Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ

Để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu đào tạo ngành kế toán, chúng tôi xây dựng giáo trình "Lý thuyết tài chính tiền tệ” nhằm giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về tài chính tiền tệ và tín dụng.

Môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng về tiền tệ tín dụng, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tồn tại trong nền kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển của tiền tệ và các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế thị trường, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Giúp học sinh phân biệt được các phương tiện, hình thức của tín dụng và thanh toán quốc tế. Môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ làm cơ sở cho học sinh nhận thức các môn chuyên môn của nghề.

 Giáo trình gồm 6 chương:

Chương 1: Tiền tệ trong nền kinh tế thị trường

Chương 2: Tín dụng – Bảo hiểm – Ngân hàng

Chương 3: Thanh toán trong nền kinh tế thị trường

Chương 4 : Những vấn đề cơ bản về tài chính

Chương 5: Ngân sách nhà nước

Chương 6: Thị trường tài chính

 

Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 112 trang minhkhanh 10180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ

Giáo trình môn Lý thuyết tài chính tiền tệ
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 2017 của Trường cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình, năm 20
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI NÓI ĐẦU
	Để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu đào tạo ngành kế toán, chúng tôi xây dựng giáo trình "Lý thuyết tài chính tiền tệ” nhằm giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về tài chính tiền tệ và tín dụng. 
Môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng về tiền tệ tín dụng, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tồn tại trong nền kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển của tiền tệ và các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế thị trường, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Giúp học sinh phân biệt được các phương tiện, hình thức của tín dụng và thanh toán quốc tế. Môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ làm cơ sở cho học sinh nhận thức các môn chuyên môn của nghề.
	Giáo trình gồm 6 chương:
Chương 1: Tiền tệ trong nền kinh tế thị trường
Chương 2: Tín dụng – Bảo hiểm – Ngân hàng 
Chương 3: Thanh toán trong nền kinh tế thị trường
Chương 4 : Những vấn đề cơ bản về tài chính
Chương 5: Ngân sách nhà nước
Chương 6: Thị trường tài chính
	Mặc dù nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc.
Nhóm biên soạn
An Thị Hạnh
Nguyễn Thị Nhung
Nguyễn Hằng Nga
MỤC LỤC	
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Lý thuyết tài chính tiền tệ
Mã môn học: MH 13
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:
- Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy sau khi học xong các môn học chung;
- Tính chất: Là môn học cơ sở.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học:
+ Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản, tổng quan về tài chính - Tiền tệ và những nội dung chủ yếu của các hoạt động tài chính tiền tệ trong các lĩnh vực khác nhau của nền KTQD.
+ Trang bị cho sinh viên những nhận thức đúng đắn về vị trí quan trọng và vai trò to lớn của tài chính đối với các hoạt động kinh tế xã hội.
+ Trang bị cho sinh viên những tư tưởng quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về công tác tài chính – Tiền tệ, những định hướng lớn về tổ chức và sử dụng tài chính - Tiền tệ trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam.
+ Giúp sinh viên có được những nhận thức cơ bản, có phương hướng đúng đắn và tự tin trong công tác tài chính thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường.
+ Ngoài ra học sinh còn có năng lực để theo học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: 
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản của lĩnh vực tài chính: Những vấn đề chung về tài chính, về hoạt động của ngân sách nhà nước, về hoạt động của thị trường tài chính;
+ Trình bày được những nội dung cơ bản về tiền tệ; tín dụng, bảo hiểm; về hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tồn tại trong nền kinh tế thị trường;
+ Trình bày được các yếu tố, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
- Về kỹ năng:
+ Xử lý được các vấn đề về hoạt động tài chính trên góc độ phương pháp luận thông qua các câu hỏi thảo luận, câu hỏi ôn tập trong quá trình học tập môn học;
+ Phân loại được các hình thức tiền tệ và các hình thức về tín dụng ngân hàng;
+ Viết được quy trình thanh toán của các hình thức thanh toán trong nền kinh tế thị trường và thanh toán quốc tế;
+ Sử dụng kiến thức đã được nghiên cứu làm cơ sở cho việc nhận thức, học tập các môn chuyên môn của nghề và ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động thực tiễn sau này.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có ý thức học tập theo phương pháp biết suy luận, kết hợp lý luận với thực tiễn;
+ Có thái độ nghiêm túc, cách tiếp cận khoa học khi xem xét một vấn đề
Nội dung môn học:
CHƯƠNG 1: TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Mã chương: LTTCTT 01
Giới thiệu:
Nội dung chương giới thiệu khái quát về nguồn gốc ra đời, bản chất, chức năng và vai trò của tiền tệ. Trang bị cho người học những kiến thức về lạm phát trong nền kinh tế để từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế và phòng chống lạm phát.
Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò và chức năng của tiền tệ đối với nền kinh tế; 
- Nhận biết được nguồn gốc ra đời và tiến hoá của tiền tệ qua các hình thái của nó;
- Trình bày được lịch sử tiến hoá của các chế độ tiền tệ, hệ thống tiền tệ quốc tế;
- Vận dụng được quy luật lưu thông tiền tệ vào thực tiễn, thấy được những luận điểm khác nhau về lạm phát, nguyên nhân, tác động và các giải pháp hạn chế và phòng chống lạm phát;
- Có thái độ nghiêm túc, cách tiếp cận khoa học khi xem xét một vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính.
Nội dung chính:
1. Nguồn gốc ra đời, bản chất, chức năng và vai trò của tiền tệ 
1.1 Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của tiền tệ
Trao đổi bắt đầu xuất hiện từ khi công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Hình thức trao đổi lúc này là trao đổi trực tiếp vật lấy vật và hoàn toàn mang tính chất ngẫu nhiên.
Sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá đòi hỏi phải có một vật nào đó làm môi giới trung gian dẫn đến sự xuất hiện những vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung là những hàng hoá có thể trao đổi trực tiếp được với nhiều hàng hoá khác. Chúng đều có đặc điểm là: quí hiếm, có công dụng thiết thực dễ bảo quản, dễ vận chuyển và mang tính đặc thù địa phương..... 
 Khi sự trao đổi hàng hoá được mở rộng và thành nhu cầu thường xuyên của các bộ lạc, dân tộc, thì vật ngang giá chung được gắn vào kim loại
Kim loại được sử dụng làm vật ngang giá chung đầu tiên là kẽm sau đó đến đồng rồi đến bạc. Đầu thế kỷ 19, vì tính chất ưu v ... ập trung nguồn tài chính bằng cách phát hành các chứng khoán thứ cấp để thu hút nguồn tài chính rồi sử dụng nguồn tài chính huy động được mua các chứng khoán khởi thủy.
Riêng các công ty chứng khoán thực hiện các nhiệm vụ: môi giới, bảo lãnh phát hành, tự doanh, quản lý doanh mục đầu tư và tư vấn đầu tư.
Nhờ có các trung gian tài chính, người có nguồn tài chính sẽ tin tưởng hơn vào sự an toàn của nguồn tài chính mà họ bỏ ra, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, thúc đẩy tăng nhanh sự luân chuyển các nguồn tài chính và hạ thấp chi phí cho các trung gian làm cho lợi ích của mọi người tăng lên.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và quy chế cần thiết làm cơ sở cho hoạt động và kiểm soát thị trường tài chính, đồng thời cần có tổ chức quản lý nhà nước để điều khiển giám sát sự hoạt động của thị trường theo quy định của pháp luật.
Ngoài những tác động tích cực, thị trường tài chính còn có những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Do vậy cần có hệ thống các quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ trong thị trường tài chính và đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động của thị trường, bảo vệ lợi ích của người bán và người mua quyền sử dụng nguồn tài chính và các trung gian tài chính, tác động đến kinh tế vĩ mô, vấn đề tài chính, điều chỉnh các vấn đề phát sinh của nền kinh tế thị trường.
Phải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động của thị trường tài chính.
	Thị trường tài chính muốn hoạt động tốt cần có những cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định để đảm bảo cho hoạt động giao dịch và kiểm soát chứng khoán nhanh chóng, an toàn và có hiệu quả. 
	Đặc biệt là phải xây dựng và phát triển được hệ thống thông tin kịp thời, chính xác cho các chủ thể tham gia trên thị trường tài chính.
Cần có đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý am hiểu thị trường tài chính và phải có đông đảo các nhà đầu tư có kiến thức, dám mạo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra.
Cơ chế thị trường hết sức phức tạp đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia thông thạo về lý thuyết và nghiệp vụ của thị trường để đảm bảo điều khiển và vận hành thị trường đạt kết quả.
Giới chuyên môn đó là các môi giới viên, các nhà tư vấn đầu tư, người bảo lãnh phát hành, kiểm toán viên, nếu những lực lượng này không đủ trình độ sẽ gây trục trặc cho hoạt động của thị trường.
1.3. Phân loại thị trường tài chính	
1.3.1. Theo đặc điểm thời hạn của dòng vốn
a. Thị trường tiền tệ
Là thị trường phát hành và giao dịch những chứng khoán nợ ngắn hạn (công cụ nợ ngắn hạn) có thời hạn thanh toán dưới một năm. 
 Có hai loại thị trường tiền tệ chủ yếu: Thị trường tiền tệ mở và thị trường liên ngân hàng. Thị trường tiền tệ có tính lỏng cao.
b. Thị trường vốn
Là thị trường mua bán các chứng khoán dài hạn, cụ thể là những chứng khoán có thời hạn thanh toán trên một năm. Trên thị trường vốn công cụ chủ yếu là các chứng khoán.
Thị trường vốn có thể phân loại theo nhiều cách thức:
- Theo nguồn gốc của vốn:
+ Thị trường sơ cấp (primary market): Là nơi mua bán lần đầu các công cụ được phát hành (là thị trường phát hành các công cụ tài chính) Initial public offering (IPO) & Secondary offering.
+ Thị trường thứ cấp (secondary market): Là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.
 - Phân loại theo cách thức tổ chức: 
+ Thị trường tập trung (Centralized/ Organized Exchange)
+ Thị trường phi tập trung (thị trường OTC – Over the Counter Exchange) 
1.3.2. Theo đặc điểm của công cụ huy động vốn
a. Thị trường nợ: Là thị trường mua bán các công cụ vay nợ (debt instruments) hay các chứng khoán nợ (debt securities). Chứng khoán nợ là loại công cụ tài chính mà theo đó người phát hành (người đi vay) phải trả cho người giữ công cụ đó (người đi vay) một khoản tiền nhất định vào những khoản thời gian đều đặn cho đến một thời điểm nhất định (ngày đáo hạn).
b. Thị trường vốn cổ phần: Là thị trường giao dịch các chứng khoán vốn (equities). Chứng khoán vốn là loại công cụ tài chính cho phép người nắm giữ nó có quyền sở hữu một phần tài sản và quyền hưởng thu nhập ròng của người phát hành.
c. Thị trường phái sinh: Là nơi giao dịch các tài sản tài chính phái sinh
Tài sản phái sinh là tài sản có giá trị phụ thuộc giá trị tài sản gốc (underlying assets). Tài sản phái sinh được dùng để phòng vệ hoặc đầu cơ.
1.4.Vai trò của thị trường tài chính
1.4.1. Chức năng của thị trường tài chính
Chức năng dẫn vốn từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến những chủ thể cần nguồn tài chính.
Thị trường tài chính thực hiện chức năng kinh tế nòng cốt trong việc chuyển vốn từ những người đã để dành vốn (vì họ chi tiêu ít hơn thu nhập) tới những người thiếu vốn (vì hiện tại họ muốn chi tiêu nhiều hơn thu nhập của họ). Những người cho vay: chủ yếu là các hộ gia đình, các hãng kinh doanh, Chính phủ cũng như những người nước ngoài và chính phủ của họ đôi khi cũng cho vay (chủ yếu bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu quốc tế,..) Những người vay: quan trọng nhất là các hãng kinh doanh, Chính phủ, nhưng các gia đình và những người nước ngoài cũng vay để tài trợ cho xe hơi, đồ đạc hay nhà cửa Tài chính gián tiếp vốn, vốn các trung gian tài chính, vốn người cho vay, người đi vay (người tiết kiệm) (người sử dụng), các thị vốn, vốn hộ gia đình, hãng kinh doanh thị trường tài chính, hãng kinh doanh chính phủ, hộ gia đình nước ngoài, tài chính trực tiếp, qua hình vẽ. 
Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán: Ta biết khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền) là một trong những yếu tố quyết định tính hấp dẫn của chứng khoán đối với nhà đầu tư. Thị trường tài chính là nơi các chứng khoán được mua bán, trao đổi. Chính nhờ thị trường tài chính các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi chứng khoán của mình thành tiền hoặc thành các chứng khoán khác khi họ muốn. Chính nhờ chức năng này mà thị trường tài chính hoạt động có hiệu quả. 
Chức năng cung cấp các thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp. 
- Bằng những phượng tiện kỹ thuật và hệ thống thông tin hiện đại, thị trường tài chính là nơi cung cấp kịp thời, chính xác những thông tin cần thiết liên quan đến việc mua bán các chứng khoán cho mọi thành viên của thị trường: thông tin về tình hình cung cầu từng loại chứng khoán trong từng thời điểm nhất định, thông tin về sự phát triển kinh tế, về chính sách tài chính - tiền tệ, thông tin về kinh tế thế giới. 
- Thị trường tài chính phản ánh tính hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, phản ánh xu hướng phát triển kinh tế,.. điều này có thể thấy được thông qua sự biến động của chỉ số giá chứng khoán. Và với xu hướng quốc tế hóa thị trường tài chính như hiện nay và trong tương lai, thị trường tài chính còn phản ánh xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. 
- Do thị giá của chứng khoán (giá trị thị trường) chịu ảnh hưởng của tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mà giá trị của doanh nghiệp có cổ phiếu trên thị trường chứng khoán phụ thuộc vào tổng giá trị thực tế của các chứng khoán đang lưu hành. Vì vậy, thông qua giá cổ phiếu của một doanh nghiệp người ta có thể đánh giá giá trị của doanh nghiệp đó.
1.4.2. Vai trò của thị trường tài chính
Thực hiện được các chức năng của thị trường tài chính sẽ phát huy được vai trò của thị trường tài chính. Các vai trò đó là:
 - Vai trò trong việc thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước góp phần quan trọng tài trợ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. 
- Vai trò thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính. Điều này làm cho nguồn tài chính vận động từ nơi kém hiệu quả đến nơi kinh doanh có hiệu quả (các nhà đầu tư dễ dàng chuyển hướng, lĩnh vực đầu tư). 
+ Việc huy động và sử dụng nguồn tài chính trên thị trường tài chính diễn ra trên cơ sở quan hệ cung cầu. Khi sử dụng bất kỳ nguồn tài chính nào, chủ thể sử dụng nguồn tài chính cũng phải trả giá (chi phí sử dụng vốn), cho nên họ phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng đồng vốn. Chính vì vậy, họ phải tìm phương án kinh doanh tối ưu, lựa chọn thời điểm kinh doanh thích hợp để được chi phí rẻ nhất.
+ Hơn nữa, thị trường tài chính bắt buộc các doanh nghiệp phải công bố các vấn đề tài chính, công bố những thông tin về doanh nghiệp và phải đảm bảo tính chính xác của các thông tin đó. Với sự tự do chọn lựa của người mua chứng khoán, các nhà quản lý doanh nghiệp phải tính toán làm ăn đàng hoàng và có hiệu quả. 
- Vai trò trong việc thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương 
+ Thị trường tài chính là nơi Nhà nước tiến hành vay nợ của dân chúng một cách dễ dàng nhất. Thông qua thị trường tài chính Nhà nước cũng có thể vay các tổ chức và các cá nhân ở nước ngoài bằng cách phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ. Ở nhiều n ước, tiền vay là nguồn thu quan trọng để cân đối ngân sách, không phải phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách, giảm áp lực của lạm phát. 
+ Việc dân chúng đầu tư vào thị trường tài chính sẽ giúp Nhà nước điều tiết được lượng tiền trong lưu thông thông qua cơ chế thị trường mở.
2. Vai trò của nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường tài chính
2.1. Nhà nước tạo môi trường kinh tế cho sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính	
- Để thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa, đảm bảo lưu 
thông tiền tệ được ổn định, Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển 
kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại. 
 Áp dụng thuế thống nhất đối với các thành phần kinh tế nhẳm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các thành phần kinh tế. Chính sách chi tiêu công của Nhà nước tạo môi trường cho đầu tư, tăng nhu cầu về nguồn tài chính. Chính sách tài chính, ngân sách góp phần kiềm chế lạm phát, tạo công cụ cho thị trường tài chính.
Chính sách tác động rất lớn đến các quá trình hình thành và phát triển của 
thị trường tài chính nhất là chính sách thuế và lãi suất. 
- Bên cạnh đó, nhà nước cũng vạch ra các kế hoạch dài hạn cho thị trường. Đối với thị trường tài chính hình thành không theo con đường tự phát, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho thị trường, tạo ra hệ thống máy móc, thiết bị, trụ sở làm việc, nơi giao dịch của thị trường tài chính. 
2.2. Nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính.	
Nhà nước tạo khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và hoạt động 
của thị trường tài chính, đồng thời thực hiện chức năng giám sát các hoạt 
động của thị trường tài chính. 
- Nhà nước xây dựng ban hành hệ thống pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý 
cho sự ra đời và hoạt động của thị trường tài chính. Hệ thống pháp luật do 
Nhà nước ban hành là cơ sở pháp lý điều chỉnh các hành vi của nhà phát 
hành, nhà đầu tư và các tổ chức trung gian tài chính, giải quyết tranh chấp và 
xử lý các vi phạm trong hoạt động của thị trường tài chính. 
Có một số nhóm quy chế được ban hành đó là:
+ Quy chế pháp lý đối với các tác nhân tham gia vào thị trường 
+ Quy chế pháp lý về phát hành, mua bán các loại chứng khoán. 
+ Quy chế về tổ chức thị trường nhằm xây dựng quy mô tổ chức thị 
trường.
- Đồng thời nhà nước thông qua hệ thống pháp luật cùng các cơ quan 
chuyên trách thực hiện chức năng quản lý, giám sát, điều hành các hoạt động 
của thị trường tài chính như là việc: 
+ Thanh tra những điểm nghi vấn hoặc sai lệch trong hoạt động phát 
hành, niêm yết chứng khoán và công bố thông tin.
+ Thanh tra các hoạt động giao dịch tại trụ sở giao dịch chứng khoán 
+ Thanh tra về khả năng tài chính vá các hoạt động của các tổ chức tài 
chính, các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán
 Vì vậy, việc nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lý rõ ràng, cụ thể cho hoạt 
động của thị trường tài chính và duy trì chế độ xã hội ổn định sẽ: 
+ Bảo đảm cho sự an toàn trong môi trường đầu tư trên thị trường tài chính. 
+ Hạn chế được các mặt tiêu cực của thị trường. 
+ Bảo vệ lợi ích cho mọi tác nhân kinh tế tham gia thị trường.
+ Củng cố lòng tin của chủ thể cần nguồn tài chính và chủ thể cung ứng 
nguồn tài chính. 
+ Tạo ra sức hút đối với nguồn tài chính không chỉ trong nước mà còn từ 
nước ngoài.
+ Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển ở phạm vi rộng hơn. 	
2.3. Nhà nước đào tạo con người cho thị trường tài chính	
Thị trường tài chính hình thành và phát triển không thể thiếu yếu tố con 
người. Với cơ chế hoạt động phức tạp, thị trường tài chính đòi hỏi đội ngũ 
nhân viên ưu tú, được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, kinh tế, thương 
mại, luật pháp, ngoại ngữ, thành thạo thực hành Để có được đội ngũ nhân 
viên như vậy thì cần có chi phí đào tạo lớn, kế hoạch đào tạo bài bản, khoa 
học. Mà những kế hoạch này lại do nhà nước lập ra, tổ chức thực hiện và chi 
phí đó được lấy từ các nguồn tài chính mà chủ yếu là ngân sách nhà nước. 
2.4. Nhà nước thực hiện việc giám sát đối với thị trường tài chính
Việc giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường tài chính vừa là vai trò của Nhà nước, vừa là sự cần thiết xuất phát từ yêu cầu đảm bảo hoạt động lành mạnh của thị trường. Thông qua một hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến tổ chức và hoạt động của thị trường, Nhà nước có thể thực hiện việc giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện những trục trặc và có biện pháp khắc phục kịp thời. Nhờ vai trò giám sát của Nhà nước, quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham gia thị trường được đảm bảo, các mối quan hệ cung cầu trên thị trường được điều chỉnh hợp lý, phát huy tác dụng tích cực của thị trường tài chính trong nền kinh tế.
CÂU HÒI ÔN TẬP
Khái niệm thị trường tài chính, vai trò của thị trường tài chính?
Phân biệt thị trường tài chính và thị trường vốn?
Phân tích vai trò của nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường tài chính?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình, chương trình khung môn “Lý thuyết tiền tệ tín dụng” dành cho trường cao đẳng nghề khối kế toán doanh nghiệp, 2009
Phan Thị Thanh Hà, Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng, Nhà xuất bản Hà Nội, 2005
Học Viện Ngân hàng, Giáo trình lý thuết tiền tệ - ngân hàng, 

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_ly_thuyet_tai_chinh_tien_te.doc