cổ giữ một vị trí quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng tác phẩm. Đào Tấn là một trong những tác giả tiêu biểu nhất của thể loại văn học tuồng, ông không chỉ kế thừa và phát huy những giá trị tinh hoa trong tuồng truyền thống mà còn không ngừng cách tân thi pháp tuồng cho phù hợp với xu thế thời đại. Một trong những cách tân đáng ghi nhận của Đào Tấn là xây dựng hình tượng người phụ nữ theo một quan niệm mới. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khái quát đặc trưng hình tượng người phụ nữ trong tuồng bản của Đào Tấn ở ba phương diện: người phụ nữ − hiện thân của sự hi sinh; người phụ nữ − khát vọng hạnh phúc, người phụ nữ − tự chủ. 2. NỘI DUNG 2.1. Người phụ nữ − hiện thân của sự hi sinh Các tuồng bản của Đào Tấn đều được viết lại từ những câu truyện của Trung Quốc nên hệ thống nhân vật đa phần là các nhân vật lịch sử của Trung Hoa nhưng người xem vẫn thấy gần gũi vì họ có những phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam như anh hùng, bất khuất, đảm đang. Ở họ luôn toát lên cái cốt cách quật cường, cứng rắn được kế TP CH KHOA HC − S 9/2016 87 thừa từ thời Bà Trưng, Bà Triệu cùng đức tính hi sinh không chỉ vì gia đình, chồng con mà còn vì đất nước, dân tộc. Trước hết, họ là những nhân vật hiện thân của sự hi sinh, sự lựa chọn theo những tình cảm thông thường nhất, nhân bản nhất của người phụ nữ với tư cách là người công dân, người con, người vợ, người mẹ, người đầy tớ trung thành... Trong các tuồng bản được Đào Tấn nhuận sắc, sự hi sinh của các nhân vật nữ không thuần tuý chỉ vì đạo "trung quân" như trong tuồng cổ, mà còn gắn liền với ý thức về trách nhiệm công dân. Tuồng bản Khuê các anh hùng (được Đào Tấn viết lại từ tuồng Tam nữ đồ vương) nói về ba người phụ nữ anh hùng tham gia sự nghiệp "phò vua diệt nịnh", có Phương Cơ (con gái Tạ Ngọc Lân), Xuân Hương (con gái lão quan Lý Khắc Minh), Bích Hà (người thị tì của Xuân Hương). Để cứu Chánh hậu cùng hoàng tử, Xuân Hương cùng Bích Hà quyết xin đổi áo, giả làm Chánh hậu để chết thay cho bà. Đứng trước cái chết, cả Xuân Hương và Bích Hà đều tự nguyện hi sinh thân mình. Điều khiến chúng ta cảm động là bên cạnh nghĩa vụ với đất nước, tình nghĩa con người cũng được đề cao. Đối với Đ ... ừ lâu cứ mong mỏi tương tri mãi mãi Thiếp há quên mối tình (chúng ta) bao độ gió xuân mang theo bao nỗi hận) Nỗi đau sinh ly tử biệt càng sâu sắc hơn khi được khắc hoạ qua lăng kính của Hoàng Phi Hổ. Biết là hồn vợ mình về, chàng mừng tủi buông kiếm ôm lấy hồn nhưng chỉ chạm vào hư không, chàng lại ôm tiếp nhưng nàng chỉ là sương khói, chàng điên cuồng ôm ảo ảnh trong niềm tuyệt vọng khôn cùng. Chàng bày tỏ nỗi nhớ mong, nỗi đau khi đối mặt với hiện thực phân ly, bất lực khi không bảo vệ được người vợ yêu dấu: Thuỳ thức cửu nguyên do khả tích Không thành nhất mộng tự hàm sầu (Lòng ta an ủi biết bao, ai hiểu được người chín suối vẫn còn tiếc nhớ (người sống) Đêm nay là đêm gì, bỗng hoá thành giấc mộng tự nuốt lấy sầu) Thấu hiểu nỗi lòng Hoàng Phi Hổ, Giả Thị an ủi và đau khổ từ giã chàng để về nơi chín suối "Người và quỷ hai con đường khác nhau, thiếp đau lòng từ giã chàng, một mình 94 TRNG I HC TH H NI hồn trở gót dần xa cửa ải". Khi thấy bóng Giả Thị từ từ biến mất, Hoàng Phi Hổ điên cuồng gào thét tên nàng, nỗi đau như dồn đến tận cùng, vỡ oà trong biển nước mắt của người và hồn: Phi Hổ: Phu nhân ơi! Như anh chừ... Anh hùng mạt lộ, vậy thì chu toàn thuỳ dữ ngã! Giang tâm diếu diếu lụy nan càn Ủa, này Giả Thị bất tri hà xứ tại? Lụy nan càn, lụy nan càn! Ái a phu nhân, phu nhân a... Kì hoa linh lạc trường lưu thuỷ Phá kỉnh như hà đắc đoàn viên Thống thích thích can trường cát đoạn Sầu đê mê lụy lượng sái uông uông (Anh hùng đến bước đường cùng, biết nương tựa cùng ai, Lòng sông xa xăm, nước mắt khó khô Nước mắt khó khô, lòng khó giãi bày Hoa rơi theo dòng nước lênh đênh trôi dạt Gương vỡ làm thế nào nguyên vẹn Nỗi đau như dao cắt đến từng đoạn ruột gan Sầu chất chứa lượng nước mắt chảy ròng ròng) Nếu khát vọng hạnh phúc của Lan Anh cho trái ngọt, mơ ước của Kiều Quang còn có hi vọng thành hiện thực thì ước nguyện của Giả Thị chỉ hoàn toàn là bế tắc và tuyệt vọng. Bi kịch của Giả Thị là bi kịch chung của nhiều người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi bị các thế lực chà đạp và cướp đi hạnh phúc. Với ý nghĩa đó, tuồng bản của Đào Tấn mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. 2.3. Người phụ nữ − tự chủ Không giống như hình tượng người phụ nữ trong chèo: cam chịu, an phận giữ đạo "tam tòng tứ đức" hay hình tượng người phụ nữ trong tuồng cổ luôn đặt đạo "Trung quân" lên hàng đầu, sẵn sàng xả thân, hi sinh tất cả vì sự nghiệp "phò vua diệt nịnh", với các nhân vật Trần Thị Lan Anh (Hộ Sinh đàn), Vương Kiều Quang (Diễn võ Đình), Đát Kỉ (Trầm Hương các), Đào Tấn đưa ra một quan niệm mới về người phụ nữ trong xã hội phong kiến, người phụ nữ tự chủ. Trong xã hội phong kiến, với đạo lí tam tòng "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con), người phụ nữ mất TP CH KHOA HC − S 9/2016 95 đi quyền tự chủ, quyền được sống cho bản thân và quyền tự định đoạt số phận. Cuộc đời của người phụ nữ chỉ quanh quẩn trong nhà tu dưỡng "công, dung, ngôn, hạnh"; họ không có quyền được ước mơ, được sống cuộc sống mà mình mong muốn. Các nhân vật nữ trong tuồng cổ thường được mô thức hoá đến vô cảm. Trong Sơn Hậu, vì vua Tề già yếu mà chưa có con, Phàn Định Công dâng con gái (Phương Cơ) mới đến tuổi cập kê làm Thứ phi. Là người con gái, ai cũng ước mơ một đấng phu quân "xứng lứa vừa đôi", vậy nhưng Phương Cơ lại vì"dốc đền ơn nhũ bộ/lăm báo nghĩa sinh thành" mà vui vẻ lấy một ông vua "gần đất xa trời" để sinh con nối dõi tông đường. Trong hậu cung của vua Tề có hoàng hậu Ngọc Dung và Tam cung Nguyệt Hạo, hai người phụ nữ này đều là người nhà của phản thần họ Tạ. Thế nhưng Nguyệt Hạo lại không hề ghen ghét, đố kỵ, hơn nữa còn hi sinh thân mình để cứu Phương Cơ đang mang thai, từ bỏ cốt nhục tình thân vì đạo nghĩa. Nếu theo quy luật tâm lí tình cảm thông thường thì rất khó xảy ra điều này bởi đối với phụ nữ "chồng chung không dễ ai chiều lòng ai" (Nguyễn Du). Hay hình ảnh người mẹ được diễn tả trong sự thử thách giữa lòng trung với vua và tình mẫu tử, như nàng Xuân Hương (vợ Triệu Đình Long) trong tuồng Dương Chấn Tử. Vì chữ Trung, nàng sẵn sàng hi sinh thân mình để thế mạng cứu Thứ phi, tự nguyện hi sinh cả đứa con ruột của mình để cứu Hoàng tử. Rõ ràng, "sức ép của ý đồ giáo huấn" [1] đã chi phối tình cảm và cảm xúc của con người, làm con người không có sự lựa chọn khác cho số phận của mình, bởi mỗi nhân vật đều là "cái loa phát ngôn cho tư tưởng và đạo đức Nho giáo" mà tối thượng là đạo trung quân. Những người phụ nữ đó được bao bọc trong ánh hào quang của danh vị "anh hùng, liệt nữ" nhưng lại sống trong bi kịch nhân quyền. Khác với cách xây dựng nhân vật nữ trong tuồng truyền thống, Đào Tấn đứng trên lập trường nhân đạo và tình yêu thương con người sâu sắc để xây dựng hình tượng phụ nữ tự chủ trong tuồng cổ. Đó là người phụ nữ độc lập trong suy nghĩ, hành động, tự quyết định cuộc đời và số phận của mình. Họ là những người phụ nữ có ước mơ, khát vọng và có bản năng kiếm tìm, bảo vệ hạnh phúc. Sự độc lập, tự tin của họ làm thay đổi hoàn cảnh số phận của họ. Họ có cuộc sống tự do không bị ràng buộc bởi đạo đức, lễ nghĩa phong kiến. Trần Thị Lan Anh (Hộ sinh đàn) ngay trong lời tự giới thiệu đã bộc lộ cuộc sống tự do, phóng khoáng giữa núi rừng, tránh xa cõi tục trần nhơ nhớp. Đó là cuộc sống hạnh phúc mà Lan Anh mong muốn và luôn đấu tranh để bảo vệ. Lan Anh: (xướng) Hảo thanh hứng a... Nhàn lai phong nguyệt cộng vô biên Nhất đỗng đào hoa biệt hữu thiên Vị vấn kỉ sinh tu đắc đáo La thường tuý trục nhật phiên phiên 96 TRNG I HC TH H NI (Hứng thú thanh u thay! Thanh nhàn trăng gió thú vô biên Một động đào hoa cõi trời riêng Hỏi mấy kiếp tu mà được thế Quần là áo lượt đổi luân phiên) Không giống các hình tượng "khuê nữ" hay "liệt nữ" trong tuồng cổ, Trần Thị Lan Anh là một "nữ tướng cướp" chủ trại Long Sơn, nàng kết duyên cùng Tiết Cương, một tội phạm bị triều đình truy nã và kết giao với các tướng cướp Ngũ Hùng, Tần Hán, sống cuộc đời "thảo khấu" không màng hư vinh, danh lợi. Đào Tấn đặt Lan Anh giữa các bậc trượng phu "đạp trời đội đất" cho thấy vị thế của nàng không hề kém các đấng "tu mi nam tử". Lan Anh tự chủ lựa chọn cuộc sống mà nàng mong muốn, lựa chọn người mà nàng yêu, lựa chọn bằng hữu mà nàng tin tưởng. Vẻ đẹp của Lan Anh là vẻ đẹp của sự tự tin, độc lập, mạnh mẽ, quyết đoán, đó là vẻ đẹp của một nữ vương uy quyền. Khi nghe lâu la báo tin Tiết Cương bị Võ Tam Tư truy đuổi, Lan Anh kinh hãi, lo lắng và quyết định khởi binh cứu chồng "Bước anh hùng đã lỡ/ Gan nhi nữ càng dày/ Nếu chẳng liều sinh tử giữa chông gai/ Thì.. Ai còn kể ân tình trong nước lửa". Nàng suy tính, chu toàn an bài mọi việc trong Long Sơn trại trước khi xuất binh. Xem đoạn nàng phân phó công việc có thể thấy rõ tài năng mưu lược và uy nghiêm của nữ tướng phu nhân: "Lưu nhất đội canh tuần sơn trại, khá hết lòng gìn giữ Tiết Giao Tuyển bách nhân dự bị yêu đạo, tua gắng sức theo đòi chủ mẫu... đây!" (Để lại một đội quân canh tuần sơn trại dốc hết sức bảo vệ Tiết Giao (cháu Tiết Cương) Chọn ra một trăm người dắt dao vào lưng đi theo chủ mẫu) Trên đường tìm kiếm chồng, Lan Anh đã vượt qua biết bao hiểm nguy nhưng nàng luôn cố gắng với hi vọng được đoàn tụ với chồng, tâm trạng lo lắng bất an luôn thường trực nhưng niềm tin vào tình yêu, hạnh phúc là động lực để nàng vượt qua tất cả. Trong lời tâm sự của Lan Anh, ta vừa thấy sự đau lòng, sự lo lắng lại vừa có sự kiên định, quyết tâm. Lan Anh: Phu quân ôi! Em ở đây còn phu quân đi đường mô? Rủi ro sợ đầu tên mũi đạn Bơ vơ thương góc biển chân trời Các ngươi! Có điên nguy khuyên chớ mựa nài Dầu lao khổ miễn là cho gặp Cấu trúc câu "có... thế nào, dầu thế nào..." thể hiện sự khẳng định, quyết đoán, bản lĩnh thép và ý chí quật cường của Lan Anh khiến ngay cả các đấng mày râu cũng phải nể sợ. TP CH KHOA HC − S 9/2016 97 Mặc dù gặp cảnh "trong rừng núi một thân, một mình, lấm lê lấm lết", khi vừa nghe thấy có dấu hiệu của binh mã, nàng không ngần ngại mà trèo lên đỉnh núi cao để ngóng tin chồng. Khi thấy chồng bị Tam Tư truy đuổi, mặc dù vui mừng khôn xiết khi được nhìn thấy bóng dáng chồng nhưng Lan Anh vẫn đủ bản lĩnh để tiết chế tình cảm, cùng chồng tiếp chiến quân thù rồi bày mưu giả thua tạo cơ hội cho Hồ Nô bắn trúng đầu Võ Tam Tư. Hình ảnh Lan Anh lâm trận thật khí phách, oai hùng và mưu trí, đó là một người phụ nữ chủ động trong tất cả mọi hình huống và không gục ngã trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ở nàng toả ra sức sống mãnh liệt luôn vươn lên, kiên quyết đấu tranh để bảo vệ tình yêu và hạnh phúc. Nếu mô típ "anh hùng cứu mĩ nhân" đã quá quen thuộc trong văn học thì việc Đào Tấn sử dụng tình tiết "mĩ nhân cứu anh hùng" đã mang đến một cảm quan mới, một cách nhìn nhận mới về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Người phụ nữ không chỉ đẹp khi thuỳ mị, nết na với "công, dung, ngôn, hạnh" mà còn đẹp hơn khi bản lĩnh và tự chủ trong cuộc sống. Chính bản lĩnh kiên cường và tự chủ đã giúp Lan Anh lần nữa vượt qua kiếp nạn lạc trong rừng và vượt cạn thành công để đến với hạnh phúc viên mãn bên chồng con của mình. Vương Kiều Quang (Diễn võ đình) được Đào Tấn miêu tả là một "khuê nữ" chuẩn mực "Chốn thâm khuê giữ phận thuyền quyên/ Dòng thế phiệt gìn lòng trinh bạch". Tuy nhiên cô gái này ẩn sau vẻ thuỳ mị yếu đuối là sức mạnh tự chủ mãnh liệt. Là người hiểu lễ nghĩa nhưng Kiều Quang không chấp nhận "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", không buông bỏ số phận mình cho người khác định đoạt. Khi nghe Vương Quý ướm hỏi muốn gả chồng cho mình, Kiều Quang bày tỏ suy nghĩ: "Bề định liệu dám đâu nông nả Việc vợ chồng phải tính trước sau" Khi biết mình được gả cho Triệu Khánh Sanh là người nàng thương mến, dù Khánh Sanh trong hoàn cảnh phải chốn chạy tha hương, nàng vẫn một lòng chung tình và bảo vệ. Thì ra, mối quan tâm thật sự của người phụ nữ không phải là vấn đề "phò vua, diệt ngụy" hay quốc gia đại sự mà chỉ đơn thuần là "hạnh phúc", là được sống thật với chính mình, được ở bên người mình yêu thương, có một cuộc sống giản đơn mà hạnh phúc. Nếu như sự tự chủ Lan Anh và Vương Kiều Quang đều được nhấn mạnh ở khía cạnh tự lựa chọn cuộc sống và tình yêu thì sự tự chủ Đát Kỉ (Hồ Ly − Trầm Hương các) lại là sự tự ý thức về giá trị của bản thân − cái đẹp, giá trị của nhan sắc có thể thay đổi vận mệnh người phụ nữ. Hồ Ly theo lệnh Nữ Oa nhập hồn vào Đát Kỉ, chính Hồ Ly cũng bất ngờ vì hình hài mới của mình "Nực cười thay hình dáng yêu tinh, đã đổi được tư dung đẹp đẽ" và nàng tự tin có thể dùng sắc đẹp để mê hoặc quân vương: 98 TRNG I HC TH H NI Mạc sầu tiề lộ vô tri kỉ Đương đắc quân vương đới tiếu khan (Chẳng lo ngõ trước không bè bạn Sẽ được nhà vua ngắm thích con) Đát Kỉ là một biểu tượng của sắc đẹp trong lịch sử. Đánh giá về sắc đẹp của nàng, Nữ Oa cũng phải thốt lên "nhan sắc vô song, huân xưng vưu vật"; còn tên vua háo sắc Trụ Vương thì trầm trồ không ngớt "Đẹp đẽ bấy mày tằm mắt phụng/Dịu dàng thay vóc liễu hình hoa" và không ít lần tự mãn khi được sở hữu nhan sắc ấy: Tây cung dạ tĩnh bách hoa hương Thảo sắc thanh thanh liễu sắc hoàng Đãi đáo nguyệt minh trì thượng túc Phù dung bất cập mĩ nhân trang (Đêm tỉnh cung tây bát ngát hương Xanh xanh sắc liễu cỏ non vàng Trăng lên ao sáng ta về nghỉ Hoa đẹp sao bằng dáng mĩ nhân) Đát Kỉ (Hồ Ly) đã dùng sắc đẹp như một thứ uy quyền để thay đổi vận mệnh chính mình và vận mệnh của cả một quốc gia. Nhờ sắc đẹp, một con tinh hồ ly trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ và làm một đất nước thịnh cường sụp đổ. Chỉ bằng một cái uốn éo nũng nịu, Đát Kỉ đã khiến vua Trụ vứt bỏ kiếm thần trừ tà Vân Trung Tử tặng; phế bỏ Khương hậu cùng thái tử; xây Bá Lộc đài; dùng hình bào lạc với những người can gián; nuôi bọn nịnh thần Phí Trọng, Vưu Hồn; mở tiệc thết chúng quần yêu... Đặc biệt, trong cuộc sống hàng ngày, vua Trụ đã "trút bỏ vương vị" trở thành một nô bộc cho Đát Kỉ. Hãy xem đoạn đối thoại giữa nàng và Trụ vương: Đát Kỉ: Trong mình lạnh, mà trạo trực trong cổ nữa. Lại trống ngực đánh hoài khó chịu lắm. Xin quốc trưởng, ngài vuốt cho tôi một tí nào! Vua Trụ: Để quả nhân vuốt cho. Xuôi, xuôi, xuôi, xuôi! Đát Kỉ: Chao ơi, mỏi xương sống lắm, hãy đấm cho tôi một tí! Vua Trụ: Ừ, để quả nhân đấm cho... Đát Kỉ: Chao ôi! Nóng mặt lắm, biểu đứa mô hắn quạt phất phơ cho dễ chịu. Vua Trụ: Đứa nào quạt bay! Đát Kỉ: Thôi... ôi lạnh lắm! Vua Trụ: Bay quạt mạnh lắm, răng mà quân hư lắm. Để tao quạt cho bay coi coi. (Quạt) Thôi đừng rên nữa mà mệt... TP CH KHOA HC − S 9/2016 99 Quả thật là sắc đẹp có sức mạnh vô song, Đát Kỉ quyến rũ thành công vua Trụ vì nàng ý thức được sức mạnh của nó. Mặc dù là một nhân vật phản diện trong tuồng, nhưng nhân vật Đát Kỉ (Hồ Ly) cũng như Thị Mầu (Quan Âm Thị Kính) hay Xuý Vân (Kim Nham) cho ta thấy một vẻ đẹp khác của người phụ nữ − vẻ đẹp tự chủ nổi loạn. 3. KẾT LUẬN Khảo sát một số hình tượng nhân vật nữ tiêu biểu trong các tuồng bản của Đào Tấn, ta thấy Đào Tấn đã kế thừa những giá trị tinh hoa về hình tượng người phụ nữ trong văn học cổ trung đại, đồng thời đưa ra một số quan niệm mới mẻ về người phụ nữ. Người phụ nữ trong tuồng bản của ông có đầy đủ phẩm chất của cả truyền thống và hiện đại, bảo thủ và cách tân. Đó là những hình tượng vĩnh cửu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tất Thắng (2000), "Vài khía cạnh của thi pháp tuồng cổ dưới sức ép của ý đồ giáo huấn", Tạp chí Văn học, (9), tr.49 − 56. THE IMAGE OF WOMAN IN DAO TAN’S CLASSICAL DRAMA Abstract: Theme on woman is a major theme in the literature of Vietnam. Unlike ancient opera often praised "women heroes", the image of the woman in Dao Tan’s classical drama (Tuong) was built by three aspects: woman − self − command, woman − sacrifice, woman − the desire for happiness. Keywords: women, Dao Tan’s classical drama.
File đính kèm:
- hinh_tuong_nguoi_phu_nu_trong_tuong_ban_cua_dao_tan.pdf