Giáo trình mô đun: Kế toán quản lý doanh nghiệp ngành

Kế toán là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của một tổ chức cho

những người phải ra các quyết định điều hành hoạt động của tổ chức đó. Muốn cung cấp

được các dữ kiện tài chính này, kế toán phải thực hiện một số công việc: phải ghi nhận

các sự việc xẩy ra cho tổ chức như là việc bán hàng cho khách hàng; mua hàng từ một

nhà cung cấp; trả lương cho nhân viên. Những sự việc này trong kế toán gọi là nghiệp

vụ kinh tế. Sau khi được ghi nhận tập trung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được phân

loại và hệ thống hóa theo từng loại nghiệp vụ, tức là chúng ta sẽ tập trung tất cả các

nghiệp vụ như bán hàng vào với nhau; Trả lương cho nhân viên vào với nhau. theo trình

tự thời gian phát sinh. Sau khi tất cả các nghiệp vụ của một kỳ hoạt động đã được ghi

nhận và phân loại kế toán sẽ tổng hợp những nghiệp vụ này lại. Tức là tính ra tổng số

hàng bán, tổng số hàng mua, tổng số lương trả cho nhân viên. và cuối cùng là tính toán

kết quả của những nghiệp vụ kinh tế diễn ra trong một kỳ hoạt động bằng cách lập các

báo cáo tài chính để Ban Giám đốc thấy được kết quả hoạt động của tổ chức và tình hình

tài chính của tổ chức này.

Giáo trình mô đun: Kế toán quản lý doanh nghiệp ngành trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun: Kế toán quản lý doanh nghiệp ngành trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun: Kế toán quản lý doanh nghiệp ngành trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun: Kế toán quản lý doanh nghiệp ngành trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun: Kế toán quản lý doanh nghiệp ngành trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun: Kế toán quản lý doanh nghiệp ngành trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun: Kế toán quản lý doanh nghiệp ngành trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun: Kế toán quản lý doanh nghiệp ngành trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun: Kế toán quản lý doanh nghiệp ngành trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun: Kế toán quản lý doanh nghiệp ngành trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 127 trang minhkhanh 12440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun: Kế toán quản lý doanh nghiệp ngành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun: Kế toán quản lý doanh nghiệp ngành

Giáo trình mô đun: Kế toán quản lý doanh nghiệp ngành
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔ ĐUN: KẾ TOÁN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 
 NGÀNH/NGHỀ: QUẢN TRỊ KINH DOANH 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 Th ng 12 n m 2017 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔ ĐUN: KẾ TOÁN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 
 NGÀNH/NGHỀ: QUẢN TRỊ KINH DOANH 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Phạm Thiếu Lang 
 Học vị: Thạc sĩ 
 Đơn vị: Khoa Quản trị kinh doanh 
 Email: phamthieulang@gmail.com 
 TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM 
 BỘ MÔN ĐỀ TÀI 
 HIỆU TRƯỞNG 
 DUYỆT 
 Th ng 12 n m 2017 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Kế toán quản lý doanh nghiệp là môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức 
và khái niệm cơ bản về nguyên lý kế toán và kế toán quản trị làm cơ sở học tập và 
nghiên cứu các môn học trong chuyên ngành quản trị kinh doanh. Nhận thức rõ vai trò 
quan trọng của môn học này, Khoa Quản trị kinh doanh Trường cao đẳng Kinh tế-Kỹ 
thuật TP.HCM tổ chức biên soạn “Giáo trình Kế toán quản lý doanh nghiệp”. 
 Giáo trình Kế toán quản lý doanh nghiệp được biên soạn trên tinh thần kế thừa 
và phát huy những ưu điểm của một số giáo trình nguyên lý kế toán và kế toán quản 
trị, phù hợp với đặc điểm người học. Cách trình bày của giáo trình dễ hiểu, từ đơn giản 
đến phức tạp, từ ngữ thông dụng. Để người học dễ học tập, nghiên cứu. 
 Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về mặt thời gian và là lần xuất 
bản đầu tiên nên cuốn giáo trình không tránh khỏi thiếu sót. Các tác giả mong nhận 
được các ý kiến có giá trị để lần xuất bản sau cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
 ., ngàythángnăm 20 
 Tham gia biên soạn 
 1. Chủ biên: ThS. Phạm Thiếu Lang 
 2. ThS. Lê Thị Thảo 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 
 MỤC LỤC 
 TRANG 
Lời giới thiệu 1 
 Bài 1: Một số vấn đề chung về kế to n 6 
1.1. Lịch sử ra đời của kế toán 6 
1.2. Định nghĩa và phân loại kế toán 7 
1.3. Đối tượng nghiên cứu của kế toán 8 
1.4. Các phương pháp kế toán 10 
1.5. Các khái niệm và các nguyên tắc kế toán 11 
1.6. Các yêu cầu cơ bản của kế toán 13 
1.7. Nhiệm vụ của kế toán 14 
1.8. Đạo đức nghề nghiệp 14 
Bài 2: B o c o kế to n 18 
1.1. Khái niệm, vai trò, tác dụng của báo cáo kế toán 18 
1.2. Bảng cân đối kế toán 19 
1.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 22 
Bài 3: Tài khoản và ghi sổ kép 28 
1.1. Tài khoản kế toán 28 
1.2. Ghi sổ kép 31 
1.3. Hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết 34 
1.4. Mối quan hệ giữa tài khoản và BCĐKT 35 
1.5. Bảng cân đối số phát sinh 35 
1.6. Phân loại tài khoản 37 
1.7. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất hiện hành 39 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 2 
Bài 4: Tính gi c c đối tượng kế to n 48 
1.1. Sự cần thiết phải tính giá các đối tượng kế toán 48 
1.2. Tính giá các đối tượng kế toán chủ yếu 48 
Bài 5: Kế to n hoạt động SX kinh doanh chủ yếu của DN 55 
1.1. Kế toán các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất 56 
1.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 64 
1.3. Kế toán BH, cung cấp dịch vụ và xác định kế quả kinh doanh 67 
Bài 6: Chứng từ và kiểm kê 80 
1.1. Chứng từ kế toán 80 
1.2. Kiểm kê 83 
Bài 7: Sổ kế to n và hình thức kế to n 86 
1.1. Sổ kế toán 86 
1.2. Kỹ thuật mở sổ, ghi sổ, sửa sổ và khóa sổ 87 
1.3. Các hình thức kế toán 89 
Bài 8: Chi phí và phân loại chi phí 99 
1.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động 99 
1.2. Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả hoạt động 100 
kinh doanh 
1.3. Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định 101 
1.4. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 103 
1.5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 103 
Bài 9: Phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận 108 
1.1. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi 108 
phí-khối lượng-lợi nhuận 
1.2. Một số ví dụ ứng dụng 110 
1.3. Phân tích điểm hòa vốn 114 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 3 
1.4. Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng- 117 
lợi nhuận 
Tài liệu thao khảo 120 
Danh mục chữ viết tắt 121 
Mục lục bảng, hình vẽ 124 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 4 
 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
Tên mô đun: KẾ TOÁN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 
Mã mô đun: MĐ3104603 
Vị trí tính chất ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: 
- Vị trí: Mô đun kế toán doanh nghiệp thuộc nhóm các môn học cơ sở, học kỳ 2, mô 
đun có vị trí quan trọng trong khoa học kinh tế quản lý nói chung và khoa học kế toán 
nói riêng. 
- Tính chất: Mô đun kế toán doanh nghiệp là mô đun bắt buộc, nghiên cứu những kiến 
thức cơ bản, nền tảng về kế toán làm cơ sở cho sinh viên học tốt các môn chuyên môn 
của nghề. 
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: 
Mục tiêu của môn học/mô đun: 
- Kiến thức: 
 + Trình bày được những nội dung lý thuyết cơ bản về: các khái niệm, nguyên 
 tắc kế toán, các phương pháp kế toán, các nghiệp vụ kinh tế cơ bản, phương pháp lập 
 báo cáo kế toán tài chính. 
 + Trình bày được những nội dung cơ bản tổ chức công tác kế toán trong doanh 
 nghiệp. 
 + Phân tích được mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận và phương pháp 
 phân tích điểm hòa vốn. 
- Kỹ năng: 
 + Sử dụng được các phương pháp kế toán để thực hành ghi chép các hoạt động 
 chủ yếu trong đơn vị kế toán. 
 + Vận dụng những kiến thức lý luận để thực hành các nghiệp vụ kế toán từ khi 
 nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi chép vào các tài khoản, sổ sách kế toán đến khi lập 
 được các báo cáo kế toán ở mức khái quát. 
 + Biết cách vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận để 
 đưa ra những quyết định kinh doanh tr ...  60.000 
- Lợi nhuận tăng thêm 33.750 (ngàn đồng) 
Công ty Hoàng Long nên thực hiện biện pháp này. 
Trường hợp 2: Biến phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi 
Công ty Hoàng Long dự kiến thực hiện chính sách khuyến mại: khách hàng mua một sản 
phẩm A được tặng món quả trị giá 20. Nếu thực hiện chính sách này thì sản lượng dự 
kiến tăng 20%. Công ty Hoàng Long có nên thực hiện chính sách này? 
- Biến phí đơn vị 150 + 20 = 170 
- Số dư đảm phí đơn vị 400-170 = 230 
- Tổng số dư đảm phí nếu thực hiện khuyến mại: (2.500 x 120%) x 230 = 690.000 
- Tổng số dư đảm phí hiện tại 625.000 
- Tổng số dư đảm phí tăng thêm 65.000 
- Chi phí cố định tăng thêm 0 
- Lợi nhuận tăng thêm 65.000 
Vậy công ty Hoàng Long nên thực hiện chính sách này. 
Trường hợp 3: Định phí, giá bán, số lượng sản phẩm thay đổi 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 112 
 Bài 9: Phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận 
Công ty Hoàng Long dự kiến tăng chi phí quảng cáo là 25.000 đồng thời giảm giá bán 
sản phẩm 20. Nếu thực hiện biện pháp này thì doanh thu dự kiến tăng 30%. Công ty 
Hoàng Long có nên thực hiện phương án này? 
- Số dư đảm phí đơn vị (400-20)-150=230 
- Số dư đảm phí ước tính (2.500 x 130%) x 230 = 747.500 
- Số dư đảm phí hiện tại 625.000 
- Số dư đảm phí tăng thêm 122.500 
- Định phí tăng thêm 25.000 
- Lợi nhuận tăng thêm 97.500 
Vậy công ty Hoàng Long nên thực hiện phương án này. 
Trường hợp 4: Định phí, biến phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi 
Công ty Hoàng Long dự kiến kỳ tới thay đổi hình thức trả lương của bộ phận bán hàng, 
cụ thể chuyển 20.000 tiền lương theo thời gian sang trả 40/sản phẩm. Qua biện pháp này 
gắn kết quả của người bán hàng với lợi ích được hưởng, nên sản lượng sản phẩm tiêu thụ 
dự kiến tăng 10%. Công ty Hoàng Long có nên thực hiện phương án thay đổi hình thức 
trả lương này? 
- Số dư đảm phí đơn vị 400- (150+40) = 210 
- Tổng số dư đảm phí ước tính (2.500 x 110%) * 210 = 577.500 
- Số dư đảm phí hiện tại 625.000 
- Số dư đảm phí giảm (47.500) 
- Định phí giảm (20.000) 
- Lợi nhuận giảm (27.500) 
Vậy công ty Hoàng Long không nên thực hiện phương án này. 
Trường hợp 5: Định phí, biến phí, giá bán và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi 
Công ty Hoàng Long dự kiến kỳ tới thay đổi hình thức trả lương của bộ phận bán hàng, 
cụ thể chuyển 20.000 tiền lương theo thời gian sang trả 40/sản phẩm. Đồng thời giảm giá 
bán sản phẩm 20/sản phẩm. Qua biện pháp này số lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến tăng 
30%. Công ty Hoàng Long có nên thực hiện giải pháp này không? 
- Số dư đảm phí đơn vị (400-20) – (150+40) = 190 
- Tổng số dư đảm phí ước tính (2.500 x 130%) x 190 = 617.500 
- Số dư đảm phí hiện tại 625.000 
- Số dư đảm phí giảm (7.500) 
- Định phí giảm (20.000) 
- Lợi nhuận tăng 12.500 
Vậy công ty Hoàng Long nên thực hiện phương án này. 
Trường hợp 6: Xác định giá trong trường hợp đặc biệt 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 113 
 Bài 9: Phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận 
Trong kỳ tới công ty Hoàng Long vẫn bán 2.500 sản phẩm, ngoài ra có một khách hàng 
mới đề nghị mua 600 sản phẩm và đưa ra các điều kiện sau: 
- Giá bán phải giảm ít nhất là 10% so với giá bán hiện tại. 
- Phí vận chuyển hàng đến kho cho khách hàng, chi phí vận chuyển ước tính 12.000 
Mục tiêu của công ty Hoàng Long khi bán thêm 600 thu được lợi nhuận 6.000. Giá bán 
trong trường hợp này là bao nhiêu và hợp đồng có thực hiện được không? Biết rằng thị 
phần của công ty sẽ không bị ảnh hưởng và việc sản xuất thêm 600 sản phẩm vẫn nằm 
trong năng lực sản xuất dư thừa của công ty. 
- Giá bán sản phẩm: 
Biến phí đơn vị 150 
Chi phí vận chuyển đơn vị (12.000/600) = 20 
Định phí đơn vị 0 
Lợi nhuận đơn vị (6.000/600) = 10 
Giá bán 180 
Giá bán theo yêu cầu khách hàng giảm ít nhất 10% là ≤360 
Trường hợp này công ty Hoàng Long có thể thực hiện hợp đồng. 
1.3. Phân tích điểm hòa vốn 
1.3.1. c định điểm hòa vốn 
Điểm hòa vốn (Break Even Point _ BEP) là một điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng 
tổng chi phí hoặc tổng số dư đảm phí bằng tổng định phí 
 Định phí 
 Số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn = 
 Số dư đảm phí đơn vị 
 Định phí 
 Doanh thu hòa vốn = 
 Tỷ số số dư đảm phí 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 114 
 Bài 9: Phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận 
1.3.2. Đồ thị mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận (Cost – Volume – Profit) 
 Đồ thị điểm hòa vốn 
 Đường 
 Số 
 doanh 
 tiền thu 
 Vùng 
 lãi 
 Đường chi phí 
 Điểm hòa vốn 
 Vùng 
 lỗ 
 0 
 SL hòa vốn Số lượng sản phẩm 
 Đồ thị lợi nhuận: 
 Số 
 tiền 
 Đường lợi nhuận 
 Điểm hòa vốn 
 0 Số lượng sản phẩm 
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (Cost – Volume – Profit), giúp 
nhà quản trị xác định được số lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu hòa vốn từ đó xác 
định được vùng lãi, vùng lỗ của doanh nghiệp. 
1.3.3. Phân tích lợi nhuận mong muốn 
Phân tích lợi nhuận mong muốn là một trong những công dụng chính trong phân tích mối 
quan hệ chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận. Trong phân tích lợi nhuận mong muốn, mục 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 115 
 Bài 9: Phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận 
tiêu là xác định được sản lượng tiêu thụ hoặc doanh thu để đạt mức lợi nhuận mong 
muốn. 
Nếu gọi P là lợi nhuận mong muốn, tại điểm lợi nhuận P>0 thì: 
Số dư đảm phí = định phí + lợi nhuận 
Hoặc Doanh thu = biến phí + định phí + lợi nhuận 
 Số lượng sản phẩm Định phí + Lợi nhuận mong muốn 
 tiêu thụ để đạt lợi = 
 nhuận mong muốn Số dư đảm phí đơn vị 
 Và 
 Doanh thu để đạt lợi Định phí + Lợi nhuận mong muốn 
 = 
 nhuận mong muốn Tỷ lệ số dư đảm phí 
1.3.4. Số dư an toàn 
Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu thực hiện (hoặc doanh thu dự kiến) với doanh 
thu hòa vốn 
 Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn 
Số dư an toàn thể hiện độ an toàn trong kinh doanh, doanh nghiệp nào có số dư an toàn 
lớn thì độ an toàn trong kinh doanh cao và ngược lại. Số dư an toàn của doanh nghiệp 
khác nhau do kết cấu chi phí của các doanh nghiệp khác nhau. Thông thường doanh 
nghiệp nào có định phí chiếm tỷ trọng lớn, thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, do vậy nếu doanh 
thu giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những doanh nghiệp đó có độ an toàn thấp trong 
kinh doanh. 
 Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng số dư an toàn, cần kết hợp với chỉ 
tiêu tỷ lệ số dư an toàn 
 Số dư an toàn 
 Tỷ lệ số dư an toàn = x 100% 
 Doanh thu 
Ví dụ: 
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí của hai công ty A và 
B như sau: 
 Công ty A Công ty B 
 Chỉ tiêu 
 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 116 
 Bài 9: Phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận 
 Doanh thu 200.000 100% 200.000 100% 
 Biến phí 150.000 75% 100.000 50% 
 Số dư đảm phí 50.000 25% 100.000 50% 
 Định phí 40.000 90.000 
 Lợi nhuận 10.000 10.000 
 40.000
- Doanh thu hòa vốn của công ty A: A 160.000 
 25%
 90.000
- Doanh thu hòa vốn của công ty B: B 180.000 
 50%
- Số dư an toàn của công ty A = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn = 200.000 – 
160.000 = 40.000 
- Số dư an toàn của công ty B = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn = 200.000 – 
180.000 = 20.000 
 40.000
- Tỷ lệ số dư an toàn của công ty A 100% 20% 
 200.000
 20.000
- Tỷ lệ số dư an toàn của công ty B 100% 10% 
 200.000
Vậy công ty B có định phí lớn hơn công ty A, tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn nên độ an toàn 
trong kinh doanh kém hơn. 
1.4. Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận 
Hạn chế của mô hình này là chỗ mô hình phân tích này thực hiện được phải đặt trong một 
số giả định, mà những giả định này rất ít xảy ra trong thực tế. Những điều kiện đó là: 
- Giá bán không đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động. Đơn giá bán của sản 
phẩm hoặc dịch vụ không đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. 
- Trong phạm vi phù hợp của mức hoạt động, chi phí có thể phân chia một cách chính xác 
thành biến phí và định phí. Biến phí đơn vị không đổi và tổng định phí không đổi trong 
phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động. 
- Đối doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho không thay đổi giữa các kỳ. Số lượng sản 
phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ. 
 Bài tập 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 117 
 Bài 9: Phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận 
Bài 1. Trình bày khái niệm số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí. Nêu những ứng dụng 
của chúng trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận? 
Bài 2. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động. 
Bài 3. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của điểm hòa vốn. 
Bài 4. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của số dư an toàn. 
Bài 5. Tại sao các nhà quản trị thường sử dụng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí hơn 
báo cáo thu nhập truyền thống? 
Bài 6. Có số liệu tại công ty Hoàng Long như sau: 
 Đơn vị tính: 1.000 đồng 
 Tình Sản Giá Doanh Biến Số dư Định Lãi (Lỗ) 
 huống lượng bán thu phí đảm phí phí 
 đơn vị 
 1 600 ? 16.200 9.720 ? 5.400 ? 
 2 ? ? 260.000 ? 0,5 10.200 2.800 
 3 1.500 ? ? 16.800 3,5 ? 2.000 
 4 500 ? 9.600 ? ? 4.920 (920) 
Hãy tính và điền số liệu vào c c chỗ trống trong ảng trên (c c tình huống độc lập 
với nhau) 
Bài 7. Công ty Hoàng Long có tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A trong năm N 
như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng) 
- Biến phí đơn vị: 150 
- Giá bán đơn vị: 400 
- Tổng định phí cả năm: 400.000 
Yêu cầu: 
a. Sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn? 
b. Số dư an toàn và tỷ lệ số dư an toàn của công ty? 
Bài 8. Công ty Bình Minh chuyên sản xuất sản phẩm A, năm N doanh nghiệp bán được 
20.000 sản phẩm với giá bán 50.000 đồng/ sản phẩm. Chi phí khả biến bằng 70% giá bán, 
tổng định phí trong năm là 250.000.000 đồng. Năng lực sản xuất tối đa của doanh nghiệp 
là 25.000 sản phẩm. 
Yêu cầu 
a. Lập báo cáo kết quả kinh doanh 
b. Xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 118 
 Bài 9: Phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận 
c. Theo ý kiến của phòng Marketing, nếu tăng chi phí quảng cáo thêm 85.000.000 thì có 
thể sản xuất và bán được 98% năng lực tối đa của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nên 
thực hiện phương án này không? 
d. Xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh, nêu ý nghĩa. Nếu tổng doanh thu tăng 
135.000.000 đồng thì lợi nhuận là bao nhiêu trong điều kiện giá bán giảm 10%? 
e. Giám đốc công ty dự kiến sử dụng nguyên vật mới thay thế cho nguyên vật liệu cũ; 
việc này sẽ làm chi phí nguyên vật liệu giảm 5.000 đồng/sản phẩm. Cần bán bao nhiêu 
sản phẩm trong kỳ để đạt lợi nhuận 115.000.000 đồng. 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 119 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Đức Dũng “Bài tập Bài giải Nguyên lý kế toán’’ NXB Lao Động Xã Hội 
(2015). 
2. Phạm Văn Dược, Đào Tất Thắng “Bài tập và bài giải kế toán quản trị’’ NXB Lao 
Động (2015). 
3. Nguyễn Thị Loan, TS Trần Quốc Thịnh “Kế toán Quản trị (Lý thuyết, bài tập bài 
giải)’’ NXB Kinh tế TPHCM (2017). 
4. Võ Văn Nhị “Nguyên lý kế toán’’ NXB Kinh tế TP.HCM (2018). 
5. Đào Ngọc Quế, Đào Tất Thắng, Lê Đình Trực “Kế toán quản trị’’ NXB Kinh tế 
TP.HCM (2018). 
6. Hà Xuân Thạch “Hướng dẫn làm bài tập và trắc nghiệm nguyên lý kế toán’’ NXB 
Kinh tế TP.HCM (2017). 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 120 
 Danh mục chữ viết tắt 
BCĐKT Bảng cân đối kế toán 
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 
BCTC Báo cáo tài chính 
BHXH Bảo hiểm xã hội 
BHYT Bảo hiểm y tế 
CCDC Công cụ dụng cụ 
CĐKT Cân đối kế toán 
CĐSPS Cân đối số phát sinh 
CNV Công nhân viên 
CSH Chủ sở hữu 
CPBH Chi phí bán hàng 
CPHĐK Chi phí hoạt động khác 
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp 
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp 
CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh 
CPSXC Chi phí sản xuất chung 
DN Doanh nghiệp 
DT Doanh thu 
DTBH Doanh thu bán hàng 
DV Dịch vụ 
Đ Đồng 
ĐVT Đơn vị tính 
GTGT Gía trị gia tăng 
GVHB Gía vốn hàng bán 
HDKD Hoạt động kinh doanh 
HH Hàng hóa 
HMTSCĐ Hao mòn tài sản cố định 
KD Kinh doanh 
KH Khách hang 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 121 
KH&CN Khoa học và công nghệ 
KPCĐ Kinh phí công đoàn 
KQKD Kết quả kinh doanh 
KT Kế toán 
LNCPP Lợi nhuận chưa phân phối 
MQH Mối quan hệ 
NCTT Nhân công trực tiếp 
NG Nguyên giá 
NN Nhà nước 
NV Nguồn vốn 
NVKD Nguồn vốn kinh doanh 
NVKTPS Nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
NVL Nguyên vật liệu 
NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp 
PC Phiếu chi 
PP Phân phối 
PT Phiếu thu 
PTKH Phải thu khách hàng 
PTNB Phải trả người bán 
QLDN Quản lý doanh nghiệp 
SDCK Số dư cuối kỳ 
SDĐK Số dư đầu kỳ 
SP Sản phẩm 
SPS Số phát sinh 
SX Sản xuất 
SXC Sản xuất chung 
STT Số thứ tự 
SXKDDD Sản xuất kinh doanh dở dang 
TGNH Tiền gửi ngân hàng 
TK Tài khoản 
TM Tiền mặt 
TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài chính 
TNDN Thu nhập doanh nghiệp 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 122 
TNHH Trách nhiệm hữu hạn 
TNK Thu nhập khác 
TS Tài sản 
TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình 
TSCĐVH Tài sản cố định vô hình 
TSDH Tài sản dài hạn 
TSNH Tài sản ngắn hạn 
VCSH Vốn chủ sở hữu 
XĐKQKD Xác định kế quả kinh doanh 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 123 
 MỤC LỤC BẢNG 
 TRANG 
Bảng 1.1: So sánh kế toán tài chính và kế toán quản trị 7 
Bảng 2.1: Kết cấu bảng cân đối kế toán 19 
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 24 
Bảng 3.1: Trong thực tế TK có mẫu như sau 29 
Bảng 3.2: Bảng cân đối số phát sinh 36 
Bảng 3.3: Phân loại tài khoản kế toán 37 
Bảng 6.1: Chứng từ ghi sổ 81 
 MỤC LỤC HÌNH VẼ 
 TRANG 
Hình 1.1: Nguồn hình thành nên tài sản (Nguôn vốn) 9 
Hình 5.1: kế toán tính giá thành sản phẩm 67 
Hình 5.2: Xác định kết quả kinh doanh 70 
Hình 7.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung 91 
Hình 7.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký sổ cái 92 
Hình 7.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 94 
Hình 7.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký-chứng từ 96 
Hình 7.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 97 
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 124 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_ke_toan_quan_ly_doanh_nghiep_nganh.pdf