Giáo trình mô đun: Kế toán doanh nghiệp 3
Hệ thống kế toán Việt Nam không ngừng được hoàn thiện và phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Kế toán tài chính là bộ phận quan trọng trong hệ thống kế toán đó, nó cũng không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với Luật kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các thông lệ kế toán quốc quốc tế nhằm được thông tin kế toán chất lượng cao nhất cung cấp cho các cơ quan chức năng và nhà quản lý.
Với nhận thức đó, cuốn giáo trình “Kế toán doanh nghiệp 3” nhằm đáp ứng kịp thời chuyển biến của nền kinh tế và những thay đổi của hệ thống kế toán Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn và sửa chữa hoàn thiện giáo trình này, tập thể tác giả đã cập nhật những quy định pháp lý mới nhất về kế toán kiểm toán và chọn lọc những nội dung khoa học phù hợp cả về thực tiễn và lý luận để hoàn thành cuốn giáo trình với chất lượng khoa học cao nhất.
Nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá về nội dung, chương trình đào tạo sinh viên có trình độ cao đẳng trong giai đoạn hiện nay, tập thể giáo viên Khoa Kinh tế – Du lịch, trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình biên soạn giáo trình “Kế toán doanh nghiệp 3” và đã được hội đồng thẩm định của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình xét duyệt. Giáo trình kế toán doanh nghiệp 3 gồm 3 bài:
Bài 1: Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Bài 2: Kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
Bài 3: Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun: Kế toán doanh nghiệp 3
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 3 NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 2017 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2017 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Lêi nãi ®Çu Hệ thống kế toán Việt Nam không ngừng được hoàn thiện và phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Kế toán tài chính là bộ phận quan trọng trong hệ thống kế toán đó, nó cũng không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với Luật kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các thông lệ kế toán quốc quốc tế nhằm được thông tin kế toán chất lượng cao nhất cung cấp cho các cơ quan chức năng và nhà quản lý. Với nhận thức đó, cuốn giáo trình “Kế toán doanh nghiệp 3” nhằm đáp ứng kịp thời chuyển biến của nền kinh tế và những thay đổi của hệ thống kế toán Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn và sửa chữa hoàn thiện giáo trình này, tập thể tác giả đã cập nhật những quy định pháp lý mới nhất về kế toán kiểm toán và chọn lọc những nội dung khoa học phù hợp cả về thực tiễn và lý luận để hoàn thành cuốn giáo trình với chất lượng khoa học cao nhất. Nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá về nội dung, chương trình đào tạo sinh viên có trình độ cao đẳng trong giai đoạn hiện nay, tập thể giáo viên Khoa Kinh tế – Du lịch, trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình biên soạn giáo trình “Kế toán doanh nghiệp 3” và đã được hội đồng thẩm định của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình xét duyệt. Giáo trình kế toán doanh nghiệp 3 gồm 3 bài: Bài 1: Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Bài 2: Kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu Bài 3: Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã thể hiện nội dung giáo trình đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn phù hợp với nhận thức của trình độ đào tạo cao đẳng kế toán. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm biên soạn rất mong nhận được những đóng góp ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc. Nhóm biên soạn Đỗ Quang Khải Nguyễn Thị Nhung Cao Thị Kim Cúc MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Kế toán doanh nghiệp 3 Mã số mô đun: MĐ 26 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun kế toán doanh nghiệp 3 được bố trí giảng dạy sau mô đun kế toán doanh nghiệp 1,2. - Tính chất: Mô đun kế toán doanh nghiệp 3 là mô đun chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Môn học Kế toán doanh nghiệp 3 nhằm trang bị cho người học những kiến thức về kế toán thành phẩm, bán hàng, xác định kết quả kinh doanh, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu và báo cáo tài chính. Mục tiêu của mô đun - Về kiến thức: + Trình bày được tài khoản và phương pháp kế toán bán hàng và xác định kết quả, kế toán nguồn vốn chủ sở hữu, phương pháp lập báo cáo tài chính; + Trình bày được chứng từ, sổ kế toán chi tiết, tổng hợp liên quan tới kế toán bán hàng và xác định kết quả, kế toán nguồn vốn chủ sở hữu, phương pháp lập báo cáo tài chính; - Về kỹ năng: + Làm bài tập ứng dụng liên quan đến các phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả, kế toán nguồn vốn chủ sở hữu, phương pháp lập báo cáo tài chính; + Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán; + Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp theo các hình thức kế toán; + Lập được báo cáo tài chính trong doanh nghiệp; + Kiểm tra được công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp theo từng phần hành. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành. Nội dung của mô đun: BÀI 1 KẾ TOÁN THÀNH PHẨM – BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Mã bài: KT3.01 Giới thiệu: Trang bị cho người học những kiến thức về kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: Các nghiệp vụ, chứng từ, sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp liên quan đến thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Mục tiêu: + Trình bày được tài khoản và phương pháp kế toán bán hàng và xác định kết quả; + Trình bày được chứng từ, sổ kế toán chi tiết, tổng hợp liên quan tới kế toán bán hàng và xác định kết quả; + Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán; + Làm bài tập ứng dụng liên quan đến các phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả; + Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành. Nội dung chính: 1. Kế toán thành phẩm 1.1. Khái niệm Thành phẩm là những sản phẩm đó kết thúc giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất được kiểm tra nghiệm thu đáp ứng mọi tiêu chuẩn kỹ thuật quy định được nhập kho thành phẩm hoặc giao trực tiếp cho khách hàng. Phân biệt thành phẩm và nửa thành phẩm: Giống nhau: thành phẩm và nửa thành phẩm đều phải qua quá trình sản xuất chế biến sản phẩm. Khác nhau: thành phẩm đó hoàn thành tất cả các công đoạn sản xuất, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Nửa thành phẩm chỉ hoàn thành một hoặc một số cụng đoạn sản xuất . 1.2. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm - Phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ số lượng, chất lượng, giá cả, tình hình nhập xuất, tồn kho thành phẩm và hàng hóa. - Tính đúng giá thành phẩm xuất bán theo các phương pháp phù hợp. - Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm - Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận có liên quan thực hiện chế độ ghi chép ban đầu về nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý thành phẩm thừa thiếu, kém phẩm chất. 1.3. Nguyên tắc Theo nguyên tắc giá gốc thì thành phẩm được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế, tùy theo sự vận động của thàn ... 5. Vốn chủ sở hữu a) Bảng đối chiếu biến động của vốn chủ sở hữu Các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu Vốn góp của chủ sở hữu Thặng dư vốn cổ phần Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu Vốn khác của chủ sở hữu Chênh lệch đánh giá lại tài sản Chênh lệch tỷ giá LNST thuế chưa phân phối và các quỹ Các khoản mục khác ... Cộng A 1 2 3 4 5 6 7 8 Số dư đầu năm trước - Tăng vốn trong năm trước - Lãi trong năm trước - Tăng khác - Giảm vốn trong năm trước - Lỗ trong năm trước - Giảm khác Số dư đầu năm nay - Tăng vốn trong năm nay - Lãi trong năm nay - Tăng khác - Giảm vốn trong năm nay - Lỗ trong năm nay - Giảm khác Số dư cuối năm nay b) Chi tiết vốn góp của chủ sở hữu Cuối năm Đầu năm - Vốn góp của công ty mẹ (nếu là công ty con) - Vốn góp của các đối tượng khác ... ... ... ... Cộng ... ... c) Các giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và phân phối cổ tức, chia lợi nhuận Năm nay Năm trước - Vốn đầu tư của chủ sở hữu + Vốn góp đầu năm + Vốn góp tăng trong năm + Vốn góp giảm trong năm + Vốn góp cuối năm - Cổ tức, lợi nhuận đã chia ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... d) Cổ phiếu Cuối năm Đầu năm - Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành - Số lượng cổ phiếu đã bán ra công chúng + Cổ phiếu phổ thông + Cổ phiếu ưu đãi (loại được phân loại là vốn chủ sở hữu) - Số lượng cổ phiếu được mua lại (cổ phiếu quỹ) + Cổ phiếu phổ thông + Cổ phiếu ưu đãi (loại được phân loại là vốn chủ sở hữu) - Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Cổ phiếu phổ thông + Cổ phiếu ưu đãi (loại được phân loại là vốn chủ sở hữu) ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... * Mệnh giá cổ phiếu đang lưu hành :.............................. đ) Cổ tức - Cổ tức đã công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: + Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu phổ thông:................. + Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu ưu đãi:.................. - Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lũy kế chưa được ghi nhận:....... e) Các quỹ của doanh nghiệp: - Quỹ đầu tư phát triển; - Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; - Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu. g) Thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu theo qui định của các chuẩn mực kế toán cụ thể. 26. Chênh lệch đánh giá lại tài sản Năm nay Năm trước Lí do thay đổi giữa số đầu năm và cuối năm (đánh giá lại trong trường hợp nào, tài sản nào được đánh giá lại, theo quyết định nào?...). ... ... 27. Chênh lệch tỷ giá Năm nay Năm trước - Chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi BCTC lập bằng ngoại tệ sang VND ... ... - Chênh lệch tỷ giá phát sinh vì các nguyên nhân khác (nói rõ nguyên nhân) ... ... 28. Nguồn kinh phí Năm nay Năm trước - Nguồn kinh phí được cấp trong năm ... ... - Chi sự nghiệp (...) (...) - Nguồn kinh phí còn lại cuối năm ... ... 29. Các khoản mục ngoài Bảng Cân đối kế toán Cuối năm Đầu năm a) Tài sản thuê ngoài: Tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai của hợp đồng thuê hoạt động tài sản không hủy ngang theo các thời hạn - Từ 1 năm trở xuống; - Trên 1 năm đến 5 năm; - Trên 5 năm; ... ... ... ... ... ... ... ... b) Tài sản nhận giữ hộ: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất của từng loại tài sản tại thời điểm cuối kỳ. - Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, gia công, nhận ủy thác: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất tại thời điểm cuối kỳ. - Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, nhận cầm cố, thế chấp: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất từng loại hàng hoá; c) Ngoại tệ các loại: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết số lượng từng loại ngoại tệ tính theo nguyên tệ. Vàng tiền tệ phải trình bày khối lượng theo đơn vị tính trong nước và quốc tế Ounce, thuyết minh giá trị tính theo USD. d) Kim khí quý, đá quý: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết giá gốc, số lượng (theo đơn vị tính quốc tế) và chủng loại các loại kim khí quý, đá quý. đ) Nợ khó đòi đã xử lý: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết giá trị (theo nguyên tệ và VND) các khoản nợ khó đòi đã xử lý trong vòng 10 năm kể từ ngày xử lý theo từng đối tượng, nguyên nhân đã xoá sổ kế toán nợ khó đòi. e) Các thông tin khác về các khoản mục ngoài Bảng cân đối kế toán 30. Các thông tin khác do doanh nghiệp tự thuyết minh, giải trình. VII. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính:............. Năm nay Năm trước 1. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a) Doanh thu - Doanh thu bán hàng; - Doanh thu cung cấp dịch vụ; ... ... ... ... ... ... - Doanh thu hợp đồng xây dựng; + Doanh thu của hợp đồng xây dựng được ghi nhận trong kỳ; + Tổng doanh thu luỹ kế của hợp đồng xây dựng được ghi nhận đến thời điểm lập Báo cáo tài chính. ... ... Cộng b) Doanh thu đối với các bên liên quan (chi tiết từng đối tượng). c) Trường hợp ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản là tổng số tiền nhận trước, doanh nghiệp phải thuyết minh thêm để so sánh sự khác biệt giữa việc ghi nhận doanh thu theo phương pháp phân bổ dần theo thời gian cho thuê; Khả năng suy giảm lợi nhuận và luồng tiền trong tương lai do đã ghi nhận doanh thu đối với toàn bộ số tiền nhận trước. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu Trong đó: - Chiết khấu thương mại; - Giảm giá hàng bán; - Hàng bán bị trả lại. ... ... ... ... ... ... ... ... 3. Giá vốn hàng bán Năm nay Năm trước - Giá vốn của hàng hóa đã bán; - Giá vốn của thành phẩm đã bán; Trong đó: Giá vốn trích trước của hàng hoá, thành phẩm bất động sản đã bán bao gồm: + Hạng mục chi phí trích trước; + Giá trị trích trước vào chi phí của từng hạng mục; + Thời gian chi phí dự kiến phát sinh. - Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp; - Giá trị còn lại, chi phí nhượng bán, thanh lý của BĐS đầu tư; - Chi phí kinh doanh Bất động sản đầu tư; - Giá trị hàng tồn kho mất mát trong kỳ; - Giá trị từng loại hàng tồn kho hao hụt ngoài định mức trong kỳ; - Các khoản chi phí vượt mức bình thường khác được tính trực tiếp vào giá vốn; - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; - Các khoản ghi giảm giá vốn hàng bán. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... 4. Doanh thu hoạt động tài chính Năm nay Năm trước - Lãi tiền gửi, tiền cho vay - Lãi bán các khoản đầu tư; - Cổ tức, lợi nhuận được chia; - Lãi chênh lệch tỷ giá; - Lãi bán hàng trả chậm, chiết khấu thanh toán; - Doanh thu hoạt động tài chính khác. Cộng ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 5. Chi phí tài chính Năm nay Năm trước - Lãi tiền vay; - Chiết khấu thanh toán, lãi bán hàng trả chậm; - Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư tài chính; - Lỗ chênh lệch tỷ giá; - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư; - Chi phí tài chính khác; - Các khoản ghi giảm chi phí tài chính. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... 6. Thu nhập khác Năm nay Năm trước - Thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Lãi do đánh giá lại tài sản; - Tiền phạt thu được; - Thuế được giảm; - Các khoản khác. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... 7. Chi phí khác Năm nay Năm trước - Giá trị còn lại TSCĐ và chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Lỗ do đánh giá lại tài sản; - Các khoản bị phạt; - Các khoản khác. ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... 8. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Năm nay Năm trước a) Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ - Chi tiết các khoản chiếm từ 10% trở lên trên tổng chi phí QLDN; - Các khoản chi phí QLDN khác. b) Các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ - Chi tiết các khoản chiếm từ 10% trở lên trên tỏng chi phí bán hàng; - Các khoản chi phí bán hàng khác. c) Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - Hoàn nhập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa; - Hoàn nhập dự phòng tái cơ cấu, dự phòng khác; - Các khoản ghi giảm khác. 9. Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố - Chi phí nguyên liệu, vật liệu; - Chi phí nhân công; - Chi phí khấu hao tài sản cố định; - Chi phí dịch vụ mua ngoài; - Chi phí khác bằng tiền. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... Ghi chú: Chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” là các chi phí phát sinh trong kỳ được phản ánh trong Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. - Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc thuyết minh chi phí theo yếu tố được căn cứ vào số phát sinh trên các tài khoản sau: + Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; + Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp; + Tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công; + Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung; + Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng; + Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Đối với các doanh nghiệp thương mại, việc thuyết minh chi phí theo yếu tố được căn cứ vào số phát sinh trên các tài khoản sau (không bao gồm giá mua hàng hóa): + Tài khoản 156 – Hàng hóa; + Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán; + Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng; + Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Doanh nghiệp có quyền lựa chọn căn cứ khác nhưng phải đảm bảo thuyết minh đầy đủ chi phí theo yếu tố. 10. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Năm nay Năm trước - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành - Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành năm nay - Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 11. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Năm nay Năm trước - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế; - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại; - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ; () () - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng; () () - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả; () () - Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. VIII. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1. Các giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong tương lai Năm nay Năm trước - Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính; - Mua doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu; - Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu; - Các giao dịch phi tiền tệ khác 2. Các khoản tiền do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng: Trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện. 3. Số tiền đi vay thực thu trong kỳ: - Tiền thu từ đi vay theo khế ước thông thường; - Tiền thu từ phát hành trái phiếu thường; - Tiền thu từ phát hành trái phiếu chuyển đổi; - Tiền thu từ phát hành cổ phiếu ưu đãi phân loại là nợ phải trả; - Tiền thu từ giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán; - Tiền thu từ đi vay dưới hình thức khác. 4. Số tiền đã thực trả gốc vay trong kỳ: - Tiền trả nợ gốc vay theo khế ước thông thường; - Tiền trả nợ gốc trái phiếu thường; - Tiền trả nợ gốc trái phiếu chuyển đổi; - Tiền trả nợ gốc cổ phiếu ưu đãi phân loại là nợ phải trả; - Tiền chi trả cho giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán; - Tiền trả nợ vay dưới hình thức khác IX. Những thông tin khác 1. Những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và những thông tin tài chính khác: 2. Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: 3. Thông tin về các bên liên quan (ngoài các thông tin đã được thuyết minh ở các phần trên). 4. Trình bày tài sản, doanh thu, kết quả kinh doanh theo bộ phận (theo lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý) theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 28 “Báo cáo bộ phận”(1):. 5. Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin trong Báo cáo tài chính của các niên độ kế toán trước): ..................... 6. Thông tin về hoạt động liên tục: ...... 7. Những thông tin khác. ............................................................................................................. Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) - Số chứng chỉ hành nghề; - Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Tài chính, Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 1, NXB Tài chính, 2006.; [2]. Bộ Tài chính, Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 2, NXB Tài chính, 2006; [3]. PGS.TS .Nguyễn Văn Công, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm - Bài tập, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006; [4]. PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Kế toán doanh nghiệp, lý thuyết - bài tập mẫu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006; [5]. GS.TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy, Giáo trình kế toán tài chính, NXB Tài chính, 2006; [6]. Giáo trình kế toán thương mại, NXB Thống kê; [7]. Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp thương mại, NXB Tài chính; [8]. TS. Nguyễn Phú Giang, Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính, NXB tài chính, 2010; [9]. Học viện tài chính, Kế toán tài chính, NXB tài chính, 2010; [10]. Chuẩn mực kế toán, các thông tư điều chỉnh bổ sung kế toán doanh nghiệp của bộ tài chính ban hành; [11]. Các tài liệu sách, báo về kế toán, kiểm toán, tài chính..
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_ke_toan_doanh_nghiep_3.doc