Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019: Thực trạng và giải pháp

Bài viết nghiên cứu tổng quan kết quả hoạt động của ngành Ngân hàng

Việt Nam giai đoạn 2018-2019. Các ngân hàng có tăng trưởng mạnh về lợi nhuận,

nhưng các tỷ lệ an toàn vốn, chất lượng tài sản, khả năng quản lý còn yếu, khả năng

sinh lời chưa tương xứng với tiềm năng hoạt động. Bài viết đề xuất một số biện pháp

để cải thiện hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019: Thực trạng và giải pháp trang 1

Trang 1

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019: Thực trạng và giải pháp trang 2

Trang 2

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019: Thực trạng và giải pháp trang 3

Trang 3

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019: Thực trạng và giải pháp trang 4

Trang 4

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019: Thực trạng và giải pháp trang 5

Trang 5

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019: Thực trạng và giải pháp trang 6

Trang 6

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019: Thực trạng và giải pháp trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 10600
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019: Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019: Thực trạng và giải pháp

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019: Thực trạng và giải pháp
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
28Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 06/2019
1. Đặt vấn đề
Giai đoạn 2018-2019 là giai đoạn 
kinh doanh thành công đối với ngành 
Ngân hàng sau giai đoạn khó khăn 2011-
2016, khi hàng loạt ngân hàng đạt kết 
quả khả quan, lợi nhuận tăng mạnh so 
với giai đoạn trước. Tuy nhiên, hiệu quả 
kinh doanh còn nhiều hạn chế. Nghiên 
cứu này sẽ đánh giá kết quả kinh doanh 
của ngành Ngân hàng Việt Nam, với đại 
diện 20 trong tổng số 35 NHTM Việt 
Nam có quy mô tài sản lớn nhất giai 
đoạn 2018-2019, gồm: Agribank, BIDV, 
Vietinbank, Vietcombank, SHB, ACB, 
Vpbank, Techcombank, MB, Sacombank, 
HDbank, VIB, Tpbank, Eximbank, SCB, 
LPB, MSB, BAB, OCB, Seabank. 
Hiệu quả kinh doanh tốt của ngân 
hàng có nghĩa là việc sử dụng các nguồn 
nhân, tài, vật lực phải phù hợp với 
tiềm lực của ngân hàng, nâng cao được 
năng lực cạnh tranh và lợi nhuận của 
ngân hàng. Để phân tích hiệu quả kinh 
doanh của các ngân hàng, tác giả dựa 
vào 5 trong 6 chỉ số của hệ thống phân 
tích Camels, gồm: An toàn vốn (Capital 
adequacy), Chất lượng tài sản (Asset 
quality), Quản trị (Management), Khả 
năng sinh lợi (Earnings) và Tính thanh 
khoản (Liquidity).
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2019:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
TS. Tạ Thị Kim Dung *
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu tổng quan kết quả hoạt động của ngành Ngân hàng 
Việt Nam giai đoạn 2018-2019. Các ngân hàng có tăng trưởng mạnh về lợi nhuận, 
nhưng các tỷ lệ an toàn vốn, chất lượng tài sản, khả năng quản lý còn yếu, khả năng 
sinh lời chưa tương xứng với tiềm năng hoạt động. Bài viết đề xuất một số biện pháp 
để cải thiện hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.
Từ khóa: Ngân hàng, hiệu quả, kinh doanh, hoạt động kinh doanh.
Summary: The article summarizes the performance of the Vietnam’s banking 
sector in period of 2018-2019. The article shows that banks had strong growth in 
earning, but capital adequacy ratio, asset quality and management capacity were weak, 
profitability was not commensurate with their potential. From that, the article offers 
some recommendations for improvement of the banking sector in the coming time.
Key words: Bank, effectivness, business, business performance.
* Giảng viên Khoa Ngân hàng, 
 Trường ĐH KD&CN Hà Nội.
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
29Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 06/2019
2. Hiệu quả kinh doanh của các 
ngân hàng giai đoạn 2018-2019
2.1. Tỷ lệ an toàn vốn (C)
Giai đoạn 2018-2019, tỷ lệ Car, hệ 
số vốn chủ sở hữu (VCSH)/Tổng tài sản 
của các ngân hàng hầu như đều có có xu 
hướng giảm nhẹ so với giai đoạn trước, 
cho thấy tốc độ tăng trưởng VCSH không 
theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tuy 
nhiên, hệ số VCSH/Tổng tài sản của các 
ngân hàng vẫn nằm trong tiêu chuẩn quốc 
tế: 4%-6% (Asean Securities, 2018).
Hình 1. Tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng
Đvt: %
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng năm 2018, quý 3/2019
và tính toán của tác giả.
Đến 30/9/2019, tỷ lệ Car trung bình 
toàn ngành là 11,94%, của nhóm NHTM 
nhà nước là 9,65%, còn nhóm NHTM tư 
nhân là 10,66%, trong khi đó, Car của 
nhóm ngân hàng liên doanh, ngân hàng 
nước ngoài ở mức rất cao: 25,34%. Đặc 
biệt, tốc độ tăng vốn tự có không theo 
kịp tốc độ tăng trưởng tài sản khiến hệ 
số an toàn vốn của toàn hệ thống có xu 
hướng giảm liên tục từ năm 2015 đến 
nay. Nếu năm 2015, Car trung bình toàn 
ngành là 13%, thì đến cuối năm 2018 là 
12% và tính đến 30/9/2019 là 11,94%. 
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, 
kết quả áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn 
theo Basel 2 tại 10 ngân hàng thí điểm 
là Vietcombank, Vietinbank, ACB, MBB, 
Sacombank, Techcombank, Vpbank, VIB 
và Maritimebank cho thấy Car giảm mạnh 
so với số báo cáo, chủ yếu do tài sản có 
quy đổi rủi ro tăng.
Đối với bốn NHTM nhà nước, tỷ lệ 
Car theo báo cáo hiện tại đã tiệm cận mức 
9%. Nếu áp dụng Basel 2, thì Car sẽ giảm 
xuống dưới 8%. Vì thế, áp lực tăng vốn 
của các ngân hàng để đáp ứng CAR theo 
Basel 2 đang rất lớn.
2.2. Chất lượng tài sản (A)
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 
nợ xấu giai đoạn 2018-2019 tiếp tục được 
kiểm soát và duy trì dưới mức 3%. Nợ xấu 
nội bảng toàn hệ thống các TCTD tại thời 
điểm 30/9/2019 là 1,98%, tăng so với cuối 
năm 2018(1,89%). Nợ xấu nội bảng chưa 
phản ánh hết nợ xấu tại các ngân hàng. Tuy 
vẫn dưới 2%, nhưng tính cả khoản đang 
nằm tại Công ty quản lý tài sản VAMC và 
các khoản nợ có khả năng thành nợ xấu, 
thì tỷ lệ nợ xấu toàn ngành hiện là 4,84%. 
Sacombank tuy có nợ xấu nội bảng chỉ 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
30Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 06/2019
ở mức 5.809 tỷ đồng (đứng thứ 7 trong 
nhóm nghiên cứu), nhưng còn hơn 35.000 
nợ xấu tại VAMC (cao nhất hệ thống, do 
có những vấn đề phải giải quyết sau nhận 
sáp nhập Ngân hàng Phương Nam). Hiện 
mức nợ xấu trung bình của các ngân hàng 
Việt Nam vẫn cao hơn mức chuẩn quốc tế 
là 1,5% (Asean Securities, 2018).
Tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể so với 
những năm trước là do kinh doanh của 
các ngân hàng được cải thiện tích cực. 
Các ngân hàng có nguồn để trích quỹ dự 
phòng rủi ro và xử lý nợ xấu. Nghị quyết 
số 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý 
nợ xấu và thị trường bất động sản ấm dần 
lên cũng tạo điều kiện thuận lợi để tích cực 
giải quyết nợ xấu. Tuy vậy, cơ cấu cho vay 
của một số ngân hàng tập trung nhiều vào 
bất động sản (gồm cả cho vay tiêu dùng), 
nên nguy cơ nợ xấu vẫn rất cao. 
Hình 2. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đến 30/9/2019 
 Đvt: %
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng năm 2018, quý 3/2019
và tính toán của tác giả
Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 
3/2019, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý 
được 907,33 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong 
đó, riêng năm 2018, đã xử lý được 163,14 
nghìn tỷ đồng.
2.3. Khả năng quản lý (M)
Giai đoạn 2018-2019, Eximbank và 
Sacombank có tỷ lệ chi phí hoạt động trên 
tổng thu nhập hoạt động (CIR) cao nhất 
trong nhóm nghiên cứu, trên 60% (do 
những vấn đề phải giải quyết sau khi nhận 
sáp nhập Ngân hàng Phương Nam). Trong 
khi đó, Techcombank tiếp tục duy trì tỷ lệ 
CIR quanh ngưỡng 30%, đứng đầu về khả 
năng kiểm soát chi phí hoạt động. 
Chi phí nhân viên chiếm trên dưới 
50% tổng chi phí hoạt động là lý do chủ 
yếu khiến chi phí hoạt động của các ngân 
hàng dù có kiểm soát, nhưng vẫn ở mức 
cao. Điều này đi ngược với xu hướng toàn 
cầu khi mà tỷ lệ chi phí nhân viên nên 
giảm xuống dưới 40% (KPMG, 2013). 
ROA, ROE của các ngân hàng có 
xu hướng tăng từ 2015 tới nay, bởi tốc 
độ tăng lợi nhuận hàng năm lớn. Số liệu 
giai đoạn 2018-2019 từ các ngân hàng 
cho thấy hiệu quả khai thác vốn cao nhất 
thuộc về Vietcombank, nhưng hiệu quả 
khai thác tài sản cao nhất lại thuộc về 
Techcombank. 
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
31Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 06/2019
Ước tính các ngân hàng có ROA 
cao nhất năm 2019 là Techcombank: 
2,66%, VPBank: 2,07%, MBB: 2,06%, 
VIB: 1,92% và TPB: 1,84% và các ngân 
hàng có ROE cao nhất là Vietcombank: 
26,2%, VIB: 26,13%, ACB: 25,85%, 
TPB: 23,66%. Đây là những ngân hàng 
hoạt động có hiệu quả rất tốt (ROA trên 
1% và ROE trên 20%). Tuy nhiên, trong 
nhóm các ngân hàng có ROA cao nhất, 
VPBank, Techcombank, VIB đang đối 
mặt với nợ xấu tăng cao.
Hình 3. Tỷ lệ chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động (CIR) đến 30/9/2019 
 Đvt: %
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng năm 2018, quý 3/2019
và tính toán của tác giả
2.4. Khả năng sinh lời (E)
Hình 4. Khả năng sinh lời của các ngân hàng
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng năm 2018, quý 3/2019
và tính toán của tác giả
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
32Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 06/2019
2.5. Thanh khoản (L)
Theo Thông tư 22/20119/TT-NHNN, 
thanh khoản được thể hiện qua một số chỉ 
tiêu: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (Tài sản 
có tính thanh khoản/Tổng nợ phải trả ≤ 
10%), Tỷ lệ cho vay so với tiền gửi (≤ 
85%),... Trên thực tế, hầu hết các ngân 
hàng đều đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ này. 
Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng thêm Tỷ 
lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản 
cho thấy tỷ lệ tài sản thanh khoản trung 
bình của các ngân hàng năm 2019 chỉ 
đạt 19%, giảm so với mức 21% của năm 
2018. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ tài sản 
thanh khoản thấp dưới 20%. Trong khi 
đó, ngưỡng an toàn của tỷ lệ này ở mức 
20% (Asean Securities, 2018). 
Hình 5. Tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản đến 30/9/2019
 Đvt: %
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng năm 2018, quý 3/2019
và tính toán của tác giả
3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của 
các ngân hàng và một số khuyến nghị
3.1. Kết quả đạt được
Các kết quả phân tích nhóm các 
NHTM được nghiên cứu giai đoạn 2018-
2019 cho thấy:
Chất lượng tài sản (chủ yếu đánh giá 
qua nợ xấu) đã được cải thiện đáng kể. Nợ 
xấu toàn hệ thống tiếp tục được kiểm soát 
và xử lý ở mức trung bình dưới 3%, do 
các ngân hàng tích cực cải thiện hoạt động, 
nguồn quỹ dự phòng rủi ro dư dả, có sự hỗ 
trợ từ khung pháp lý và thị trường. 
Khả năng sinh lời của các ngân hàng 
được cải thiện vượt bậc, tạo những bước 
đột phá về nền tảng tài chính. Trên cơ sở 
đó, các ngân hàng có thể đầu tư mạnh hơn 
vào phát triển công nghệ, nguồn nhân lực 
chất lượng cao nhằm cải thiện vị thế cạnh 
tranh lâu dài trên thị trường.
Thanh khoản của các ngân hàng đều 
ổn định khá vững chắc, an toàn, như tỷ 
lệ cho vay/huy động, tỷ lệ dự trữ thanh 
khoản, góp phần vào sự ổn định về 
thanh khoản của toàn hệ thống trên nền 
tảng ổn định kinh tế vĩ mô trong những 
năm gần đây.
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, tỷ lệ an toàn vốn có xu 
hướng giảm. Tăng trưởng tín dụng nóng 
khiến rủi ro của tài sản có quy đổi tăng 
là một nguyên nhân khiến khả năng cân 
đối vốn cũng như tỷ lệ an toàn vốn của 
các ngân hàng có xu hướng giảm trong 
khi áp lực đáp ứng an toàn vốn theo tiêu 
chuẩn Basel 2 đang đến gần. Một số ngân 
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
33Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 06/2019
hàng, đặc biệt là các NHTMNN, tiếp tục 
gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn 
do chưa tìm được đối tác chiến chiến 
lược, chưa tạo được điều kiện để chia cổ 
tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn. Đây là 
chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh khả năng 
chống chịu rủi ro của một ngân hàng, 
đồng thời là nguồn lực chủ yếu để xử lý 
nợ xấu, nhất là nợ mất vốn (nhóm 5).
Thứ hai, chất lượng tài sản dù được 
cải thiện, nhưng rủi ro vẫn ở mức cao. 
Chất lượng tài sản thể hiện chủ yếu qua tỷ 
lệ nợ xấu đã được kiểm soát ở mức trung 
bình dưới 3%. Tuy nhiên, nếu tính cả trái 
phiếu VAMC thì nợ xấu tại một số ngân 
hàng còn lớn hơn. Tỷ lệ lãi dự thu cao 
cho thấy có thể các ngân hàng đã sử dụng 
các biện pháp kỹ thuật để chưa hạch toán 
vào nợ xấu và tài sản xấu. Ngoài những 
nguyên nhân khách quan (bất ổn của nền 
kinh tế, thiên tai,) thì một số nguyên 
nhân chính dẫn tới nợ xấu là: (i) Tình hình 
tài chính của khách hàng không tốt, năng 
lực chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng; 
(ii) Quản trị doanh nghiệp yếu, không 
thích ứng với môi trường kinh tế thay đổi; 
(iii) Chất lượng thẩm định của ngân hàng 
không tốt; (iv) Một số ngân hàng tăng tín 
dụng nóng và đầu tư vào các lĩnh vực rủi 
ro; (v) Sở hữu chéo, sở hữu lũng đoạn vốn 
tạo ra khoản nợ xấu lớn ở một số NHTM 
trước đây vẫn đang còn là gánh nặng tài 
chính của nhiều ngân hàng nhỏ.
Thứ ba, khả năng sinh lời được cải 
thiện, nhưng vẫn chưa tương xứng với 
quy mô và tiềm năng của các ngân hàng. 
Nguyên nhân chủ yếu do: (i) Hầu hết các 
ngân hàng phụ thuộc vào thu nhập lãi, 
chưa thực sự chú trọng thu nhập từ các 
hoạt động phi tín dụng, đặc biệt là các dịch 
vụ ứng dụng trên nền tảng công nghệ cao, 
mà chênh lệch giữa lãi suất cho vay và 
lãi suất huy động lại đã giảm mạnh trong 
vài năm trở lại đây; (ii) Về cơ cấu chi phí, 
các ngân hàng có xu hướng mở rộng hệ 
thống, tăng chi phí hoạt động, trong đó, 
chi phí nhân viên chiếm tỷ lệ lớn. Việc 
tăng chí phí dự phòng rủi ro đã ảnh hưởng 
tới lợi nhuận của các ngân hàng.
3.3. Một số khuyến nghị
Qua đánh giá về một số tồn tại và 
nguyên nhân của những tồn tại trong hiệu 
quả kinh doanh của các NHTM, có một 
số đề xuất như sau:
Thứ nhất, cải thiện chỉ tiêu an toàn 
vốn: Các ngân hàng cần tăng vốn tự có 
để đảm bảo cân đối vốn, đặc biệt đảm bảo 
hệ số Car theo cách tính mới tại Thông tư 
41/2016/TT-NHNN của NHNN, tiến tới 
tiệm cận theo các tiêu chuẩn Basel 2.
Thứ hai, tăng cường quản trị rủi ro tín 
dụng và xử lý nợ xấu: Cơ cấu danh mục 
tín dụng vào những ngành nghề ít rủi ro, 
có tiềm năng phát triển; tăng tỷ trọng cho 
vay ngắn hạn; khai thác tối đa năng lực, 
thế mạnh của từng địa phương; đẩy mạnh 
cho vay đối với lĩnh vực phát triển nông 
nghiệp, nông thôn, xây dựng các công 
trình trọng điểm quốc gia, công nghiệp 
chế biến, chế tạo, các doanh nghiệp xuất 
khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 
cao, các ngành nghề được hưởng lợi từ 
các FTA;... xây dựng nền tảng khách hàng 
chiến lược, hoàn thiện cơ chế chính sách 
đối với các khách hàng có năng lực tài 
chính tốt, sản xuất kinh doanh hiệu quả, 
có tín nhiệm với ngân hàng; có các giải 
pháp hỗ trợ khách hàng, như miễn, giảm 
lãi suất,...; cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ phù 
hợp với dòng tiền của khách hàng; triển 
khai đồng bộ giải pháp tư vấn tài chính, 
tham gia tư vấn xây dựng chiến lược kinh 
doanh, hỗ trợ tìm kiếm khách hàng tiêu 
thụ sản phẩm và hợp tác kinh doanh,...
Thứ ba, đa dạng hóa thu nhập, nâng 
cao chất lượng sản phẩm dịch vụ: Đa 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
34Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 06/2019
dạng hóa các kênh đầu tư; nâng cao chất 
lượng sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các 
sản phẩm phi tín dụng có khả năng giao 
dịch bằng các phương tiện điện từ trên 
môi trường mạng với tính năng an toàn, 
bảo mật cao; công khai trên trang điện tử 
về thủ tục cung cấp dịch vụ đối với khách 
hàng; cải tiến quy trình dịch vụ, rút ngắn 
thời gian cung cấp dịch vụ cho khách 
hàng; liên tục rà soát việc xác định mức 
phí đối với từng loại dịch vụ; loại bỏ các 
loại phí không hợp lý; tăng cường kiểm 
tra, giám sát chất lượng dịch vụ; xây dựng 
định biên nhân sự phù hợp với quy mô 
hoạt động của từng đơn vị kinh doanh, 
kiểm soát chi phí nhân viên xuống dưới 
40% trong tổng chi phí hoạt động.
Thứ tư, một số kiến nghị với Ngân 
hàng Nhà nước: giải quyết dứt điểm các 
ngân hàng yếu kém trên cơ sở Luật sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Luật các 
TCTD vừa được Quốc hội thông qua; 
tiếp tục tạo lập hành lang pháp lý và chế 
tài, loại bỏ hoàn toàn sở hữu chéo, sở hữu 
lũng đoạn tạo ra khoản nợ xấu lớn ở một 
số NHTMCP trước đây./.
Tài liệu tham khảo
1. Asean Securities (2018). Báo cáo phân tích. https://www.aseansc.com.vn, 
2/2018.
2. Tạ Thị Kim Dung (2016). Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ 
thương Việt Nam. (Luận án Tiến sĩ kinh tế), Viện Chiến lược phát triển.
3. Báo cáo tài chính hợp nhất của các Ngân hàng thương mại.
Ngày nhận bài: 10/12/2019

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_kinh_doanh_cua_ngan_hang_viet_nam_giai_doan_2018_20.pdf