Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 21: Thời tiết

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được

 * Về nhận thức khoa học:

- Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau.

- Nêu được lí do phải theo dõi dự báo thời tiết.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

Quan sát và nhận biết được ngày nắng, ngày nhiều mây, ngày mưa, ngày gió.

 * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

 Biết chọn dùng trang phục phù hợp thời tiết (nóng, rét, mưa, nắng).

 

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 21: Thời tiết trang 1

Trang 1

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 21: Thời tiết trang 2

Trang 2

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 21: Thời tiết trang 3

Trang 3

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 21: Thời tiết trang 4

Trang 4

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 21: Thời tiết trang 5

Trang 5

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 21: Thời tiết trang 6

Trang 6

docx 6 trang viethung 05/01/2022 3660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 21: Thời tiết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 21: Thời tiết

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 21: Thời tiết
GIÁO ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 SÁCH CÁNH DIỀU
Bài 21. THỜI TIẾT (3 tiết)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được
 * Về nhận thức khoa học: 
- Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau.
- Nêu được lí do phải theo dõi dự báo thời tiết. 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
Quan sát và nhận biết được ngày nắng, ngày nhiều mây, ngày mưa, ngày gió.
 * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
 Biết chọn dùng trang phục phù hợp thời tiết (nóng, rét, mưa, nắng). 
II. Chuẩn bị:
 - Các hình trong SGK,
 - VBT Tự nhiên và Xã hội 1,
 - Một số tranh ảnh hoặc video clip về các hiện tượng thời tiết (để trình bày chung cả lớp) ; một số bản tin dự báo thời tiết.
III.Hoạt động dạy học 
Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp:
- GV cho cả lớp hát bài Trời nắng, trời mưa. 
- Sau đó GV hỏi: 
+ Bài hát nhắc tới những hiện tượng thời tiết nào? 
+ Tại sao khi trời mưa thỏ lại phải chạy mau?
 – Từ đó dẫn dắt vào bài mới để tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết.
Một số hiện tượng thời tiết
 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét về hiện tượng thời tiết 
* Mục tiêu 
- Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau. 
- Quan sát và nhận biết được ngày nắng, ngày nhiều mây, ngày mưa, ngày gió. 
* Cách tiến hành 
- GV tổ chức cho HS học theo nhóm 6: 
+ Mỗi học sinh trong nhóm mô tả về hiện tượng thời tiết của một hình. + Cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi: 
• Bầu trời và quang cảnh xung quanh khi trời mưa có gì khác với khi trời nắng? 
• Dựa vào dấu hiệu nào mà em biết trời có gió? Gió mạnh hay gió nhẹ? 
• Khi trời nóng hoặc khi trời lạnh, em cảm thấy thế nào? - Làm việc cả lớp: Mỗi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi ; mỗi nhóm một câu. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung câu trả lời. 
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
 Hoạt động 2: Thi nói về hiện tượng thời tiết 
* Mục tiêu 
Trình bày được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau. 
* Cách tiến hành
 - HS học theo cặp hoặc theo nhóm.
 Khi GV quan sát các nhóm, khuyến khích các em huy động kiến thức đã học, kinh nghiệm và vốn từ các em có để nói về hiện tượng thời tiết. Ví dụ: 
Khi trời nắng:
 + Trời xanh.
 + Mây trắng. 
+ Nắng vàng. 
+... 
Khỉ trời mưa:
 + Bầu trời phủ toàn mây xám 
. + Không nhìn thấy Mặt Trời 
. + Mưa rơi, 
+ Cây cỏ và mọi vật ở ngoài trời đều ướt. 
+...
Hoạt động 3: Thực hành quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh 
* Mục tiêu
 Thực hành quan sát, nêu được nhận xét về bầu trời và quang cảnh xung quanh và nhận biết được hiện tượng thời tiết. 
* Cách tiến hành 
- GV nêu yêu cầu thực hành đối với cả lớp ; có thể hỏi, gợi ý cho các em về nội dung cần quan sát. Ví dụ: Trời có nắng hoặc mưa không? có gió không? gió mạnh hay nhẹ? Trên trời có nhiều hay ít mây? Màu sắc của mây? Cảnh vật xung quanh như thế nào?... 
- GV có thể gợi ý / cung cấp cho các em mẫu phiếu ghi lại kết quả quan sát (Ví dụ dưới dạng bảng dựa theo các câu hỏi ở trên). 
- HS đi ra ngoài lớp, tiến hành quan sát (theo cặp), ghi lại kết quả quan sát được.
Trong quá trình HS quan sát, GV có thể có những hướng dẫn cần thiết. HS quay lại lớp, trao đổi để hoàn thiện bản ghi kết quả quan sát. 
- Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV yêu cầu đại diện của một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV nhận xét và tuyên dương các nhóm làm tốt.
 - GV cho HS đọc phần kiến thức chủ yếu ở trang 136 (SGK). Sau đó có thể cho một số em nhắc lại.
Trang phục phù hợp với thời tiết
 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động 4: Tìm hiểu về việc lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết 
* Mục tiêu Chọn được trang phục phù hợp thời tiết. 
* Cách tiến hành
Bước 1: GV tổ chức cho HS học theo cặp
 HS làm việc theo cặp, quan sát các hình vẽ ở trang 137 (SGK) và trả lời câu hỏi: Hình thể hiện trang phục gì? Trang phục đỏ phù hợp với thời tiết nào? Vì sao? Sau đó mỗi bạn tự nhận xét hôm nay trang phục của bản thân đã phủ hợp thời tiết hay chưa? Vì sao? 
- HS thảo luận để trả lời các câu hỏi trên.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- HS báo cáo kết quả thảo luận,
 - GV có thể hỏi thêm về những trang phục khác phù hợp với các điều kiện thời tiết (nóng, rét, mưa, nắng, gió). 
- GV lưu ý các em sự cần thiết phải sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết. Chẳng hạn:
 + Đi dưới trời nắng phải đội mũ, nón hoặc che ô (dù) để tránh bị ảnh năng chiếu thẳng vào đầu gây nhức đầu, sổ mũi, cảm năng. 
+ Đi dưới trời mưa phải mặc áo mưa đội nón hoặc che ô (dù) để người không bị ướt, bị lạnh tránh bị ho, sốt,
+... 
- HS làm cầu 1, 2, 3 của Bài 21 (VBT).
 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
Hoạt động 5: Vẽ tranh mô tả thời tiết mà em thích nhất
 * Mục tiêu
 Vận dụng được kiến thức về các dấu hiệu của thời tiết để vẽ tranh về thời tiết,
* Cách tiến hành
- HS lựa chọn chủ đề (kiểu thời tiết) để vẽ. 
- HS vẽ và tô màu vào tranh để thể hiện cảnh về thời tiết mà em đã chọn. - HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về bức tranh của mình, trong đó nêu lí do em thích vẽ tranh về thời tiết này. 
- GV có thể cho một số HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp. 
Sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết
 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động 6: Quan sát tình huống và thảo luận về sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết
 * Mục tiêu
 Nêu được lí do phải theo dõi dự báo thời tiết.
 * Cách tiến hành 
- HS làm việc nhóm, quan sát tình huống thể hiện qua các hình và trả lời các câu hỏi: 
+ Thời tiết vào lúc bạn An tan học so với lúc đi học thay đổi như thế nào? Nếu An không nghe lời mẹ thì điều gì sẽ xảy ra? 
+ Việc theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày có lợi ích gì? Nêu ví dụ.
 - Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV yêu cầu đại diện của một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
Qua phần trình bày của HS, GV tổng hợp lại và có thể mở rộng thêm lí do phải theo dõi dự báo thời tiết theo các vấn đề sau: Sức khoẻ con người ; Sinh hoạt hằng ngày ; Hoạt động vui chơi, giải trí ; Hoạt động lao động, sản xuất ; Hoạt động học tập. 
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
Hoạt động 7: Thực hành xử lí tình huống
* Mục tiêu
 Chọn được trang phục phù hợp thời tiết.
 * Cách tiến hành
 - HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và trả lời câu hỏi trang 139 (SGK): “Dựa vào bảng dự báo thời tiết sau, nếu đến Hà Nội hoặc Đà Nẵng vào những ngày dưới đây thì em cần chuẩn bị gì? ”
- GV yêu cầu một số HS báo cáo kết quả thảo luận. Lưu ý các em cần nêu được lí do lựa chọn các đồ vật cần chuẩn bị.
Hoạt động 8: Thảo luận về cách để biết được thông tin dự báo thời tiết
* Mục tiêu
 Nêu được một số cách để biết được thông tin dự báo thời tiết. 
* Cách tiến hành 
- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Chúng ta có thể biết thông tin dự báo thời tiết bằng cách nào? 
Các em liên hệ thực tế: Ở nhà, gia đình các em có hay theo dõi dự báo thời tiết không? Bằng cách nào? 
- Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV yêu cầu đại diện của một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
 - GV có thể giới thiệu cho các em một số bản tin dự báo (lấy từ báo, từ Internet,..). 
GV cho HS làm câu 4, 5, 6 của Bài 21 (VBT).
 Hoạt động 9: Tự đánh giá việc sử dụng trang phục của em có phù hợp thời tiết hay chưa?
 * Mục tiêu
 – Bước đầu biết tự đánh giá việc sử dụng trang phục phù hợp thời tiết của bản thân. Có ý thức sử dụng trang phục phù hợp thời tiết. 
* Cách tiến hành 
HS làm việc theo nhóm đôi, mỗi em trao đổi với bạn: 
- Đã khi nào em sử dụng trang phục không phù hợp với thời tiết (ví dụ không mặc ấm khi trời lạnh, đi ngoài trời nắng mà không mang mũ, nón,...) hay chưa?
 - Vì sao cần sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết? GV cho HS tự đọc phần nội dung chủ yếu ở trang 139 (SGK). Sau đó có thể cho một số em nhắc lại.
Hoạt động 10: Theo dõi thời tiết trong một tuần (thực hiện ngoài giờ học hoặc ở nhà) 
* Mục tiêu
 Nêu được nhận xét về thời tiết thay đổi hằng ngày.
 * Cách tiến hành
 - HS đọc yêu cầu trong SGK. GV hướng dẫn HS cách lập bảng theo dõi thời tiết trong một tuần theo mẫu ở trang 139 (SGK) ; HS quan sát và ghi lại kết quả, nêu nhận xét từ kết quả em quan sát được. 
- Ngoài ra GV cũng có thể khuyến khích các em sưu tầm bài hát, câu tục ngữ nói về thời tiết và chia sẻ với các bạn, 
PHỤ LỤC 
Gợi ý phân bổ thời lượng: Tiết 1: Từ Khởi động đến hết Hoạt động 3 (hoặc 2). Tiết 2: Từ Hoạt động 4 (hoặc 3) đến Hoạt động 5. Tiết 3: Từ Hoạt động 6 đến hết bài 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_canh_dieu_bai_21_thoi_t.docx