Đổi mới đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học Địa lí ở tiểu học
Đổi mới đánh giá trong dạy học Địa lí ở Tiểu học theo định hướng
phát triển năng lực được đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo. Việc phân biệt rõ đánh giá theo năng lực và đánh giá theo kiến
thức, kỹ năng đồng thời vận dụng thực hiện trong quá trình dạy học phần Địa lí ở
Tiểu học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học nói chung, nâng cao
chất lượng dạy học phần Địa lý ở Tiểu học nói riêng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học Địa lí ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học Địa lí ở tiểu học
T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 87 ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC Trần Thị Hà Giang1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Đổi mới đánh giá trong dạy học Địa lí ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực được đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Việc phân biệt rõ đánh giá theo năng lực và đánh giá theo kiến thức, kỹ năng đồng thời vận dụng thực hiện trong quá trình dạy học phần Địa lí ở Tiểu học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học nói chung, nâng cao chất lượng dạy học phần Địa lý ở Tiểu học nói riêng. Từ khóa: Đánh giá, dạy học Địa lí, phát triển năng lực, Giáo dục Tiểu học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh quốc tế được đặc trưng bởi xã hội tri thức và toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong 1 Nhận bài ngày 12.12.2015, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 18.12.2015. 88 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông. Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực. 2. NỘI DUNG 2.1. Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực Chương trình định hướng phát triển năng lực nay còn gọi là chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của học sinh (HS). Chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình đào tạo, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Để hình thành và phát triển năng lực, cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. Khái niệm năng lực T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 89 Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng la tinh “Competentia”, có nghĩa là gặp gỡ. Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau: - Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng , kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức. - Năng lực là những kỹ năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội... và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt (Weinert 2001). Có nhiều loại năng lực khác nhau: Năng lực chuyên môn; năng lực phương pháp; năng lực xã hội; năng lực cá thể. Các thành phần năng lực “gặp” nhau tạo thành năng lực hành động. Năng lực hành động là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. Hình 1: Mô hình năng lực Từ cấu trúc của kh ... đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 91 hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người. Bảng 1: So sánh giữ đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng Tiêu chí so sánh Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kỹ năng 1. Mục đích chủ yếu nhất - Đánh giá khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống. - Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ. - Xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục. - Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau. 2. Ngữ cảnh đánh giá Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của học sinh. Gắn với nội dung học tập (những kiến thức, kỹ năng, thái độ) được học trong nhà trường. 3. Nội dung đánh giá - Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản than học sinh trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện). - Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học. - Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở một môn học. - Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một nội dung đã được học. 4. Công cụ đánh giá Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực. Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực. 5. Thời điểm đánh giá Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học. Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy. 6. Kết quả đánh giá - Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành. - Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn. - Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành. - Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn. 92 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi 2.2.2. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học cần phải: - Dựa vào vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của học sinh mỗi cấp học. - Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. - Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này. - Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học. Việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của giáo viên được thể hiện qua một số đặc trưng cơ bản sau: a) Xác định được mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh năng lực của học sinh với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng (năng lực) môn học ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học. b) Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả học tập và ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học. c) Trong đánh giá thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. d) Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành. Kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. 2.2.3. Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh 2.2.3.1. Tiếp cận bài tập định hướng năng lực Các nghiên cứu thực tiễn về bài tập trong dạy học đã rút ra những hạn chế của việc xây dựng bài tập truyền thống như sau: - Tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập, thường là những bài tập đóng. - Thiếu về tham chiếu ứng dụng, chuyển giao cái đã học sang vấn đề chưa biết cũng như các tình huống thực tiễn cuộc sống. - Kiểm tra thành tích, chú trọng các thành tích nhớ và hiểu ngắn hạn. - Quá ít ôn tập thường xuyên và bỏ qua sự kết nối giữa cái đã biết và cái mới. - Tính tích lũy của việc học không được lưu ý đến một cách đầy đủ T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 93 Còn đối với việc tiếp cận năng lực, những ưu điểm nổi bật là: - Trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kỹ năng riêng lẻ mà là sự vận dụng có phối hợp các thành tích riêng khác nhau trên cơ sở một ván đề mới đối với người học. - Tiếp cận năng lực không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôn theo các tình huống cuộc sống của học sinh, theo “thử thách trong cuộc sống”. Nội dung học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn. 2.2.3.2. Phân loại bài tập định hướng năng lực Các bài tập có nhiều hình thức khác nhau, có thể là bài tập làm miệng, bài tập viết, bài tập ngắn hạn hay dài hạn, bài tập theo nhóm hay cá nhân, bài tập trắc nghiệm đóng hay tự luận mở. Bài tập có thể đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu hay một câu hỏi. - Bài tập học tập: Bao gồm các bài tập dùng trong bài học để lĩnh hội tri thức mới, chẳng hạn các bài tập về một tình huống mới, giải quyết bài tập này để rút ra tri thức mới, hoặc các bài tập để luyện tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học. - Bài tập đánh giá: Là các bài kiểm tra ở lớp do giáo viên ra đề hay các đề tập trung như kiểm tra chất lượng, so sánh; bài thi tốt nghiệp, thi tuyển. Theo dạng của câu trả lời bài tập, có các dạng bài tập sau: - Bài tập đóng: Là các bài tập mà người học không cần tự trình bày câu trả lời mà lựa chọn từ những câu trả lời cho trước. Như vậy trong loại bài tập này, giáo viên đã biết câu trả lời, học sinh được cho trước các phương án có thể lựa chọn. - Bài tập mở: Là những bài tập mà không có lời giải cố định đối với cả giáo viên và học sinh (người ra đề và người làm bài); có nghĩa là kết quả bài tập là “mở”. Chẳng hạn giáo viên đưa ra một chủ đề, một vấn đề hoặc một tài liệu, học sinh cần tự bình luận, thảo luận về đề tài đó. 2.2.3.3. Các bậc trình độ trong bài tập định hướng năng lực Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng năng lực, có thể xây dựng bài tập theo các dạng: - Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực. - Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo. - Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học. 94 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi - Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập vận dụng và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình huống thực tiễn. Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau. 2.2.4. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực 2.2.4.1. Quy trình biên soạn - Bước 1: Xác định chủ đề dạy học trong chương trình môn học để xây dựng câu hỏi/bài tập nhằm kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh. - Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng và thái độ của mỗi chủ đề trong chương trình hiện hành trên quan điểm định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Thể hiện các chuẩn kiến thức bằng cách động từ quan sát được. - Bước 3: Xác định và mô tả các mức yêu cầu cần đạt của các loại câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của học sinh trong chủ đề theo hướng chú trọng đánh giá năng lực thực hiện của học sinh. - Bước 4: Biên soạn bộ câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học mỗi chủ đề đã xác định. 2.2.4.2. Câu hỏi và bài tập minh họa Nội dung Địa lí trong môn Tự nhiên – Xã hội lớp 3: Bài 59: Trái Đất. Quả địa cầu (SGK trang 112) Các bước từ 1 đến 3 được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 2: Bảng mô tả mức yêu cầu cần đạt của các loại câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của học sinh trong chủ đề Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Quả địa cầu - Các bộ phận của quả địa cầu. - Các loại quả địa cầu thông dụng: Hành chính, tự nhiên Xác định được cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, trục của quả địa cầu Tìm được vị trí của Việt Nam và các nước khác trên quả địa cầu hành chính, xác định được các châu lục, các dãy núi chính, các đại dương trên quả địa cầu tự nhiên - Sử dụng quả địa cầu để giải thích hiện tượng ngày – đêm trên Trái Đất. - Vận dụng lí giải tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam - Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác nhóm, - Năng lực chuyên biệt: Tư duy theo lãnh thổ (mức 3, 4), sử dụng số liệu thống kê (mức 2, 3, 4,) T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 95 Bảng 3: Gợi ý câu hỏi và bài tập trong chủ đề: Mức độ cần đạt Gợi ý câu hỏi/bài tập Gợi ý phương pháp/hình thức dạy học Trình bày được các bộ phận của quả địa cầu Câu hỏi: Hãy chỉ: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, trục, giá đỡ của quả địa cầu - PPDH: Đàm thoại, thực hành - Hình thức tổ chức: nhóm đôi, cả lớp Phân tích được Hướng quay của quả địa cầu Câu hỏi: a) Hãy thực hiện chiều quay của quả địa cầu theo hướng tự quay của Trái Đất? b) Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, quả địa cầu/ Trái Đất quay theo chiều nào xuôi hay ngược kim đồng hồ? - PPDH: Thực hành, thảo luận nhóm, hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ quả địa cầu - Hình thức tổ chức: Nhóm 4, cả lớp Xác định được khoảng vĩ độ cực Bắc và vĩ độ cực Nam của Việt Nam trên quả địa cầu Bài tập nhóm cặp đôi: a) Xác định vị trí của Việt Nam trên Quả địa cầu b) Xác định khoảng cực Bắc của Việt Nam trên quả địa cầu c) Xác định khoảng cực Nam của Việt Nam trên quả địa cầu d) Vận dụng sang các quốc gia khác - PPDH: Thực hành - Hình thức tổ chức: Cặp đôi, toàn lớp 3. KẾT LUẬN Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học và giáo dục, đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi 96 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu Hội thảo Chương trình GDPT tổng thể trong chương trình GDPT mới, Tài liệu lưu hành nội bộ, H., tháng 3/2015. 2. Đặng Thành Hưng, Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại, Tạp chí Giáo dục số 2/78, 2004. 3. Đặng Thành Hưng, Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực. Tạp chí Quản lý giáo dục số 43, tháng 12/2012. 4. Đặng Thành Hưng, Nguyễn Khải Hoàn, Quan niệm tiếp cận năng lực trong đánh giá học sinh Tiểu học. Hội thảo Khoa học quốc tế Đánh giá học sinh Tiểu học theo tiếp cận năng lực, Tuyên Quang, 2015. 5. Phạm Hồng Quang. Đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực, Tạp chí Giáo dục số 6/2009. RENOVATING ASSESSMENT TOWARDS LEARNERS’ COMPETENCY DEVELOPMENT IN TEACHING GEOGRAPHY AT PRIMARY LEVEL Abstract: Renovating assessment in teaching Geography at Primary Level towards learners’ competency development is set to meet the requirements of radical and comprehensive renovation of educating and training. The distinguish between competence- based assessment and knowledge, skill-based assessment simultaneously applied in the process of teaching Geography at Primary Level will enhance teaching quality at Primary Level in general, and at Teaching Geography for Primary students Module in specific. Keywords: assessment, teaching Geography, competence-based, Primary education
File đính kèm:
- doi_moi_danh_gia_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_trong_d.pdf