Giáo trình môn Kiểm toán

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh

tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Như vậy, bản chất kế

toán là một hệ thống thông tin được thiết lập trong các đơn vị nhằm thu thập, xử lý và

cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính về đơn vị đó cho các đối tượng sử dụng để

làm cơ sở cho các quyết định kinh tế. Những người sử dụng thông tin kế toán có thể là

những nhà quản lý đơn vị như chủ doanh nghiệp, hội đồng quản trị, ban giám đốc hoặc

những người có lợi ích trực tiếp ở doanh nghiệp như nhà đầu tư, ngân hàng, các chủ

nợ, hoặc có thể là những người có lợi ích gián tiếp: cơ quan thuế, cơ quan thống kê,

các cơ quan khác của chính phủ, Từ đó phát sinh nhu cầu phải có các tổ chức thực

hiện việc kiểm tra, xác nhận tính xác thực của những thông tin kế toán, trên cơ sở này

các đơn vị kiểm toán ra đời.

Kiểm toán là một học quan trọng trong chương trình đào tạo ngành kế toán,

nhằm cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng về lĩnh vực kiểm toán, giúp

họ tiếp cận, thực hiện công việc kiểm toán, vận dụng kỹ thuật kiểm toán phục vụ

chuyên môn nghề nghiệp hoặc có những ứng xử thích hợp đối với công việc kiểm

toán.

Giáo trình Kiểm toán được biên soạn dựa trên các tài liệu kiểm toán hiện có,

các văn bản pháp lý về kiểm toán với lượng kiến thức và kết cấu phù hợp nhằm đáp

đáp ứng nhu cầu người học cũng như yêu cầu đối với chương trình đào tạo bậc trung

cấp khối ngành kinh tế. Qua việc nghiên cứu giáo trình này, người đọc sẽ hiểu được

định nghĩa kiểm toán, biết được vai trò của kiểm toán, các loại hình kiểm toán, các

khái niệm cơ bản trong kiểm toán, biết được qui trình kiểm toán báo cáo tài chính và

hiểu được các ý kiến được đưa ra trên các báo cáo kiểm toán.

Giáo trình Kiểm toán được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung,

chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật

Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết cấu của bài giảng gồm 5 chương, cụ thể:

Chương 1: Tổng quan về kiểm toán

Chương 2: Doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên

Chương 3: Các khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán

Chương 4: Nội dung và phương pháp kiểm toán

Chương 5: Hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán

Giáo trình môn Kiểm toán trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Kiểm toán trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Kiểm toán trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Kiểm toán trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Kiểm toán trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Kiểm toán trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Kiểm toán trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Kiểm toán trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Kiểm toán trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Kiểm toán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 119 trang minhkhanh 7580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Kiểm toán

Giáo trình môn Kiểm toán
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: KIỂM TOÁN 
 NGÀNH: KẾ TOÁN 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: KIỂM TOÁN 
 NGÀNH :KẾ TOÁN 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Trương Thị Như Ý 
 Học vị: Thạc sỹ 
 Đơn vị: Khoa Kế toán – Tài chính 
 Email: truongnhuykt@hotec.edu.vn 
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM 
 BỘ MÔN ĐỀ TÀI 
 HIỆU TRƯỞNG 
 DUYỆT 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh 
tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Như vậy, bản chất kế 
toán là một hệ thống thông tin được thiết lập trong các đơn vị nhằm thu thập, xử lý và 
cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính về đơn vị đó cho các đối tượng sử dụng để 
làm cơ sở cho các quyết định kinh tế. Những người sử dụng thông tin kế toán có thể là 
những nhà quản lý đơn vị như chủ doanh nghiệp, hội đồng quản trị, ban giám đốc hoặc 
những người có lợi ích trực tiếp ở doanh nghiệp như nhà đầu tư, ngân hàng, các chủ 
nợ,  hoặc có thể là những người có lợi ích gián tiếp: cơ quan thuế, cơ quan thống kê, 
các cơ quan khác của chính phủ, Từ đó phát sinh nhu cầu phải có các tổ chức thực 
hiện việc kiểm tra, xác nhận tính xác thực của những thông tin kế toán, trên cơ sở này 
các đơn vị kiểm toán ra đời. 
 Kiểm toán là một học quan trọng trong chương trình đào tạo ngành kế toán, 
nhằm cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng về lĩnh vực kiểm toán, giúp 
họ tiếp cận, thực hiện công việc kiểm toán, vận dụng kỹ thuật kiểm toán phục vụ 
chuyên môn nghề nghiệp hoặc có những ứng xử thích hợp đối với công việc kiểm 
toán. 
 Giáo trình Kiểm toán được biên soạn dựa trên các tài liệu kiểm toán hiện có, 
các văn bản pháp lý về kiểm toán với lượng kiến thức và kết cấu phù hợp nhằm đáp 
đáp ứng nhu cầu người học cũng như yêu cầu đối với chương trình đào tạo bậc trung 
cấp khối ngành kinh tế. Qua việc nghiên cứu giáo trình này, người đọc sẽ hiểu được 
định nghĩa kiểm toán, biết được vai trò của kiểm toán, các loại hình kiểm toán, các 
khái niệm cơ bản trong kiểm toán, biết được qui trình kiểm toán báo cáo tài chính và 
hiểu được các ý kiến được đưa ra trên các báo cáo kiểm toán. 
 Giáo trình Kiểm toán được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, 
chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật 
Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết cấu của bài giảng gồm 5 chương, cụ thể: 
 Chương 1: Tổng quan về kiểm toán 
 Chương 2: Doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên 
 Chương 3: Các khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán 
 Chương 4: Nội dung và phương pháp kiểm toán 
 Chương 5: Hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán 
 Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội 
dung và hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để 
Giáo trình này được hoàn thiện hơn. 
 CHỦ BIÊN 
 Trương Thị Như Ý 
 Võ Đông Xuân 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 1 
 MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................1 
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ..............................................................................................5 
I. Vị trí, tính chất của môn học: .......................................................................................5 
II. Mục tiêu môn học: ......................................................................................................5 
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN ..............................................................1 
1.1. Khái niệm kiểm toán ................................................................................................1 
 1.1.1. Sự cần thiết khách quan của hoạt động kiểm toán............................................. 1 
 1.1.2. Khái niệm kiểm toán ............................................................................................ 1 
1.2. Chức năng của kiểm toán .........................................................................................3 
 1.2.1. Chức năng xác minh .............................................................................................. 3 
 1.2.2. Chức năng bày tỏ ý kiến ....................................................................................... 3 
 1.2.3. Chức năng tư vấn ................................................................................................... 4 
1.3. Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán ..........................................................................4 
1.4. Phân loại kiểm toán ..................................................................................................5 
 1.4.1. Phân loại kiểm toán theo chức năng .................................................................... 5 
 1.4.2. Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán ....................................................... 8 
1.5. Chuẩn mực kiểm toán .............................................................................................10 
1.6. Câu hỏi ôn tập và bài tập ........................................................................................14 
 1.6.1. Câu hỏi ôn tập ...................................................................................................... 14 
 1.6.2. Bài tập ................................................................................................................... 14 
Chương 2: DO ... o kiểm toán nói rõ rằng kiểm toán viên đã kiểm toán các báo 
cáo tài chính kèm theo của đơn vị, bao gồm [nêu đầy đủ tiêu đề của từng báo cáo tài 
chính cấu thành bộ báo cáo tài chính đầy đủ theo khuôn khổ về lập và trình bày báo 
cáo tài chính được áp dụng, nêu rõ ngày kết thúc kỳ kế toán hoặc kỳ kế toán của từng 
báo cáo tài chính] và phần tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết 
minh khác. 
 - Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với Báo cáo tài chính. 
 Đoạn 13(j) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 trình bày cơ sở để tiến hành 
cuộc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam liên quan đến trách nhiệm 
của Ban Giám đốc và Ban quản trị (trong phạm vi phù hợp). Ban Giám đốc và Ban 
quản trị (trong phạm vi phù hợp) chịu trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính 
theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, bao gồm cả việc 
trình bày hợp lý báo cáo tài chính trong các trường hợp cần thiết. Ban Giám đốc cũng 
chịu trách nhiệm đối với kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để 
đảm bảo việc lập báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm 
lẫn. Đoạn mô tả về trách nhiệm của Ban Giám đốc trong báo cáo kiểm toán đề cập đến 
cả hai trách nhiệm trên của Ban Giám đốc vì điều này giúp giải thích cho người sử 
dụng báo cáo về cơ sở tiến hành kiểm toán. 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 98 
Kiểm toán Chương 5: Hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán 
 - Trách nhiệm của Kiểm toán viên. 
 Báo cáo kiểm toán nêu rõ trách nhiệm của kiểm toán viên là đưa ra ý kiến kiểm 
toán về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán, nhằm phân biệt rõ trách 
nhiệm của kiểm toán viên với trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị trong việc lập và 
trình bày báo cáo tài chính. 
 Việc tham chiếu đến các chuẩn mực được áp dụng sẽ giúp người sử dụng báo 
cáo kiểm toán ý thức được rằng công việc kiểm toán đã được thực hiện theo các chuẩn 
mực kiểm toán đã được ban hành. 
 Theo đoạn 20 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, kiểm toán viên và doanh 
nghiệp kiểm toán không được tuyên bố trong báo cáo kiểm toán là đã tuân thủ các 
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nếu kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán không 
đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 và toàn bộ 
các chuẩn mực kiểm toán khác liên quan đến cuộc kiểm toán. 
 - Ý kiến của Kiểm toán viên. 
 Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính phải nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên 
về các Báo cáo tài chính đã thực hiện kiểm toán trên hai phương diện: Phản ánh trung 
thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu thông tin định lượng của Báo cáo tài chính 
về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh; việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ 
kế toán hiện hành cũng như việc tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt 
động của đơn vị được kiểm toán. 
 Có 2 loại ý kiến mà kiểm toán viên có thể trình bày trên báo cáo kiểm toán về 
Báo cáo tài chính tùy thuộc vào kết quả của cuộc kiểm toán: 
 + Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần 
 + Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần 
 Mỗi khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần thì phải mô tả rõ 
ràng trong báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tất cả những lý do chủ yếu dẫn đến 
ý kiến đó và định lượng (nếu được) những ảnh hưởng của chúng đến Báo cáo tài chính 
 - Chữ ký của kiểm toán viên 
 Báo cáo kiểm toán phải có 2 chữ ký của 2 kiểm toán viên hành nghề, dưới mỗi 
chữ ký phải ghi rõ họ và tên, số đăng ký hành nghề kiểm toán. Chữ ký thứ nhất trên 
báo cáo kiểm toán là của kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm 
toán và chữ ký thứ hai là của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 99 
Kiểm toán Chương 5: Hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán 
toán hoặc người được uỷ quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. 
Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại 
diện theo pháp luật được ký báo cáo kiểm toán phải là thành viên Ban Giám đốc phụ 
trách tổng thể cuộc kiểm toán. 
 Kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm 
ký tên trên báo cáo kiểm toán là người có vai trò quan trọng ngay sau thành viên Ban 
Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chỉ 
đạo, thực hiện, giám sát, soát xét công việc của nhóm kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm 
toán quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề được giao 
phụ trách cuộc kiểm toán. 
 Trên chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán 
hoặc người được uỷ quyền phải đóng dấu của doanh nghiệp kiểm toán (hoặc chi 
nhánh) chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán. Giữa các trang của báo cáo 
kiểm toán và báo cáo tài chính đã được kiểm toán phải đóng dấu giáp lai bằng dấu của 
doanh nghiệp kiểm toán (hoặc chi nhánh). 
 - Ngày lập báo cáo kiểm toán 
 Ngày lập báo cáo kiểm toán sẽ thông báo cho người sử dụng báo cáo kiểm toán 
biết rằng kiểm toán viên đã xem xét ảnh hưởng của các sự kiện và giao dịch phát sinh 
mà kiểm toán viên biết được cho tới thời điểm ký báo cáo kiểm toán. Trách nhiệm của 
kiểm toán viên đối với các sự kiện và giao dịch phát sinh sau ngày lập báo cáo kiểm 
toán được quy định tại đoạn 10 - 17 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560. 
 - Tên địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán 
 Trong báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính cần nêu rõ tên, biểu tượng, địa 
chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax và số hiệu liên lạc khác của Công ty kiểm toán 
(hoặc chi nhánh) phát hành báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính. Nếu một cuộc 
kiểm toán do hai Công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiện thì phải ghi đủ các thông tin 
nêu trên của các công ty cùng ký báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 
 5.2.3.4. Các loại báo cáo kiểm toán 
 a. Báo cáo chấp nhận toàn phần: 
 Được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng BCTC phản ánh trung 
thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 100 
Kiểm toán Chương 5: Hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán 
toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được 
chấp nhận) 
 Ví dụ: “Theo ý kiến của chúng tôi, Báo cáo tài chính sau khi đã điều chỉnh theo 
ý kiến của kiểm toán viên, đã phản ánh trung thực và hợp lý trên khía cạch trọng 
yếu” 
 Ví dụ: “Theo ý kiến của chúng tôi, Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và 
hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty X tại ngày31/12/N, 
cũng như kết quả kinh doanh và các luồng tiền lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính 
kết thúc tại ngày 31/12/N, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện 
hành và các quy định pháp lý có liên quan. 
 Ý kiến chấp nhận toàn phần được áp dụng cho cả trường hợp BCTC được kiểm 
toán có những sai sót nhưng đã được KTV phát hiện đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến 
của kiểm toán viên và đã được KTVchấp nhận. 
 Ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là BCTC được kiểm toán là hoàn 
toàn đúng, mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó là không trọng yếu. Báo cáo kiểm 
toán không thể là 1 tài liệu có thể bảo đảm hoàn hảo cho tất cả những người sử dụng 
không gặp rủi ro gì. 
 b. Báo cáo chấp nhận từng phần: 
 Với loại báo cáo này, KTV đưa ra ý kiến chỉ chấp nhận từng phần đối với 
những thông tin được kiểm toán, bên cạnh đó còn những thông tin chưa chấp nhận. 
 Phần chưa chấp nhận này có thể ở 2 dạng: 
 − Dạng tùy thuộc: Phạm vi kiểm toán bị giới hạn hoặc tài liệu không rõ ràng mà 
kiểm toán viên chưa nhất trí, chưa diễn đạt được ý kiến của mình 
 Dạng ngoại trừ: KTV còn có những ý kiến bất động với NQT đơn vị trong từng 
phần của đối tượng kiểm toán 
 c. Báo cáo kiểm toán không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) 
 Dạng báo cáo này được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất 
với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến 
mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất 
và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC 
 VD: Các BCTC được lập không đúng theo các chuẩn mực kế toán hiện hành 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 101 
Kiểm toán Chương 5: Hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán 
 d. Báo cáo kiểm toán cho ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý 
kiến) 
 Dạng báo cáo này được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn 
phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc các tài liệu quá mập mờ, không rõ ràng, hoặc 
thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không 
thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về 
BCTC. 
5.3. Câu hỏi ôn tập và bài tập 
 5.3.1. Câu hỏi ôn tập 
Câu 1: Trình bày khái niệm và nội dung của hồ sơ kiểm toán 
Câu 2: Trình bày khái niệm và các yếu tố của hợp đồng kiểm toán. 
Câu 3: Quy trình kiểm toán gồm bao nhiêu bước? nêu tên các bước. 
Câu 4: Trình bày mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán. 
Câu 5: Trình bày nội dung thực hiện kiểm toán. 
Câu 6: Trình bày khái niệm, vai trò của báo cáo kiểm toán. 
Câu 7: Trình bày các loại báo cáo kiểm toán. 
 5.3.2. Bài tập 
Câu 1: Cho biết các câu phát biểu sau đúng hay sai ? Giải thích ? 
a. Khi kiểm toán khấu hao tài sản cố định, Kiểm toán viên lập bảng tính khấu hao, đó 
 là việc thu thập bằng chứng bằng phương pháp tính toán 
b. Báo cáo kiểm toán với dạng ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường 
 hợp các vấn đề không thống nhất với ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán là quan 
 trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục. 
c. Kiểm toán viên sẽ phát hành ý kiến không chấp nhận khi có các giới hạn về phạm 
 vi kiểm toán. 
d. Thủ tục hữu hiệu duy nhất để kiểm tra tiền mặt, hàng tồn kho và các tài sản khác là 
 chứng kiến kiểm kê vì chỉ có kiểm kê mới cung cấp sự đảm bảo về độ chính xác 
 của số tiền trên bảng cân đối kế toán 
Câu 2: Phân tích các tình huống sau: 
a. Trong niên độ hiện hành, công ty không trích khấu hao tài sản cố định vì cho rằng 
công ty đang gặp khó khăn về mặt tài chính, kiểm toán viên cho rằng mức khấu hao tài 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 102 
Kiểm toán Chương 5: Hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán 
sản cố định trong kỳ chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí có ảnh hưởng trọng yếu đến báo 
cáo tài chính 
b. Tình huống kiểm toán viên nhận thấy một số thông tin trong thư của hội đồng quản 
trị đính kèm với báo cáo tài chính có nội dung không nhất quán với báo cáo tài chính. 
Kiểm toán viên đề nghị đơn vị sửa nhưng đơn vị từ chối vì cho rằng kiểm toán viên 
không kiểm toán thông tin mà chỉ kiểm toán báo cáo tài chính nên không có quyền yêu 
cầu điều chỉnh. 
c. Trong niên dộ hiện hành, công ty không tiến hành lập dự phòng nợ khó đòi. Trong 
khi đó Kiểm toán viên cho rằng mức dự phòng cần lâp là 20 triệu. Tuy nhiên mức dự 
phòng này không ảnh ưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. 
d. Do ký hợp đồng sau ngày kết thúc niên độ kế toán nên kiểm toán viên không chứng 
kiến kiểm kê hàng tồn kho. Khi kết thúc cuộc kiểm toán , kiểm toán viên cho rằng báo 
cáo tài chính đã trình bày trung thực và hợp lý, kể cả khoản mục hàng tồn kho vì đã sử 
dụng các thủ tục kiểm toán khác thay thế 
Yêu cầu: Xác định dạng ý kiến kiểm toán thích hợp 
Câu 3: Tháng 01/2018, doanh nghiệp X chi tiền mặt mua một phần mềm phục vụ cho 
quản lý trị giá 520.000.000đ (chưa bao gồm thuế GTGT 10%), doanh nghiệp X đã đưa 
vào sử dụng từ đầu tháng 01/2018. Phần mềm này được sử dụng thay thế cho phần 
mềm cũ đã ạl c hậu. Biết rằng, phần mềm mới được cài đặt vào thiết bị cũ có thời gian 
sử dụng còn lại là 10 năm. Trong khi phần mềm mới dự định được khấu hao trong 12 
năm. 
Yêu cầu: Định khoản kế toán các trường hợp sau: 
 a. Tại thời điểm nhận tài sản cố định. 
 b. Tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng trong 
các trường hợp sau: 
 - Trường hợp 1: Khấu hao hằng năm 
 - Trường hợp 2: Khấu hao hằng quý 
 - Trường hợp 3: Khấu hao hằng tháng 
 c. Trích khấu hao tài sản cố định năm thứ 5 theo phương pháp số dư giảm dần có 
điều chỉnh. 
 d. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 103 
Kiểm toán Chương 5: Hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán 
Câu 4: Hà là nhân viên kế toán của công ty TNHH Như Quỳnh. Ngày 01/01/2018 
công ty xuất một lô hàng nhờ công ty Minh Hoàng bán hộ với giá vốn là 80.000.000 
đồng, giá bán chưa có thuế GTGT 10% là 120.000.000 đồng. Nhân viên Hà đã hạch 
toán nghiệp vụ này như sau: 
a. Phản ánh giá vốn: 
 Nợ TK 632 80.000.000 đ 
 Có TK 156 80.000.000 đ 
b. Phản ánh doanh thu: 
 Nợ TK 131 132.000.000 đ 
 Có TK 511 120.000.000 đ 
 Có TK 3331 12.000.000 đ 
 Yêu cầu: Hãy vận dụng chế độ kế toán hiện hành kiểm tra hạch toán như trên đúng 
hay sai? Trường hợp sai hãy phân tích ảnh hưởng đến các khoản mục trên bảng cân 
đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Bộ môn Kế toán kiểm toán Trường Đại học kinh tế TP.HCM, “Kiểm toán” NXB 
lao động và xã hội, 2012 
2. Phan Trung Kiên, “Kiểm toán” NXB Giáo Dục Việt Nam, 2010 
3. Bộ môn Kế toán kiểm toán Trường Đại học kinh tế TP.HCM, “Kiểm toán” NXB 
Tài chính, 2010 
4. Hệ thống Chuẩn Mực Kiểm Toán Việt Nam. 
5. Luật Kiểm Toán Độc Lập Số 67/2011/QH12, ngày 29 tháng 03 năm 2011 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 104 
Kiểm toán Chương 5: Hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 105 
Kiểm toán 
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
 KTV Kiểm toán viên 
 BCTC Báo cáo tài chính 
 DNKT Dooanh nghiệp kiểm toán 
 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 
 BCKT Bằng chứng kiểm toán 
 BCKT Báo cáo kiểm toán 
 KTĐL Kiểm toán độc lập 
 KTTC Kiểm toán tài chính 
 KTNB Kiểm toán nội bộ 
 KTNN Kiểm toán nhà nước 
 KTTT Kiểm toán tuân thủ 
 RRKT Rủi ro kiểm toán 
 RRTT Rủi ro tiềm tàng 
 RRKS Rủi ro kiểm soát 
 RRPH Rủi ro phát hiện 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 106 
Kiểm toán 
. 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 107 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_kiem_toan.pdf