Giáo trình mô đun: Tin học kế toán

Để giúp người học sử dụng bảng tính Exel và ứng dụng các phần mềm kế toán vào thực hành công tác kế toán, tập thể giáo viên Khoa kinh tế du lịch Trường cao đẳng cơ giới Ninh Bình biên soạn giáo trình “Tin học kế toán”. Giáo trình biên soạn nhằm nhằm hướng đến cho sinh viên ngành kế toán có thể ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết những phân hệ kế toán trong chuyên ngành nhanh chóng và hiệu quả.

Giáo trình do tập thể giáo viên tổ kinh tế biên soạn, đã được hội đồng thẩm định của Trường cao đẳng cơ giới Ninh Bình xét duyệt. Giáo trình gồm 3 phần

Phần 1: Bài mở đầu

Phần 2: Cơ sở dữ liệu

Phần 3: Ứng dụng kế toỏn trờn phần mềm kế toỏn MISA

 

Giáo trình mô đun: Tin học kế toán trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun: Tin học kế toán trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun: Tin học kế toán trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun: Tin học kế toán trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun: Tin học kế toán trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun: Tin học kế toán trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun: Tin học kế toán trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun: Tin học kế toán trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun: Tin học kế toán trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun: Tin học kế toán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 63 trang minhkhanh 8800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun: Tin học kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun: Tin học kế toán

Giáo trình mô đun: Tin học kế toán
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: TIN HỌC KẾ TOÁN
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 20
của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình, năm 2018
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Lời nói đầu
Để giúp người học sử dụng bảng tính Exel và ứng dụng các phần mềm kế toán vào thực hành công tác kế toán, tập thể giáo viên Khoa kinh tế du lịch Trường cao đẳng cơ giới Ninh Bình biên soạn giáo trình “Tin học kế toán”. Giáo trình biên soạn nhằm nhằm hướng đến cho sinh viên ngành kế toán có thể ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết những phân hệ kế toán trong chuyên ngành nhanh chóng và hiệu quả.
Giáo trình do tập thể giáo viên tổ kinh tế biên soạn, đã được hội đồng thẩm định của Trường cao đẳng cơ giới Ninh Bình xét duyệt. Giáo trình gồm 3 phần
Phần 1: Bài mở đầu
Phần 2: Cơ sở dữ liệu
Phần 3: Ứng dụng kế toỏn trờn phần mềm kế toỏn MISA
Mặc dù tập thể nhóm biên soạn đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, song không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong nhận được những đóng góp ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc.
	 NHÓM BIÊN SOẠN
 CAO THI KIM CÚC
	ĐỖ QUANG KHẢI
	ĐÀO THỊ THỦY
MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Tin học kế toán
Mã mô đun: MĐ 36
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Mô đun được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn cơ sở.
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề.
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun:
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc thành thạo các kỹ năng tin học đang được nước ta ngày càng chú trọng nhằm nâng cao cơ hội học hỏi và hội nhập với thế giới. Mức độ cần thiết của Tin học kế toán đối với các doanh nghiệp là rất cao, dễ dàng nhận thấy điều này qua những mối liên hệ mật thiết của Tin học kế toán với công việc và đời sống. Mô đun cung cấp kiến thức tin học mang tính thực tiễn cao thông qua các phần mềm ứng dụng như EXCEL, phần mềm kế toán.
 II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được các khái niệm cơ bản các hàm Excel;
+ Trình bày được các hàm trong Excel.
- Về kỹ năng:
+ Sử dụng được phần mềm kế toán;
+ Sử dụng thành thạo phần mềm Excel trên máy tính;
+ Ứng dụng được phần mềm kế toán vào công tác kế toán.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự giác, tích cực, tham gia học tập đầy đủ thời gian.
III. Nội dung mô đun:
Bài 1. Mở Đầu
 Mã bài : THKT01
Giới thiệu: Trang bị cho người học những kiến thức chung về khái niệm, các thao tác tính toán, nhập dữ liệu trên bảng tính.
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được một số khái niệm cơ bản trong Excel;
- Trình bày các bước định dạng trên trang bảng tính;
- Trình bày được cấu trúc và cách dùng các hàm trong excel;
- Xử lý được dữ liệu trên trang tính;
- Xác định được các hàm thông dụng trong Excel;
- Thao tác thành thạo trên máy tính;
- Ứng dụng vào công tác kế toán;
- Nghiêm túc, cẩn thận khi học tập;
- Có ý thức bảo đảm an toàn về người và trang thiết bị trong phòng thực hành.
Nội dung bài:
A. Lập trang bảng tính đơn giản
1. Những khái niệm chung
1.1. Giới thiệu Microsoft Excel 
1.2. Một số khái niệm cơ bản trong Excel
- Workbook: Trong Excel, một Workbook là một tập tin mà trên đó tính toán, vẽ đồ thị, và lưu trữ dữ liệu. Vì mỗi workbook có thể chứa nhiều sheet (bảng tính). Do đó có thể tổ chức, lưu trữ nhiều loại thông tin có liên quan với nhau chỉ trong một tập tin (file). Một workbook chứa tối đa 255 worksheet hay chart sheet.
- Worksheet: là nơi lưu trữ và chứa dữ liệu, nó còn gọi là bảng tính. Một worksheet chứa nhiều ô (cell), các ô được tổ chức thành các cột và các dòng. Worksheet được chứa trong workbook. Một worksheet chứa được 256 cột và 65536 dòng.
- Chart sheet: Là một sheet trong workbook, nó chỉ chứa một đồ thị. Một chart sheet rất hữu ích khi muốn xem riêng lẻ từng đồ thị.
- Sheet tabs: Tên của các sheet sẽ thể hiện trong các ngăn (tab) đặt tại góc trái dưới của cửa sổ workbook. Để di chuyển từ sheet này sang sheet kia ta chỉ việc nhấp vào tên sheet cần đến trong thanh sheet tab.
- Các loại địa chỉ ô và miền: 
Địa chỉ ô có 3 loại:
+ Địa chỉ tương đối . Ví dụ AA10.
+ Địa chỉ tuyệt đối $$. Ví dụ $IV$65536 
+ Địa chỉ hỗn hợp $ hoặc $. Ví dụ: $A10
Tùy loại công thức, mục đích sử dụng mà có thể sử dụng các loại địa chỉ khác nhau cho phù hợp. Ví dụ để tính toán cho tất cả các ô đều tham chiếu đến một ô thì địa chỉ ô cố định đó trong công thức phải là địa chỉ tuyệt đối.
Để chuyển đổi giữa các loại địa chỉ trong công thức, sau khi chọn vùng tham chiếu (địa chỉ ô) nhấn phím F4.
Để đưa các địa chỉ ô (tham chiếu) vào trong công thức không nên nhập trực tiếp từ bàn phím mà chỉ cần dùng chuột chọn hoặc dùng các phím mũi tên (hoặc kết hợp với phím Shift để chọn nhiều ô).
Miền là một nhóm ô liền kề nhau. Địa chỉ miền được khai báo theo cách: Địa chỉ ô cao trái : Địa chỉ ô thấp phải
Ví dụ: A3:A6	B2:D5 $C$5:$D$8
- Các loại dữ liệu
+ Dữ liệu kiểu số trong Excel
Mặc định dữ liệu kiểu số của Excel là hệ số của USA: Dùng dấu chấm để phân phần thập phân và phân nguyên (Decimal symbol: .), Dùng dấu phẩy để nhóm 3 ký số đối với những số hàng nghìn trở lên (Digit grouping symbol: ,).
Quy cách hiển thị kiểu số của Excel liên quan trực tiếp đến công thức và được thiết lập trong Regional Options của Control Panel. Nếu hệ số của USA thì công thức sử dụng dấu phẩy để phân cách các đối số. Nếu hệ số của VN thì công thức sử dụng dấu chấm phẩy (;) để phân cách các đối số.
Khi nhập một dữ liệu kiểu số vào Excel nếu ô chưa định dạng thì dữ liệu tự động được canh lề bên phải. Nếu số bạn nhập vào nhảy qua bên phải là một số không hợp lệ. Có thể do bạn nhầm với kiểu số của Việt Nam. Khi đó công thức thường trả về lỗi #VALUE! 
Nên dùng bàn phím số để ... nh sẽ lấy căn cứ vào các thông tin khai báo ban đầu
của vật tư, hàng hóa.
Tài khoản phải thu: Là tài khoản đối ứng khi hạch toán nghiệp bán hàng
(có thể là 111, 112, 131).
- Tài khoản doanh thu: Là tài khoản hạch toán ghi nhận doanh thu bán
hàng (TK 511).
- Số lượng: Là số lượng hàng bán được ghi trên Hóa đơn GTGT.
- Đơn giá: Là đơn giá bán cho một vật tư, hàng hóa.
- Thành tiền = Số lượng x Đơn giá
- Tài khoản thuế: Là tài khoản hạch toán thuế (TK 1331).
- Thuế suất: Là thuế suất thuế GTGT của mặt hàng.
Trong mỗi phần mềm có một quy trình bán hàng khác nhau. Trong tài liệu
này sẽ giới thiệu với người sử dụng một số trường hợp nhập các chứng từ
liên quan đến hoạt động bán hàng trên một phần mềm kế toán từ khi lập
Đơn đặt hàng đến khi phát sinh thanh toán bán hàng.
Lập đơn đặt hàng
Khi phát sinh hoạt động bán hàng, một số doanh nghiệp có thể lập trực tiếp
Hóa đơn bán hàng, nhưng một số doanh nghiệp có thể căn cứ vào Đơn đặt
hàng từ phía người mua. Với những doanh nghiệp này họ sẽ tiến hành lập
Đơn đặt hàng trước sau đó sẽ lập Hóa đơn bán hàng. Các thông tin trên Hóa
đơn bán hàng sẽ được lấy từ Đơn đặt hàng.
Tài khoản phải thu: Là tài khoản đối ứng khi hạch toán nghiệp bán hàng
(có thể là 111, 112, 131).
- Tài khoản doanh thu: Là tài khoản hạch toán ghi nhận doanh thu bán
hàng (TK 511).
- Số lượng: Là số lượng hàng bán được ghi trên Hóa đơn GTGT.
- Đơn giá: Là đơn giá bán cho một vật tư, hàng hóa.
- Thành tiền = Số lượng x Đơn giá
- Tài khoản thuế: Là tài khoản hạch toán thuế (TK 1331).
- Thuế suất: Là thuế suất thuế GTGT của mặt hàng.
Trong mỗi phần mềm có một quy trình bán hàng khác nhau. Trong tài liệu
này sẽ giới thiệu với người sử dụng một số trường hợp nhập các chứng từ
liên quan đến hoạt động bán hàng trên một phần mềm kế toán từ khi lập
Đơn đặt hàng đến khi phát sinh thanh toán bán hàng.
Lập hóa đơn bán hàng
Lập chứng từ hàng trả lại, giảm giá
Trong quá trình bán hàng, sản phẩm, hàng hóa có thể bị khách hàng trả lại
hoặc giảm giá cho khách hàng do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng hay
hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách theo quy
định trong hợp đồng. Khi đó phải hạch toán các bút toán giảm giá, hoặc trả
lại hàng. Màn hình dưới thể hiện trường hợp phát sinh hàng bán trả lại.
Lập chứng từ thanh toán công nợ phải thu
Khi bán hàng, nếu chưa được thanh toán ngay thì giá trị của lô hàng bán sẽ
được ghi trên tài khoản công nợ. Đến khi phát sinh nghiệp vụ trả tiền từ
khách hàng, người sử dụng sẽ hạch toán bút toán thanh toán công nợ.
4.8 Lập chứng từ kế toán thuê
a, Lý thuyết liên quan
Nguyên tắc hạch toán
Thuế GTGT tại một doanh nghiệp bao gồm thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ và thuế GTGT đầu ra phải nộp.
• Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ
dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT.
• Thuế GTGT đầu ra phải nộp: là các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản
khác phải nộp, đã nộp và còn phải nộp của Ngân sách Nhà nước trong kỳ
kế toán năm.
Mô hình xử lý dữ liệu kế toán thuế
Các chứng từ đầu vào liên quan
- Hóa đơn mua hàng do nhà cung cấp lập bao gồm: hóa đơn GTGT, hóa
đơn thông thường,
- Hóa đơn bán hàng cho khách hàng bao gồm: hóa đơn GTGT, hóa đơn
thông thường,
b, Trình tự thực hiện
Trong các phần mềm kế toán, các nghiệp vụ thuế thường được hạch toán
cùng các hóa đơn GTGT đầu vào hoặc hóa đơn GTGT đầu ra.
Các hóa đơn GTGT đầu vào
Các hóa đơn GTGT đầu ra
5. Thực hiện bút toán tổng hợp cuối kỳ
5.1 Tính giá xuất kho
Trong các phần mềm, giá vốn xuất kho thường được chương trình tự động
tính căn cứ vào phương pháp tính giá xuất kho đã khai báo ngay từ khi tạo
dữ liệu kế toán mới hoặc khi khai báo vật tư, hàng hóa.
Nếu đăng ký theo phương pháp “Bình quân cuối kỳ” thì giá xuất kho sẽ
được tính sau khi thực hiện chức năng “Cập nhật giá xuất” (luôn có trong
các phần mềm). Khi sử dụng phương pháp này giá xuất kho trong kỳ ở các
thời điểm đều được tính bình quân như nhau.
Nếu đăng ký theo phương pháp “Bình quân tức thời” thì giá xuất kho sẽ
được tính ngay khi lập phiếu xuất kho trên cơ sở tổng giá trị tồn tính đến
thời điểm xuất chia cho tổng số lượng tồn tính đến thời điểm xuất hiện tại.
Sử dụng phương pháp này giá xuất kho ở các thời điểm khác nhau trong
cùng một kỳ có thể khác nhau.
Nếu đăng ký phương pháp “Đích danh” thì hệ thống sẽ lấy giá xuất kho
theo đúng giá nhập của vật tư đó trên chứng từ nhập kho được chọn.
Nếu đăng ký phương pháp “Nhập trước, xuất trước”, hệ thống sẽ tự động
tính giá xuất theo đúng phương pháp ngay sau khi cất giữ thông tin của
phiếu xuất kho.
5.2 Tính khấu hao tài sản cố định	
Trên các phần mềm kế toán, việc khấu hao TSCĐ sẽ được thực hiện vào
thời điểm cuối tháng trước khi thực hiện việc kết chuyển số dư để xác định kết quả kinh doanh của từng tháng.
Nhấn “Đồng ý” hệ thống phần mềm sẽ căn cứ vào các thông tin đã khai báo
của từng TSCĐ như: Nguyên giá, ngày khấu hao, số năm sử dụng, để tự
động tính khấu hao.
5.3 Khấu trừ thuế GTGT
Sau khi cập nhật các chứng từ mua hàng, bán hàng có phát sinh thuế GTGT,
phần mềm sẽ tự động xử lý và đưa ra các báo cáo thuế. Khi xem các báo
cáo, người sử dụng phải chọn các tham số cần thiết.
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian, đối tượng
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian, đối tương
Tờ khai thuế GTGT
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian in
5.4 Kết chuyển lãi, lỗ xác định kết quả kinh doanh
Sau khi thiết lập thêm những bút toán kết chuyển tự động. Kế toán vào mục tổng hợp rồi nhấn vào mục kết chuyển lãi lỗ, phần mềm sẽ tự động tổng hợp số liệu và đưa ra các bút toán kết chuyển.
6. Kiểm tra và in báo biểu kế toán 
6.1 Xem và in báo cáo tiền mặt tại quỹ
Sau khi cập nhật các chứng từ liên quan đến tiền mặt tại quỹ, phần mềm sẽ
tự động xử lý và đưa ra các báo cáo tiền mặt tại quỹ. Khi xem các báo cáo,
người sử dụng phải chọn các tham số cần thiết trước khi xem.
Sổ quỹ tiền mặt
- Chọn các tham số báo cáo: như khoảng thời gian, tài khoản in.
- Xem báo cáo. 
Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt
- Chọn các tham số báo cáo: như khoảng thời gian, tài khoản in.
- Xem báo cáo. 
6.2 Xem và in báo cáo tiền gửi ngân hàng
Sau khi cập nhật các chứng từ liên quan đến tiền gửi ngân hàng, phần mềm
sẽ tự động xử lý và đưa ra các báo cáo tiền gửi ngân hàng. Khi xem các báo
cáo, người sử dụng phải chọn các tham số cần thiết.
Sổ tiền gửi ngân hàng:
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian, tài khoản in.
- Xem báo cáo. 
6.3 Xem và in báo cáo vật tư
Sau khi cập nhật các chứng từ liên quan đến nhập, xuất kho, phần mềm sẽ tự
động xử lý và đưa ra các báo cáo liên quan đến phần nhập, xuất kho. Khi
xem các báo cáo, người sử dụng phải chọn các tham số cần thiết.
Báo cáo Tổng hợp tồn kho:
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian, kho vật tư (một kho, một
số kho hoặc tất cả các kho).
- Xem báo cáo.
Sổ chi tiết vật tư hàng hóa
- Chọn tham số báo cáo: như khoảng thời gian, vật tư, hàng hóa cần in (có
thể chọn một, một số hoặc tất cả vật tư, hàng hóa).
- Xem báo cáo.
6.4 Xem và in báo cáo tài sản cố định
Sau khi cập nhật các chứng từ liên quan đến tài sản cố định, phần mềm sẽ tự
động xử lý và đưa ra các báo cáo về tài sản cố định. Khi xem các báo cáo,
người sử dụng phải chọn các tham số cần thiết.
Danh sách tài sản cố định
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian, loại tài sản.
- Xem báo cáo.
Sổ tài sản cố định
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian, loại tài sản.
- Xem báo cáo
Thẻ tài sản cố định
- Chọn tham số báo cáo như: thời gian, tên tài sản.
- Xem báo cáo
6.5 Xem và in báo cáo tiền lương
Sau khi cập nhật các chứng từ liên quan đến tiền lương, phần mềm sẽ tự
động xử lý và đưa ra các báo cáo tiền lương. Khi xem các báo cáo, người sử
dụng phải chọn các tham số cần thiết.
Bảng tổng hợp lương cán bộ
- Chọn tham số báo cáo như: thời gian in.
- Xem báo cáo
Bảng thanh toán lương và phụ cấp:
- Chọn tham số báo cáo như: thời gian in.
- Xem báo cáo
Sổ nhật ký tiền lương
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian in.
- Xem báo cáo
6.6 Xem và in báo cáo liên quan đến mua hàng
Sau khi cập nhật các chứng từ liên quan đến mua hàng, phần mềm sẽ tự
động xử lý và đưa ra các báo cáo mua hàng. Khi xem các báo cáo, người sử
dụng phải chọn các tham số cần thiết.
Bảng kê mua hàng
- Chọn tham số báo cáo: như khoảng thời gian, đối tượng.
- Xem báo cáo
Nhật ký mua hàng
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian.
- Xem báo cáo
Tổng hợp công nợ phải trả
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian, đối tượng nhà cung cấp
(một hoặc nhiều nhà cung cấp), tài khoản công nợ.
- Xem báo cáo
6.7 Xem và in báo cáo liên quan đến bán hàng
Sau khi cập nhật các chứng từ liên quan đến bán hàng, phần mềm sẽ tự động
xử lý và đưa ra các báo cáo bán hàng. Khi xem các báo cáo, người sử dụng
phải chọn các tham số cần thiết.
Nhật ký bán hàng
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian in.
- Xem báo cáo
Sổ chi tiết bán hàng
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian in.
- Xem báo cáo
Tổng hợp công nợ phải thu
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian, đối tượng khách hàng, tài
khoản công nợ.
- Xem báo cáo
6.8 . Xem và in các báo cáo liên quan đến hoạt động quản lý thuế
Sau khi cập nhật các chứng từ mua hàng, bán hàng có phát sinh thuế GTGT,
phần mềm sẽ tự động xử lý và đưa ra các báo cáo thuế. Khi xem các báo
cáo, người sử dụng phải chọn các tham số cần thiết.
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian, đối tượng
- Xem báo cáo
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian, đối tương
- Xem báo cáo
Tờ khai thuế GTGT
- Chọn tham số báo cáo như: khoảng thời gian in
- Xem báo cáo
6.9 Báo cáo kế toán	
6.9.1 Bảng cân đối kế toán
a, Lý thuyết liên quan
Nội dung: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài
sản đó của doanh nghiệp tại 1 thời điểm nhất định.
Nguyên tắc lập:
- Phải hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, tiến hành
khoá sổ kế toán, tính số dư cuối kỳ.
- Kiểm tra lại số liệu ghi trên cột "Số cuối kỳ" của Bảng cân đối kế toán
ngày 31/12 năm trước.
- Không được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ và Có của các tài khoản thanh
toán.
Cơ sở số liệu:
• Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
• Căn cứ vào bảng cân đối kế toán kỳ trước (quý trước, năm trước).
b, Trình tự thực hiện
Xem báo cáo: Để xem báo cáo kế toán thực hiện các bước sau:
- Vào hệ thống báo cáo.
- Chọn Bảng cân đối kế toán.
- Thiết lập các tham số xem báo cáo: Chọn kỳ báo cáo.
- Xem báo cáo.
6.9.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
a, Lý thuyết lien quan
Nội dung:
- Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ sở số liệu:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
- Sổ kế toán chi tiết, tổng hợp trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
Thiết lập công thức báo cáo:
Phần mềm kế toán đã được thiết lập sẵn công thức lên báo cáo. Tuy nhiên,
một số phần mềm kế toán cho phép khách hàng có thể tự thiết lập công thức
phù hợp, linh hoạt đối với những doanh nghiệp có mở tài khoản theo dõi
doanh thu, chi phí.
b, Trình tự thực hiện
Xem báo cáo: Để xem báo cáo kế toán thực hiện các bước sau:
- Vào hệ thống báo cáo.
- Chọn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .
- Thiết lập các tham số xem báo cáo: Chọn kỳ báo cáo.
- Xem báo cáo.
6.9.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
a, Lý thuyết lien quan
Nội dung: Phản ánh các luồng tiền trong doanh nghiệp theo hoạt động:
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
Cơ sở số liệu:
• Theo phương pháp gián tiếp:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước.
- Các tài liệu khác.
• Theo phương pháp trực tiếp:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước.
- Sổ kế toán thu chi vốn bằng tiền.
- Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả.
Các phương pháp lập:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phương pháp gián tiếp.
b, Trình tự thực hiện
Xem báo cáo: Để xem báo cáo kế toán thực hiện các bước sau:
- Vào hệ thống báo cáo.
- Chọn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thiết lập các tham số xem báo cáo: Chọn kỳ báo cáo.
- Lựa chọn các nghiệp vụ cho từng hoạt động: Hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính.
- Xem báo cáo.
6.9.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
a, Lý thuyết lien quan
Nội dung:
• Phần I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
• Phần II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
• Phần III. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng.
• Phần IV. Các chính sách kế toán áp dụng.
• Phần V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân
đối kế toán.
• Phần VI. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh.
• Phần VII. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ.
• Phần VIII. Những thông tin khác.
Cơ sở số liệu:
- Các sổ kế toán kỳ báo cáo.
- Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo.
- Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ báo cáo.
- Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước.
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp.
b, Trình tự thực hiện
Xem báo cáo: Để xem báo cáo kế toán thực hiện các bước sau:
- Vào hệ thống báo cáo.
- Chọn Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Thiết lập các tham số xem báo cáo: Chọn kỳ báo cáo.
- Nhập liệu những thông tin chung về doanh nghiệp, chuẩn mực, chế độ,
chính sách kế toán áp dụng...
- In báo cáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trong quá trình học tập sinh viên có thể tham khảo các loại sách về Windows và Excel
[2]. Hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán MISA 7.9, MISA SME.NET 2010
[3]. Giáo trình kết toán máy SASINOVA năm 2006 

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mo_dun_tin_hoc_ke_toan.doc