Giáo trình môn học: Nguyên lý thống kê

Trong nền kinh tế thị trường, các phương pháp thống kê luôn là công cụ hữu hiệu không thể thiếu trong hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn, Lý thuyết thống kê đã trở thành một môn học cơ sở của tất cả học sinh, sinh viên khối kinh tế.

Giáo trình Nguyên lý thống kê được biên soạn trên cơ sở tiếp thu những nội dung và kinh nghiệm giảng dạy môn Nguyên lý thống kê trong nhiều năm qua và yêu cầu ứng dụng trong quản lý kinh tế theo xu hướng hội nhập. Giáo trình do tập thể giáo viên tổ bộ môn kế toán doanh nghiệp biên soạn, đã được hội đồng thẩm định của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình xét duyệt.

Để phù hợp với nội dung kiến thức của khung chương trình đào tạo mới, chúng tôi biên soạn giáo trình Nguyên lý thống kê gồm 5 chương:

Chương 1 : Một số vấn đề chung về thống kê học

Chương 2 : Quá trình nghiên cứu thống kê

Chương 3 : Phân tổ thống kê

Chương 4 : Các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội

Chương 5 : Sự biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội

 

Giáo trình môn học: Nguyên lý thống kê trang 1

Trang 1

Giáo trình môn học: Nguyên lý thống kê trang 2

Trang 2

Giáo trình môn học: Nguyên lý thống kê trang 3

Trang 3

Giáo trình môn học: Nguyên lý thống kê trang 4

Trang 4

Giáo trình môn học: Nguyên lý thống kê trang 5

Trang 5

Giáo trình môn học: Nguyên lý thống kê trang 6

Trang 6

Giáo trình môn học: Nguyên lý thống kê trang 7

Trang 7

Giáo trình môn học: Nguyên lý thống kê trang 8

Trang 8

Giáo trình môn học: Nguyên lý thống kê trang 9

Trang 9

Giáo trình môn học: Nguyên lý thống kê trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 76 trang minhkhanh 12130
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học: Nguyên lý thống kê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn học: Nguyên lý thống kê

Giáo trình môn học: Nguyên lý thống kê
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 20
 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình, năm 2018
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, các phương pháp thống kê luôn là công cụ hữu hiệu không thể thiếu trong hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn, Lý thuyết thống kê đã trở thành một môn học cơ sở của tất cả học sinh, sinh viên khối kinh tế. 
Giáo trình Nguyên lý thống kê được biên soạn trên cơ sở tiếp thu những nội dung và kinh nghiệm giảng dạy môn Nguyên lý thống kê trong nhiều năm qua và yêu cầu ứng dụng trong quản lý kinh tế theo xu hướng hội nhập. Giáo trình do tập thể giáo viên tổ bộ môn kế toán doanh nghiệp biên soạn, đã được hội đồng thẩm định của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình xét duyệt. 
Để phù hợp với nội dung kiến thức của khung chương trình đào tạo mới, chúng tôi biên soạn giáo trình Nguyên lý thống kê gồm 5 chương:
Chương 1 	: Một số vấn đề chung về thống kê học
Chương 2 	: Quá trình nghiên cứu thống kê
Chương 3	: Phân tổ thống kê
Chương 4	: Các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội
Chương 5	: Sự biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội
Mặc dù tập thể nhóm biên soạn đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, song không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong nhận được những đóng góp ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc.
 Tập thể tác giả
Phạm Thị Hồng
Đỗ Quang Khải
Nguyễn Thị Nhung
MỤC LỤC
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Nguyên lý thống kê
Mã môn học: MH 12
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 25 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 18 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
	- Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học chung;
	- Tính chất: Là môn học lý thuyết cơ sở.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
	+ Trình bày được các vấn đề cơ bản của lý thuyết thống kê;
	+ Trình bày được trình tự nghiên cứu thống kê, các phương pháp tính sử dụng trong thống kê học.
- Về kỹ năng:
	+ Thu thập được tài liệu về hiện tượng cần nghiên cứu;
	+ Tổng hợp và dự báo được các hiện tượng kinh tế có thể xảy ra;
	+ Ứng dụng được kiến thức lý thuyết thống kê vào môn học Thống kê doanh nghiệp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
	+ Xác định được đúng mục tiêu của môn học;
	+ Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận và chính xác trong luyện tập.
III. Nội dung môn học:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC
Mã chương: NLTK01
Giới thiệu:
Trang bị cho người học những kiến thức chung về sự ra đời và phát triển của thống kê học, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của thống kê và một số khái niệm thường dùng trong thống kê học.
Mục tiêu:
- Trình bày được sự ra đời, phát triển và nhiệm vụ của thống kê học;
- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của thống kê học;
- Định nghĩa được một số khái niệm thường dùng trong thống kê học;
- Hệ thống hoá được một số vấn đề chung về thống kê học;
- Có ý thức học tập nghiêm túc, tính cẩn thận, chính xác.
Nội dung chính:
1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học
Trong cơ chế kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh, nhà quản lý, nhà kinh tế có nhiều cơ hội thuận lợi cho nhiều công việc nhưng cũng có không ít thử thách. Vấn đề này đòi hỏi các chuyên gia đó phải nâng cao trình độ về thống kê. Đây là một trong những điều kiện tất yếu của kiến thức để cạnh tranh trên thương trường, là yếu tố cần thiết của vấn đề nghiên cứu xu hướng và dự báo về mức cung cầu từ đó đưa ra các quyết định tối ưu trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá dịch vụ.
Thuật ngữ “ Thống kê “ được sử dụng và hiểu theo nghĩa:
- Thứ nhất: Thống kê được hiểu là một hoạt động thực tiễn về thu thập tích luỹ xử lý và phân tích các dữ liệu số. Những số liệu đặc trưng về dân số, văn hoá, giáo dục và các hiện tượng khác trong đời sống xã hội.
- Thứ hai: Thống kê có thể hiểu là một môn khoa học chuyên biệt hay là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu các hiện tượng trong đời sống xã hội nhờ vào mặt lượng của chúng. Như một công cụ lý thuyết thống kê là các phương pháp quan trọng của việc lập kế hoạch và dự báo của các nhà kinh doanh, nhà quản trị, và các chuyên gia kinh tế.
Giữa khoa học thống kê và thực tiễn có mối tương quan và liên hệ mật thiết khoa học thống kê sử dụng các số liệu thực tế từ các cuộc điều tra thống kê tổng hợp chúng lại để phân tích, nhận định về hiện tượng nghiên cứu. Ngược lại, trong những hoạt động thực tiễn, lý thuyết khoa học thống kê được áp dụng để giải quyết cho từng vấn đề quản lý cụ thể.
Thống kê có lịch sử phát triển qua nhiều thế kỷ. Sự xuất hiện và phát triển của nó là do nhu cầu thực tiễn xã hội; khi cần để tính toán dân số gia súc đất đai canh tác số tài sản, những hoạt động này xuất hiện rất sớm ở trung Quốc từ thế kỷ 23 trước công nguyên. Vào thời la mã cổ đại cũng diễn ra sự ghi chép tính toán những người dân tự do số nô lệ và của cải.cùng với sự phát triển của xã hội hàng hoá .
Thị trường thế giới ngày nay tăng lên điều này đòi hỏi phải có các thông tin về thống kê. Phạm vi của thống kê ngày càng được mở rộng dẫn đến sự hoàn thiện của các phương pháp thu thập xử lý và phân tích thống kê. Trong thực tế các hoạt động đa dạng của thống kê được thể hiện nhờ vào sự phân tích hợp nhiều nguyên lý từ đó khoa học thống kê được hình thành.
Nhiều nhận định cho rằng: Nền tảng của khoa học thống kê được xây dựng bởi nhà kinh tế học người Anh Wiliam Petty (1623 – 1687). Từ các tác phẩm “Số học chính trị” “ Sự khác biệt về tiền tệ” và một số tác phẩm khác nữa. K. Markc đã gọi Petty là người sáng lập ra môn thống kê học. Petty đã thành lập một hướng nghiên cứ ... ốc độ tăng (hoặc giảm)
- Khái niệm: Là phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %).
- Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn là tỷ số so sánh giữa lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn.
+ Công thức
lần)
 (lần)
 (%)
- Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc là tỷ số so sánh giữa lượng tăng (hoặc giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định.
 (lần)
(%)
- Tốc độ tăng giảm bình quân là chỉ tiêu tương đối nói lên nhịp điệu tăng hay giảm đại diện trong một thời kỳ nhất định
+ Công thức 
Tốc độ tăng bình quân = Tốc độ phát triển bình quân - 1
 (lần)
(%)
 Năm
Chỉ tiêu 
2014
2015
2016
2017
2018
Lợi nhuân (trđ)
500
540
590
645
700
Tốc độ tăng (%)
Liên hoàn 
8,00
9,26
9,32
8,53
Định gốc 
8,00
18,00
29,00
40,00
Tốc độ phát triển bình quân= 8,77 
1.3.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm)
- Khái niệm: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng lên (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu.
- Công thức
 (Với ai tính bằng % và i = 2,n)
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) = Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn/Tốc độ tăng liên hoàn (%)
Hoặc 
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên của thời kỳ i bằng Mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở thời kỳ i-1/100
Ví dụ: 
 Năm
Chỉ tiêu 
2014
2015
2016
2017
2018
Lợi nhuân (trđ)
500
540
590
645
700
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên năm thứ i
5
5,4
5,9
6,45
2. Chỉ số 
2.1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm chỉ số thống kê
2.1.1. Khái niệm
Chỉ số trong thống kê là phương pháp dùng để phân tích tình hình biến động của hiện tượng qua thời gian hoặc không gian và tìm kiếm các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiện tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Giá trị tổng sản lượng của DN A năm 2000 so với năm 1999 là lần (160%). Như vậy, 1,6 lần hay 160% là chỉ số phát triển của tổng sản lượng của DN A qua 2 năm 1999, 2000. Nó nêu lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian (giống như số tương đối động thái)
- Khái niệm chỉ số trong thống kê khá rộng rãi, là phương pháp biểu hiện các quan hệ so sánh khác nhau.
- Trong thực tế đối tượng chủ yếu của phương pháp so sánh không phải chỉ dưới dạng các số tương đối động thái, các số tương đối kế hoạch và các số tương đối so sánh khác. Mà chủ yếu là những dạng số tương đối phức tạp, nghiên cứu các hiện tượng kinh tế phức tạp, gồm nhiều phần tử khác nhau về tên gọi, giá trị sử dụng và đơn vị tính muốn so sánh các mức độ của hiện tượng kinh tế phức tạp này, phải đưa chúng về một dạng đồng nhất thông qua 1 yếu tố qui đổi gọi là quyền số.
Ví dụ: Có tài liệu về tình hình tiêu thụ hàng hoá của 1 DN như sau:
Loại hàng
Lượng tiêu thụ
Giá bán lẻ 1đv(đ)
ĐVT
KG
KBC
KG
KBC
A
Kg
4.500
5.000
0,4
0,40
B
mét
800
1.000
3,0
2,85
C
lít
250
300
1,5
1,35
Như vậy chúng ta có thể nghiên cứu tình hình tăng trưởng của các chỉ tiêu.
- Lượng tiêu thụ, giá bán lẻ, mức tiêu thụ riêng của từng loại hàng bằng các tính các số tương đối động thái như mặt hàng A
+ Lượng tiêu thụ kỳ báo cáo so với kỳ gốc là tức là tăng hơn 11% (hay 500 kg).
+ Giá bán kỳ báo cáo so với kỳ gốc tức là giá bán không thay đổi.
+ Mức tiêu thụ kỳ báo cáo so với kỳ gốc 
- Tuy nhiên trên thực tế ta có thể nghiên chung cho cả 3 loại mặt hàng.
2.1.2. ý nghĩa
- Cho phép nghiên cứu sự biến động của hiện tượng KT - XH phức tạp, gồm những yếu tố tác động qua lại, ảnh hưởng đến sự biến động chung của cả tổng thể.
- Cho phép nghiên cứu sự biến động từng yếu tố cũng như cả tổng thể, xác định ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự biến động chung
- Thông qua phương pháp chỉ số có thể rút ra được những kết luận chính xác và khoa học về sự biến động của hiện tượng kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó giúp cho việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
2.2. Phân loại chỉ số
2.2.1. Căn cứ phạm vi tính toán
- Chỉ số cá thể (chỉ số đơn) nêu lên sự biến động của từng phần tử hay từng đơn vị cá biệt của hiện tượng phức tạp.
Ví dụ: Chỉ số giá từng loại mặt hàng, chỉ số tiêu thụ từng mặt hàng.
- Chỉ số chung nêu lên sự biến động của tất cả các đơn vị, các phần tử của hiện tượng phức tạp.
Ví dụ: Chỉ số giá của toàn bộ các mặt hàng bán lẻ trên thị trường, chỉ số năng suất lao động của công nhân trong một DN
2.2.2. Xét theo tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: Nói lên biến động của các chỉ tiêu: giá bán (p), giá thành(Z), NSLĐ(W), ...
- Chỉ số chỉ tiêu khối lượng (số lượng): Nêu lên sự biến động của các chỉ tiêu sản lượng, lượng tiêu thụ hàng hoá (q), số lượng công nhân (L)
- Chỉ số chỉ tiêu Giá trị: 
VÍ DỤ: Doanh thu tiêu thụ (pq) = Giá đơn vị (p) x Lượng tiêu thụ hàng hoá (q)
2.3. Các ký hiệu thường dùng khi tính chỉ số
1- Kỳ nghiên cứu
0 – Kỳ gốc
p – Giá đơn vị sản phẩm
q – Khối lượng sản phẩm
i – Chỉ số cá thể
I – Chỉ số chung
2.4. Phương pháp tính chỉ số 
2.4.1. Phương pháp tính chỉ số giá đơn vị
( %)
Nếu ip>100: Phản ánh giá bán hàng hoá tăng và ngược lại.
Nếu ip=100: Phản ánh giá bán hàng hoá không thay đổi qua hai kỳ.
- Trường hợp giá cả hàng hoá tăng lên; người bán thu thêm được tiền, còn người mua phải bỏ thêm tiền so với kỳ gốc để mua hàng.
Hai lượng tiền đó bằng nhau 
+ Số tuyệt đối: 
Kết quả bảng * cho thấy , chỉ có gạo tẻ thường tăng 4%(hay tăng 0,5 trđ/tấn), còn giá thịt lợn hơi và vàng SJC đêù giảm (Thứ tự giảm lần lượt là 3,3% và 1,1%)
2.4.2. Phương pháp tính chỉ số hàng đơn vị
( %)
Nếu iq>100: Phản ánh lượng hàng hoá bán ra kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc và ngược lại.
Nếu iq=100: Phản ánh lượng hàng hoá bán ra không thay đổi qua hai kỳ.
- Trường hợp hàng hoá bán ra tăng lên phản ánh quan hệ ‘cung- cầu’ trên thị trường thay đổi
Hai lượng sản phẩm bằng nhau 
Kết quả bảng * cho thấy, lượng thịt lợn hơi và gạo tẻ thường bán ra tăng (Thứ tự tăng lần lượt là 20% và 8,3%) Trong khi lượng vàng SJC bán ra lại giảm 11,1% (hay giảm 100 lượng)
2.4.3. Phương pháp tính chỉ số mức tiêu thụ
 (%)
Nếu ipq>100: Phản ánh mức tiêu thụ (hay doanh thu tiêu thụ) lượng hàng hoá tăng và ngược lại.
Nếu ipq=100: phản ánh mức tiêu thụ hàng hoá không có biến động qua hai kỳ.
- Trường hợp mức tiêu thụ tăng lên có thể vừa phản ánh giá cả hàng hoá tăng. Trong trường hợp này, người bán thu thêm được doanh thu, còn người mua phải bỏ thêm tiền ra để mua hàng so với kỳ gốc. 
Hai lượng tiền này bằng nhau 
Ví dụ: Có tài liệu về giá bán, lượng hàng bán của 3 mặt hàng trong quý I và quý II trên một thị trường và kết quả tính các chỉ số đơn như sau:
Mặt hàng
ĐVT
Giá bán đơn vị
Lượng hàng bán ra
Mức tiêu thụ (trđ)
Chỉ số đơn (%)
Quý I(p0)
Quý II(p1)
Quý I(q0)
Quý II(q1)
Quý I(p0q0)
Quý II(p1q1)
ip
iq
ipq
Thịt lợn hơi
Tấn
30
29
250
300
7.500
8.700
96,7
120
116
Gạo tẻ thường
Tấn
12,5
13
120
130
1.500
1.690
104
108,3
112,7
Vàng SJC
Lượng
17,5
17,3
900
800
15.750
13.840
98,9
88,9
87,9
- Đặc điểm
Dùng quyền số để chuyển đổi các yếu tố khác nhau về cùng một dạng thống nhất (có thể cộng với nhau được).
+ Nghiên cứu sự biến động của một yếu tố nào đó, phải loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố còn lại, bằng cách chọn làm quyền số.
+ Các yếu tố hợp thành chỉ số phải có quan hệ tích số với nhau.
- Căn cứ chọn quyền số
+ Mối quan hệ giữa các yếu tố (theo công thức)
+ Tính chất của chỉ tiêu (chỉ tiêu chất lượng, hay số lượng)
+ Mục đích nghiên cứu (nghiên cứu sự biến động của yếu tố nào)
- Nguyên tắc chọn quyền số
+ Quyền số là chỉ tiêu số lượng thường cố định kỳ nghiên cứu
+ Quyền số là chỉ tiêu chất lượng thường cố định kỳ gốc.
2.4.4. Phương pháp tính Chỉ số bình quân.
- K/N: Là chỉ số chung xây dựng dưới dạng số bình quân cộng, số bình quân điều hoà.. 
- Chỉ số chung về giá cả: 
Từ thay 
Ta có: (dạng số bình quân cộng)
Hoặc (Dạng số bình quân điều hoà)
- Chỉ số chung lượng hàng hoá tiêu thụ
Thay 
Ta có: (dạng số bình quân cộng gia quyền)
Hoặc (Dạng số bình quân điều hoà gia quyền)	
2.5. Hệ thống chỉ số 
2.5.1. Khái niệm
Hệ thống chỉ là một dãy chỉ số có liên hệ với nhau tạo thành 1 đẳng thức mà một bên là chỉ số toàn bộ (trong đó tất cả các nhân tố đều biến động) và một bên là các chỉ số bộ phận (mỗi chỉ số bộ phận nêu lên sự biến động của một nhân tố)
Cơ sở để xây dựng hệ thống chỉ số thường dựa trên phương trình kinh tế phản ánh mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tổng hợp. Phương trình có thể là dạng tổng, tích hoặc thương số:
Dạng tổng
Chỉ số toàn bộ = chỉ số nhân tố
Ví dụ: Chỉ số sản lượng cây trồng = Chỉ số doanh thu x chỉ số năng suất
Chỉ số khối lượng SPSX = Chỉ số số lượng CN x Chỉ số NSLĐ
Chỉ số tổng chi phí = Chỉ số số lượng x chỉ số giá thành đơn vị
- Tác dụng của hệ thống chỉ số
+ Xác định được vai trò ảnh hưởng của mỗi nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp, qua đó đánh giá được nhân tố nào tác động chủ yếu đối với sự biến động của hiện tượng.
+ Lợi dụng tính chất toán học trong hệ thống chỉ số, trong nhiều trường hợp có thể nhanh chóng tính ra một chỉ số chưa biết, nếu đã biết chỉ số còn lại trong hệ thống chỉ số đó.
2.5.2. Vận dụng hệ thống chỉ số trong phân tích thống kê
a. Hệ thống chỉ số các chỉ tiêu có liên hệ với nhau
- Cơ sở để xây dựng hệ thống chỉ số là giữa các chỉ tiêu nghiên cứu có mối quan hệ với nhau bằng phương trình kinh tế.
+ Số tương đối 
+ Số tuyệt đối 
b. Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân
- Khái niệm: Chỉ tiêu bình quân chịu ảnh hưởng biến động của hai nhân tố tiêu thức nghiên cứu và kết cấu tổng thể.
- Ví dụ: 
+ Biến động của tiền lương bình quân của công nhân trong DN là do: biến động của bản thân tiền lương (tiêu thức nghiên cứu) và biến động kết cấu công nhân (kết cấu tổng thể) có các mức lương khác nhau.
+ Biến động của giá thành bình quân đơn vị sản phẩm là do biến động của bản thân giá thành (tiêu thức nghiên cứu) và biến động kết cấu tổng thể sản phẩm có giá thành khác nhau.
- Chỉ số cấu thành khả biến: Nêu lên sự biến động của chỉ tiêu bình quân giữa 2 kỳ nghiên cứu
- Chỉ số cấu thành cố định: Nêu lên sự biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng riêng của tiêu thức nghiên cứu.
- Chỉ số ảnh hưởng kết cấu: Nêu lên sự biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh hưởng của riêng kết cấu tổng thể.
Kết hợp 3 loại chỉ tiêu trên ta có hệ thống chỉ số 
+ số tương đối 
Hay =
+ Số tuyệt đối
Hay 
c. Phân tích biến động của tổng lượng biến tiêu thức có sử dụng chỉ tiêu bình quân
Tổng sản lượng = NSLĐ bình quân 1CN x Tổng số công nhân
Công thức
+ Số tương đối 
=
+ Số tuyệt đối
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5
Bài 1 Chỉ số trong phân tích thống kê là gì? Phân loại chỉ số?
Bài 3 Tại sao phải nghiên cứu chỉ số bình quân?
Bài 4: Có số liệu thống kê về năng suất lao động của DNY:
- Năm 2000: Kế hoạch đề ra 3125 kg thực tế vượt mức 60%
- Năm 2002: Mức NSLĐ tương ứng 1% tốc độ tăng liên hoàn là 65kg và mức NSLĐ tăng liên hoàn là 76kg,
- Năm 2003: Mức NSLĐ đạt tốc độ tăng định gốc là 794%
- Năm 2004: Mức NSLĐ tăng định gốc 480 kg,
Yêu cầu: 
Tính mức NSLĐ thực tế của DN Y từng năm của thời kỳ 2000 - 2004,
Bài 5:
Có tài liệu thống kê về doanh thu của 1 tổng công ty qua các năm như sau:
Năm thứ
Biến động so với năm trước
Doanh thu (tỷ đồng)
Lượng tăng tuyệt đối (tỷ đồng) 
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
Giá trị tuyệt đối 1% tăng (tỷ đồng)
2003
2004
400
20
2005
118
2006
2007
600
35
Hãy điền số liệu vào các ô còn trống và giải thích cách tính ra các thông tin đó.
Bài 6: Có bảng thống kê như sau:
Năm
Giá trị TSCĐ (triệu đồng)
Mức độ khối lượng tăng tuyệt đối (triệu đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
Giá trị tuyệt đối 1% tăng (tỷ đồng)
2000
540
2001
10
2002
2003
1125
640
2004
108
2005
2006
28
1035
2007
3952
Yêu cầu tính:
1, Số liệu còn thiếu và điền vào chỗ trống 
2, Mức độ khối lượng tăng giảm tuyệt đối 
3, Tốc độ phát triển bình quân 
4, Tốc độ tăng giảm bình quân 
5, Giá trị sản lượng sản phẩm bình quân năm.
Bài 7: Chị A có cửa hàng bán hoa quả ở thành phố Hà Nội, Sau khi nghe nhiều người nói rằng giá cả không thay đổi trong mùa hè, chị A quyết định xem liệu có đúng như vậy không, Dựa vào các tài liệu sau đay hãy giúp chị A tính các chỉ số giá cả thích hợp của các tháng sau so với tháng gốc (tháng 6 là tháng gốc),
Loại hoa quả
Giá mỗi kg (1000đ)
Khối lượng đã bán trong tháng 6
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Dưa bở
2,5
3,0
4,0
125
Cam
4,0
4,5
4,0
200
Dưa hấu
5,5
4,0
5,0
350
Nho
9,5
10,0
9,5
100
Táo
9,4
9,5
10,0
150
Bài 8: Có tài liệu sau đây trong một xí nghiệp:
Tên sản phẩm
Chi phí sản xuất (triệu đồng)
Tỷ lệ tăng (giảm) sản lượng (%)
2006
2007
2008
07/06
08/07
A
100
125
120
+ 5
+ 5
B
200
180
200
- 2,5
+ 2
C
250
250
280
+12,5
+ 5
D
150
160
180
+ 10
+ 8
H
300
320
300
- 5
- 4
Hãy tính:
1. Chỉ số tổng hợp về giá thành?
2. Chỉ số tổng hợp về sản lượng?
3. Phân tích biến động và các yếu tố ảnh hưởng tới biến động tổng chi phí năm sau so với năm trước?
Bài 9: Có tình hình sản xuất của một công ty như sau:
- Khối lượng sản phẩm A kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 5%, sản phẩm B giảm 4%, sản phẩm C giảm 6% và sản phẩm D tăng 7%.
- Tỷ trọng chi phí sản xuất kỳ gốc của các sản phẩm A, B, C, D lần lượt là 38%, 25%, 23% và 14%.
Hãy xác định:
1. Chỉ số chung về khối lượng sản phẩm?
2. Chỉ số chung về giá thành? Biết rằng tổng chi phí sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 20%.
Bài 10: Tiền thu bán hàng của 3 sản phẩm A, B, C kỳ bào cáo so với kỳ gốc tăng 20%, mức tăng tuyệt đối là 36 triệu đồng, Chỉ số tổng hợp về giá bán của 3 sản phẩm là 108%.
Hãy tính:
1. Tiền thu bán hàng kỳ báo cáo và kỳ gốc?
2. Chỉ số chung về lượng hàng tiêu thụ?
3. Phân tích sự biến động tiền thu bán hàng và các yếu tố ảnh hưởng?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường cao đẳng nghề cơ giới Ninh Bình Chương trình khung môn “ Lý thuyết thống kê” dành cho trường cao đẳng nghề khối kế toán doanh nghiệp 2009.
2. TS Chu Văn Tuấn và TS Phạm Thị Kim Vân Giáo trình Lý thuyết thống kê NXB Tài chính 2008.
3. NGUT,GS,TS Phạm Ngọc Kiểm – PGS,TS, Nguyễn Công Nhự Giáo trình Lý thuyết thống kê NXB Giáo dục 2008.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_mon_hoc_nguyen_ly_thong_ke.docx