Đối sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui từ lý thuyết hoán dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận

Ngữ nghĩa học tri nhận đóng góp lý thuyết hoán dụ ý niệm có tác động rất lớn đến cách thức

con người quan sát và nhìn nhận thế giới đang sống. Bài viết phân tích và đối sánh 77 thành ngữ tiếng

Việt và 91 thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui, dựa trên nguyên lý hoán dụ phổ quát: HIỆU ỨNG

SINH LÝ CỦA CẢM XÚC ĐẠI DIỆN CHO CẢM XÚC với ba miền nguồn cụ thể là PHẢN ỨNG

SINH LÝ, PHẢN ỨNG HÀNH VI, PHẢN ỨNG BIỂU LỘ NÉT MẶT. Kết quả khảo sát cho thấy thành

ngữ tiếng Việt sử dụng ba miền nguồn hoán dụ này có số lượng nhiều hơn so với thành ngữ tiếng Anh.

Hoán dụ biểu thị cảm xúc chủ yếu dựa vào trải nghiệm cơ thể nên tính phổ quát cao ở hai nhóm thành

ngữ khảo sát, tuy nhiên, cũng có sự khác biệt đáng kể nhờ vào tính nghiệm thân đặc trưng của hai dân

tộc.

Đối sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui từ lý thuyết hoán dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận trang 1

Trang 1

Đối sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui từ lý thuyết hoán dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận trang 2

Trang 2

Đối sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui từ lý thuyết hoán dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận trang 3

Trang 3

Đối sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui từ lý thuyết hoán dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận trang 4

Trang 4

Đối sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui từ lý thuyết hoán dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận trang 5

Trang 5

Đối sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui từ lý thuyết hoán dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận trang 6

Trang 6

Đối sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui từ lý thuyết hoán dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận trang 7

Trang 7

Đối sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui từ lý thuyết hoán dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận trang 8

Trang 8

Đối sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui từ lý thuyết hoán dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 7800
Bạn đang xem tài liệu "Đối sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui từ lý thuyết hoán dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đối sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui từ lý thuyết hoán dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận

Đối sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui từ lý thuyết hoán dụ ý niệm của ngữ nghĩa học tri nhận
ĐỐI SÁNH THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 
BIỂU THỊ CẢM XÚC VUI TỪ LÝ THUYẾT HOÁN DỤ Ý NIỆM 
CỦA NGỮ NGHĨA HỌC TRI NHẬN 
Trần Thế Phi* 
Trường Đại học Sài Gòn 
Nhận bài: 16/04/2020; Hoàn thành phản biện: 29/05/2020; Duyệt đăng: 25/08/2020 
Tóm tắt: Ngữ nghĩa học tri nhận đóng góp lý thuyết hoán dụ ý niệm có tác động rất lớn đến cách thức 
con người quan sát và nhìn nhận thế giới đang sống. Bài viết phân tích và đối sánh 77 thành ngữ tiếng 
Việt và 91 thành ngữ tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui, dựa trên nguyên lý hoán dụ phổ quát: HIỆU ỨNG 
SINH LÝ CỦA CẢM XÚC ĐẠI DIỆN CHO CẢM XÚC với ba miền nguồn cụ thể là PHẢN ỨNG 
SINH LÝ, PHẢN ỨNG HÀNH VI, PHẢN ỨNG BIỂU LỘ NÉT MẶT. Kết quả khảo sát cho thấy thành 
ngữ tiếng Việt sử dụng ba miền nguồn hoán dụ này có số lượng nhiều hơn so với thành ngữ tiếng Anh. 
Hoán dụ biểu thị cảm xúc chủ yếu dựa vào trải nghiệm cơ thể nên tính phổ quát cao ở hai nhóm thành 
ngữ khảo sát, tuy nhiên, cũng có sự khác biệt đáng kể nhờ vào tính nghiệm thân đặc trưng của hai dân 
tộc. 
Từ khóa: Hoán dụ ý niệm, hoán dụ phổ quát, ngữ nghĩa học tri nhận, thành ngữ biểu thị cảm xúc vui 
1. Mở đầu 
Ngữ nghĩa học tri nhận là cách tiếp cận ngữ nghĩa học theo khuynh hướng tâm lý và nhận thức bắt 
đầu hình thành và phát triển từ những năm 80 của thế kỉ XX. Ngữ nghĩa học tri nhận coi trọng sự tri nhận 
trong nghiên cứu nghĩa, đề cao sự tri giác, sự nhận thức, là những hình thức của năng lực tư duy. Trong bốn 
mô hình lý thuyết quan trọng cho việc nghiên cứu nghĩa từ vựng do ngữ nghĩa học tri nhận đóng góp, bao 
gồm: (1) mô hình điển mẫu về cấu trúc phân loại, (2) lý thuyết ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm, (3) mô hình 
tri nhận lý tưởng hóa và (4) lý thuyết khung (Geeraerts, 2010), thì lý thuyết ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm 
có tác động rất lớn đến cách thức con người quan sát và nhìn nhận về thế giới đang sống. Mặc dù thực tế 
cho thấy nghiên cứu về ẩn dụ là một trào lưu nghiên cứu nổi bật vào đầu những thập niên 1980, nhưng ngữ 
nghĩa học tri nhận cũng đóng góp một lý thuyết nghiên cứu cũng không kém phần quan trọng trong nhận 
thức con người về ngôn ngữ, đó là hiện tượng hoán dụ ý niệm. 
Trong những năm gần đây, các đơn vị từ vựng tiếng Việt đã trở thành đối tượng nghiên cứu của 
ngành ngôn ngữ học tri nhận với các chuyên khảo của Lý Toàn Thắng (2009), Trần Văn Cơ (2007) và một 
số luận án của Nguyễn Ngọc Vũ (2008), Phan Thế Hưng (2010). Về đối tượng thành ngữ, các tác giả đã 
giới thiệu những luận điểm cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận về cơ chế hình thành nghĩa của các tổ hợp 
ngữ cố định, đặc biệt là thành ngữ, đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của ẩn dụ ý niệm và khảo sát các loại 
ẩn dụ ý niệm.Tuy nhiên, hoán dụ ý niệm trên đối tượng thành ngữ vẫn chưa nhận được sự chú ý khảo cứu 
một cách toàn diện và thấu đáo từ các nhà Việt ngữ học. 
Các nhà nghiên cứu Việt ngữ học đã có một số công trình tiêu biểu nghiên cứu các đơn vị từ ngữ biểu 
thị những cung bậc cảm xúc khác nhau trên bình diện phong cách học (Cù Đình Tú, 1994), bình diện từ 
vựng học (Vũ Đức Nghiệu, 2007). Tuy việc nghiên cứu từ ngữ cảm xúc trong tiếng Việt còn khá khiêm tốn, 
nhưng những kết quả trong các khảo cứu này đã phần nào chứng tỏ tính đa dạng của ngôn ngữ được dùng 
* Email: ttphi07@gmail.com 
để miêu tả các khía cạnh cuộc sống của con người, trong đó cảm xúc là một phạm trù quan trọng không thể 
thiếu được. 
Vấn đề đặt ra là những đặc điểm cơ bản của hệ thống hoán dụ ý niệm cảm xúc vui biểu đạt trong 
thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh là gì và những điểm tương đồng và khác biệt nào về hoán dụ ý niệm giữa 
thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị ở loại cảm xúc vui. Do vậy, trong xu hướng nghiên cứu đối 
tượng thành ngữ theo quan điểm Ngữ nghĩa học tri nhận, chúng tôi quan tâm đến hoán dụ ý niệm cảm xúc 
trong thành ngữ tiếng Việt biểu thị vui (so sánh với thành ngữ tiếng Anh) và muốn trả lời hai câu hỏi 
nghiên cứu này. Đây có thể được xem là một công việc cần thiết, góp phần phát triển lý thuyết hoán dụ ý 
niệm cảm xúc của ngữ nghĩa học tri nhận trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), phục vụ cho mục đích 
nghiên cứu ngôn ngữ-văn hoá dân tộc. 
2. Một số vấn đề cơ sở lý luận 
2.1. Khái niệm về hoán dụ ý niệm 
Trong số những tác giả đưa ra khái niệm về hoán dụ ý niệm, Radden và Kövecses (1999) đã đã đưa 
ra định nghĩa như sau: “Hoán dụ là một quá trình tri nhận mà trong quá trình này một thực thể ý niệm, được 
gọi là phương tiện, tạo nên sự tiếp cận về mặt tinh thần đến một thực thể ý niệm khác, được gọi là đích, 
trong cùng mộtmô hình tri nhận lý tưởng hóa” (tr.21). Hai ông đã chỉ ra ba địa hạt thuộc về bản thể mà 
hoán dụ hoạt động trong nó: thế giới của “các ý niệm”, tức là quá trình ý niệm hoá (the world of “concepts”), 
thế giới của “hình thức”, tức là ngôn ngữ (the world of “form”), và thế giới của “sự vật” hay “sự kiện”, tức 
là hiện thực (the world of “things” or “events”). Những địa hạt này giúp Radden và Kövecses chỉ ra ba loại 
ICM cơ bản: mô hình ký hiệu (Sign ICM), mô hình sở chỉ (Reference ICM) và mô hình ý niệm (Concept 
ICM), đồng thời hình thành những đặc tính cơ bản của các ánh xạ hoán dụ, đó là tính thuận nghịch 
(reversibility). 
2.2. Đặc điểm của hoán dụ ý niệm 
Radden và Kövecses (1999) nêu ba đặc trưng cơ bản của hoán dụ là: hoán dụ là một hiện tượng ý 
niệm; hoán dụ là một quá trình tri nhận; hoán dụ hoạt động trong một mô hình tri nhận lí tưởng (ICM). 
2.2.1. Hoán dụ là một hiện tượng ý niệm 
Như Lakoff và Johnson (1980) đã chỉ ra, phép hoán dụ, giống như ẩn dụ, là một phần trong lối suy 
nghĩ hàng ngày của chúng ta, dựa trên kinh nghiệm của chúng ta, tuân theo các nguyên tắc chung và có hệ 
thống, và cấu trúc suy nghĩ và hành động của chúng ta. Chẳng hạn, hoán dụ ý niệm “khuôn mặt đại diện 
cho người” là một phần trong cách suy nghĩ hằng ngày của chúng ta về con người (trong ví dụ: Cô gái ấy 
là gương mặt mới trong làng điện ảnh). 
2.2.2. Hoán dụ là một quá trình tri nhận 
Quan điểm truyền thống coi hoán d ... t nhóm thành ngữ cảm xúc vui tiếng Anh, chúng tôi chỉ phát hiện 3 thành ngữ sử dụng 
bộ phận bên trong cơ thể là tim (heart): gladden one’s heart, warm the cockles of one’s heart, with a light 
heart. Mặc dù cả thành ngữ biểu thị niềm vui trong tiếngViệt và tiếng Anh đều dùng tên của bộ phận cơ thể 
để kiến tạo nên ẩn dụ ý niệm cảm xúc, nhưng kết quả khảo sát chỉ ra rằng người Anh Mỹ thường dùng hình 
ảnh “tim”, còn người Việt thì dùng “lòng, bụng, dạ, ruột, gan” cùng để biểu thị ý niệm cảm xúc vui. Theo 
Trịnh Sâm (2016), có thể có ba loại nghiệm thân: nghiệm thân sinh lý, nghiệm thân tự nhiên và nghiệm thân 
xã hội. Trong đó, nghiệm thân sinh lý, gắn liền với thân xác, cụ thể và dễ quan sát nhất là những trải nghiệm 
gắn liền những bộ phận cơ thể của con người. Qua quá trình quan sát bức tranh ngôn ngữ dân gian trong 
tục ngữ và thành ngữ, Trịnh Sâm (2016) kết luận rằng để biểu đạt cảm xúc và cả lý trí, người Việt dùng các 
bộ phận cơ thể: bụng, dạ, gan, lòng, ruột, trong đó, gan thường biểu trưng cho ý chí và lòng can đảm, bốn 
cơ quan còn lại, ngữ nghĩa của chúng vừa có thể tương đương với đầu mà cũng có thể tương đươngvới tim 
hoặc cả với hồn/ tâm hồn như cách tri nhận của phương Tây. Cách định vị 5 yếu tố nội tạng trong tiếng Việt 
là khá tiêu biểu cho dạng thức ý niệm hoá vùng bụng.Trong diễn đạt, không ít trường hợp các bộ phận cơ 
thể ấy trong tổ hợp có thể hoán đổi cho nhau mà nghĩa biểu trưng về cơ bản không đổi. 
4.2. Hoán dụ ý niệm cảm xúc vui với miền nguồn PHẢN ỨNG HÀNH VI 
 Khi xét đến các thành ngữ tiếng Việt được cấu trúc hóa bởi hoán dụ ý niệm cảm xúc vui, chúng tôi 
thấy có 8 thành ngữ sử dụng miền nguồn PHẢN ỨNG HÀNH VI trong việc ánh xạ sang miền đích cảm 
xúc vui: lon xon như con gặp mẹ, múa tay trong bị, mừng như chết đi sống lại, mừng quá hoá khùng, như 
bắt được vàng, như xẩm bắt được gậy, tay bắt mặt mừng, vui quá hoá rồ. Trong những thành ngữ tiếng Việt 
nêu trên, bản thể con người bị tác động bởi các yếu tố ngoại vi, biểu hiện qua động từ “múa, bắt”. Đây là 
hai động từ biểu thị phản ứng bên ngoài của người sử dụng, là những hành vi thường bắt gặp ở người vui, 
hoặc những phản ứng thái quá khi niềm vui lên đến cực cấp (hoá khùng, hoá rồ, chết đi sống lại). 
Trong khi đó, tiếng Anh có 12 thành ngữ sử dụng miền nguồn PHẢN ỨNG HÀNH VI: be in a 
transport of delight/ joy, enter the spirit of sth, go into orbit, go overboard, give sth the thumbs up, give sth 
a new lease on life, walk on air, float on air, be flying high, jump for joy, kick up one’s heels, whoop it 
up.Các thành ngữ này được hoán dụ hóa thể hiện qua các động từ như “transport”, “enter, “go”, “walk”, 
“float”, “jump”, “kick”, “whoop up”. Chúng là những động từ biểu thị hành vi, có thể do con người thực 
hiện hoặc cũng có thể do tác động bên ngoài vào chủ thể. 
4.3. Hoán dụ ý niệm cảm xúc vui với miền nguồn PHẢN ỨNG BIỂU LỘ NÉT MẶT 
Trong số các bộ phận bên ngoài cơ thể người, mặt là một trong những bộ phận cơ thể quan trọng 
nhất, có lẽ là do con người luôn dùng mặt như là bộ phận cơ thể đầu tiên để tiếp xúc với thế giới chung 
quanh và nó cũng là bộ phận cơ thể có khả năng biểu đạt các yếu tố tâm lý, cảm xúc và thái độ sâu sắc nhất. 
Khi xét về biểu hiện trên khuôn mặt, tiếng Việt ghi nhận có 6 thành ngữ biểu thị niềm vui có sử dụng từ 
mặt: mát mày mát mặt, mặt tươi như hoa, mừng mặt bắt tay, nở mày nở mặt, nở mặt nở mày, tay bắt mặt 
mừng. Trong các thành ngữ tiếng Việt nêu trên, từ “mặt” biểu trưng cho cảm xúc hiển lộ ra bên ngoài, cụ 
thể là cảm xúc vui. Khi cảm thấy vui, khuôn mặt con người giãn ra, có thể do khi vui người ta cười nhiều, 
nên các cơ mặt và khóe miệng theo đó căng giãn ra. Kinh nghiệm nhập thân này có lẽ kiến tạo nên miền 
nguồn PHẢN ỨNG BIỂU LỘ NÉT MẶT của hoán dụ ý niệm cảm xúc vui với từ “mặt” được sử dụng kết 
hợp với động từ “nở” trong nở mày nở mặt, nở mặt nở mày. Mặt cũng được xem như là một sinh thể, nên 
khi vui hay có cảm xúc tích cực thì sinh thể có sức sống, cũng như hoa khi có sức sống sẽ rất tươi (mặt tươi 
như hoa), hay như sinh thể cảm thấy mát mẻ là lúc cảm xúc tích cực nhất (mát mày mát mặt). 
Ở nhóm thành ngữ tiếng Anh được khảo sát, chúng tôi chỉ phát hiện một thành ngữ sử dụng từ “face” 
(mặt) khi biểu thị cảm xúc vui, đó là “put a brave face on sth” (tạm dịch: mang khuôn mặt can đảm trước 
việc gì đó) với ý nghĩa là “xử sự theo cách khiến người ta nghĩ rằng chúng ta vui nhưng thực ra không vui”. 
Một bộ phận quan trọng khác trên khuôn mặt là mắt. Phần lớn những gì chúng ta trải nghiệm và học 
hỏi đều thông qua mắt. Hướng mắt khác nhau được xem như là dấu hiệu của những cảm xúc khác nhau. Vì 
vậy, mắt giúp kiến tạo nên miền nguồn hiển lộ nét mặt để biểu thị cảm xúc. Tiếng Anh có 2 thành ngữ biểu 
thị cảm xúc vui sử dụng hình ảnh về mắt (eye) như sau: stars in one's eyes, bright-eyed and bushy-tailed. Ở 
thành ngữ đầu, từ “mắt” (eye) kết hợp với hình ảnh “ngôi sao” (star) tạo nên nghĩa hàm ẩn cho thành ngữ. 
Quan sát của người Anh Mỹ dựa trên quan điểm kinh nghiệm luận cho rằng khi vui, mắt con người trở nên 
long lanh và trong sáng hơn, giống như sự long lanh và trong sáng của các vì sao trên bầu trời đêm vậy. 
Chúng tôi không phát hiện thấy tiếng Việt sử dụng từ “mắt” ở cấp độ thành ngữ mà chỉ ở cấp độ cụm từ khi 
biểu thị niềm vui như: mắt long lanh, mắt nheo lại, cười tít mắt, v.v... 
Miền nguồn PHẢN ỨNG BIỂU LỘ NÉT MẶT còn được kết tạo từ hành vi “cười”, một hiện tượng 
âm thanh biểu thị hỷ (vui). Tiếng Việt có 11 thành ngữ sử dụng từ “cười” để biểu đạt ý niệm cảm xúc vui: 
cười bò lê bò càng, cười lăn cười bò, cười nên tiếng khóc, cười như nắc nẻ, cười như phá, cười như phải 
gió, cười như pháo ran, cười như xé vải, cười đứt ruột, cười nôn ruột, cười vỡ bụng. 
Cười là một hành vi cử động môi hoặc miệng, có thể kèm theo tiếng, biểu lộ sự vui thích hay thái độ 
tình cảm nào đó. Đây là hành vi do chủ thể thực hiện, xuất phát từ bản thân cảm xúc của chủ thể, nên có thể 
xem cười là phản ứng hiển lộ nét mặt của chủ thể. Chúng có thể hiển lộ ra ngoài bằng các cử chỉ như lăn, 
bò, hay tạo ra âm thanh như pháo, như tiếng đập cánh phành phạch của những loài bướm lớn bay từng đàn 
về đêm (nắc nẻ). Hoặc chúng cũng có thể biểu thị sự vui thích nhưng chỉ giấu trong lòng như cười nôn ruột, 
cười đứt ruột, cười vỡ bụng hoặc đôi khi niềm vui quá lớn nên bật thành tiếng khóc (cười nên tiếng khóc). 
Hành vi cười tạo nên một lực tác động rất mạnh, làm cho thay đổi chủ thể (trong các thành ngữ: cười lăn 
cười bò, cười bò lê bò càng, cười đứt ruột, cười vỡ bụng). Ở chỗ này, cười cũng có thể được coi là phản 
ứng sinh lý của niềm vui. 
Trong thành ngữ tiếng Anh, chúng tôi chỉ phát hiện 3 tổ hợp thành ngữ có sử dụng từ “smile” hay 
“grin”, có nghĩa là mĩm cười, hay cười toe toét, cụ thể như sau: be all smiles, grin/ smile from ear to ear, 
grin like a Cheshire cat. 
Việc phát hiện cả thành ngữ tiếngViệt và tiếng Anh biểu thị cảm xúc vui có sử dụng hành vi cười tiêu 
biểu cho miền nguồn PHẢN ỨNG BIỂU LỘ NÉT MẶT đã phần nào minh họa cho tính phổ quát của cảm 
xúc trong hai nền văn hóa Việt – Anh mà nhà ngôn ngữ học Wierzbicka (1999, tr.275) đã nêu lên: “tất 
cả các ngôn ngữ đều có từ ngữ tương đương, mặc dù không nhất thiết phải giống hệt nhau về ý nghĩa, như 
từ cười (smile) đề cập đến biểu hiện cơ học của cảm xúc tích cực” 
5. Thảo luận 
Kết quả khảo sát cho thấy sự đa dạng và phong phú của khả năng vận dụng mô hình hoán dụ cảm 
xúc của lý thuyết hoán dụ ý niệm trong thành ngữ biểu thị cảm xúc tiếng Việt và tiếng Anh. Kết quả khảo 
sát cho chúng ta thấy cả ba miền nguồn khảo sát, bao gồm PHẢN ỨNG SINH LÝ, PHẢN ỨNG HÀNH 
VI, PHẢN ỨNG BIỂU LỘ NÉT MẶT được vận dụng một cách phổ quát vào cả trong thành ngữ tếng Việt 
và tiếng Anh của cảm xúc vui. Tuy nhiên, nhóm thành ngữ tiếng Việt được khảo sát sử dụng ba miền nguồn 
hoán dụ này có số lượng nhiều hơn so với thành ngữ tiếng Anh. Hoán dụ biểu thị cảm xúc chủ yếu dựa vào 
tính nghiệm thân và trải nghiệm cơ thể nên tính phổ quát cao. Các miền nguồn cụ thể và đặc trưng cho từng 
loại cảm xúc đều phát hiện thấy tồn tại song song ở hai ngôn ngữ. Yếu tố văn hóa và môi trường cũng có 
vai trò quan trọng đối với kiến tạo nghĩa của thành ngữ. Đây là cơ sở tạo nên sự khác biệt lớn nhất giữa 
hoán dụ trong tiếng Việt và trong tiếng Anh. 
6. Kết luận 
Hoán dụ ý niệm có thể được xem là thành tựu nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học theo trường phái 
ngôn ngữ học tri nhận, hay ở phạm vi hẹp hơn, ngữ nghĩa học tri nhận. Hoán dụ là một quá trình tri nhận 
mà trong quá trình này một thực thể ý niệm, được gọi là phương tiện, tạo nên sự tiếp cận về mặt tinh thần 
đến một thực thể ý niệm khác, được gọi là đích, trong cùng một mô hình tri nhận lý tưởng hóa. 
Lý thuyết hoán dụ ý niệm với mô hình hoán dụ cảm xúc được hình thành dựa trên nguyên lý nhập 
thân hóa và các phản ứng sinh học tạo nên mô hình hoán dụ phổ quát HIỆU ỨNG SINH LÝ CỦA CẢM 
XÚC ĐẠI DIỆN CHO CẢM XÚC, để từ đó tạo ra một hệ thống hoán dụ về các loại cảm xúc liên quan đến 
phản ứng sinh lý, phản ứng hành vi và phản ứng biểu lộ nét mặt. Trong đó, những phản ứng sinh lý và phản 
ứng hành vi được sản sinh bởi cảm xúc nào đó được sử dụng để đại diện cho chính loại cảm xúc ấy. 
Kết quả phân tích đặc điểm hoán dụ ý niệm cảm xúc vui của 77 thành ngữ tiếng Việt trong thế so 
sánh với 91 thành ngữ tiếng Anh tương ứng đã chỉ ra rằng hai dân tộc tuy cách xa về mặt địa lý, nhưng vẫn 
có những điểm tương đồng về cách thức kiến tạo ngôn ngữ do chịu sự chi phối của tính phổ quát khi tri 
nhận thế giới khách quan. 
Việc nghiên cứu hoán dụ ý niệm cảm xúc trên đối tượng thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh từ bình 
diện ngữ nghĩa học tri nhận theo chúng tôi là một hướng tiếp cận mới. Tuy nhiên, cũng cần có những công 
trình nghiên cứu mở rộng theo hướng nghiên cứu khối liệu để tiếp tục xác định cụ thể hơn những cơ chế 
đặc trưng của thành ngữ ở những phạm trù ý niệm khác. 
Tài liệu tham khảo 
Blank, A. (1999). Co-presence and succession: A cognitive typology of metonymy. In K. Panther & G. 
Radden (Eds), Metonymy in language and thought (pp. 169-191). New York: John Benjamins Publishing 
Company. Retrieved from: https://benjamins.com/catalog/hcp.4. 
Croft, W. (1993). The role of domains in the interpretation of metaphors and metonymies. Cognitive 
Linguistics, 4(4), 335-370. 
Cù Đình Tú (1994). Phong cách và đặc điểm tu từ tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo dục. 
Geeraerts, D. (2010). Theories of lexical semantics. New York: OUP. 
Gibbs, R.W. (1990). Psycholinguistic studies on the conceptual basis of idiomaticity. Cognitive 
Linguistics, 1(4), 417-451. 
Gibbs, R.W., & O’Brien, J. (1990). Idioms and mental imagery: The metaphorical motivation for 
idiomatic meaning. Cognition, 36, 35-68. 
Johnson, M. (1987). The body in the mind: The bodily basis of meaning, imagination and reason. Chicago: 
Chicago University Press. 
Kövecses, Z. (2010). Metaphor: A practical introduction. New York: OUP. 
Kövecses, Z., & Szabó, P. (1996). Idioms: A view from cognitive semantics. Applied Linguistics, 17, 326-
355. 
Lakoff, G. (1987). Women, fire, and dangerous things: What categories reveal about the mind. Chicago: 
University of Chicago Press. 
Lakoff, G., & Johnson, M. (1980). Metaphors we live by. Chicago: University of Chicago Press. 
Lakoff, G., & Johnson, M. (1999). Philosophy in the flesh: The embodied mind and its challenge to 
western thought. New York: Basic Books. 
Lý Toàn Thắng (2009). Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt. TP. HCM: 
Nxb Phương Đông. 
Nguyễn Ngọc Vũ (2008). Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người 
dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí 
Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP.HCM. 
Phan Thế Hưng (2010). Ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh). 
Luận án Tiến sĩ. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 
Radden, G., & Kövecses, Z. (1999). Towards a theory of metonymy. In K. Panther, & G. Radden (Eds), 
Metonymy in language and thought. New York: John Benjamins Publishing Company. 
Trần Văn Cơ (2007). Ngôn ngữ học tri nhận. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội. 
Trịnh Sâm (2016). Mô hình tri nhận và sự tương tác văn hóa. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo 
dục ngôn ngữ trong nhà trường, tập 1, 389-400. Hà Nội: Nxb Dân Trí. 
Ungerer, F., & Schmid, H.J. (2006). An introduction to cognitive linguistics (2nd edition). New York: 
Addison Wesley Longman Limited. 
Vũ Đức Nghiệu (2007). Những đơn vị từ vựng biểu thị tâm lý, ý chí, tình cảm có yếu tố chỉ bộ phận cơ 
thể người trong tiếng Việt. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, 23(3), 156-163. 
Wierzbicka, A. (1999). Emotions across languages and cultures: Diversity and universals.UK: CUP. 
COMPARING VIETNAMESE AND ENGLISH IDIOMS EXPRESSING 
HAPPINESS FROM THE THEORY OF METONYMY 
OF COGNITIVE SEMANTICS 
Abstract: Cognitive semantics has contributed the Theory of Metonymy whose effects are enormous 
towards the ways people observe and recognize their living world. The article analyzes and compares 
the two groups of Vietnamese idioms (77 units) and English idioms (91 units) expressing happiness, 
based on the principle of generic metonymy: THE PHYSIOLOGICAL EFFECTS OF AN EMOTION 
STAND FOR THE EMOTION with three specific metonymies: PHYSIOLOGICAL RESPONSES, 
BEHAVIOURAL RESPONSES, FACIAL EXPRESSION RESPONSES. The survey results show the 
Vietnamese idiom group that uses these three sub-metonymies outnumbers the English idioms. As 
emotional metonymies are mainly based on body experience, the universality can be found in the 
Vietnamese and English idiom groups; however, it is also significantly different due to the specific 
experientalism of the two peoples. 
Keywords: Conceptual metonymy, cognitive semantics, generic metonymy, idioms expressing 
happiness 

File đính kèm:

  • pdfdoi_sanh_thanh_ngu_tieng_viet_va_tieng_anh_bieu_thi_cam_xuc.pdf