Giáo trình môn Bảo hiểm

Bảo hiểm là môn học chuyên ngành, nhằm giúp cho học sinh ngành Kế toán doanh

nghiệp có thể có những kiến thức cơ bản về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất

nghiệp giúp thuận lợi hơn cho việc tiếp cận thực tiễn công việc sau khi tốt nghiệp.

Giáo trình Bảo hiểm được tóm tắt lại các nội dung cơ bản theo chương trình môn học

bậc trung cấp; là tài liệu cần thiết cho học sinh ngành Kế toán doanh nghiệp, đáp ứng chương

trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí

Minh.

Giáo trình Bảo hiểm bậc trung cấp ngành Kế toán doanh nghiệp gồm 7 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về bảo hiểm

Chương 2: Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm

Chương 3: Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Chương 4: Thị trường bảo hiểm

Chương 5: Tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm

Chương 6: Bảo hiểm xã hội

Chương 7: Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản

Giáo trình môn Bảo hiểm trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Bảo hiểm trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Bảo hiểm trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Bảo hiểm trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Bảo hiểm trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Bảo hiểm trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Bảo hiểm trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Bảo hiểm trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Bảo hiểm trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Bảo hiểm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 156 trang minhkhanh 15060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Bảo hiểm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Bảo hiểm

Giáo trình môn Bảo hiểm
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: BẢO HIỂM 
 NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 
 TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT 
ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường 
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 20 
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: BẢO HIỂM 
 NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 
 TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 
 THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Lâm Ánh Nguyệt 
 Học vị: Thạc sỹ 
 Đơn vị: Khoa Kế toán Tài chính 
 Email: lamanhnguyet@hotec.edu.vn 
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM 
 BỘ MÔN ĐỀ TÀI 
 HIỆU TRƯỞNG 
 DUYỆT 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 20. 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu 
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 Bảo hiểm 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Bảo hiểm là môn học chuyên ngành, nhằm giúp cho học sinh ngành Kế toán doanh 
nghiệp có thể có những kiến thức cơ bản về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất 
nghiệpgiúp thuận lợi hơn cho việc tiếp cận thực tiễn công việc sau khi tốt nghiệp. 
 Giáo trình Bảo hiểm được tóm tắt lại các nội dung cơ bản theo chương trình môn học 
bậc trung cấp; là tài liệu cần thiết cho học sinh ngành Kế toán doanh nghiệp, đáp ứng chương 
trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí 
Minh. 
 Giáo trình Bảo hiểm bậc trung cấp ngành Kế toán doanh nghiệp gồm 7 chương: 
 Chương 1: Những vấn đề chung về bảo hiểm 
 Chương 2: Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm 
 Chương 3: Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm 
 Chương 4: Thị trường bảo hiểm 
 Chương 5: Tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm 
 Chương 6: Bảo hiểm xã hội 
 Chương 7: Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản 
 Ở mỗi chương ngoài nội dung lý thuyết, còn có hệ thống bài tập để người học củng cố 
lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành. Nội dung kiến thức cơ bản đã được tác giả cập nhật 
theo quy định hiện hành của Nhà nước về Pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực bảo 
hiểm. 
 Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và 
hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để Giáo trình này 
được hoàn thiện hơn trong quá trình sử dụng. 
 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày .. tháng . Năm 
 Chủ biên: 
 Lâm Ánh Nguyệt 
 Bảo hiểm 
 MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 4 
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM ...................................... 11 
1.1. Rủi ro và các phương thức xử lý rủi ro ............................................................... 11 
1.1.1. Tổn thất và khả năng tổn thất .......................................................................... 11 
1.1.2. Rủi ro và mức độ rủi ro ................................................................................... 12 
1.1.3. Hiểm họa và nguy cơ ...................................................................................... 14 
1.1.4. Một số phương thức xử lý rủi ro, nguy cơ và tổn thất ...................................... 15 
1.2. Quản trị rủi ro .................................................................................................... 19 
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro ................................................................................. 19 
1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp ................................................... 19 
1.2.3. Lựa chọn phương thức xử lý rủi ro và quản trị rủi ro ...................................... 21 
1.3. Bảo hiểm ........................................................................................................... 22 
1.3.1. Định nghĩa ...................................................................................................... 22 
1.3.2. Vai trò tác dụng của bảo hiểm ......................................................................... 22 
1.3.3. Bản chất của bảo hiểm .................................................................................... 24 
1.3.4. Phân loại bảo hiểm .......................................................................................... 24 
1.4. Câu hỏi củng cố ................................................................................................. 30 
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA BẢO HIỂM ............................................... 31 
2.1. Cơ sở kỹ thuật quan trọng của bảo hiểm ............................................................ 31 
2.1.1. Sự ra đời và phát triển Luật số lớn .................................................................. 31 
2.1.2. Luật yếu và Luật mạnh .................................................................................... 32 
2.1.3. Luật yếu và sự vận dụng trong bảo hiểm ......................................................... 32 
2.1.4. Thống kê tần suất xảy ra rủi ro ........................................................................ 34 
2.2.1. Tập hợp số lớn các rủi ro đồng nhất ................................................................ 35 
2.2.2. Dàn trải rủi ro ................................................................................................. 36 
2.2.3. Phân chia rủi ro ............................................................................................... 36 
2.3. Hình thành và quản lý quỹ bảo hiểm .................................................................. 50 
 Bảo hiểm 
2.3.1. Khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm ................................................................. 50 
2.3.2. Quản lý quỹ bảo hiểm ............................................. ...  (có tuyên chiến hay không 
tuyên chiến), nội chiến, bạo loạn, bạo động có thể dẫn đến nổi dậy vũ trang hoặc dành chính 
quyền; 
 2. Hành động khủng bố có nghĩa là hành động do một người hay một nhóm người thực 
hiện đơn độc hoặc nhân danh hoặc có liên quan đến bất kỳ tổ chức hoặc chính phủ nào vì mục 
đích chính trị, tôn giáo, tư tưởng hoặc các mục đích tương tự bao gồm cả ý đồ gây ảnh hưởng 
đến bất kỳ chính phủ nào, làm cho dân chúng hoặc bất kỳ bộ phận dân chúng nào lo sợ. 
 Những loại trừ quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này không bao gồm những tổn thất, 
thiệt hại, chi phí, phí tổn do bất kỳ nguyên nhân nào trực tiếp hay gián tiếp gây ra bởi, bắt 
nguồn từ hoặc có liên quan đến bất kỳ hành động nào được thực hiện để kiểm soát, ngăn chặn, 
dập tắt hoặc có liên quan đến những sự kiện được nêu tại khoản 1 và 2 của Điều này. 
 Nếu căn cứ theo những loại trừ quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này mà doanh nghiệp 
bảo hiểm từ chối bồi thường cho tổn thất, thiệt hại, chi phí hay phí tổn theo hợp đồng bảo hiểm, 
thì Người được bảo hiểm có trách nhiệm chứng minh rằng các tổn thất, thiệt hại, chi phí hay 
phí tổn đó thuộc trách nhiệm bảo hiểm và không thuộc các trường hợp loại trừ quy định tại 
khoản 1 và 2 của Điều này. 
 3. Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân hay nhiễm phóng xạ; 
 4. Hành động cố ý hay sơ suất lặp đi lặp lại của người được bảo hiểm; 
 5. Ngừng công việc dù là toàn bộ hay một phần; 
 6. Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính, bao gồm: 
 - Tổn thất hay thiệt hại đối với dữ liệu hoặc phần mềm, đặc biệt là bất kỳ sự thay đổi bất 
lợi nào về dữ liệu, phần mềm hoặc các chương trình máy tính do việc xoá, làm hỏng hoặc làm 
biến dạng các cấu trúc ban đầu của dữ liệu, phần mềm, chương trình máy tính đó gây ra và mọi 
tổn thất gián đoạn kinh doanh do có nguyên nhân từ các tổn thất trên trừ các tổn thất hoặc thiệt 
hại đối với dữ liệu hoặc phần mềm là hậu quả trực tiếp từ một thiệt hại vật chất được bảo hiểm 
xảy ra đối với phần vật chất của tài sản. 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 149 
Bảo hiểm Chương 7. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản 
 - Tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh từ việc mất hoặc suy giảm khả năng sử dụng, truy cập 
các dữ liệu, phần mềm hay các chương trình máy tính và mọi tổn thất gián đoạn kinh doanh có 
nguyên nhân từ các tổn thất trên. 
7.6. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 
 7.6.1. Trách nhiệm dân sự và cơ sở pháp lý 
 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của 
người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo qui định của luật pháp. 
 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm cũng là loại hợp đồng bồi thường, thời gian ngắn, thường 
1 năm trở xuống. 
 7.6.2. Đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự 
 Đối với người tham gia bảo hiểm, việc đảm nhận trách nhiệm bồi thường dân sự có nghĩa 
là phải chi trả tiền thiệt hại cho người khác do mình gây ra. Khi mua bảo hiểm, doanh nghiệp 
bảo hiểm sẽ gánh vác cho họ khoản chi này, đó chính là lợi ích bảo hiểm của người tham gia 
bảo hiểm. 
 Trong thời hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường khi 
người bị thiệt hại (người thứ ba) yêu cầu người tham gia bảo hiểm bồi thường. Doanh nghiệp 
bảo hiểm không có trách nhiệm trực tiếp với người bị thiệt hại. Cho nên hợp đồng bảo hiểm 
trách nhiệm chỉ tồn tại giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm. 
 Tuy nhiên, dựa theo qui định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong hợp đồng, doanh 
nghiệp bảo hiểm có thể trực tiếp bồi thường cho người thứ ba về những thiệt hại do người tham 
gia bảo hiểm gây ra cho họ. 
 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ giới hạn trong phạm vi trách nhiệm bồi thường 
về mặt kinh tế, không chịu các trách nhiệm khác của người tham gia bảo hiểm trước pháp luật 
như: Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự. 
 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm luôn phải qui định hạn mức trách nhiệm bồi thường tối 
đa của doanh nghiệp bảo hiểm. Ví dụ: Hạn mức trách nhiệm bồi thường tối đa trong bảo hiểm 
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là 50 triệu đồng một vụ tai nạn về 
tài sản và 50 triệu đồng một người, một vụ tai nạn. 
 7.6.3. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là phần trách nhiệm được xác định bằng tiền 
theo quy định của luật pháp và sự phán quyết của toà án mà chủ xe phải gánh chịu do việc lưu 
hành xe gây tai nạn cho người thứ ba (bảo hiểm không chịu trách nhiệm về mặt hình sự của lái 
xe). 
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ngoài những đặc điểm vốn có của bảo 
hiểm trách nhiệm dân sự nói chung, nó còn mang những đặc điểm riêng biệt mang tính đặc 
trưng: 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 150 
Bảo hiểm Chương 7. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản 
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chính là hoạt động kinh doanh nhằm 
mục đích sinh lợi, theo đó công ty bảo hiểm trách nhiệm nhận một khoản tiền gọi là phí bảo 
hiểm để rồi có khả năng sẽ phải trả một khoản tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho 
người được bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra. Khoản tiền bồi thường hay chi trả này thường lớn 
hơn gấp nhiều lần so với khoản phí mà các công ty bảo hiểm nhận được. Để làm được điều 
này, hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới phải dựa trên nguyên tắc sốđông 
bù số ít. Theo đó hậu quả của rủi ro xảy ra đối với một hoặc một sốít người sẽđược bùđắp bằng 
số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy. 
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho những 
cá nhân và tổ chức có nhu cầu. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp, công ty bảo hiểm 
đều chấp nhận các yêu cầu bảo hiểm. Hiếm có công ty nào đồng ý thoả thuận bồi thường cho 
các trường hợp tổn thất gây ra do sự cố ý của người được bảo hiểm. Chính vì vậy, công ty bảo 
hiểm không thể chấp nhận đứng ra bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho một chiếc xe cơ giới trong 
tình trạng không an toàn về kỹ thuật hay không được phép lưu hành. Đây là một nguyên tắc 
không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm. 
 Đối tượng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới mang tính trừu tượng, do 
đối tượng mà trong các hợp đồng bảo hiểm đề cập đến chính là phần trách nhiệm hoặc nghĩa 
vụ bồi thường các thiệt hại cho bên thứ ba. Tiến hành bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe 
cơ giới là một việc làm cóý nghĩa nhân đạo, nhằm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân, nâng cao 
hơn nữa trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nghiêm 
chỉnh luật lệ giao thông, phòng ngừa và hạn chế tai nạn giao thông. Chính vì thế mà loại hình 
bảo hiểm này thường mang tính bắt buộc cho tất cả các chủ phương tiện ô tô, xe máy. 
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới giúp ổn định cho chủ phương tiện khi 
không may rủi ro xảy ra khi tham gia giao thông. Tất nhiên không một ai mong muốn xảy ra 
tai nạn, nhưng rủi ro lại không tránh né bất kỳ ai, bởi nếu mọi người đi cẩn thận không để xảy 
ra tai nạn thì rủi ro có thể lại đến từ các phương tiện giao thông khác. Khi xảy ra tai nạn, thường 
sẽ có thiệt hại cho cả hai bên, chủ phương tiện sẽ được bảo hiểm đứng ra bồi thường cho người 
thứ ba nếu chủ phương tiện sai hoặc sẽ đứng ra đòi quyền lợi chủ phương tiện nếu người thứ 
ba sai. Việc làm này giúp giảm thiệt hại cho chủ phương tiện cơ giới sau khi xảy ra rủi ro. 
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn đảm bảo quyền được bồi thường của 
người bị tai nạn giao thông trong mọi trường hợp. Khi tai nạn xảy ra, rất nhiều trường hợp chủ 
phương tiện gây ra tai nạn bị tử vong không còn khả năng chi trả hoặc bỏ trốn. Trong khi đó 
những người bị nạn vẫn còn sống và rất cần có các chế độ đền bù thỏa đáng khi không có một 
tổ chức nào có kinh phí, chế độ giải quyết các trường hợp này. 
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới góp phần không nhỏ vào việc tăng thu 
ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế của các công ty bảo hiểm. 
7.7. Bài tập chương 7 
 Bài tập 01: 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 151 
Bảo hiểm Chương 7. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản 
 Một tàu trị giá $100,000 chở hàng trị giá $100,000, cước phí vận chuyển trị giá $5,500 
chủ tàu đã thu. Trong hành trình vận chuyển tàu bị mắc cạn phải sửa chữa mất $5000, hàng bị 
hỏng trị giá S6500. Để thoát cạn tàu phải ném hàng xuống biển trị giá $15,000, tàu hoạt động 
quá công suất làm nồi hơi bị hỏng phải sửa chữa mất $4,500. Về đến cảng tàu tuyên bố tổn thất 
chung. Hãy phân bổ tổn thất chung. 
 Bài tập 02: 
 Trong một hành trình có 4 chủ hàng gửi hàng trên tàu với tổng trị giá hàng hoá là 800,000 
USD, trong đó: 
 Chủ hàng A: 200,000 USD 
 Chủ hàng B: 300,000 USD 
 Chủ hàng C: 100,000 USD 
 Chủ hàng D: 200,000 USD 
 Trị giá con tàu của chủ tàu là 2,000,000 USD, cước phí chưa thu trị giá 50,000 USD. 
 Trong hành trình vận chuyển, mặt hàng vải của chủ hàng A bị cháy, thiệt hại về hàng hoá 
ước tính là 150,000 USD. Ngọn lửa cháy lan sang phòng máy làm tàu bị thiệt hại 200,000USD. 
Để cứu nguy chung cho cả tàu và hàng, thuyền trưởng đã ra lệnh dùng nước để dập tắt ngọn 
lửa, hậu quả là làm cho một số hàng hoá của chủ hàng khác bị hư hỏng, thiệt hại ước tính là 
80,000 USD. Tuy nhiên sau khi dập tắt ngọn lửa, tàu không thể chạy được nữa. Để cứu giúp 
tàu khỏi bị chìm, chủ tàu quyết định thuê một tàu khác lai dắt tàu về cảng, chi phí cứu hộ là 
20,000 USD. Về đến cảng chủ tàu tuyên bố tổn thất chung. Hãy phân bổ tổn thất chung đó. 
 Bài tập 03: 
 Một con tàu trị giá 200000$ chở hàng A trị giá 95000$, hàng B trị giá 70000$, cước phí 
trị giá 5 000$ chủ tàu chưa thu. Trong hành trình vận chuyển tàu gặp bão to làm một phần hàng 
A bị rơi xuống biển trị giá 6500$, để giúp tàu nhẹ hơn thoát khỏi cơn bão, chủ tàu ra lệnh hy 
sinh một phần hàng hóa của chủ hàng B xuống biển trị giá 12300$. Về đến cảng dỡ, tàu bị cháy 
thiệt hại 25000$, hàng B bị cháy thiệt hại 3200$. Để dập cháy, chủ tàu thuê cứu hỏa với chi phí 
phải trả là 1000$, hàng A bị ướt do phun nước dập cháy trị giá 2350$. 
 Chủ tàu tuyên bố tổn thất chung và yêu cầu chủ hàng A, B phải ky quỹ để nhận hàng. 
Hãy phân bổ tổn thất chung này. 
 Bài tập 04: 
 Một lô hàng trị giá 2.000.000 USD ( giá CFR ) được bảo hiểm cho toàn bộ giá trị cộng 
lãi ước tính 10%, tỷ lệ phí là 0,5%. Yêu cầu: xác định phí bảo hiểm cho lô hàng? 
 Bài tập 05: 
 Một tài sản trị giá 10.000 USD được mua bảo hiểm đúng giá trị, với điều kiện miễn thường 
có khấu trừ 1.500 USD. Trên đường vận chuyển, tài sản bị thiệt hại trị giá 8.000 USD do rủi 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 152 
Bảo hiểm Chương 7. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản 
ro được bảo hiểm gây ra. Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm theo nguyên 
tắc bồi thường có miễn thường? 
 Bài tập 06: 
 Xe khách Y bị tai nạn thiệt hại vào ngày 01/06/2002 (lỗi hoàn toàn thuộc xe khách Y) : 
 Chi phí sửa chữa xe: 60 trđ 
 Hành khách thứ nhất bị thương, chi phí điều trị : 18 trđ 
 Hành khách thứ hai bị thương, chi phí điều trị : 15 trđ 
 Lái xe Y bị thương, chi phí điều trị : 10 trđ 
 Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm 
dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách vận chuyển trên xe? Biết chủ xe đã thực hiện 
nghĩa vụ bảo hiểm bắt buộc ở mức trách nhiệm 30trđ/ng/vụ về tài sản/vụ. 
 Bài tập 07: 
 Một hợp đồng bảo hiểm có số liệu sau: 
 Giá trị BH: 10.000 USD 
 Số tiền BH: 8.000 USD 
 Mức khấu trừ 5% giá trị tổn thất không thấp hơn 500 USD 
 Giá trị tổn thất 3.500 USD 
 Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm trong trường hợp này? Biết rằng mức 
khấu trừ được áp dụng sau khi áp dụng điều khoản bồi thường theo tỉ lệ. 
 Bài tập 08: 
 Khi kí kết hợp đồng BH, phí bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm nộp là 120.000 đồng. 
Một vụ tổn thất xảy ra, thiệt hại là 2 triệu đồng. Do xác định lại mức độ rủi ro, người bảo hiểm 
xác định mức phí lẽ ra người tham gia bảo hiểm phải nộp là 150.000 đồng. Mức miễn thường 
có khấu trừ 100.000 đồng. Số tiền bồi thường của người bảo hiểm là bao nhiêu? 
 Bài tập 09: 
 Công ty lương thực thực phẩm X nhập khẩu 400.000 bao bột mỳ trị giá 3.200.000 USD. 
Chủ hàng mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm A (QTCB 1998) trên toàn bộ trị giá lô hàng 
là 3.520.000 USD. Khi hàng về đến cảng bị hư hỏng như sau: 
 7.000 bao bị ngấm nước, trong đó 5.000 bao bị hư hỏng hoàn toàn, 2.000 bao bị giảm giá 
trị 30%. 
 3.000 bao bị rách vỡ giảm giá trị 30% ( vận đơn ghi chú “bao bì mục, một số bị rách”) 
 Chủ hàng yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường 88.000 USD trị giá hàng hư hỏng. 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 153 
Bảo hiểm Chương 7. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản 
 Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường về hàng hóa của công ty bảo hiểm cho chủ hàng? (không 
kể chi phí giảm định) 
 Bài tập 10: 
 Một tài sản trị giá 10.000 USD được mua bảo hiểm với số tiền 8.500 USD. Trên đường 
vận chuyển tài sản thiệt hại trị giá 8.000 USD do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Yêu cầu: Tính 
số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm theo quy tắc bồi thường theo tỉ lệ. 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 154 
Bảo hiểm Tài liệu tham khảo 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Quốc Dũng, Giao nhận, vận tải và bảo hiểm, NXB Tài chính, năm 2015. 
2. Nguyễn Văn Định, Giáo trình kinh doanh bảo hiểm, NXB ĐH KTQD, năm 2009. 
3. Nguyễn Quang Thu, Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp, NXB Thống kê, 
năm 2008. 
4. Thế Anh-Song Hải, 150 tình huống pháp luật về bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế, NXB 
Khoa học, năm 2013. 
5. Quốc hội, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH14, năm 2015 
6. Quốc hội, Luật Bảo hiểm y tế, năm 2012. 
7. Quốc hội, Luật việc làm số 38/2013/Q13H, năm 2013. 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 155 
 Bảo hiểm Danh mục từ viết tắt 
 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
 BH Bảo hiểm 
 BHXH Bảo hiểm xã hội 
 BHYT Bảo hiểm y tế 
 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 
 BHTS Bảo hiểm tài sản 
 KDBH Kinh doanh bảo hiểm 
 DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm 
 ĐBH Đồng bảo hiểm 
 TBH Tài bảo hiểm 
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 156 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_bao_hiem.pdf