Hàm lượng kim loại nặng trong một số loài cá kinh tế vùng biển ven bờ Quảng Ninh

Cá biển là nguồn cung cấp protein quan trọng và các axít béo cần thiết cho con

người. Tuy nhiên, hàm lượng một số kim loại nặng (KLN) có tính độc cao tích lũy

đồng thời với các nguyên tố kim loại thiết yếu trong cá từ môi trường có thể ảnh

hưởng đến chất lượng thịt cá và tăng nguy cơ rủi ro cho con người khi sử dụng cá

làm thực phẩm, đặc biệt mô thịt là phần thức ăn chính của con người. Do vậy, trên

thế giới việc nghiên cứu về sự tích lũy của KLN trong mô thịt cá được quan tâm

(Burger và cs, 2002; Castro-González và Méndez-Armenta, 2008). Tuy nhiên, các

nghiên cứu về tích lũy KLN trong sinh vật ở Việt Nam còn ít, hầu như chưa có công

bố về hàm lượng các KLN trong cá biển. Các nghiên cứu liên quan chủ yếu điều tra

hoặc quan trắc nồng độ các KLN trong nước và trầm tích theo không gian và thời

gian (Hồ và Egashira, 2000; Hữu và cs, 2010; Nhơn và cs, 2010). Đã có một số

nghiên cứu kiểm tra hàm lượng KLN trong ngao, vẹm, tôm (Tú và cs, 2007; 2010;

Thành và cs, 2009). Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu thăm dò tình trạng các

KLN tích lũy trong cá biển nhằm cung cấp thông tin ban đầu về vấn đề này và phục

vụ cho một số nghiên cứu quan trắc tại khu vực.

Hàm lượng kim loại nặng trong một số loài cá kinh tế vùng biển ven bờ Quảng Ninh trang 1

Trang 1

Hàm lượng kim loại nặng trong một số loài cá kinh tế vùng biển ven bờ Quảng Ninh trang 2

Trang 2

Hàm lượng kim loại nặng trong một số loài cá kinh tế vùng biển ven bờ Quảng Ninh trang 3

Trang 3

Hàm lượng kim loại nặng trong một số loài cá kinh tế vùng biển ven bờ Quảng Ninh trang 4

Trang 4

Hàm lượng kim loại nặng trong một số loài cá kinh tế vùng biển ven bờ Quảng Ninh trang 5

Trang 5

Hàm lượng kim loại nặng trong một số loài cá kinh tế vùng biển ven bờ Quảng Ninh trang 6

Trang 6

Hàm lượng kim loại nặng trong một số loài cá kinh tế vùng biển ven bờ Quảng Ninh trang 7

Trang 7

Hàm lượng kim loại nặng trong một số loài cá kinh tế vùng biển ven bờ Quảng Ninh trang 8

Trang 8

Hàm lượng kim loại nặng trong một số loài cá kinh tế vùng biển ven bờ Quảng Ninh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 10100
Bạn đang xem tài liệu "Hàm lượng kim loại nặng trong một số loài cá kinh tế vùng biển ven bờ Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hàm lượng kim loại nặng trong một số loài cá kinh tế vùng biển ven bờ Quảng Ninh

Hàm lượng kim loại nặng trong một số loài cá kinh tế vùng biển ven bờ Quảng Ninh
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 51 
HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG MỘT SỐ LOÀI CÁ 
KINH TẾ VÙNG BIỂN VEN BỜ QUẢNG NINH 
LÊ QUANG DŨNG (1), NGUYỄN VIỆT LINH (1), VŨ VĂN TÚ (2) 
I. MỞ ĐẦU 
Cá biển là nguồn cung cấp protein quan trọng và các axít béo cần thiết cho con 
người. Tuy nhiên, hàm lượng một số kim loại nặng (KLN) có tính độc cao tích lũy 
đồng thời với các nguyên tố kim loại thiết yếu trong cá từ môi trường có thể ảnh 
hưởng đến chất lượng thịt cá và tăng nguy cơ rủi ro cho con người khi sử dụng cá 
làm thực phẩm, đặc biệt mô thịt là phần thức ăn chính của con người. Do vậy, trên 
thế giới việc nghiên cứu về sự tích lũy của KLN trong mô thịt cá được quan tâm 
(Burger và cs, 2002; Castro-González và Méndez-Armenta, 2008). Tuy nhiên, các 
nghiên cứu về tích lũy KLN trong sinh vật ở Việt Nam còn ít, hầu như chưa có công 
bố về hàm lượng các KLN trong cá biển. Các nghiên cứu liên quan chủ yếu điều tra 
hoặc quan trắc nồng độ các KLN trong nước và trầm tích theo không gian và thời 
gian (Hồ và Egashira, 2000; Hữu và cs, 2010; Nhơn và cs, 2010). Đã có một số 
nghiên cứu kiểm tra hàm lượng KLN trong ngao, vẹm, tôm (Tú và cs, 2007; 2010; 
Thành và cs, 2009). Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu thăm dò tình trạng các 
KLN tích lũy trong cá biển nhằm cung cấp thông tin ban đầu về vấn đề này và phục 
vụ cho một số nghiên cứu quan trắc tại khu vực. 
Khu vực ven bờ Quảng Ninh hiện là một trong những vùng có tiềm năng đánh 
bắt thủy sản ven bờ lớn, đặc biệt những loài cá có giá trị như cá Tráp, cá Đối, cá 
Bơn Tuy vậy, chất lượng môi trường nước biển trong khu vực hiện đang bị suy 
giảm và nồng độ KLN trong môi trường phát hiện ngày càng tăng lên trong những 
năm gần đây (Nhơn và cs, 2010). Nghiên cứu này đặt mục tiêu tìm hiểu sự tích lũy 
KLN trong một số loài cá biển ở một số vùng biển ven bờ Quảng Ninh và so sánh 
với quy chuẩn hiện hành nhằm đánh giá ban đầu về rủi ro an toàn thực phẩm cho 
cộng đồng địa phương. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Thu mẫu 
Mẫu vật cá biển được thu vào tháng 7 năm 2012 tại hai khu vực Hạ Long và 
Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh (hình 1). Tổng cộng 4 loài cá biển được nghiên 
cứu, gồm cá Đối (Mugil cephalus), cá Bơn (Cynoglossus arel), cá Tráp (Sparus 
latus) và cá Lác (Periophthalmus cantonensis), trong đó, cá Bơn và cá Đối thu tại 
Hạ Long, và cá Tráp và cá Lác thu tại Tiên Yên. Cá Đối, cá Bơn và cá Tráp được 
thu mua tại các bến cá địa phương sau khi phỏng vấn người dân đánh cá về thời gian 
và địa điểm đánh bắt, riêng cá Lác được bắt bằng vợt lưới trên bãi triều có rừng ngập 
mặn tại Tiên Yên. Quá trình tích lũy KLN trong sinh vật có thể phù thuộc vào kích 
thước, trọng lượng, giới tính và độ tuổi, do vậy, cá được chọn ngẫu nhiên 05 cá 
thể/loài có cùng kích cỡ về chiều dài, khối lượng, giới tính và giai đoạn phát triển 
(kiểm tra tuyến phận sinh dục). Mẫu vật được rửa sạch bùn cát ngay tại hiện trường, 
bảo quản ở 5 0C trong quá trình vận chuyển và được giữ lạnh ở -10 0C trong phòng 
thí nghiệm cho đến khi phân tích. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 52 
Hình 1. Địa điểm thu mẫu cá tại hai điểm nghiên cứu 
ở các khu vực Hạ Long và Tiên Yên 
2.2. Chuẩn bị mẫu 
Các dụng cụ tiến hành tách mẫu làm bằng nhựa và được ngâm rửa trong axít 
HNO3 4 M và nước tinh lọc (milli-Q) nhằm tránh nhiễm KLN trong quá trình phân 
tích. Mẫu cá được đo chiều dài (từ phần xa nhất của đầu cá đến phần cuối cùng của 
vây đuôi) và cân khối lượng toàn thân. Phần thịt ở vùng lưng cá được tách ra bằng 
kéo thép. Sau khi cân khối lượng tươi, mẫu thịt được sấy khô ở 800C đến khi có 
khối lượng không đổi, mẫu được nghiền mịn trong cối sứ để phân tích hàm lượng 
KLN trong mô. 
Cân một lượng chính xác 100 mg mẫu khô đã nghiền mịn vào bom teflon, sau 
đó cho thêm 1,5 ml HNO3 vào để thực hiện quá trình phân hủy vô cơ trong điều kiện 
nhiệt độ phòng từ 6 - 8 giờ. Sau đó bom teflon được đậy nắp chặt và đun bằng lò vi 
sóng ở 200W trong 9 phút. Công đoạn này được lặp lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 
tiếng. Sau đó, các bom được làm mát ở 5 ºC từ 5 - 8 tiếng, mở bom, pha loãng mẫu 
bằng nước tinh khiết (milli-Q) (định mức đến thể tích cuối là 30ml). Dung dịch mẫu 
này được lọc qua bộ lọc nhựa Whatman (0,45μm) và được thêm vào dung dịch chuẩn 
trong gồm Sc, In và Bi. Các công đoạn phân hủy mẫu này được thực hiện tại Viện Tài 
nguyên và môi trường biển. 
Tiên Yên 
Hạ Long
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 53 
2.3. Phương pháp phân tích mẫu 
Các kim loại nặng As, Cd, Mn, Cr, Co, Cu, Pb, V và Zn được xác định bằng 
phương pháp khối phổ plasma cảm ứng (ICP-MS) trên máy ELAN 9000 Perkin Elmer 
(USA) tại Viện Công nghệ Môi trường. Độ chính xác của phương pháp phân tích 
được kiểm tra bằng mẫu kiểm chuẩn DORM 3 (Ủy ban nghiên cứu quốc gia Canada). 
Tỷ lệ thu hồi sau phân tích mẫu chuẩn DORM 3 đạt từ 86.5 - 114.3%. Do vậy, 
phương pháp hóa phân tích đảm bảo chính xác và số liệu tin cậy. 
2.4. Xử lý số liệu 
Đơn vị biểu diễn hàm lượng các KLN trong mẫu là mg/kg khô. Các số liệu 
được tính toán bằng phần mềm Microsoft excel và trình bày các giá trị trung bình và 
độ lệch chuẩn (SD). 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Kích thước cơ thể của 4 loài cá được trình bày trong bảng 1. Kết quả cân đo 
cho thấy cá Bơn có chiều dài tổng dao động trong khoảng 19,7 ± 0,4 cm, tương ứng 
về khối lượng là 33,2 ± 0,6 g; cá Đối có chiều dài và khối lượng tương ứng là 
16,5±0,4 cm và 44,0 ± 1,5 g; cá Tráp có chiều dài cơ thể là 20,2 ± 1,3 cm, tương ứng 
với khối lượng là 136,5 ± 10,4 g; cá Lác có chiều dài và khối lượng tương ứng là 
8,3±0,2 cm và 5,3 ± 0,5 g. Cá lựa chọn nghiên cứu đều đạt chiều dài và khối lượng 
thương phẩm và được bày bán phổ biến ở các cảng cá và chợ cá địa phương. 
Bảng 1. Chiều dài thân và khối lượng trung bình 4 loài cá nghiên cứu 
Tên loài Chiều dài (c ... ình 2. Thứ tự về hàm lượng KLN tích lũy trong mỗi loài cá như sau: 
Zn>As>Cr>Mn>Cu>Pb>Cd>Co đối với cá Đối; 
As>Zn>Mn>Cr>Cu>Pb>Co>Cd đối với cá Bơn; 
Zn>Mn>Cu>Cr>As>Pb>Co>Cd đối với cá Lác; 
As>Zn>Cr>Cu≈Mn>Pb>Cd≈Co đối với cá Tráp. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 54 
Zn được phát hiện có hàm lượng khá cao trong mô thịt cả cả 4 loài cá biển, tuy 
nhiên mỗi loài có khả năng tích lũy Zn tương đối chênh lệch. Hàm lượng Zn được 
phát hiện cao nhất trong cá Lác (89,29 ± 7,41mg/kg khô), tiếp đến là cá Đối (55,36 ± 
6,10mg/kg khô), cá Tráp (28,52 ± 3,22 mg/kg khô) và thấp nhất là cá Bơn (19,97 ± 
3,07mg/kg khô). Các nghiên cứu tích lũy KLN của một số loài cá biển đều cho thấy 
Zn có hàm lượng khá cao trong mô thịt và cao hơn so với các KLN khác (Dural và 
cs, 2006; Yilmaz, 2009; Monikh và cs, 2012). Hàm lượng Zn cao trong cá có thể 
liên quan đến Zn là nguyên tố kim loại thiết yếu cho cơ thể sống, tốc độ hấp thụ của 
Zn vào cơ thể sinh vật là cao hơn các KLN khác nhằm đáp ứng các nhu cầu của cơ 
thể sinh vật đối với Zn (Luoma và Rainbow, 2005). Sự khác biệt hàm lượng Zn 
trong 4 loài cá có thể liên quan đến khả năng hấp thụ và nhu cầu sử dụng Zn trong 
cơ thể của mỗi loài (Luoma và Rainbow, 2005). 
Ngược lại với Zn, hàm lượng Co phát hiện trong 4 loài cá biển khá thấp. Hàm 
lượng Co cao nhất phát hiện trong cá Lác (0,25±0,02mg/kg khô), tiếp đến cá Bơn 
(0,08 ± 0,02mg/kg khô), cá Tráp (0,04±0,01 mg/kg khô) và thấp nhất là cá Đối 
(0,02±0,004 mg/kg khô). Mặc dù Co có một số dạng tồn tại khác nhau trong nước 
biển, Co ở dạng hữu cơ (Co-cobalamin) thường được hấp thụ nhanh vào cơ thể và 
tồn dư lâu, trái lại dạng vô cơ CoCl2 hấp thụ chậm và đào thải nhanh ra ngoài cơ thể 
(Nolan và cs, 1992). Nolan và cs (1992) phát hiện Co-cobalamin có tỷ lệ chuyển hóa 
từ con mồi sang cá đạt (40%) cao hơn so với CoCl2 (5%). Hơn nữa, trong nghiên 
cứu này, ông cũng phát hiện nguồn thức ăn cung cấp 86% Co ở dạng Co-cobalamin 
tích lũy trong cá biển và khả năng đồng hóa Co-cobalamin từ thức ăn đạt 100%. 
Như vậy, hàm lượng Co trong 4 loài cá có thể liên quan cấu trúc dinh dưỡng, khả 
năng hấp thu và tích lũy Co-cobalamin ở mỗi loài từ thức ăn khác nhau. 
Trong 4 loài cá, hàm lượng Cu và Mn được phát hiện cao nhất trong cá Lác 
(12,56 ± 3,17 và 22,87 ± 1,25 mg/kg khô), tiếp đến là cá Bơn (0,83 ± 0,15 và 
8,18±7,22 mg/kg khô); cá Đối (0,73 ± 0,13 và 0,97 ± 0,71 mg/kg khô) và cá Tráp có 
hàm lượng thấp nhất (0,55 ± 0,17 và 0,55 ± 0,03 mg/kg khô). Cu và Mn là những 
nguyên tố thiết yếu cho cơ thể và tham gia các phản ứng hóa sinh trong cơ thể sinh 
vật, Cu và Mn đều hoạt động như cofactor trong nhiều protein quan trọng trong cơ 
thể (Merian, 1991). As được phát hiện có hàm lượng cao trong cá Tráp và cá Bơn 
(42,50 ± 7,05 và 27,31 ± 5,22 mg/kg khô); cá Đối và cá Lác có hàm lượng As thấp 
hơn, lần lượt là 6,02 ± 1,21 và 1,36 ± 0,22 mg/kg khô. Ở dạng vô cơ, As cũng được 
biết đến là một loại kim loại có độc tính cao và không phải là nguyên tố kim loại cần 
thiết cho cơ thể sống, ngoài trừ một số loài vi khuẩn. Các vi sinh vật, đặc biệt vi tảo 
có khả năng chuyển hóa As vô cơ trong môi trường thành As hữu cơ như 
methylarsenic hoặc arsenosugars (Francesconi và Edmonds, 1996). Trong hệ sinh 
thái thủy sinh, tảo và vi khuẩn đóng vai trò thiết yếu và là mắt xích quan trọng trong 
chuỗi thức ăn. Chúng cũng chính là nguồn cung cấp As cho các loài sinh vật ở bậc 
sinh dưỡng cao hơn trong hệ sinh thái thủy sinh. Do vậy, As trong sinh vật biển nói 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 55 
chung hay cá biển nói riêng thường tồn tại ở dạng As hữu cơ gồm arsenobetaine, 
arsenoribosides và arsenocholine (Peshut và cs, 2008). Các dạng tồn tại này trong cơ 
thể sinh vật không gây độc và chiếm từ 90 - 98% As tổng số, dạng As vô cơ có tính 
độc cao thường chỉ tồn tại ở hàm lượng rất thấp (Peshut và cs, 2008). Sự tăng cao 
hàm lượng As trong cá Tráp và cá Bơn so với hai loài cá Đối và cá Lác có thể liên 
quan nhiều đến cấu trúc dinh dưỡng. Do cá Tráp là loài cá săn mồi điển hình trong 
tầng nước ven bờ, cá Bơn là loài cá ăn các loài động vật không xương sống ở đáy 
bùn, còn lại cá Đối và cá Lác là hai loài ăn mùn bã hữu cơ và thực vật phù du. Trong 
khi đó, hàm lượng As có khả năng tích lũy tăng theo bậc dinh dưỡng trong chuỗi 
thức ăn (quá trình khuếch đại ô nhiễm) từ tảo, động vật phù du, cá ăn thực vật và 
cuối cùng là cá ăn động vật (Goessler và cs, 1997). Đây có thể là nguyên nhân sự sai 
khác hàm lượng As trong mô thịt của 4 loài cá biển. 
Hàm lượng Pb và Cd phát hiện cao nhất trong cá Lác với hàm lượng lần lượt là 
0,49 mg/kg và 0,12 mg/kg khô. Hàm lượng Cd trong ba loài cá còn lại là khá thấp và 
không có sự sai khác, trong khi hàm lượng Pb trong cá Bơn (0,35 ± 0.11mg/kg khô) 
cao hơn so với cá Đối (0.18 ± 0.03 mg/kg khô), còn hàm lượng Pb thấp nhất phát 
hiện ở cá Tráp (0.08 ± 0.02 mg/kg khô). Cd và Pb là hai nguyên tố không cần thiết 
cho cơ thể sống. Chúng tồn tại trong tự nhiên ở hàm lượng nhất định tùy vào địa hóa 
từng vùng (nồng độ môi trường nền) và sự phát hiện Cd và Pb trong cơ thể sinh vật 
thường liên quan đến ô nhiễm hai loại KLN này trong môi trường. Hàm lượng Cd và 
Pb trong hai loài cá Lác và cá Bơn tăng cao hơn so với cá Đối và cá Tráp có thể liên 
quan nhiều đến sinh cảnh sống của chúng do chúng là loài sống đáy: Cá Lác sống 
trên vùng triều đáy bùn rừng ngập mặn và cá Bơn sống vùi mình trong đáy bùn hoặc 
bùn cát vùng cửa sông ven biển. Trầm tích trong vùng triều có rừng ngập mặn và 
vùng cửa sông ven biển thường là bẫy tích lũy ô nhiễm tự nhiên do sự kết bông lắng 
đọng và hấp phụ các KLN trong các hạt trầm tích mịn (Menon và cs, 1998). Nồng 
độ các KLN ô nhiễm trong trầm tích thường cao hơn trong nước (Ahmad và cs, 
2010). Do đó, ngoài sự hấp thụ các chất ô nhiễm trong nước, hai loài cá này có thể 
còn bị phơi nhiễm trong trầm tích quanh khu vực chúng sống. 
Khác với các KLN khác, hàm lượng Cr trong 4 loài cá khá tương đồng với 
nhau. Hàm lượng Cr trong cá Đối, cá Bơn, cá Lác và cá Tráp lần lượt là 2,24 ± 0,28; 
2,21 ± 0,10; 1,99 ± 0,22 và 1,89 ± 0,19 mg/kg khô. Cr được xem là nguyên tố vi 
lượng cho một số ít loài sinh vật. Cr có hai dạng chính là Cr hóa trị III và hóa trị VI. 
Dạng Cr hóa trị III có nguồn gốc tự nhiên, tích lũy trong cơ thể sống và chúng có 
tham gia vào một số phản ứng hóa sinh trong tế bào. Cr tham gia một số phản ứng 
sinh học trong cơ thể con người, với nhu cầu về Cr là gần 1μg/ngày; dạng Cr hóa trị 
VI có độc tính cao, có thể gây đột biến tế bào, gây ung thư, nguồn gốc của Cr(VI) 
là từ các hoạt động công nghiệp như mạ crom, luyện thép. Hàm lượng Cr phân tích 
trong 4 loài cá ở nghiên cứu này là ở dạng tổng số, chưa phân biệt dạng tồn tại. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 56 
CT - Cá Trích; CĐ - Cá Đối; CB - Cá Bơn; CL - Cá Lác 
Hình 2. Hàm lượng (mg/kg khô) các KLN tích lũy trong mô thịt của 4 loài cá biển 
So sánh hàm lượng KLN trong 4 loài cá biển với các giới hạn cho phép 
(GHCP) an toàn thực phẩm của Bộ Y tế. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 57 
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về hàm lượng 
KLN tích lũy trong mô thịt của 4 loài cá trong nghiên cứu. Theo Quy định 46/2007/ 
QĐ - BYT về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm của Bộ Y 
tế trong thực phẩm và theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm 
KLN trong thực phẩm (QCVN 8-1: 2011/BYT), hàm lượng giới hạn cho phép 
(GHCP) theo trọng lượng tươi của một số KLN trong cá như As (vô cơ) là 1mg/kg, 
Cd là 1 mg/kg, Pb là 1,5 mg/kg, Cu là 30 mg/kg, và Zn là 100 mg/kg (bảng 2). Do 
vậy, kết quả phân tích KLN trong 4 loài cá phải được chuyển đổi sang trọng lượng 
tươi trước khi so sánh với GHCP. Với độ ẩm trong mô thịt cá đo được trước khi phân 
tích trung bình khoảng 80%, hàm lượng các KLN được chuyển đổi và trình bày trong 
bảng 2. Kết quả so sánh cho thấy hầu hết các KLN tích lũy trong thịt cá đều có hàm 
lượng dưới GHCP theo quy định của Bộ Y tế, tuy nhiên hàm lượng As tổng số trong 
3 loài cá gồm cá Tráp, cá Bơn và cá Đối là khá cao. Mặc dù As trong phần lớn các 
loài cá biển tồn tại ở dạng hữu cơ như arsenobetaine, arsenoribosides và 
arsenocholine, với hàm lượng As vô cơ theo một số công trình công bố rất thấp, hàm 
lượng As vô cơ biến động tùy loài và dao động trong khoảng 2 - 10% (Peshut và cs, 
2007). Như vậy, hàm lượng As tích lũy cao trong 3 loài cá, đặc biệt là cá Tráp, song 
cũng chưa vượt ngưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 
Bảng 2. Hàm lượng KLN tích lũy trong 4 loài cá biển được chuyển đổi sang trọng 
lượng tươi và so sánh với GHCP của Bộ Y tế 
Kim 
loại 
Cá Đối 
M. cephalus 
Cá Bơn 
C. arel 
Cá Lác 
S.latus 
Cá Tráp 
P. cantonensis 
GHCP 
Bộ Y tế 
As 1,2 ± 0,24 5.46 ± 1.04 0,27 ± 0,04 8,5 ± 1.41 1* 
Cd 0,006 0,004 0,02 0.008 1 
Co 0,004 0,02 0,05 0.008 - 
Cr 0,48 ± 0.06 0,44 ± 0,02 0,4 ± 0,08 0.38 ± 0.04 - 
Cu 0.15 ± 0.02 0,17 ± 0.03 3,52 ± 4,45 0.11 ± 0.03 30 
Mn 0.19 ± 0.14 1,64 ± 1,44 4,58 ± 0,25 0.11 ± 0.01 - 
Pb 0.04 ± 0.002 0.07 ± 0.02 0,1 ± 0,01 0.02 ± 0.004 1,5 
Zn 11.1 ± 1.3 4.0 ± 0.61 17,86 ± 1,48 5,7 ± 0,64 100 
Ghi chú: (*) Asen vô cơ; (-) chưa có mức GHCP từ Bộ Y tế. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 58 
IV. KẾT LUẬN 
1. Đã sơ bộ xác định được hàm lượng KLN là As, Cd, Co, Cr, Mn, Cu, Pb và Zn 
tích lũy trong mô thịt của 4 mẫu của các loài cá biển gồm cá Đối (M. cephalus), cá 
Bơn (C. arel), cá Tráp (S.latus) và cá Lác (P. cantonensis được đánh bắt tại Hạ Long 
và Tiên Yên, Quảng Ninh). 
2. Theo kết quả nghiên cứu ban đầu, bốn loài cá được nghiên cứu có hàm 
lượng các KLN tích lũy trong mô thịt đều nằm dưới ngưỡng GHCP theo Quy định 
46/2007/QĐ-BYT và QCVN 8-1:2011/BYT của Bộ Y tế. Như vậy, hàm lượng KLN 
tích lũy trong 4 loài cá chưa ảnh hưởng đến rủi ro an toàn thực phẩm cho cộng đồng 
địa phương. 
Lời cám ơn 
Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp tại Trạm biển Đồ Sơn đã 
giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu này nhận được sự hỗ trợ 
kinh phí từ đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, mã số 
VAST.ĐL.06/12-13. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ahmad, M.K., Islam, S., Rahman S., Haque M.R., Islam M.M., Heavy Metals 
in Water, Sediment and Some Fishes of Buriganga River, Bangladesh, 
International Journal Environmental Research, 2010, 4(2):321-332. 
2. Burger J., Gaines K.F., Boring C.S., Stephens W.L., Snodgrass J., Dixon C. 
Michael Mc.M., Shukla S., Shukla T., Gochfeld M., Metal Levels in Fish from 
the Savannah River: Potential Hazards to Fish and Other Receptors, 
EnvironmentalResearchSectionA, 2002, 89, 85-97 
3. Castro-González M.I., Méndez-Armenta M., Heavy metals: Implications 
associated to fish consumption. Environmental Toxicology and Pharmacology, 
2008, 26, 263-271. 
4. Dural M., Goksu M.Z.L., Ozak A.A., Derici B., Bioaccumulation of some 
heavy metals in different tissues of Dicentrarchus labrax L, 1758, Sparus 
aurata L, 1975 and Mugil cephalus L, 1758 from the Camlik lagoon of the 
Eastern coast of Mediterranean (Turkey), Environmental Monitoring and 
Assessment, 2006, 118, 65-74 
5. Francesconi K.A., Edmonds J.S., Arsenic and Marine organisms, In: Sykes A.G. 
(Ed.), Advances in Inorganic Chemistry, Academic Press, 1996, p.147-189. 
6. Goessler W., Maher W., Irgolic K.J., Kuehnelt D., Schlagenhaufen C., Kaise 
T., Arsenic compoundsin a marine food chain, Fresenius J Anal Chem 1997, 
359, 434-437. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 03, 06 - 2013 59 
7. Merian E., Metals and their compounds in the environment:occurrence, 
analysis and biological relevance. Weinheim, New York, 1991. 
8. Nhơn, Đặng Hoài, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Mai Lựu, Nguyễn Ngọc 
Anh, Lê Xuân Sinh, Kim loại nặng trong trầm tích tầng mặt ven bờ miền Bắc 
Việt Nam giai đoạn 1999-2009, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, 
2010, tập 15, tr.173-184. 
9. Peshut P., Morrison R.J., Barbara A., Brooks, Arsenic speciation in marine fish 
and shellfish from American Samoa, Chemosphere, 2008, 3, 484-492. 
10. Usero J., Izquierdo C., Morillo J., Gracia I., Heavy metals in fish (Solea 
vulgaris, Anguilla anguilla and Liza aurata) from salt marshes on the southern 
Atlantic coast of Spain, Environmental International, 2004, 29(7):949-56. 
11. Yilmaz F., The Comparison of Heavy Metal Concentrations (Cd, Cu, Mn, Pb, 
and Zn) in Tissues of Three Economically Important Fish (Anguilla anguilla, 
Mugil cephalus and Oreochromis niloticus) Inhabiting Köycegiz Lake-Mugla 
(Turkey), Turkish Journal of Science & Technology, 2004, 4(1):7-15. 
SUMMARY 
THE CONTENT OF HEAVY METALS IN COMMERCIAL FISH 
FROM QUANG NINH COAST 
In order to understand heavy metal content in commercial ocean fish from Quang 
Ninh coast and the risk for human consumption, the content of 8 heavy metals (As, Cd, 
Co, Cr, Mn, Cu, Zn and Pb) found in the muscles of 4 ocean fish species from Ha Long 
and Tien Yen is studied. The results of the study indicate that the metal accumulations 
in the tissues of the 4 species are different and may depend on their habitats and food 
items. The results also show that the heavy metal levels in the four fish species are 
within permissible limits set by Ministry of Health and are safe for human 
consumption. However, the high level of total arsenic in the fish suggests further study. 
Từ khoá: Heavy metals, human consumption, ocean fish 
Nhận bài ngày 25 tháng 4 năm 2013 
Hoàn thiện ngày 24 tháng 6 năm 2013 
(1) Viện Tài nguyên và Môi trường biển 
(2) Viện Công nghệ Môi trường 

File đính kèm:

  • pdfham_luong_kim_loai_nang_trong_mot_so_loai_ca_kinh_te_vung_bi.pdf