Hình tượng người nữ nhìn từ phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nhật Chiêu

Ngôn ngữ có tầm quan trọng trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống, và chiều sâu nội tâm

phong phú của con người. Bản thân ngôn ngữ không mang tính chất kì ảo nhưng dưới bàn tay sáng

tạo của mình, Nhật Chiêu đã chọn lựa, nhào nặn, tinh luyện để tạo nên ngôn ngữ vô cùng độc đáo

khi miêu tả về hình tượng người nữ. Truyện ngắn của Nhật Chiêu thường là một tổ chức ngôn ngữ

chứa đựng nhiều từ ngữ độc lạ, các phó từ kết hợp với động từ mạnh, nhân vật nữ miêu tả như một

mã kí hiệu phức tạp, được viết tắt và người đọc cần phải giải mã nó. Hướng nghiên cứu của bài viết

chủ yếu đưa ra cái nhìn tổng quát của Nhật Chiêu khi xây dựng nhân vật nữ bằng các thủ pháp ngôn

ngữ mang tính hiện đại và kì ảo. Nhà văn không chỉ gắn kết các nhân vật nữ thành những mã biểu

tượng, để họ cùng tham gia vào sự kiện thể hiện chủ đề của tác phẩm, mà còn phản ánh được sự đa

dạng, nhiều chiều trong thế giới tinh thần của họ

Hình tượng người nữ nhìn từ phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nhật Chiêu trang 1

Trang 1

Hình tượng người nữ nhìn từ phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nhật Chiêu trang 2

Trang 2

Hình tượng người nữ nhìn từ phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nhật Chiêu trang 3

Trang 3

Hình tượng người nữ nhìn từ phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nhật Chiêu trang 4

Trang 4

Hình tượng người nữ nhìn từ phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nhật Chiêu trang 5

Trang 5

Hình tượng người nữ nhìn từ phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nhật Chiêu trang 6

Trang 6

Hình tượng người nữ nhìn từ phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nhật Chiêu trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 6320
Bạn đang xem tài liệu "Hình tượng người nữ nhìn từ phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nhật Chiêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hình tượng người nữ nhìn từ phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nhật Chiêu

Hình tượng người nữ nhìn từ phương diện ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nhật Chiêu
 TẠP CHÍ KHOA HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Tập 18, Số 4 (2021): 634-640 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION 
JOURNAL OF SCIENCE 
Vol. 18, No. 4 (2021): 634-640 
ISSN: 
2734-9918 Website:  
634 
Bài báo nghiên cứu* 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NỮ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ 
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHẬT CHIÊU 
Trần Thị Mộng Mơ 
Trường Đại học Sài Gòn, Việt Nam 
Tác giả liên hệ: Trần Thị Mộng Mơ – Email: 95mongmo@gmail.com 
Ngày nhận bài: 11-3-2021; ngày nhận bài sửa: 12-4-2021; ngày duyệt đăng: 21-4-2021 
TÓM TẮT 
Ngôn ngữ có tầm quan trọng trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống, và chiều sâu nội tâm 
phong phú của con người. Bản thân ngôn ngữ không mang tính chất kì ảo nhưng dưới bàn tay sáng 
tạo của mình, Nhật Chiêu đã chọn lựa, nhào nặn, tinh luyện để tạo nên ngôn ngữ vô cùng độc đáo 
khi miêu tả về hình tượng người nữ. Truyện ngắn của Nhật Chiêu thường là một tổ chức ngôn ngữ 
chứa đựng nhiều từ ngữ độc lạ, các phó từ kết hợp với động từ mạnh, nhân vật nữ miêu tả như một 
mã kí hiệu phức tạp, được viết tắt và người đọc cần phải giải mã nó. Hướng nghiên cứu của bài viết 
chủ yếu đưa ra cái nhìn tổng quát của Nhật Chiêu khi xây dựng nhân vật nữ bằng các thủ pháp ngôn 
ngữ mang tính hiện đại và kì ảo. Nhà văn không chỉ gắn kết các nhân vật nữ thành những mã biểu 
tượng, để họ cùng tham gia vào sự kiện thể hiện chủ đề của tác phẩm, mà còn phản ánh được sự đa 
dạng, nhiều chiều trong thế giới tinh thần của họ. 
Từ khóa: nhân vật nữ; hình tượng; ngôn ngữ; Nhật Chiêu; truyện ngắn; kí hiệu 
1. Đặt vấn đề 
Để có được thế giới nhân vật nữ sinh động, đa dạng, phong phú, Nhật Chiêu đã sử 
dụng nghệ thuật xây dựng nhân vật phù hợp với việc khắc họa nét tính cách của từng nhân 
vật. Ở phương diện ngôn ngữ, các sáng tác của Nhật Chiêu cũng trở nên lạ hóa với nhiều kí 
hiệu, ý nghĩa biểu tượng khác nhau, bộc lộ tâm trạng nhân vật nữ thêm sâu sắc. Các tác giả 
Hồ Anh Thái, Mai Sơn, Trần Phượng Linh cũng có một số công trình nghiên cứu về truyện 
ngắn của Nhật Chiêu nhưng tìm hiểu sâu về hình tượng người nữ trong sáng tác của nhà văn 
với phương diện ngôn ngữ thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện. Có thể 
thấy, Nhật Chiêu đã mang đến văn đàn một cách nhìn sâu rộng, thậm chí có thể đảo chiều, 
phóng to, thu nhỏ, tự do đến vô cùng, nén chặt chỉ còn một, như hình soi trong một thấu kính 
đa diện, mà với góc nhìn nào ta cũng thấy cái tâm huyết của tác giả đối với tác phẩm 
của mình. 
Cite this article as: Tran Thi Mong Mo (2021). Images of women seeing languages in the language in the short 
tradition of the Nhat Chieu. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(4), 634-640. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Thị Mộng Mơ 
635 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Ngôn ngữ lạ hóa khi miêu tả người nữ của Nhật Chiêu 
2.1.1. Sử dụng nhiều ngôn ngữ độc lạ 
Khi nhắc đến hình ảnh quả thị, con quạ hay chim vàng anh, người đọc sẽ liên tưởng 
ngay đến truyện cổ tích Tấm Cám nổi tiếng của Việt Nam, vì thế, Con quạ trong Mưa mặt 
nạ của Nhật Chiêu cho thấy có một câu chuyện cổ được lồng ghép lại từ Tấm Cám. Hoặc có 
thể nói ngược lại: một câu chuyện cổ được nhào nặn lại theo phong cách đương đại. Mượn 
con quạ như là một con vật có sức mạnh gây ảo giác và ác mộng, tác giả đưa người đọc vào 
thế giới cổ tích, thế giới có cá bống, chim vàng anh, cây xoan đào Nơi đó có cô bé mồ côi 
xinh đẹp, bị giết hại nhiều lần cùng một mối hận thù chất chứa từ mẹ con Cám. Đến lượt TM 
thù hận, tội ác luân hồi diễn ra. Nhật Chiêu dường như muốn đưa ra cái nhìn đa chiều về 
cuộc sống. Cái ác không có riêng trong một cá biệt con người, mà có trong tất cả chúng ta, 
nếu chúng ta không biết kìm giữ nó. Con quạ tưởng như chỉ mang tới vận xui, nhưng trong 
truyện Nhật Chiêu nó chỉ là một kẻ tiên tri, là chứng nhân cho tất cả. Dẫu nhân danh cho bất 
cứ điều gì, tội ác vẫn là tội ác. 
Trong truyện Con quạ, Nhật Chiêu đưa ra rất nhiều những ngôn ngữ “độc lạ” khi cố 
tình viết sai chính tả, tạo ra một chuỗi những ngôn ngữ mới nhưng lại ẩn giấu nhiều tầng 
nghĩa như trách nhiệm thành chách nhiệm, trường hợp thành chường hợp, trả ơn thành chả 
ơn... (xem Bảng). Các từ ngữ được thay thế bằng các âm tiết mạnh hơn nhằm muốn nhấn 
mạnh nội dung của câu chuyện, tố cáo nhân vật Cám khi nhiều lần muốn ám hại chị mình, 
khi con người gây nên những tội ác họ sẽ bị báo ứng thích đáng. 
TỪ GỐC TỪ ĐƯỢC BIẾN ĐỔI 
trách nhiệm 
trường hợp 
trả ơn 
tượng trưng 
nhân nhân 
trả oán 
chách nhiệm 
chường hợp 
chả ơn 
tượng chưng 
nhơn nhơn 
chả oán 
Không những thế, trong truyện Dưới hoa và chim, để miêu tả giọng nói của loài chim 
cu khi thấy cô gái xuất hiện, Nhật Chiêu cũng đã tạo nên những tiếng kêu kì lạ, từ ngữ như 
được kéo dài ra gợi sự lê thê, chán chường: 
Và rồi tiếng chim cu cườm lại cất lên, TỤC - TÊ - TÊ, Mi lên tiếng và cô ấy chỉ im lặng, Mi 
hỏi một điều gì đó và cô ấy không trả lời, Và rồi tiếng chim cu cườm lại cất lên, MỆT - MÊ - 
MÊ. Trước đây trong buổi mới gần nhau, đã từng có những khoảnh khắc im lặng tuyệt vời 
giữa hai người, một niềm lặng im huyền ảo mê man, đầy hơi thở và ý nghĩa” (Phan, 2015, 
p.51). 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 634-640 
636 
Cái đã nói ở đây là chàng trai mong đợi cô gái không còn im lặng nữa, tiếng kêu của 
chim cu kia dường như vô nghĩa. Nếu em cứ im lặng mãi, chàng trai muốn li dị cái im lặng 
của nàng. Không biết chàng đã chờ đợi bao lâu rồi, một tuần, một tháng, hay một mùa?, và 
cứ thế tiếng chim ấy lại cất lên một cách vô định: “Và rồi tiếng chim cu cườm lại cất lên, 
HỰC - HÊ - HÊ. Em thật lạ, mi nói. Em muốn gì thì phải lên tiếng. THỰC - THÊ - THÊ 
CẬP - KÊ - KÊ LỆCH - LÊ -THÊ RỰC - RÊ - RÊ” (Phan, 2015, p.55). 
Để rồi cứ mỗi lần tiếng gáy ấy bắt đầu vang lên, lại buông ra ba âm như một điệu thơ 
tuyệt ngắn. Nó như láy đi láy lại một điều gì đó. Ở đây, những từ ngữ mà nàng muốn giãi 
bày thì chàng lại phải suy nghĩ, diễn giải xem tiếng chim cu cườm muốn nói điều gì. Nghe 
bao nhiêu lần mà vẫn không thể phiên âm được tiếng kêu ấy, cũng giống như sự khó hiểu về 
cái im lặng của nàng bao lâu nay. 
2.1.2. Sử dụng nhiều phó từ kết hợp với động từ mạnh 
Trong các tập truyện ngắn của Nhật Chiêu, tác giả sử dụng khá nhiều các phó từ mang 
tính chất đột biến. Các phó từ như: bỗng, bất chợt, đột nhiên, bất ngờ, bỗng dưng thường 
chỉ tính chất đột biến, bất thường của sự vật, hiện tượng. Nhưng khi viết về con người, đặc 
biệt là người nữ, các phó từ được tác giả sử dụng trong tác phẩm với tần suất khá cao. Chúng 
được nhà văn kết hợp với nhiều động từ mạnh để tạo ra tình huống bất ngờ, khiến nhân vật 
xuất hiện một cách ma quái, chớp nhoáng, lúc ẩn lúc hiện, đồng thời tạo cho câu chuyện 
thêm hấp dẫn đối với bạn đọc. 
Đó có thể là sự xuất hiện của một sự việc kì lạ: “Bất ngờ con chó nhỏ lồng lên bỗng 
phóng chạy như bay. Và cụ già, tuy lẩy bẩy là thế, vẫn bốc mình lên mà bay theo nó. Cả hai 
lướt bổng trên mặt đất, nhưng chỉ cất đầu ngọn cỏ một chút” (Phan, 2015, p.122). Các phó 
từ này đã phát huy hiệu quả đắc lực khi Nhật Chiêu dùng chúng để thuật lại hàng loạt sự 
kiện lạ lùng diễn ra khiến nhân vật nữ trong truyện cũng phải ngạc nhiên: “Một đêm kia, trên 
sân thượng của một trà quán, tôi bất ngờ khám phá ra mình ăn được gió. Một miếng gió 
bỗng dưng bay nhẹ vào miệng tôi, chạm vào đầu lưỡi và trong đó có lẫn chút hương cà phê” 
(Phan, 2015, p.127). Hay là: “Sau một tháng đói lả, tôi bỗng tươi tỉnh hẳn lên, lấy lại khí sắc 
xưa” và “Bỗng dưng nàng sững người, nhìn đăm đăm lên vách. Từ trong chiếc bóng của 
nàng, như từ dưới bóng cây râm mát, một đứa bé hớn hở bước ra, hay đúng là một đứa bé 
bóng” (Phan, 2008, p.128). Có khi các phó từ đó lại phá vỡ một trạng thái đang tĩnh lặng của 
không gian hoặc thời gian: “Sau khi cô gái rời phòng, tôi chợt có ý định đi dạo trên bờ biển 
Bỗng dưng có một tiếng gọi ngân dài từ đâu vang về phía chúng tôi nghe như giọng trẻ thơ” 
(Phan, 2015, p.130). Bằng việc sử dụng các phó từ chỉ sự đột biến và có chủ ý, tác giả đã 
làm cho các sự kiện, hiện tượng, sự vật xung quanh người nữ trở nên bí ẩn, lạ lùng và kì ảo 
hơn. Đó có thể là sự bỏ lửng để người đọc có thể dừng lại trầm ngâm với một câu nói, một 
câu hỏi, một ý tưởng của nhà văn. Từ đó, độc giả từng chút một trôi vào cõi huyền nhiệm 
của thế giới nhân vật nữ mà Nhật Chiêu tạo ra. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Thị Mộng Mơ 
637 
2.1.3. Ngôn ngữ mang kí hiệu như một “mã” bí ẩn về hình tượng người nữ 
Các tác phẩm văn học của Nhật Chiêu thường miêu tả hình ảnh người nữ thông qua 
các “mã” kí hiệu đặc biệt. Các mã này đều ẩn chứa những ẩn số, đòi hỏi chúng ta phải có 
một quá trình mã hóa nó. Như vậy, người nữ cũng giống như một sự mã hóa của những kí 
hiệu, người đọc khi đọc tác phẩm cũng được xem là tham gia vào quá trình giải mã những 
kí hiệu ấy để tìm ra tầng sâu ý nghĩa. Với cách thức sáng tạo đầy mới lạ, Nhật Chiêu đã đưa 
người đọc vào một cuộc chơi, cuộc phiêu lưu bất tận, đi theo những nút thắt của kí hiệu để 
tìm đến lời giải riêng cho chính mình. 
Một điểm đáng chú ý là Nhật Chiêu thường đặt tên nhân vật nữ bằng những kí hiệu 
như N., X., H., Y., K. ... Bằng cách kí hiệu hóa những nhân vật này, Nhật Chiêu đã phá vỡ 
nguyên tắc cụ thể hóa nhân vật, qua đó tạo nên sự bí ẩn, kì ảo làm cho nhân vật nữ thêm 
sinh động. 
Ngay từ tiêu đề của truyện ngắn H., kí hiệu H. như một chủ thể được nhắc đi nhắc lại 
nhiều lần. Nhưng thay vì một câu chuyện xoay quanh chủ thể ấy, tác giả đã đặt ra một trò 
chơi tìm kiếm nhân vật nữ tên là H.. Vì vậy, người đọc buộc phải tham gia vào cuộc chơi ấy 
để thỏa mãn sự hiếu kì, tò mò của mình. Nhật Chiêu cho rằng, chữ H. có mối quan hệ đặc 
biệt với người nữ. Bạn đang đọc một cái gì đó về H., hay một cái gì đó gợi nhớ đến Hồ Xuân 
Hương: “H => HXH” (Phan, 2007, p.94). 
Xuyên suốt từ đầu đến cuối câu chuyện là sự truy tìm bí mật về nàng thơ tên H. . Hình 
vẽ của Nhật Chiêu phần nào giúp ta liên tưởng đến bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, nhưng 
chúng ta không thể biết chắc chắn được đó có phải là nhà thơ Hồ Xuân Hương hay không 
mà chỉ là sự tiên đoán, nghi hoặc mà thôi. 
Đó có thể là một trường liên tưởng của tác giả, H. là hoa, hiến, hôn, hồn, hộp, hĩm, 
hỏm hòm hom, hòm H. theo Nhật Chiêu là đại diện cho những gì đẹp nhất của người nữ. 
Họ như một bông hoa đẹp, tỏa ngát mùi hương, họ sinh ra là để tỏa ngát hương cho đời, 
người nữ như nụ hôn ngọt ngào, là linh hồn, là chiếc hộp kì bí, là một cái hõm nào đó bị nứt 
ra đến “hỏm hòm hom”. 
Bằng cách tạo dựng tình huống trong truyện ngắn H., Nhật Chiêu đã đưa người đọc 
vào một thế giới đầy mê hoặc. Nhà văn dẫn dắt người đọc đến câu chuyện thần bí của bốn 
vị khách tên K. Dưới góc hồ có sen trắng, họ nhìn hết nấm đất này đến người vô danh khác, 
rồi bắt đầu lên tiếng: “K1. Có ai trong mồ? K2. Có thể là một cô gái? K3. Chỉ có thể là một 
cô gái? K4. Nghe đồn đó là H.” (Phan, 2015, p.96). 
Bản chất của ngôn ngữ cũng là một kí hiệu đa nghĩa, chứa đựng nhiều tầng nghĩa khác 
nhau. Nhật Chiêu luôn khiến người đọc liên tục rượt đuổi những con chữ xoay vần, đầy biến 
ảo với nhiều mạch nghĩa khó đoán. Sự xoay vần, biến ảo cũng thể hiện tính chất của những 
kí hiệu “O” – một kí hiệu lạ lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong truyện ngắn Đường nào đến O 
hay Đêm xuân. Có lúc “O” cũng xuất hiện một cách gián tiếp trong truyện ngắn Vòng tròn 
hoàn hảo hay Vòng tròn trên cát 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 634-640 
638 
Trong truyện ngắn Đường nào đến O, “O” là một thực thể huyền bí, chỉ biết rằng “O” 
là điểm đến mà chàng trai muốn tới tìm cô gái. “O” là gì?, đường nào đến “O”, hay “O” là 
một nguyên âm trong cái thanh âm huyền bí và tâm linh “OM”: 
O là một nơi như thế nào nhỉ? Tôi thường mơ thấy nó. Một cái gì đó như người ta có thể hình 
dung về Đào Nguyên hay Thiên Thai. Lá đào rơi rắc lối đi và hoa đào bay đầy trời! Nhưng mà 
biết đâu rừng này, suối này và cô nữa chính là O, là Đào Nguyên đấy thôi? (Phan, 2007, p.157). 
Có rất nhiều nhân vật đi tìm kiếm O – một địa danh giản dị, mơ hồ. Những đứa trẻ thì 
ca hát, còn người già thì uống trà. Chỉ một trà quán và một đích đến – đó là toàn bộ không 
gian của truyện. Trà quán có vẻ chỉ là nơi tồn tại những câu hỏi bất tận để tìm kiếm O, nơi 
của những bài đồng dao xa xưa thơ dại. Bài đồng dao viết theo lối thơ bốn chữ đều đặn mà 
độ rung ngân của nó ngày càng trở nên sâu thẳm, buồn và đơn độc: “Đường nào đến O? 
Không mưa không gió. Không cây không cỏ. Không hẹn không hò” (Phan, 2007, p.155). 
Rời khỏi trà quán đầy ám ảnh, nhân vật tôi gặp một người con gái có “vẻ đẹp ngoại 
hạng”. Và mọi câu hỏi tìm O đều bị chìm vào sự im lặng của người con gái bí ẩn đó. Y 
(chính là nhân vật tôi) quay trở lại trà quán. Vẫn tiếp tục những bài đồng dao tìm O vĩnh cửu 
thách thức mọi trí tuệ trưởng thành. Nếu có ai giải thích O là gì, nếu có ai tường tận bài đồng 
dao dai dẳng kia, nếu người con gái đẹp như mơ bỗng dưng biết nói. Những dục vọng tràn 
ngập sắc màu vẫn lôi kéo, nhấn chìm nhân vật tôi và y (như thể bỗng dưng tác giả chen vào 
nhân vật của mình, đòi tách hắn ra làm đôi, làm ba, theo kiểu mà Borges ứng xử với nhân 
vật của ông) vào giấc mơ tìm kiếm một cái gì đó ngoại cuộc, ngoại hạng, ngoại cỡ Một 
cái gì đó chỉ được gọi tên bằng O. Nếu đọc nó theo chữ thì là chữ O, nếu đọc nó theo số thì 
nó là số O (không), đọc theo hình là O (hình tròn) và nếu đọc theo ngoại ngữ thì nó là O 
(Omega – tận cùng) hay là nguyên âm kì diệu của tâm linh Ấn Độ cổ xưa (OM), hay là 
một thứ ngớ ngẩn nhất trên đời, hay là tiếng kêu kinh ngạc ghê gớm về tồn tại và khao khát, 
hay là một trò đùa của Nhật Chiêu? Tất cả đều có thể. 
Cũng giống như “O”, “OM” trong truyện ngắn Đêm xuân là một kí hiệu không thể nào 
giải thích được, rằng OM là gì. Khi đang hoan lạc, tận hưởng những ân ái say đắm, nàng 
mệnh lệnh cho hắn (người tình của mình), đi mua cái OM: “Om? Om? Om?. Nàng nói mớ 
đêm nay. Và đêm nay nàng muốn gì hắn không biết. Nửa thức nửa tỉnh, hắn vẫn nghe nàng 
nói, rất rõ ràng, là hãy đi tìm OM cho em” (Phan, 2015, p.59). Giữa đêm, cô gái muốn chàng 
trai đi mua cho mình cái OM, hắn chẳng biết đó là thứ gì, cứ mày mò tìm khắp nơi. Người 
đọc chắc hẳn nghĩ rằng OM là một thứ có thể bảo vệ được trinh tiết của cô gái, như bao cao 
su chẳng hạn. Vì vậy, cho dù O hay OM là gì đi chăng nữa, một sự vật khó hiểu, một nơi 
chốn huyền bí, hay cái ảo tưởng mà các cô gái đang ham muốn kiếm tìm, thì suy cho cùng 
đó cũng là một ẩn số không có lời giải. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Thị Mộng Mơ 
639 
Cho dù muôn hình vạn trạng, thì có lẽ bản chất thực sự của sự vật vẫn là O, là trạng 
thái như nhiên, hư không. Cuộc hành trình đi tìm OM của chàng trai trong Đêm xuân theo 
như lời người đẹp cũng là một cuộc hành trình tìm với hư không hay là một trò chơi?: “Trò 
chơi, hắn tự nhủ, trò chơi. Nhưng mà cái gì là trò chơi hắn không rõ, hay OM là trò chơi? 
Cô bán hàng là trò chơi? Người đẹp là trò chơi” (Phan, 2015, p.61). Chân giá trị của cuộc 
đời biến ảo, xoay vần, và trở thành một trò chơi đầy thách thức trong truyện ngắn của 
Nhật Chiêu. 
3. Kết luận 
Nhật Chiêu đã sử dụng hiệu quả các từ ngữ mới, các phó từ mang tính chất đột biến, 
sử dụng các kí hiệu, mã ngôn ngữ lạ nhằm làm cho câu chuyện thêm lôi cuốn, hấp dẫn hơn, 
hình tượng người nữ được xây dựng trở nên sinh động. Nhật Chiêu không thể thoát khỏi 
ngôn ngữ, hàng đống ngôn ngữ đi qua đời tác giả, ám ảnh và thao túng, làm nên con người 
của một nhà văn. Qua ngôn ngữ ấy, đối với nhân vật của mình, ta còn nhận ra hình tượng 
người nữ của Nhật Chiêu còn là sự đồng cảm, tình yêu thương của chính tác giả với số phận 
của họ. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Lai, N. A. (2004). 150 thuat ngu van hoc [150 literary terms]. Hanoi: Hanoi National University 
Publishing House. 
Le, T. N. (2015). Van hoc hien thuc con nguoi [Literary real human]. Vinh: Vinh University 
Publishing House. 
Nguyen, T. H. (2000). Nhung van de thi phap cua truyen [Poetic problems of the story]. Hanoi: 
Education publisher. 
Phan, N. C. (2007). Nguoi an gio va qua chuong bay di [The wind eater and the bell flew away]. Ho 
Chi Minh city: Writers Association Publishing. 
Phan, N. C. (2008). Mua mat na [Rain mask]. Ho Chi Minh City: Culture and Arts Publishing House. 
Phan, N. C. (2015). An ai voi hu khong [Affection with nowhere]. Ho Chi Minh City: Culture and 
Arts Publishing House. 
Tran, H. A. (2017). Di tim an ngu van chuong [Finding hidden linguistic literature]. Hanoi: 
Publishing House Writers Association. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 634-640 
640 
IMAGES OF WOMEN SEEING LANGUAGES IN THE LANGUAGE 
IN THE SHORT TRADITION OF THE NHAT CHIEU 
Tran Thi Mong Mo 
Saigon University, Vietnam 
Corresponding author: Tran Thi Mong Mo – Email: 95mongmo@gmail.com 
Received: March 11, 2021; Revised: April 12, 2021; Accepted: April 21, 2021 
ABSTRACT 
Language has an important role in reflecting the reality of life and the rich inner depths of 
human beings. The language itself is not magical, Nhat Chieu has creatively chosen, molded, and 
refined to create a very unique language when describing the image of a woman. Nhat Chieu's short 
stories are often a linguistic organization that contains many strange words and adverbs combined 
with strong verbs. The female character in his stories is described as a complex symbolic code, is 
abbreviated, requiring readers to decode it. The article mainly describes an overview of Nhat Chieu 
when building female characters with modern and magical linguistic tricks. The writer not only 
connects female characters into symbolic codes, allowing them to participate in events that represent 
the theme of the work but also reflects the diversity and multidimensional in their spiritual world. 
Keywords: female character; images; language; Nhat Chieu; short stories; symbols 

File đính kèm:

  • pdfhinh_tuong_nguoi_nu_nhin_tu_phuong_dien_ngon_ngu_trong_truye.pdf