Giáo trình môn học: Kế toán quản trị

Kế toán quản trị là môn học thuộc nhóm các môn chuyên môn của ngành kế toán,

được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn chuyên môn của ngành.

Giáo trình Kế toán quản trị là tài liệu cần thiết cho sinh viên Khối ngành Kế toán,

đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của

Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo trình Kế toán quản trị gồm 7 chương:

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị

Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí

Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Sản lượng -Lợi nhuận (CVP)

Chương 4: Lập dự toán sản xuất kinh doanh

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý

Chương 6: Các quyết định về giá

Chương 7: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

Giáo trình môn học: Kế toán quản trị trang 1

Trang 1

Giáo trình môn học: Kế toán quản trị trang 2

Trang 2

Giáo trình môn học: Kế toán quản trị trang 3

Trang 3

Giáo trình môn học: Kế toán quản trị trang 4

Trang 4

Giáo trình môn học: Kế toán quản trị trang 5

Trang 5

Giáo trình môn học: Kế toán quản trị trang 6

Trang 6

Giáo trình môn học: Kế toán quản trị trang 7

Trang 7

Giáo trình môn học: Kế toán quản trị trang 8

Trang 8

Giáo trình môn học: Kế toán quản trị trang 9

Trang 9

Giáo trình môn học: Kế toán quản trị trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 201 trang minhkhanh 14180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học: Kế toán quản trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn học: Kế toán quản trị

Giáo trình môn học: Kế toán quản trị
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
 NGÀNH: KẾ TOÁN 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 1 
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
 NGÀNH: KẾ TOÁN 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Nguyễn Thị Hạnh 
 Học vị: Thạc sỹ 
 Đơn vị: Khoa Kế toán – Tài chính 
 Email:nguyenthihanh@hotec.edu.vn 
 TRƢỞNG KHOA TỔ TRƢỞNG CHỦ NHIỆM 
 BỘ MÔN ĐỀ TÀI 
 HIỆU TRƢỞNG 
 DUYỆT 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 2 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu 
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 3 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Kế toán quản trị là môn học thuộc nhóm các môn chuyên môn của ngành kế toán, 
được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn chuyên môn của ngành. 
 Giáo trình Kế toán quản trị là tài liệu cần thiết cho sinh viên Khối ngành Kế toán, 
đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của 
Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 
 Giáo trình Kế toán quản trị gồm 7 chương: 
 Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị 
 Chương 2: Khái niệm và phân loại chi phí 
 Chương 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Sản lượng -Lợi nhuận (CVP) 
 Chương 4: Lập dự toán sản xuất kinh doanh 
 Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý 
 Chương 6: Các quyết định về giá 
 Chương 7: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 
 Giáo trình này được biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu kế toán quản trị 
ở trong và ngoài nước, của nhiều tác giả khác nhau đồng thời có kết hợp với những qui 
định trong thông tư hướng dẫn kế toán quản trị ở Việt Nam. Ngoài những phần có tính 
chất giới thiệu tổng quát về kế toán quản trị; các chương được thiết kế theo quá trình của 
hoạt động quản lý: từ công tác hoạch định đến tổ chức, kiểm soát, đánh giá và ra quyết 
định. Ở mỗi chương gồm nội dung lý thuyết, và hệ thống bài tập để người học củng cố lý 
thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành. 
 Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội 
dung và hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để Giáo 
trình này được hoàn thiện hơn. 
 TPHCM, ngày tháng năm 2020 
 Tham gia biên soạn 
 1. Nguyễn Thị Hạnh 
 2. Chung Ngọc Quế Chi 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 4 
 MỤC LỤC 
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ............................................................. 18 
1.1. Khái niệm về kế toán quản trị ................................................................................................. 18 
1.2. Các mục tiêu của tổ chức và công việc của nhà quản lý ......................................................... 19 
1.2.1. Các mục tiêu của tổ chức ..................................................................................................... 19 
1.2.2. Quá trình quản lý và công việc của các nhà quản lý ........................................................... 20 
1.3. Mục tiêu của kế toán quản trị .................................................................................................. 21 
1.4.Vai trò của nhân viên kế toán quản trị trong tổ chức .............................................................. 21 
1.5. Phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính ...................................................................... 22 
1.5.1. Kế toán tài chính .................................................................................................................. 22 
1.5.2. Kế toán quản trị .................................................................................................................... 23 
1.5.3. So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính .............................................................. 24 
1.6. Sự phát triển của kế toán quản trị ........................................................................................... 25 
1.7. Kế toán quản trị là một nghề chuyên môn .............................................................................. 26 
1.7.1. Các tổ chức nghề nghiệp và việc chứng nhận hành nghề .................................................... 26 
1.7.2. Đạo đức hành nghề kế toán .................................................................................................. 27 
1.8. Câu hỏi ôn tập và bài tập chương ............................................................................................ 28 
CHƢƠNG 2: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ ................................................................ 29 
2.1. Khái niệm chung về chi phí ..................................................................................................... 29 
2.1.1. Đối tƣợng chịu chi phí .......................................................................................................... 29 
2.2. Chi phí biến đổi, Chi phí cố định và Chi phí hỗn hợp ............................................................ 31 
2.2.1. Chi phí biến đổi .................................................................................................................... 31 
2.2.2. Chi phí cố định: .................................................................................................................... 33 
2.2.3. Chi phí hỗn hợp .................................................................................................................... 35 
2.3. Chi phi trực tiếp & chi phí gián tiếp ........................................................................................ 43 
2.4. Chi phí kiểm soát được & chi phí không kiểm soát đượ ... ản xuất có giới hạn để đạt được kết quả tốt nhất. 
 Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động với nhiều điều kiện hạn chế như nguyên vật 
liệu hạn chế, số giờ máy hoạt động hạn chế, mặt bằng sản xuất hạn chế, chi phí quảng cáo 
có giới hạn, v.vthì công ty phải hoạt động như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất? 
Người ta sử dụng các phương pháp định lượng mà thông thường là bài toán quy hoạch 
tuyến tính để tìm ra lời giải tối ưu. Bài toán quy hoạch tuyến tính là một công cụ toán học 
được sử dụng để trợ giúp cho nhà quản lý trong quá trình ra quyết định về việc phân bổ 
các nguồn lực hạn chế nhằm đạt được các mục tiêu của nhà quản lý một cách tối ưu. Bài 
toán quy hoạch tuyến tính có thể được thiết lập và giải quyết thông qua các bước căn bản 
sau đây: 
- Xác định (xây dựng) hàm mục tiêu 
- Thiết lập các ràng buộc của bài toán. 
- Tìm lời giải tối ưu của bài toán. 
 Ví dụ: Một công ty sản xuất hai loại sản phẩm X và Y. Mỗi kỳ, công ty chỉ sử dụng tối 
đa 36 đơn vị giờ máy và 24 đơn vị nguyên liệu. Các số liệu liên quan đến việc sản xuất và 
tiêu thụ hai sản phẩm A và B như sau: 
 Chỉ tiêu Sản phẩm 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 192 
Kế toán quản trị Chương 7: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 
 X Y 
 Số dư đảm phí đơn vị 8 10 
 Số giờ máy sản xuất 6 9 
 Nguyên liệu sử dụng 6 3 
 Mức tiêu thụ tối đa 3 
 Vấn đề đặt ra là công ty nên sản xuất như thế nào để đạt được lợi nhuận tối đa? Để 
giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể thiết lập và giải bài toán quy hoạch tuyến tính để 
tìm ra phương án sản xuất tối ưu cho công ty. 
- Xây dựng hàm mục tiêu: Hàm mục tiêu trong bài toán này là tối đa hóa tổng số dư 
đảm phí. Gọi Z là tổng số dư đảm phí mà hai sản phẩm mang lại. Từ số liệu cho ở trên ta 
có: Z = 8X + 10Y ---> Max 
- Thiết lập các ràng buộc của bài toán: 
Bài toán này có các ràng buộc sau: 
+ Ràng buộc về số giờ máy hoạt động: 6X + 9Y < = 36 
+ Ràng buộc về lượng nguyên liệu sử dụng: 6x + 3Y < = 24 
+ Ràng buộc về mức tiêu thụ tối đa của sản phẩm Y: Y < = 3 
+ Ràng buộc về điều kiện lời giải của bài toán: X, Y > = 0; X, Y nguyên 
- Tìm lời giải của bài toán: Để giải quyết bài toán này, chúng ta có nhiều cách khác nhau 
như sử dụng đồ thị, dùng phương pháp đơn hình hoặc sử dụng các chương trình máy tính. 
Ở đây, chúng tôi xin được trình bày chỉ phần kết quả cuối cùng của bài toán để bạn đọc 
tham khảo chứ không đưa ra cách giải bài toán trong giáo trình môn học này. 
Kết quả: 
 X Y Tổng 
Số sản phẩm sản xuất 3 2 
Tổng dư đảm phí 24 20 44 
Số dư đảm phí đạt giá trị cực đại là 44 nếu công ty sản xuất 3 SP X và 2 SP Y. 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 193 
Kế toán quản trị Chương 7: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 
7.6. Câu hỏi ôn tập và bài tập chƣơng 
7.6.1. Câu hỏi ôn tập 
1. Trình bày vai trò của nhân viên kế toán quản trị trong quá trình ra quyết định ? 
2. Trình bày khái niệm và vai trò của việc nhận diện thông tin thích hợp ? 
3. Liệt kê và giải thích 6 bước trong quá trình ra quyết định. 
4. Liệt kê và giải thích hai tiêu chuẩn của thông tin thích hợp. 
5. Các tiêu chuẩn của thông tin hữu ích là gì? Hãy giải thích từng tiêu chuẩn của thông tin 
hữu ích. Có phải lúc nào thông tin cũng đảm bảo tính chính xác và kịp thời cho việc ra 
quyết định không? 
7.6.2. Bài tập chƣơng 
Bài 1. Một công ty DT5 có dây chuyền sản xuất một loại vật tư Y phục vụ cho hoạt động 
sản xuất tại đơn vị. Chi phí sản xuất đơn vị tại dây chuyền này với mức sản xuất 50.000 
sp Y như sau: (ĐVT: 1.000 đồng) 
 Nguyên liệu trực tiếp 7.000 
 Nhân công trực tiếp 8.000 
 Biến phí SXC 4.000 
 Định phí SXC 8.000 
 Giá thành đơn vị 27.000 
Một phần tư trong tổng định phí SXC là chi phí chung, nghĩa là chi phí đó được phân bổ 
cho dây chuyền sản xuất hiện tại. Phần định phí còn lại là định phí trực tiếp và một nửa số 
định phí đó có thể loại bỏ nếu loại vật tư nói trên mua ngoài thay vì sản xuất. Một nhà 
cung cấp loại vật tư này chào hàng với giá 23.000 và có thể cung cấp đủ 50.000 vật tư Y. 
Yêu cầu: 
1. Có nên mua ngoài vật tư này không nếu Yn không có phương án sử dụng mặt bằng nhà 
xưởng hiện đang sử dụng cho dây chuyền sản xuất vật tư Y? 
2. Nếu mặt bằng cho thuê với giá 75.000.000 đồng/năm thì có nên chấp nhận phương án 
mua ngoài không? 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 194 
Kế toán quản trị Chương 7: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 
Bài 2. Công ty Piza mua một lò nướng pizza cách đây hai năm với giá 180.000.000 đồng. 
Lò nướng này có thể sử dụng hữu ích thêm một năm nữa. Lò nướng này được khấu hao 
theo phương pháp đường thẳng. Công ty Piza có thể mua một lò nướng bánh mới có giá 
40.000.000 đồng và có thời gian sử dụng hữu ích trong một năm. Việc đưa lò nướng bánh 
này vào hoạt động sẽ tiết kiệm được cho công ty 52.000.000 đồng chi phí hoạt động hàng 
năm (so với việc sử dụng lò nướng cũ). Nhà quản lý Công ty Piza đã quyết định không 
mua lò nướng mới vì ông ta cho rằng việc mua lò nướng mới sẽ gây thiệt hại cho công ty 
8.000.000 đồng trong năm tới. 
Yêu cầu: 
1. Theo bạn, nhà quản lý Công ty tính toán như thế nào để có được mức lỗ 48.000.000 
đồng trong năm tới nếu lò nướng pizza được mua? 
2. Bạn hãy đánh giá về cách nhà quản lý công ty đã phân tích và ra quyết định. 
3. Là nhân viên kế toán quản trị, bạn phân tích tình huống trên như thế nào? Theo bạn, 
Công ty nên mua lò nướng mới để sử dụng không? 
Bài 3. Công ty UNIX có 3 bộ phận hoạt động A, B và C với số liệu về tình hình kinh 
doanh như sau: (ĐVT: 1.000 đồng) 
 Các khoản mục Bộ phận A Bộ phận B Bộ phận C Tổng 
 Doanh thu 2.500.000 1.000.000 500.000 4.000.000 
 Biến phí 1.500.000 800.000 300.000 2.600.000 
 Số dư đảm phí 1.000.000 200.000 200.000 1.400.000 
 Định phí không tránh khỏi 300.000 120.000 50.000 470.000 
 Định phí hoạt động chung của công ty là 400 triệu đồng và đây là định phí không 
thể tránh khỏi dù ngưng sản xuất ở bất kỳ bộ phận nào. Ban Giám đốc công ty phân bổ 
khoản định phí nói trên cho các bộ phận theo tỷ trọng doanh thu của mỗi bộ phận trong 
tổng doanh thu và nhận thấy có 1 bộ phận bị lỗ. 
Yêu cầu 
1. Cho biết bộ phận nào bị lỗ và lỗ bao nhiêu tiền? 
2. Ban Giám đốc đang cân nhắc việc ngưng hoạt động bộ phận bị lỗ. Theo bạn, có nên 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 195 
Kế toán quản trị Chương 7: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 
ngưng hay không? Tại sao? 
3. Trong việc ra quyết định ngưng hay tiếp tục duy trì hoạt động một bộ phận, thông tin 
nào là thông tin thích hợp? 
Bài 4. Người quản lý đang phân vân giữa 2 phương án, nên tiếp tục sử dụng những máy 
móc cũ hay bán chúng đi để mua máy móc mới, những thông tin liên quan đến hai 
phương án này như sau: (ĐVT: 1.000 đồng) 
 Các chỉ tiêu Sử dụng máy cũ Mua máy mới 
 - Giá ban đầu 50.000 60.000 
 - Giá trị còn lại trên sổ sách 40.000 
 - Thời gian sử dụng còn lại 4 năm 4 năm 
 - Giá trị bán hiện nay 20.000 
 - Giá trị bán trong 4 năm tới - - 
 - Chi phí hoạt động hàng năm 40.000 28.000 
 - Doanh thu hằng năm 100.000 100.000 
Bài 5. Số liệu hoạt động của 2 Cửa hàng Quận 1 và Cửa hàng Quận 5 trực thuộc Công ty 
Hòa Thọ như sau: (ĐVT: 1.000 đồng) 
 Các chỉ tiêu Quận 1 Quận 5 
Doanh thu 8.000.000 6.000.000 
Biến phí 4.500.000 4.000.000 
Số dư đảm phí 3.500.000 2.000.000 
Định phí từng cửa hàng 1.500.000 1.200.000 
Lãi/ Lỗ 2.000.000 800.000 
Biết định phí chung của công ty là 1.800.000 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 196 
Kế toán quản trị Chương 7: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 
Yêu cầu: 
1. Ban Giám đốc công ty đang cân nhắc việc ngưng hoạt động Cửa hàng Quận 5. Thông 
tin thích hợp để ra quyết định nên hay không nên ngừng kinh doanh Cửa hàng Quận 5 là 
thông tin gì? Số tiền là bao nhiêu? 
2. Lợi nhuận của toàn công ty sẽ thay đổi thế nào nếu Ban Giám đốc quyết định ngưng hoạt 
động cửa hàngQuận 5. Giả sử toàn bộ định phí bộ phận của Cửa hàng Quận 5 là định phí có 
thể tránh khỏi và việc ngưng Cửa hàng Quận 5 không làm giảm được định phí chung của 
công ty. 
3. Nếu việc ngưng hoạt động cửa hàng Quận 5có thể làm giảm được định phí chung của 
công ty là 300.000 và có một đối tác đề nghị thuê Cửa hàng Quận 5 để kinh doanh với 
giá 700.000. Ban Giám đốc có nên ngưng hoạt động Cửa hàng Quận 5 để cho thuê 
không? Tại sao? 
Bài 6. Phòng kỹ thuật đang lập kế hoạch thay thế MMTB sản xuất một số phụ tùng cho 
sản phẩm sản xuất tại công ty. Hiện tại, MMTB dùng cho sản xuất các phụ tùng của sp 
quá cũ kỹ, cần thay thế máy mới. Nếu thay thế thì MMTB cũ không có giá trị thanh lý. 
Tuy nhiên, tại cuộc họp đầu tuần, ông trưởng phòng kỹ thuật thông báo: công ty có thể 
mua các phụ tùng cho sản xuất sản phẩm chứ không nhất thiết mua máy mới. Chi phí theo 
hai phương án: mua hay tự sản xuất phụ tùng được thu thập như sau. 
 Theo phƣơng án tự sản xuất: Công ty phải mua thiết bị mới có chi phí là 
3.600.000.000 đồng và thời gian hữu dụng là 5 năm. Thiết bị mới được khấu hao theo 
phương pháp đường thẳng và sẽ không có giá trị thanh lý. Hàng năm, công ty cần 48.000 
phụ tùng và giá thành đơn vị của phụ tùng theo báo cáo SX năm qua như sau: 
 Khoản mục Số tiền 
 Nguyên liệu trực tiếp 33.000 
 Nhân công trực tiếp 48.000 
 Chi phí SXC: 
 + Biến phí 7.200 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 197 
Kế toán quản trị Chương 7: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 
 + Định phí 
 43.800 
 (trong đó khấu hao thiết bị cũ: 10.800đ) 
 Giá thành đơn vị 132.000 
 Nếu thay thế thiết bị mới thì biến phí nhân công và sản xuất chung để sản xuất một phụ 
tùng sẽ giảm 25%, còn biến phí đơn vị nguyên liệu và định phí SXC ngoại trừ chi phí 
khấu hao không thay đổi. Với thiết bị mới thì công ty có thể sản xuất tối đa 72.000 phụ 
tùng/ năm và không cần thêm nhà xưởng. 
Theo phƣơng án mua: Công ty có thể mua phụ tùng tương đương chất lượng từ một nhà 
cung cấp đáng tin cậy với đơn giá là 86.000 đồng. Nhà cung cấp muốn ký một hợp đồng 
bảo đảm rằng giá trên sẽ không thay đổi trong vòng 5 năm tới. 
 Nếu là nhà phân tích, anh (chị) có đề xuất gì theo các trường hợp sau: 
1. Giả sử, công ty cần 48.000 phụ tùng/ năm. Công ty nên mua phụ tùng hay tự sản xuất? 
2. Giả sử, công ty cần 72.000 phụ tùng/năm. Quyết định có thay đổi gì không? 
3. Giả sử nhà xưởng cho MMTB hoạt động có thể cho thuê trong 5 năm với tiền thuê 
hàng năm là 160.000.000 đồng. Tình hình này có ảnh hưởng đến quyết định của công ty 
không? 
4. Theo anh (chị), có những thông tin phi tài chính nào sẽ được sử dụng khi phân tích 
quyết định mua hay tự sản xuất phụ tùng? 
Bài 7. Công ty QV9 có một số phụ tùng tồn kho trị giá 400.000.000 đồng. Số phụ tùng 
này đã lỗi thời do sự thay đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế. Số phụ tùng này có thể bán 
ra thị trường với giá 240.000.000, hoặc chúng sẽ được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với tiêu 
chuẩn kỹ thuật hiện hành và sau đó bán ra thì sẽ thu được 470.000.000 đồng. Chi phí cho 
việc hiệu chỉnh là 240.000.000 đồng. 
Yêu cầu: 
1. Những thông tin nào là thích hợp cho quyết định liên quan đến số phụ tùng tồn kho? 
2. Công ty nên bán số phụ tùng ngay hay sửa chữa/hiệu chỉnh rồi bán. 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 198 
Kế toán quản trị Chương 7: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 
Bài 8. (ĐVT: 1.000 đồng) Công ty Đức Phát đang xem xét ngưng hoạt động Bộ phận 
đóng gói. Ban giám đốc công ty nhận được một lời đề nghị từ một công ty bên ngoài sẽ 
cung cấp toàn bộ nhu cầu đóng gói sản phẩm cho ABC. Để ra quyết định, giám đốc công 
ty yêu cầu nhân viên kế toán quản trị phân tích chi phí hoạt động của Bộ phận đóng gói. 
Trong số các chi phí hoạt động của bộ phận này có một khoản chi phí 180.000 được phân 
bổ từ chi phí thuê văn phòng làm việc của công ty hàng năm. Nếu Bộ phận đóng gói 
nhưng hoạt động, không gian của bộ phận này sẽ được chuyển thành kho lưu trữ hàng 
hoá. Hiện tại Công ty Đức Phát phải thuê kho để lưu trữ hàng hoá tại một nhà kho gần 
công ty với chi phí 200.000 mỗi năm. Chi phí thuê kho lưu trữ hàng hoá này sẽ được loại 
bỏ nếu Bộ phận đóng gói ngưng hoạt động. 
Yêu cầu: 
1. Hãy thảo luận về những con số được đề cập trong thí dụ trên theo khía cạnh chúng là 
thông tin thích hợp hoặc không thích hợp cho việc ra quyết định ngưng hoạt động Bộ 
phận đóng gói. 
2. Chi phí thuê kho lưu trữ 200.000 là loại chi phí gì, xét theo góc độ nó là chi phí của Bộ 
phận đóng gói? 
3. Nếu Bộ phận đóng gói ngưng hoạt động, nhà quản lý bộ phận này sẽ được bổ nhiệm 
làm quản lý Bộ phận cắt. Lương của nhà quản lý Bộ phận đóng gói là 900.000/năm. 
Trong khi đó, để thuê một nhà quản lý cho Bộ phận cắt thì công ty phải chi trả 
1.200.000/năm. Hãy thảo luận về tính thích hợp của các số liệu về chi phí lương đối với 
quyết định ngưng hoạt động Bộ phận đóng gói. 
Bài 9. Giả sử một công ty đang xem xét mua một máy mới để giảm nhẹ bớt lao động. 
Giá mua máy mới là 50.000.000 đồng và máy có thời gian sử dụng là 10 năm. Số liệu về 
doanh số và chi phí của công ty hàng năm trong trường hợp mua và không mua máy mới 
được trình bày trong bảng dưới đây: 
 Chỉ tiêu Hiện tại Khi có máy mới 
 Sản lượng sản xuất và tiêu thụ 10.000 10.000 
 Giá bán/1 sản phẩm 50.000 50.000 
 Chi phí nguyên liệu trực tiếp/1 sản phẩm 15.000 15.000 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 199 
Kế toán quản trị Chương 7: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 
 Chi phí lao động trực tiếp/1 sản phẩm 7.000 5.000 
 Chi phí sản xuất chung biến đổi/1 sản phẩm 3.000 3.000 
 Chi phí cố định hàng năm 60.000.000 60.000.000 
 Khấu hao máy mới 5.000.000 
Hãy phân tích và đưa ra quyết định có nên mua máy mới không?
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 200 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] TS. Phan Đức Dũng, ““Kế toán Quản trị” NXB Thống kê, 2012 
[2] Phạm Văn Dược, “ Bài tập và bài giải Kế toán quản trị” NXB lao động, 2012 
[3] TS.Huỳnh Lợi, “Kế toán Quản trị” NXB Phương Đông, 2012 
[4] PGS.TS Nguyễn Thị Loan, TS Trần Quốc Thịnh, “Kế toán Quản trị ( Lý thuyết, bài 
tập& bài giải)” NXB Kinh tế TPHCM, 2017 
[5] PGS.TS Đoàn Ngọc Quế, ““Kế toán Quản trị”,NXB Kinh tế TPHCM, 2015 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 201 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_hoc_ke_toan_quan_tri.pdf