Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phương pháp đốt sóng cao tần tại bệnh viện ung bướu Nghệ An

Mở đầu: Đốt bằng sóng cao tần (RFA) là phương pháp sử dụng dòng điện xoay chiều với tần số cao để tạo nhiệt phá hủy khối u. Tổn thương của mô gây ra do nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian tác động. Phương pháp này thường được sử dụng điều trị các khối u đặc ác tính, ví dụ u gan,thận, mô mềm, nhưng trên thế giới có nhiều trung tâm sử dụng phương pháp điều trị này để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ cho hiệu quả đáng ghi nhận[1, 2]. Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm và các tai biến, biến chứng của kỹ thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phương pháp đốt sóng cao tần dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng không đối chứng cho 27 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tham gia nghiên cứu được điều trị bằng đốt sóng cao tần. Những bệnh nhân này không phẫu thuật cắt bỏ u được vì ung thư phổi giai đoạn tiến xa (n =6) và/ hoặc chống chỉ định phẫu thuật do có bệnh phối hợp (n =17) hoặc từ chối phẫu thuật (n =4). Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có cản quang được thực hiện 1 tháng sau khi đốt u bằng sóng cao tần để đánh giá đáp ứng điều trị về chẩn đoán hình ảnh cũng như theo dõi sự cải thiện triệu chứng lâm sàng. Kết quả và bàn luận: 27 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ với độ tuổi trung bình 62,0, thấp tuổi nhất 41, cao tuổi nhất 83. Kết quả sớm sau 1 tháng theo dõi cho thấy không có bệnh nhân nào đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần là 25/27 (92,6%) bệnh nhân, bệnh ổn định có 1 bệnh nhân (3,7%), bệnh tiến triển 1 bệnh nhân (3,7%). Có 25/27 (92,6%) BN bị đau tức ngực mức độ vừa và nhẹ trong đó 22/25 (88%) bệnh nhân đau cải thiện rõ rệt triệu chứng. Các biến chứng ở mức độ nhẹ bao gồm ho ra máu 14/27 bệnh nhân, tràn khí màng phổi do thủ thuật là 5/27 bệnh nhân, tràn dịch màng phổi chỉ có 1 bệnh nhân. Số ngày trung bình nằm viện sau thủ thuật là 4,8 ± 2,0 ngày. Kết luận: Điều trị Ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phương pháp đốt sóng cao tần là có khả thi, hiệu quả, ít tai biến và biến chứng, thời gian nằm viện ngắn ngày. Cần tiến hành nghiên cứu trong thời gian dài hơn để đánh giá thêm sự đáp ứng và thời gian sống thêm của bệnh

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phương pháp đốt sóng cao tần tại bệnh viện ung bướu Nghệ An trang 1

Trang 1

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phương pháp đốt sóng cao tần tại bệnh viện ung bướu Nghệ An trang 2

Trang 2

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phương pháp đốt sóng cao tần tại bệnh viện ung bướu Nghệ An trang 3

Trang 3

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phương pháp đốt sóng cao tần tại bệnh viện ung bướu Nghệ An trang 4

Trang 4

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phương pháp đốt sóng cao tần tại bệnh viện ung bướu Nghệ An trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 9320
Bạn đang xem tài liệu "Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phương pháp đốt sóng cao tần tại bệnh viện ung bướu Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phương pháp đốt sóng cao tần tại bệnh viện ung bướu Nghệ An

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phương pháp đốt sóng cao tần tại bệnh viện ung bướu Nghệ An
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
192 
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ BẰNG 
PHƯƠNG PHÁP ĐỐT SÓNG CAO TẦN TẠI 
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN 
PHẠM VĨNH HÙNG1, NGUYỄN VĔN HIẾU2, NGUYỄN QUANG TRUNG1, 
NGUYỄN PHƯỚC BẢO QUÂN3, NGUYỄN KHÁNH TOÀN1, TRẦN ANH TUẤN1 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Đốt bằng sóng cao tần (RFA) là phương pháp sử dụng dòng điện xoay chiều với tần số cao để 
tạo nhiệt phá hủy khối u. Tổn thương của mô gây ra do nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian tác động. 
Phương pháp này thường được sử dụng điều trị các khối u đặc ác tính, ví dụ u gan,thận, mô mềm, nhưng trên 
thế giới có nhiều trung tâm sử dụng phương pháp điều trị này để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ cho 
hiệu quả đáng ghi nhận[1, 2]. 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm và các tai biến, biến chứng của kỹ thuật điều trị ung thư phổi không tế 
bào nhỏ bằng phương pháp đốt sóng cao tần dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính tại Bệnh viện Ung bướu 
Nghệ An. 
Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng không đối chứng cho 27 bệnh nhân ung thư phổi không 
tế bào nhỏ tham gia nghiên cứu được điều trị bằng đốt sóng cao tần. Những bệnh nhân này không phẫu thuật 
cắt bỏ u được vì ung thư phổi giai đoạn tiến xa (n =6) và/ hoặc chống chỉ định phẫu thuật do có bệnh phối hợp 
(n =17) hoặc từ chối phẫu thuật (n =4). Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có cản quang được thực hiện 1 tháng 
sau khi đốt u bằng sóng cao tần để đánh giá đáp ứng điều trị về chẩn đoán hình ảnh cũng như theo dõi sự cải 
thiện triệu chứng lâm sàng. 
Kết quả và bàn luận: 27 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ với độ tuổi trung bình 62,0, thấp tuổi 
nhất 41, cao tuổi nhất 83. Kết quả sớm sau 1 tháng theo dõi cho thấy không có bệnh nhân nào đáp ứng hoàn 
toàn, đáp ứng một phần là 25/27 (92,6%) bệnh nhân, bệnh ổn định có 1 bệnh nhân (3,7%), bệnh tiến triển 1 
bệnh nhân (3,7%). Có 25/27 (92,6%) BN bị đau tức ngực mức độ vừa và nhẹ trong đó 22/25 (88%) bệnh nhân 
đau cải thiện rõ rệt triệu chứng. Các biến chứng ở mức độ nhẹ bao gồm ho ra máu 14/27 bệnh nhân, tràn khí 
màng phổi do thủ thuật là 5/27 bệnh nhân, tràn dịch màng phổi chỉ có 1 bệnh nhân. Số ngày trung bình nằm 
viện sau thủ thuật là 4,8 ± 2,0 ngày. 
Kết luận: Điều trị Ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phương pháp đốt sóng cao tần là có khả thi, hiệu 
quả, ít tai biến và biến chứng, thời gian nằm viện ngắn ngày. Cần tiến hành nghiên cứu trong thời gian dài hơn 
để đánh giá thêm sự đáp ứng và thời gian sống thêm của bệnh. 
Từ khóa: Ung thư phổi không tế bào nhỏ, đốt sóng cao tần. 
ABSTRACT 
Radiofrequency ablation of pulmonary malignant tumors in inoperablepatients: 
case series study on 27 patients 
Background: Radiofrequency ablation (RFA) is a method of using electric currents with high frequencies to 
generate heat that destroys tumors. The damage caused by heat is dependent on temperature and duration of 
action. This method is often used to treat hypertonic tumors, such as liver, kidney and soft tissue tumors, but 
many centers around the world use this treatment to treat non-cell lung cancer. 
1
 Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An 
2
 Trường Đại học Y Hà Nội 
3
 Bệnh viện Trung Ương Huế 
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
193 
Objective: To assess safety complications and efficiency of percutaneous computed tomography (CT)‐ 
guided transthoracic radiofrequency (RF) ablation for treating inoperable non–small cell lung cancer (NSCLC) 
was used at Nghệ an oncology hospital. 
Materials and Methods: 27 patients with non-small cell lung cancer were treated with radiofrequency 
wave radiotherapy, with an average age of 62.0, with the lowest age being 41, the highest are 83. These 
patients did not have a surgical excision because of advanced lung cancer (n = 6) and / or a combination of 
surgery (n = 17) or refuse surgery (n = 4). Contrast-enhanced computerized tomography was performed 1 
month after high frequency radiofrequency ablation for evaluation of visual diagnostic response as well as 
follow-up of clinical improvement. 
Results: No patients responding completely, partial responding to 25/27 (92.6%) patients, stable disease 
with 1 patient (3.7%). There were 25/27 (92.6%) patients with mild and moderate chest pain in which 22/25 
(88%) of the patients with marked improvement in symptoms. The complications included coughing up blood 
14/27 Patients, pneumothorax due to the procedure is 5/27 patients, pleural effusion only one patient. The 
average number of days after hospitalization was 4.8 ± 2.0 days. 
Conclusion: This study demonstrates the feasibility, efficacy, and safety of radiofrequency ablation for non 
small cell lung cancer. Additional trials are needed to determine safety and efficacy. 
Keywords: Non small cell lung cancer, Radiofrequency Ablation. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư 
phổ biến nhất trên toàn thế giới trong những thập kỷ 
gần đây. Theo GLOBOCAN nĕm 2012 trên toàn thế 
giới có khoảng 1.8 triệu, chiếm tổng số 12,9% bệnh 
nhân ung thư, trong đó 58% bệnh nhân ở các nước 
đang phát triển[3]. Ung thư phổi không tế bào nhỏ 
(UTPKTBN) chiếm 75 - 80% số bệnh nhân ung thư 
phổi. Đối với bệnh nhân giai đoạn sớm, điều trị ngoại 
khoa có thể đạt được tỉ lệ sống còn 5 nĕm đến 40%. 
Tuy nhiên, đáng tiếc là phần lớn bệnh nhân được 
chẩn đoán ở giai đoạn muộn, trong đó giai đoạn III 
chiếm khoảng 35%[4, 5]. Trong các phương pháp điều 
trị ung thư phổi, phẫu thuật cắt bỏ khối u phổi kèm 
vét hạch có/ không phối hợp điều trị hóa chất hoặc 
xạ trị là phương pháp điều trị tốt nhất. Tuy nhiên chỉ 
có khoảng 15-20% bệnh nhân còn khả nĕng phẫu 
thuật, còn lại phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hoặc 
có bệnh nội khoa phối hợp và một số bệnh nhân từ 
chối phẫu thuật[5]. Một phương pháp được lựa chọn 
trên những bệnh nhân này là đốt sóng cao tần[6]. 
Nĕm 2008 lần đầu tiên phương pháp điều trị 
khối u phổi bằng đốt sóng cao tần (Radio frequency 
ablation) được R ... rị ung thư phổi bằng nhiệt 
sóng cao tần được tiến hành cho khá nhiều bệnh 
nhân. Cho đến nay có rất ít nghiên cứu trong nước 
về ứng dụng đốt nhiệt cao tần trong điều trị ung thư 
phổi không tế bào nhỏ và cũng chỉ dừng lại những 
nhận xét bước đầu do hạn chế về thời gian và số 
lượng bệnh nhân. Chưa có nghiên cứu nào đánh giá 
đầy đủ hiệu quả điều trị cũng như các tai biến 
thường gặp của phương pháp. Vì vậy, chúng tôi tiến 
hành đề tài này với mục tiêu sau: 
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân 
ung thư phổi không tế bào nhỏ. 
Đánh giá kết quả sớm, một số tai biến, biến 
chứng của phương pháp đốt sóng cao tần. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu can thiệp lâm 
sàng không đối chứng với cỡ mẫu thuận tiện 27 
trường hợp bị ung thư phổi không tế bào nhỏ được 
điều trị bằng đốt sóng cao tần bằng máy Cool-tip RF 
Ablation system E series. Nghiên cứu được thực 
hiện tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An từ tháng 
11/2014 đến 5/2017. Sau khi hoàn thành thủ thuật 
đốt u phổi bằng sóng cao tần, chúng tôi tiến hành ghi 
nhận các tai biến, biến chứng, cũng như ghi nhận sự 
cải thiện triệu chứng lâm sàng, đánh giá lại thay đổi 
đường kính khối u và tính chất tĕng quang của khối 
u sau 1 tháng thực hiện thủ thuật so với trước khi 
can thiệp. 
Chúng tôi thực hiện kỹ thuật và đánh giá kết 
quả đốt u phổi bằng sóng cao tần theo các hướng 
dẫn tham khảo từ y vĕn thế giới. 
Quy trình kỹ thuật 
Bệnh nhân phải nhịn đói bữa sáng trước thủ 
thuật và nằm nội trú ở bệnh viện ít nhất một ngày. 
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
194 
Các bệnh nhân này được kiểm tra toàn bộ các xét 
nghiệm thường quy, không có chống chỉ định đốt u 
phổi bằng sóng cao tần (u phổi cách phế quản chính 
dưới 1cm, u phổi kèm xẹp phổi hoặc viêm phổi tắc 
nghẽn, bệnh nhân có rối loạn đông máu không kiểm 
soát được, bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên 
cứu). Thủ thuật được thực hiện tại phòng chụp cắt 
lớp vi tính của bệnh viện. Bệnh nhân được thở oxy 
liên tục từ 5‐8 lít/phút, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 
Ketorolac 0,5mg/kg, truyền tĩnh mạch Propolol 1‐ 
2mg/kg/giờ và Remifentanil 0,1mcg/kg/giờ. Các dấu 
hiệu sinh tồn được theo dõi liên tục trong lúc thực 
hiện và một giờ sau thủ thuật. Vị trí và hướng đâm 
kim vào u phổi được hướng dẫn bởi chụp cắt lớp vi 
tính lồng ngực và sự hỗ trợ của robot Maxio định vị. 
Hướng đưa kim vào u phổi phải được cân nhắc 
trước để tránh mạch máu lớn, khí quản, và các cơ 
quan quan trọng khác. Sau khi tiền mê và bệnh nhân 
ngủ yên, thủ thuật viên sẽ sát khuẩn da và gây tê 
bằng lidocaine 2% rồi đưa một cây kim điện cực qua 
da vào chính giữa khối u. Đồng thời hai tấm điện 
cực khác được đặt ở hai đùi của bệnh nhân. Kim 
điện cực này và hai tấm điện cực ở hai đùi sẽ được 
nối với máy phát sóng cao tần. Sự chênh lệch về 
diện tích bề mặt của kim điện cực khá nhỏ so với 
diện tích bề mặt khá lớn của hai tấm điện cực ở hai 
đùi của bệnh nhân sẽ tạo ra nhiệt nĕng tập trung 
xung quanh kim điện cực nhằm giúp tiêu diệt tế bào 
ung thư. Cĕn cứ vào đường kính u phổi mà thủ thuật 
viên sẽ điều chỉnh thời gian đốt. Điều kiện lý tưởng 
là chu vi đốt phải rộng hơn chu vi của khối u từ 
0,5‐1cm. Kim điện cực được dùng một lần cho mỗi 
một bệnh nhân. Trước, trong và sau thủ thuật bệnh 
nhân luôn được chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để 
đánh giá tổn thương, hướng kim và các biến chứng 
có thể xảy ra như tràn khí màng phổi, tràn khí dưới 
da, tràn máu màng phổi . Nếu các dấu hiệu sinh 
tồn ổn định, các xét nghiệm sau đó không có thay 
đổi gì đáng kể, không có biến chứng nào được ghi 
nhận, bệnh nhân có thể được ra viện sau 24 giờ 
thực hiện thủ thuật. Nếu có bất kỳ biến chứng nào 
được ghi nhận, chúng tôi sẽ kịp thời điều trị hợp lý 
cho đến khi bệnh nhân ổn định hoàn toàn mới cho 
xuất viện[6]. 
Xử lý số liệu: Các số liệu sau khi thu thập sẽ 
được mã hóa và nhập vào máy vi tính, sử dụng 
phần mềm SPSS 16 để xử lý. Thực hiện phép kiểm 
chính xác của Fisher. Ngưỡng ý nghĩa là 0,05 
(p < 0,05) để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết thống 
kê. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm bệnh nhân 
Tuổi và giới 
Bảng 1. Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu 
Tuổi 
Nam Nữ Tổng 
Số 
bn 
% 
Số 
bn 
% 
Số 
bn 
% 
≤ 50 0 0 2 15.4 2 7.4 
50-
59 
3 21.4 6 46.2 9 33.3 
60 – 
69 
8 57.2 3 23.2 11 40.8 
≥ 70 3 21.4 2 15.4 5 18.5 
Tổng 
số 14 100 13 100 27 100 
Nhận xét: Từ tháng 11/2014 đến 5/2017 chúng 
tôi ghi nhận thực hiện thủ thuật sóng cao tần điều trị 
ung thư phổi không tế bào nhỏ 27 bệnh nhân, tỷ lệ 
nam/nữ là 1,07/1. Tuổi trung bình của bệnh nhân 
nghiên cứu là 62,0 ± 9,0 tuổi trong đó tuổi thấp nhất 
là 41, cao nhất là 83. 
Giai đoạn bệnh 
Về giai đoạn bệnh, có 6 bệnh nhân (22,2%) bị 
ung thư phổi giai đoạn IV không có chỉ định phẫu 
thuật, 17 bệnh nhân nhân có bệnh phối hợp như suy 
tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay già yếu chống 
chỉ định phẫu thuật và 4 bệnh nhân không đồng ý 
phẫu thuật. 
Kích thước u 
Bảng 2. Kích thước u 
Kích thước u ≤30 mm >30-50 mm > 50 mm 
Số BN 21 7 5 
Tỷ lệ % 63.7 21.2 15.1 
Nhận xét: Kích thước u phổi trên hình ảnh chụp 
cắt lớp vi tính lồng ngực thấy có 12 (36,3%) bệnh 
nhân có đường kính u phổi > 30mm, trong đó có 5 
bệnh nhân (15,1%) có đường kính u phổi từ 
> 50mm. 
Giải phẫu bệnh 
Thể giải phẫu bệnh hay gặp nhất là ung thư 
biểu mô tuyến với 23 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 85,2%, 
tiếp theo là ung thư phổi không tế bào nhỏ 3 bệnh 
nhân, ung thư biểu mô tế bào lớn có 1 bệnh nhân. 
Kết quả đốt sóng cao tần 
Chúng tôi đánh giá hiệu quả điều trị đốt u phổi 
bằng sóng cao tần dựa vào so sánh đường kính của 
u, đặc tính của u, tính chất cản quang của u phổi 
trước và sau thủ thuật một tháng. Đồng thời chúng 
tôi cũng ghi nhận sự cải thiện về triệu chứng lâm 
sàng có trước và sau khi thực hiện thủ thuật. Trước 
thủ thuật có 25 bệnh nhân có triệu chứng đau ở mức 
độ nhẹ và vừa, kết quả sau đốt sóng cao tần 1 tháng 
chỉ còn 3 bệnh nhân còn triệu chứng đau. Có 24 
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
195 
bệnh nhân bị gầy sút cân trước khi vào viện, sau đốt 
vẫn còn 2 bệnh nhân gầy sút cân, sự khác biệt này 
có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Kết quả này cho 
thấy có sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng 
sau 1 tháng RFA. 
Bảng 3. Số lần đốt sóng cao tần 
Số lần RFA Số bệnh nhân Tỷ lệ % 
1 lần 21 77,7 
2 lần 6 22,3 
Nhận xét: Bệnh nhân được đốt sóng cao tần 1 
lần chiếm tỷ lệ khá cao 77,7%. Trung bình mỗi bệnh 
nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được đốt sóng 
cao tần 1,2 lần. 
Bảng 4. Các loại kim sử dụng, thời gian đốt sóng 
Loại 
kim 
(N = 27) 
Số lần sử dụng 
Tỷ 
lệ 
% 
Thời gian đốt 
trung bình 
(phút) 
15* 
1cm Không sử dụng lần nào do kích thước khối u phần lớn 
trên 1cm 
20*1cm 
15*2cm 6 40 
8,4 
20*2cm 9 60 
15*3cm 3 25 
13,7 
20*3cm 9 75 
Nhận xét: Thời gian đốt sóng cao tần trung bình 
cho 27 bệnh nhân là 10,7 phút. 
Bảng 5. Đáp ứng điều trị sau một tháng thực hiện 
thủ thuật 
Đánh giá đáp ứng Số bệnh nhân Tỷ lệ % 
Đáp ứng hoàn toàn 0 0 
Đáp ứng 1 phần 25 92,6 
Bệnh ổn định 1 3,7 
Bệnh tiến triển 1 3,7 
Nhận xét: Tỷ lệ kiểm soát bệnh đạt 96,3%, có 1 
bệnh nhân tiến triển, chiếm 3,7%. 
Bảng 6. Các tai biến, biến chứng 
Các tai biến, biến chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ % 
Ho ra máu 14 51,8 
Tràn khí màng phổi 5 18,5 
Tràn khí màng phổi phải 2 7,4 
dẫn lưu 
Tràn máu màng phổi 1 3,7 
Viêm phổi sau thủ thuật 3 11,1 
Apcess phổi 0 0 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm bệnh nhân 
Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng 
tôi cũng gần tương đương với kết quả của Sano Y 
(2007) nghiên cứu trên 137 bệnh nhân cho kết quả 
độ tuổi trung bình của bệnh nhân 62,9 tuổi (34-88 
tuổi)[9]. Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi 
theo giới tính (p > 0,56). 
Kích thước trung bình của khối u là 26mm, 
trong đó khối u có kích thước từ < 30cm chiếm tỷ lệ 
cao nhất 63,6%, kết quả này cho thấy kích thước 
trung bình khối u trong nghiên cứu chúng tôi lớn hơn 
so với nghiên cứu của Lencioni (2008) trên 106 bệnh 
nhân với kích thước trung bình của khối u là 15 
mm[7]. Điều này có thể giải thích một phần do tỷ lệ 
phát hiện sớm bệnh ở nước ta thấp hơn nhiều so 
với các nước Châu Âu. 
Kết quả đốt sóng cao tần 
Số lần đốt sóng cao tần trong nghiên cứu của 
chúng tôi thấp hơn nhiều so với báo cáo của Chan 
VO (2010) tổng hợp nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu là 
1584 bệnh nhân với số đợt đốt sóng cao tần là 2905 
lần, trung bình mỗi bệnh nhân được RFA 1,8 lần[10]. 
Theo bảng 5: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
có tỷ lệ kiểm soát bệnh cao hơn ít so với nghiên cứu 
của Pennathur A (2009) trên 100 bệnh nhân là 
82,0%. Có sự khác biệt này có lẽ một phần do độ 
tuổi trung bình bệnh nhân trong nghiên cứu 
Pennathur A cao hơn nhiều so với nghiên cứu của 
chúng tôi 73,5 tuổi so với 62,0 tuổi[11]. 
Sau thủ thuật, có 5 trường hợp tràn khí màng 
phổi lượng ít, theo dõi sau 24 giờ có 2 (chiếm 7,4%) 
trường hợp tràn khí màng phổi lượng nhiều phải tiến 
hành dẫn lưu màng phổi vừa phải đặt ống dẫn lưu 
kín màng phổi. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với 
nghiên cứu của Sano Y (2007) có 11,8% bệnh nhân 
sau RFA phải dẫn lưu khoang màng phổi[9]. Nghiên 
cứu đốt u phổi bằng sóng cao tần của Simon và 
cộng sự có 52/183 (28,4%) trường hợp bị tràn khí 
màng phổi, trong đó có 18/183 (9,8%) trường hợp 
phải đặt ống dẫn lưu kín màng phổi. Nghiên cứu đốt 
u phổi bằng sóng cao tần của Fernando và cộng sự 
có 7/18 (39%) trường hợp tràn khí màng phổi phải 
đặt ống dẫn lưu kín nhưng trong nghiên cứu này có 
2 bệnh nhân đốt u phổi qua mở lồng ngực tối 
thiểu[12]. Nghiên cứu của Lee có 2/32 (6,2%) trường 
hợp phải đặt ống dẫn kín màng phổi và 1 trường 
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
196 
hợp rối loạn chức nĕng hô hấp (3,1%). Như vậy, các 
biến chứng của đốt u phổi bằng sóng cao tần là 
tương đối nhẹ và dễ xử trí[13]. 
Sau thủ thuật có 1(3,7%) bệnh nhân có tràn 
dịch màng phổi lượng ít, theo dõi không thấy dịch 
nhiều thêm. 
Tỷ lệ này cũng tương tự nghiên cứu Pennathur 
A cho kết quả có 3/100 (3%) bệnh nhân có tràn dịch 
màng phổi. Có 3 (11,1%) trường hợp bị viêm phổi có 
đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh, sau 1 tháng kiểm 
tra thấy kích thước tổn thương co nhỏ hơn và có 
hoại tử trung tâm cũng như tĕng quang nhẹ sau cản 
quang[11]. Không có tai biến nặng hoặc tử vong liên 
quan thủ thuật. Số ngày trung bình nằm viện sau thủ 
thuật là 4,8 ± 2,0 ngày, ít hơn rất nhiều so với phẫu 
thuật lấy u. dài hơn so với nghiên cứu 
của Fernando (2,5 ngày)[12]. Sự khác biệt này có thể 
do một số bệnh nhân thực hiện thủ thuật vào ngày 
thứ nĕm, thứ sáu trong tuần, không thể xuất viện 
vào thứ bảy và chủ nhật nên có thể làm kéo dài 
thêm ngày nằm viện. Ngoài ra có một trường hợp có 
biến chứng viêm phổi phải điều trị dài ngày sau thủ 
thuật. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu tiến hành điều trị đốt sóng cao tần 
cho 27 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại 
bệnh viện Ung bướu Nghệ An chúng tôi rút ra kết 
luận sau. 
- Độ tuổi trung bình độ tuổi trung bình của bệnh 
nhân 62,0 tuổi. Hầu hết các khối u có kích thước bé, 
u ≤ 30mm chiếm tỷ lệ cao nhất 63,6%, có 5 bệnh 
nhân có kích thước u > 50mm. 
- Kết quả bước đầu cho thấy điều trị ung thư 
phổi không tế bào nhỏ bằng đốt sóng cao tần là 
phương pháp điều trị tương đối an toàn, hiệu quả 
đáng ghi nhận với tỷ lệ kiểm soát bệnh sau 1 tháng 
cao đạt 96,3%, chỉ có 1 (3,7%) bệnh nhân tiến triển. 
Các tai biến, biến chứng hay gặp chủ yếu là ho ra 
máu, tràn khí màng phổi, chủ yếu ở mức độ nhẹ, 
không có trường hợp nào biến chứng nặng hay tử 
vong. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Takao Hiraki, Hideo Gobara, and Toshihiro 
Iguchi (2014). Radiofrequency ablation for early 
stage nonsmall cell lung cancer. BioMed 
Research International, p.1-11. 
2. Beland.MD (2010). Interventional procedure 
overview of percutaneous radiofrequency 
ablation for primary or secondary lung cancers. 
National istitute for health and clinical 
excellence, p.1-36. 
3. GLOBOCAN 2012. 
4. Nguyễn Bá Đức, Trần Vĕn Thuấn, Nguyễn Tuyết 
Mai (2010). Điều trị nội khoa Ung thư, tr 81-93. 
5. Nguyễn Vĕn Hiếu (2015). Ung thư học, tr.153-
169. 
6. Percutaneous radiofrequency ablation for 
primary or secondary lung cancers, p. 9-36 
7. Lencioni, R. (2008). Lung cancer can be treated 
with radiofrequency ablation (Rapture study). 
The Lancet Oncology. 
8. Đinh Trọng Toàn, Nguyễn Đức Bằng, Nguyễn 
Huy Dũng và cộng sự (2013). Đốt u phổi ác tính 
bằng sóng cao tần ở bệnh nhân không thể phẫu 
thuật: Nghiên cứu loạt ca lâm sàng trên 32 bệnh 
nhân. Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, số 3, tr 
2017-213. 
9. Sano Y, Kanazawa S, Gobara H et al. (2007). 
Feasibility of percutaneous radiofrequency 
ablation for intrathoracic malignancies: A large 
single-center experience. Percutaneous 
radiofrequency ablation for primary or secondary 
lung cancers, p.7 
10. Chan VO, McDermott S, Malone DE et al. 
(2010) Percutaneous radiofrequency ablation of 
lung tumors. Evaluation of the literature using 
evidence-based techniques. Percutaneous 
radiofrequency ablation for primary or secondary 
lung cancers, p.16-36. 
11. Pennathur A, Abbas G, Gooding WE et al. 
(2009) Image-guided radiofrequency ablation of 
lung neoplasm in 100 consecutive patients by a 
thoracic surgical service. Percutaneous 
radiofrequency ablation for primary or secondary 
lung cancers, p.13-36. 
12. Fernando HC, Schuchert M, Landreneau R et al. 
(2010) Approaching the high-risk patient: 
sublobar resection, stereotactic body radiation 
therapy, or radiofrequency ablation. 
Percutaneous radiofrequency ablation for 
primary or secondary lung cancers, p.28-36. 
13. Lee JM, Jin GY, Goldberg SN, et al. (2004), 
Percutaneous radiofrequency ablation for 
inoperable non‐small cell lung cancer and 
metastasis: preliminary results, Radiology, 230, 
p. 125‐134.

File đính kèm:

  • pdfdieu_tri_ung_thu_phoi_khong_te_bao_nho_bang_phuong_phap_dot.pdf