Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học: 2019-2020

I. Mục tiêu:

Biết:

 - Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,.

 - Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân. BT cần làm BT1,2

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Muốn nhân một STP với một số tự nhiên ta làm thế nào?

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học: 2019-2020 trang 1

Trang 1

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học: 2019-2020 trang 2

Trang 2

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học: 2019-2020 trang 3

Trang 3

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học: 2019-2020 trang 4

Trang 4

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học: 2019-2020 trang 5

Trang 5

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học: 2019-2020 trang 6

Trang 6

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học: 2019-2020 trang 7

Trang 7

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học: 2019-2020 trang 8

Trang 8

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học: 2019-2020 trang 9

Trang 9

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học: 2019-2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 24 trang viethung 6980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học: 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học: 2019-2020

Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học: 2019-2020
Tuần 12 
Thứ năm ngày 21 tháng 11 năm 2019
Tiết 5: Toán 
TT56: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,...
I. Mục tiêu: 
Biết: 
	- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
	- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân. BT cần làm BT1,2
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Muốn nhân một STP với một số tự nhiên ta làm thế nào?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Kiến thức:
(1) Ví dụ 1:
- GV nêu ví dụ: 27,867 10 = ?
- GVHD học sinh đổi ra cm để TH phép nhân, rồi nêu kết quả
Đặt tính rồi tính: 27,867
 10
 278,670
- Nêu cách nhân một số thập phân với 10?
 (2) Ví dụ 2:
- GV nêu ví dụ, cho HS thực hiện và nêu kết quả
- GV nhận xét, ghi bảng.
- Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm thế nào?
(3) Nhận xét:
- Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,ta làm thế nào?
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
- HS đổi ra đơn vị cm sau đó thực hiện phép nhân ra nháp.
- HS nêu.
- HS thực hiện đặt tính rồi tính:
 53,286
 100
 5328,600 
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS đọc phần nhận xét SGK
-LuyÖn tËp:
Bài tập 1 (57): Nhân nhẩm
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm miệng 
- GV nhận xét.
Bài tập 2 (57): Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cm.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho 1HS làm bài vào bảng phụ lớp làm vở. 
- Chữa bài. 
-1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào bảng con. 
Kết quả:
a) 1,4 10= 14
2,1 100=210
7,2 1000=7200
b) 9,63 10 =96,3
25,08 100 =2508
5,32 1000 =5320
c) 5,328 10 =53,28
4,061 100 = 406,1
0,894 1000 = 894
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm
- Chữa bài. 
Kết quả:
10,4dm =104cm 12,6 m=1260cm
0,856m= 85,6cm 5,75dm=57,5cm
4. Cñng cè, dÆn dß: 
- GV nhËn xÐt giê häc
TiÕt 2: TËp ®äc 
TT 23: Mùa thảo quả
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc,mùi vị của rừng thảo quả.
	- Hiểu ND bài: vẻ đẹp, và sự sinh sôi của rừng thảo quả. TLCH trong SGK.
	- Tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật. (CKTKN) Dạy đối với học sinh hoàn thành tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chùm thảo quả.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Mời 1 HS có năng khiếu trong học tập đọc.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm,và luyện đọccâu văn dài.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- Giải nghĩa từ khó: thảo quả, Đản Khao, Chin San, tầng rừng thấp,.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 nhóm thi đọc.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật. (CKTKN) Dạy đối với học sinh hoàn thành tốt.
- Cho HS đọc đoạn 1
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
+ Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
- Nêu ý1?
- Cho HS đọc đoạn 2
+Những chi tiết nào cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh? 
- Nêu ý 2?
- Cho HS đọc đoạn 3 
+ Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
+ Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp?
- Nêu ý 3?
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Gọi HS đọc bài .
- Thi đọc đoạn 2. 
- GV và HS nhận xét
- Đoạn 1: Từ đầu đến nếp khăn
- Đoạn 2: Tiếp cho đến không gian
- Đoạn 3: các đoạn còn lại.
- HS đọc NT đoạn lần 2
- HS đọc đoạn trong nhóm
- Đọc đoạn trước lớp.
- Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa
- Các từ hương và thơm lặp đi lặp lại, câu 2 khá dài
- Ý1: Mùi thơm đặc biệt của thảo quả.
- Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa mỗi thân
- Ý 2: Sự phát triển nhanh của thảo quả.
- Nảy dưới gốc cây.
- Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng,
- Ý 3: Những hình ảnh đẹp của rừng khi thảo quả chín.
*Ý nghĩa: Bài văn miêu tả mùi thơm, vẻ đẹp đặc biệt và sự sinh sôi, phát triển nhanh của thảo quả.
- Đọc nhấn ở những từ ngữ: Gió tây lướt thướt bay Nếp áo, nếp khăn.
- HS đọc trong nhóm.
- Lớp nhận xét, sửa sai.
- HS thi đọc đoạn 2.
4. Củng cố, dặn dò: 
 - Em hãy nêu ý chính của bài ?
 - Liên hệ thực tế: Gia đình em có dùng thảo quả không? Dùng vào lúc nào ?
 - GV nhận xét giờ học.
 Tiết 3: Đạo đức
TT 12: Kính già yêu trẻ (tiết 1)
I. Mục tiêu: Học song bài này, HS biết:
	- Vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
	- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
	- Có thái độ hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
 - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với người già và trẻ em.
 - Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em.
II. Đồ dùng dạy học:
	Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động1, tiết 1.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 5.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
- Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện Sau đêm mưa
* Mục tiêu: 
 HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già, em nhỏ.
* Cách tiến hành:
- GV đọc truyện Sau đêm mưa trong SGK.
- GV cho 3 tổ đóng vai theo ND truyện.
- Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:
+ Các bạn đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
+ Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện? 
* GDKNS: - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, người xó hội
- GV kết luận: SGV-Tr. 33
- GV mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
- HS đóng vai theo nội dung truyện.
- Nhường đường, dắt em nhỏ.
- Tại vì các ...  bài văn.
 -Mời một HS đọc câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo bài văn.
- GV cho HS trao đổi nhóm 2 theo nội dung 
+ Xác định phần mở bài?
+ Ngoại hình của A cháng có những điểm gì nổi bật?
+ Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?
+Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó?
+Từ bài văn, em hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người?
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*)Phần ghi nhớ:
Cho HS đọc và nói lại nội dung cần ghi nhớ.
*. Phần luyện tập:
- GV nhắc HS chú ý:
+ Khi lập dàn ý, em cần bám sát 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả người.
+ Chú ý đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc-những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó.
- Mời một vài HS nói đối tượng định tả.
- Cho HS lập dàn ý vào nháp, 2-3 HS làm vào giấy.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét
- HS đọc.
- Phần mở bài: Từ đầu đến Đẹp quá!
- Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp chân bắp tay rắn chắc như gụ,...
- Người lao động rất rất khoẻ, rất giỏ, cần cù, say mê lao động ...
- Phần kết bài: Câu văn cuối.
- ý chính: Ca ngợi sức lực tràn trề của...
- HS tự nêu.
- HS đọc và nêu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau nói đối tượng định tả.
- HS lập dàn ý vào nháp.
- HS trình bày.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 4 Luyện từ và câu
TT 24: Luyện tập về quan hệ từ
I. Mục tiêu:
- Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu BT1,BT2.
- Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3, biết đặt câu với quan hệ từ đã cho ở BT4.
* BVMT: Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của tiết LTVC trước.
3. Bài mới
 a-Giới thiệu bài: 
b- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2:
- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- Mời 2 HS chữa bài
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3:
- GV cho HS thi làm bài tập theo nhóm 4 vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm mang bảng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
- Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng cuộc.
+) BVMT: Vẻ đẹp thiên nhiên là tài sản chung của cả nước chính vì vậy chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn các tài nguyên thiên nhiên đó.
*Bài tập 4: 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền tin” để tìm các từ ngữ miêu tả 
+ GV chỉ định 1 HS tìm từ, đọc to nếu đúng thì HS đó được quyền chỉ định HS khác.
- Cho HS đặt câu vào vở.
- Mời HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm 2.
*Lời giải : Quan hệ từ và tác dụng
- Của nối cái cày với người Hmông
- Bằng nối bắp cày với gỗ tốt màu đen
- Như (1) nối vòng với hình cánh cung
- Như (2) nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ làm việc cá nhân.
*Lời giải:
- Nhưng biểu thị quan hệ tương phản.
- Mà biểu thị quan hệ tương phản.
- Nếu-thì biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết-kết quả.
-1 HS nêu yêu cầu.
-HS trao đổi nhóm 4.
*Lời giải:
Câu a - và ; Câu b - và, ở, của ; Câu c - thì, thì ; Câu d - và, nhưng
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS chơi trò chơi.
*VD về lời giải:
em dỗ mãi mà bé không nín khóc. Câu truyện của mơ rất hấp dẫn vì mơ kể bằng tất cả tâm hồn của mình.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 5: Khoa học 
 Đ/C Ninh soạn giảng
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2019
Tiết 1 Toán
 TT60: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu BT	
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm thế nào?
3. Bài mới
a-Giới thiệu bài:
b-Luyện tập:
*Bài tập 1 
a) Tính rồi so sánh giá trị của 
(a x b) x c và a x (b x c).
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào PBT. 
- Chữa bài. Cho HS rút ra T/ C kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
b)Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra chữa chéo cho nhau.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 Tính
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 4 HS lên chữa bài. 
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
 (a x b) x c = a x (b x c)
* lời giải:
 2,5 x 3,1 x 0,6
 = (2,5 x 3,1) x 0,6
 = 7,75 x 0,6
 = 4,65
 ( Kết quả: b, 9,65; 73,8; 98,4, 68,6)
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào nháp
*Kết quả:
151,68
111,5
- HS khác nhận xét, bổ sung.
4.Củng cố, dặn dò 
-Nhắc HS học kĩ lại nhân một số thập phân với một số thập phân.
Tiết 2: Mĩ Thuật 
 Soạn riêng 
Tiết 3 Tập làm văn 
 TT24: Luyện tập tả người 
I. Mục tiêu
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc vè ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu (Bà tôi; Người thợ rèn,)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của người Bà (BT 1)
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Một HS nhắc lại ( về cấu tạo 3 phần của bài văn tả người).
 3. Bài mới
a-Giới thiệu bài:
b-Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1:
- Cho HS trao đổi nhóm 2: Ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người 
bà trong đoạn văn.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GV treo bảng phụ đã ghi vắn tắt đặc điểm của bà. 
- GV: Tác giả đã ngắm bà rất kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. Bài văn vì thế ngắn gọn mà sống động, khắc hoạ rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc, đồng thời bộc lộ tình yêu của đứa cháu nhỏ đối với bà qua từng lời tả.
*Bài tập 2:
*Nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả?
- 1 HS đọc bài Bà tôi, cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS đọc.
Chọn lọc chi tiết khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác ; bài viết sẽ hấp dẫn, không lan man, dài dòng.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
Tiết 4: Âm nhạc 
 TT 12: Học Hát Bài: ƯỚC MƠ
 Nhạc: Trung Quốc
 Lời Việt: AN HÒA
I.Mục tiêu:
	- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
	- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
	- GDHS thêm yêu hòa bình phản đối chiến tranh.
II.Tài liệu và phương tiện:
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng
- Bảng phụ
2. Học sinh chuẩn bị:
- Nhạc cụ gõ: Thanh phách
- SGK Âm nhạc 5.
III.Tiến trình:
* Dạy hát bài: ƯỚC MƠ.
A:Hoạt động cơ bản
* HĐC Lớp:
- GV giới thiệu bài hát( tên bài, tác giả), sau đó cho các em nghe bài hát mẫu(GV tự trình bày).
* HĐC Nhân:
- Từng HS đọc lời ca trong SGK âm nhạc 5.
* HĐC Lớp:
- GV dạy hát từng câu ngắn kết hợp cho nghe đàn, liên kết các câu hát.
- Cả lớp hát lại nhiều lần lời ca của bài hát:
 Gió vờn cánh hoa bay dưới trời.
 Đàn bướm xinh dạo chơi.
 Trên cành cây chim ca líu lo.
 Như hát lên bao lời mong chờ.
 Em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên.
 Cuộc sống tươi đẹp thêm.
 Cho đàn em tung tăng múa ca, trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà.
B.Hoạt động thực hành
* HĐNhóm:
- GV yêu cầu các nhóm luyện tập từng câu lời ca của bài hát,sau đó hát nối liền từng câu với nhau :
	 Gió vờn cánh hoa bay dưới trời.
 Đàn bướm xinh dạo chơi.
 Trên cành cây chim ca líu lo.
 Như hát lên bao lời mong chờ.
 Em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên.
 Cuộc sống tươi đẹp thêm.
 Cho đàn em tung tăng múa ca, trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà.	 
- Các nhóm lần lượt lên trước lớp trình bày bài hát( có thể cầm sách để hát ). Sau khi mỗi nhóm trình bày xong,hs các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá.
- Một vài em trình bày bài hát trước lớp với hình thức đơn ca,cả lớp gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách cùng với bạn đơn ca.
* Đánh giá kết quả học tập:
* HĐC Nhân:
- HS tự đánh giá kết quả học hát bằng cách đánh dấu (x) vào 1 trong 4 mức độ dưới đây:
Hát ở mức độ tốt
Hát ở mức độ trung bình
Hát ở mức độ khá
Hát chưa đạt
C. Hoạt động ứng dụng
- HS học thuộc bài hát ước mơ để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
- Về nhà, các em có thể hát cho mọi người trong gia đình nghe hoặc dạy cho các em bé hát( nếu có).
Tiết 5 : Hoạt động tập thể 
Phần 1: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
 TT12 : Những kỹ năng thuyết trình trước lớp
1. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh nêu được lý lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản ( Ví dụ thuyết trình về ngày nhà giáo Việt Nam)
 - Rèn các kĩ năng thhể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, hợp tác cho học sinh
2. Thời điểm, địa điểm tổ chức hoạt động:
- Tổ chức theo quy mô lớp học
- Địa điểm; Trong lớp
-Thời gian: 20 đến 25 phút.
3. Nội dung và hình thức hoạt động:
- Nội dung : Những kỹ năng thuyết trình trước lớp
- Hình thức: Tổ chức trong lớp 
4. Tài liệu và phương tiện.
- Chuẩn bị bài thuyết trình về ngày 20/11
5. Các bước tiến hành.
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS một số kỹ năng thuyết trình trước lớp: 
 Những kỹ năng thuyết trình trước lớp:
a. Khi thuyết trình trước lớp cần trình bày ngôn từ thật đơn giản, dễ hiểu để tránh việc người nghe hiểu nhầm và sẽ gây khó khăn cho bạn lúc đặt và trả lời câu hỏi. Tốt nhất nên có thêm phần biểu đồ minh họa hay vật dụng minh họa cụ thể.
b. Các câu thể hiện trên màn hình cần đơn giản, ngắn gọn và nêu ra ý chính mà thôi. Mục đích của các câu này là để giúp người thuyết trình dễ dàng theo sát được nội dung theo cách logic nhất, đồng thời giúp người nghe tiện theo dõi và tránh được sự rườm rà. Mỗi trang thuyết trình (slide) cần từ 3 đến 5 câu là hợp lý.
c. Kiểm soát tốt thời lượng và nội dung thuyết trình, tránh lan man, làm mất thời gian của người trình bày kế tiếp cũng như người nghe.
d. Giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh nói lắp bắp và lòng vòng một vấn đề. Một ký năng thuyết trình trước lớp không thể thiếu là phải biếu tạo cảm xúc khi thuyết trình. Nét mặt tươi vui, đừng quên những nụ cười sẽ là vũ khí giúp bạn tự tin hơn và lấy thiện cảm với người nghe. Những câu nói dí dỏm, thông minh có liên quan đến nội dung thuyết trình rất sẽ cần thiết để tránh người nghe nhàm chán.
e. Đừng quên giới thiệu đề tài của bài thuyết trình cũng như phần tóm tắt hay kết luận. Giới thiệu rõ ràng tên và nội dung sẽ trình bày của từng thành viên trong buổi thuyết trình trước lớp.
f. Kết thúc bài thuyết trình trước lớp đừng quên lời cảm ơn đến với người nghe, đồng thời bày tỏ nguyện vọng nhận được những câu hỏi từ người nghe về những vấn đề họ chưa thông suốt hoặc góp ý mở rộng thêm cho vấn đề.
g. Cần tập trung nghe kỹ câu hỏi được đặt ra và phân công trả lời dựa trên nội dung của từng thành viên phụ trách. Trả lời câu hỏi theo ý ngắn gọn, rõ ràng và sẵn sàng đón nhận những vấn đề có liên quan mà mình chưa nghiên cứu đến từ người nghe. Phối hợp, hỗ trợ cùng nhau trả lời câu hỏi theo hướng hợp tác, tránh việc đánh đố hay “đấu khẩu” nhau trên lớp. Luôn nhớ kèm theo câu cảm ơn đối với người đặt câu hỏi và đánh giá mức độ thỏa mãn của họ đối với bài thuyết trình cũng như câu trả lời của nhóm.
* Hoạt động 2: GV cho HS thực hành bài thuyết trình của mình đã chuẩn bị.
*Hoạt động 3: GV cùng HS nhận xét các bài thuyết trình
*Hoạt động 4: Đánh giá hoạt động:
- GV nhận xét khen ngợi những e có ý thức học tập tốt 
 Phần 2: Đánh giá chung các hoạt động trong tuần
1.1)Đánh giá ,nhận xét các hoạt động trong tuần:
a.Đạo đức:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b.Học tập:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c.Thể dục:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
d.Thẩm mĩ:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
e.Lao động:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
1.2)Định hướng tuần tới: 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_12_nam_hoc_2019_2020.docx