Cắt thanh quản bảo tồn trong điều trị ung thư thanh môn giai đoạn sớm: Kết quả chức năng

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chức năng thanh quản sau phẫu thuật cắt thanh quản bảo tồn (TQBT). Đối tượng nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu là 59 bệnh nhân ung thư thanh môn giai đoạn sớm (giai đoạn I, II), được phẫu thuật cắt thanh quản bảo tồn tại Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh, từ 01/01/2010 đến 31/07/2013. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Báo cáo loạt ca. Chúng tôi dùng thời gian đặt ống khai khí đạo (KKĐ), đặt ống nuôi ăn để đánh giá chức năng thở và nuốt sau mổ. Chúng tôi ghi âm giọng nói của bệnh nhân để phân tích cảm thụ và phân tích âm và đo thời gian phát âm tối đa (MPT) ít nhất 12 tháng sau khi phẫu thuật. Thang GRBAS và phần mềm Praat được sử dụng cho phân tích cảm thụ và phân tích âm. VHI10 và MDADI được sử dụng để xác định ảnh hưởng của giọng nói và chức năng nuốt đến chất lượng cuộc sống, cũng được thực hiện ít nhất 12 tháng sau khi phẫu thuật. Kết quả: Thời gian đặt ống KKĐ và ống nuôi ăn của các loại cắt TQBT là từ 4-13 ngày và 0-18 ngày. Điểm số thang GRBAS, MPT: từ 0,4 đến 2,9 và từ 7 đến 18 giây. Tần suất cơ bản, Jitter, Shimmer và tỷ số tiếng ồn trên hài âm: 108 đến 203; 0,52 đến 3,1; 7,2 đến 17; và 0,09 đến 0,68. Trung bình tổng số VHI10 và MDADI là từ 4 đến 18 điểm và từ 82% đến 100%. Kết luận: Chức năng thanh quản sau phẫu thuật cắt TQBT thay đổi nhẹ và trung bình đối với phẫu thuật mổ mở cắt dây thanh và phẫu thuật cắt thanh quản theo chiều dọc và nặng đối với phẫu thuật cắt thanh quản trên sụn nhẫn - CHEP

Cắt thanh quản bảo tồn trong điều trị ung thư thanh môn giai đoạn sớm: Kết quả chức năng trang 1

Trang 1

Cắt thanh quản bảo tồn trong điều trị ung thư thanh môn giai đoạn sớm: Kết quả chức năng trang 2

Trang 2

Cắt thanh quản bảo tồn trong điều trị ung thư thanh môn giai đoạn sớm: Kết quả chức năng trang 3

Trang 3

Cắt thanh quản bảo tồn trong điều trị ung thư thanh môn giai đoạn sớm: Kết quả chức năng trang 4

Trang 4

Cắt thanh quản bảo tồn trong điều trị ung thư thanh môn giai đoạn sớm: Kết quả chức năng trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 7980
Bạn đang xem tài liệu "Cắt thanh quản bảo tồn trong điều trị ung thư thanh môn giai đoạn sớm: Kết quả chức năng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cắt thanh quản bảo tồn trong điều trị ung thư thanh môn giai đoạn sớm: Kết quả chức năng

Cắt thanh quản bảo tồn trong điều trị ung thư thanh môn giai đoạn sớm: Kết quả chức năng
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
112 
CẮT THANH QUẢN BẢO TỒN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ 
THANH MÔN GIAI ĐOẠN SỚM: KẾT QUẢ CHỨC NĔNG 
LÊ VĔN CƯỜNG1, HOÀNG QUỐC VIỆT2, NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG3, VŨ VĔN VŨ4 
TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chức nĕng thanh quản sau phẫu thuật cắt thanh quản bảo tồn (TQBT). 
Đối tượng nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu là 59 bệnh nhân ung thư thanh môn giai đoạn sớm (giai đoạn I, 
II), được phẫu thuật cắt thanh quản bảo tồn tại Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh, từ 01/01/2010 đến 
31/07/2013. 
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Báo cáo loạt ca. 
Chúng tôi dùng thời gian đặt ống khai khí đạo (KKĐ), đặt ống nuôi ĕn để đánh giá chức nĕng thở và nuốt 
sau mổ. 
Chúng tôi ghi âm giọng nói của bệnh nhân để phân tích cảm thụ và phân tích âm và đo thời gian phát âm 
tối đa (MPT) ít nhất 12 tháng sau khi phẫu thuật. Thang GRBAS và phần mềm Praat được sử dụng cho phân 
tích cảm thụ và phân tích âm. 
VHI10 và MDADI được sử dụng để xác định ảnh hưởng của giọng nói và chức nĕng nuốt đến chất lượng 
cuộc sống, cũng được thực hiện ít nhất 12 tháng sau khi phẫu thuật. 
Kết quả: Thời gian đặt ống KKĐ và ống nuôi ĕn của các loại cắt TQBT là từ 4-13 ngày và 0-18 ngày. Điểm 
số thang GRBAS, MPT: từ 0,4 đến 2,9 và từ 7 đến 18 giây. Tần suất cơ bản, Jitter, Shimmer và tỷ số tiếng ồn 
trên hài âm: 108 đến 203; 0,52 đến 3,1; 7,2 đến 17; và 0,09 đến 0,68. Trung bình tổng số VHI10 và MDADI là 
từ 4 đến 18 điểm và từ 82% đến 100%. 
Kết luận: Chức nĕng thanh quản sau phẫu thuật cắt TQBT thay đổi nhẹ và trung bình đối với phẫu thuật 
mổ mở cắt dây thanh và phẫu thuật cắt thanh quản theo chiều dọc và nặng đối với phẫu thuật cắt thanh quản 
trên sụn nhẫn - CHEP. 
SUMMARY 
Conservative laryngectomy in treatment of early glottic cancer: Functional outcome 
Objective: To evaluate the functional outcome following open partial conservative laryngectomy. 
Patients. This study was performed between 01/01/2010 and 31/07/2013 at Hồ Chí Minh oncology hospital. 
A total of 59 patients with a diagnosis of early glottic cancer and an open partial conservative laryngectomy 
were included in the study. 
Method: Study Design: Case series. 
We used the duration of tracheostomy tube and nasal gastric tube to evaluate the airflow management 
and protection of the airway of larynx after surgery. 
We recorded patient’s voice for perceptual analysic and acoustic analysic and measured maximal 
phonation time at least 12 months after surgery. The GRBAS scale and Praat software is used perceptual 
1
 ThS.BS. Phó Trưởng Khoa Ngoại 3 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
2
 Điều Dưỡng Trưởng Khoa Ngoại 3 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
3
 PGS.TS. Bộ môn TMH, Đại học Phạm Ngọc Thạch 
4
 TS.BS. Trưởng Khoa Nội 1 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
113 
analysic and acoustic analysic. 
The VHI10 and MDADI which were used to identify the effect of voice on quality of life, were also performed 
at least 12 months after surgery. 
Result: The duration of tracheostomy tube and nasal gastric tube were from 4-13 days and 0-18 days. 
Scorepoint of GRBAS scale, and MPT: from 0.4 to 2.9, and from 7 to 18 seconds. Fo, Jitter, Shimmer, and 
NHR : 108 to 203; 0.52 to 3.1, 7.2 to 17, and 0.09 to 0.68. The mean of total VHI10 và MDADI were from 4 to 
18 points, and from 82% to 100%. 
Conclusion: The function of larynx slightly changed after open cordectomy, and vertical partial 
laryngectomy, and remarkably changed after supraricoid partial laryngectomy. 
Key Words: Frontal lateral laryngectomy, Frontal anterior laryngectomy, Supracricoid partial laryngectomy, 
Quality of life, early glottis cancer. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phẫu thuật cắt thanh quản bảo tồn (cắt TQBT) 
ra đời từ cuối thế kỷ 19. Kỹ thuật này cắt một phần 
thanh quản nhưng vẫn bảo đảm kiểm soát tại chỗ 
trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm và 
bảo tồn được chức nĕng thanh quản như: nuốt, phát 
âm, thở và bảo vệ đường hô hấp. Rất nhiều cải tiến 
kỹ thuật mổ đã ra đời sau đó, nhằm bảo tồn tốt hơn 
chức nĕng thanh quản mà vẫn duy trì kết quả về mặt 
ung thư học. Phẫu thuật bảo tồn thanh quản ngày 
càng mở rộng chỉ định, tĕng số lượng bệnh nhân 
được hưởng lợi từ kỹ thuật này. 
Trong nước chưa có nghiên cứu nào đánh giá 
đầy đủ về phục hồi chức nĕng sau cắt thanh quản 
bảo tồn. Điều đó gây khó khĕn trong tư vấn cho 
bệnh nhân trước phẫu thuật, đánh giá lợi ích của 
phẫu thuật, so sánh kết quả phẫu thuật với các tác 
giả khác, cũng như cải tiến và hoàn thiện loại phẫu 
thuật này. 
Chúng tôi tiến hành công trình nghiên cứu này 
nhằm xác định kết quả về mặt chức nĕng thanh 
quản sau phẫu thuật mở cắt thanh quản bảo tồn, với 
mục tiêu nghiên cứu sau: 
Xác định phục hồi chức nĕng thở, nuốt, phát âm 
sau phẫu thuật cắt thanh quản bảo tồn. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Mẫu nghiên cứu là 59 bệnh nhân ung thư thanh 
môn giai đoạn sớm (giai đoạn I, II), được phẫu thuật 
cắt thanh quản bảo tồn tại Bệnh viện Ung Bướu TP. 
Hồ Chí Minh, từ 01/01/2010 đến 31/07/2013. Bệnh 
nhân nam chiếm 93,2% (55 trường hợp (TH) và 
bệnh nhân nữ chiếm 6,8% (4 TH). Trong nghiên cứu 
có 43 TH bướu T1a (72,9%), 13 TH T1b (22,0%) và 
3 TH T2 (5,1%). Ba loại phẫu thuật được sử dụng 
trong điều trị: 8 TH cắt dây thanh (CDT), 13TH cắt 
thanh quản một phần theo chiều dọc (cắt 
TQMPTCD), 38TH cắt thanh quản trên sụn nhẫn- 
CHEP (cắt TQTSN - CHEP). Trong đó nhóm cắt 
TQMPTCD có 2 kỹ thuật: cắt thanh quản một phần 
theo chiều dọc kiểu trán bên (TQMPTCD KTB) và 
cắt thanh quản một phần theo chiều dọc kiểu trán 
trước (TQMPTCD KTT). 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả 
hàng loạt ca. 
Phục hồi chức nĕng thở: Các TH có đặt ống 
khai khí đạo (KKĐ), chúng tôi thay ống KKĐ sau 24 
giờ và tập thở ngày thứ 4 sau mổ để giảm phù nề. 
Rút ống KKĐ khi bệnh nhân có thể dung nạp được 
với bịt lổ KKĐ trong 24 giờ. 
Phục hồi chức nĕng nuốt: Các trường hợp CDT 
và cắt TQMP TCD KTB không đặt ống nuôi ĕn có 
thể ĕn lại từ ngày thứ hai sau mổ, các trường hợp có 
đặt ống nuôi ĕn có thể tập nuốt từ ngày thứ 4 tùy 
TH. Các trường hợp còn lại bệnh nhân được phục 
hồi theo qui trình. 
Phục hồi chức nĕng phát âm: bệnh nhân cắt 
TQTSN - CHEP được tập vận động sụn phễu ngày 
thứ 4, phát âm tiếng thé ngày thứ 5. Các trường hợp 
còn lại theo dõi sự phục hồi trong thời gian sớm sau 
phẫu thuật. Luyện thanh có thể được tiến hành trong 
giai đoạn hồi phục. 
Các tham số đánh giá: đánh giá phục hồi chức 
nĕng thở bằng thời gian đặt ống KKĐ (số ngày từ lúc 
phẫu thuật đến khi rút ống KKĐ). 
Thời gian đặt ống nuôi ĕn: Số ngày từ lúc phẫu 
thuật đến khi rút ống nuôi ĕn. 
Đánh giá chức nĕng phát âm: Thời gian phát 
âm tối đa, phân tích cảm thụ chất lượng giọng bằng 
thang GRBAS-I, và phân tích âm bằng phần mềm 
Praat ở thời điểm tối thiểu 12 tháng sau mổ. 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
114 
Đánh giá chất lượng sống bằng chỉ số khuyết 
tật giọng nói (VHI10) và chỉ số MDIDA ở thời điểm 
tối thiểu 12 tháng sau mổ. 
KẾT QUẢ 
Bảng 1. Thời gian đặt ống nuôi ĕn và KKĐ 
Loại phẫu thuật Thời gian đặt ống KKĐ 
Thời gian đặt 
ống nuôi ĕn 
Cắt dây thanh 4 (3/8 TH) - 
Cắt TQMPTCD 11 10 
Cắt TQTSN- CHEP 13 18 
3/8 trường hợp cắt dây thanh có đặt ống KKĐ, 
không có TH nào đặt ống nuôi ĕn. Trong nhóm cắt 
thanh quản một phần theo chiều dọc, tất cả đều đặt 
ống KKĐ, 9/13 đặt ống nuôi ĕn. Trong nhóm cắt 
TQTSN- CHEP tất cả đều đặt ống KKĐ và ống nuôi 
ĕn. 
Bảng 2. Kết quả thời gian phát âm và phân tích cảm 
thụ 
Loại phẫu 
thuật MPT G R B A S I 
Cắt dây thanh 14±4 0,9 0,3 0,9 0,3 0,4 4,6 
Cắt TQMPTCD 13±8 2,1 1,3 1,8 0,9 1,7 3,9 
Cắt TQTSN - 
CHEP 
9 ±3 2,9 2,7 2,3 1,2 2,5 3 
Thời gian phát âm tối đa và đặc tính giọng sau 
mổ thay đổi, trong đó cắt thanh quản trên sụn nhẫn- 
CHEP thay đổi nhiều nhất. 
Bảng 3. Kết quả phân tích âm 
Loại phẫu thuật F0 Jitter Shimmer NHR 
Cắt dây thanh 117 ± 27 0,37 4,1 0,02 
Cắt TQMPTCD 134 ± 38 0,44 3,9 0,03 
Cắt TQTSN- CHEP 120 ± 29 0,45 4,8 0,03 
Chứng 143 3,2 17 0,68 
So sánh với nhóm chứng giọng nói sau mổ 
giảm F0, Jitter, Shimmer và NHR. 
Bảng 4. Kết quả chỉ số MDADI 
Loại phẫu thuật G E F P 
Cắt dây thanh 100 100 100 98 
Cắt TQMPTCD 93 96 96 95 
Cắt TQTSN - CHEP 80 90 85 82 
Chỉ số MDADI thay đổi trên nhóm cắt thanh 
quản trên sụn nhẫn - CHEP và ít thay đổi trên 2 
nhóm còn lại. 
Bảng 5. Kết quả chỉ số VHI10 
Loại phẫu thuật E F P Total 
Cắt dây thanh 0,3 4 2,8 7,1 
Cắt TQMPTCD 1 7 4 12 
Cắt TQTSN- CHEP 1,9 11 5 17,9 
Chỉ số VHI10 thay đổi trên nhóm cắt thanh quản 
trên sụn nhẫn - CHEP và thay đổi ít hơn trên nhóm 
cắt thanh quản một phần theo chiều dọc và cắt dây 
thanh. 
BÀN LUẬN 
Chức nĕng thở: Có 3 quan điểm trong đặt ống 
KKĐ trên BN cắt dây thanh, Martins Mamede [9] đặt 
ống cho tất cả các TH, Giulia Bertino[2] không đặt 
ống KKĐ và chỉ đặt cho các trường hợp nguy cơ. 
Chúng tôi đặt ống KKĐ cho các trường hợp có nguy 
cơ là cách tiếp cận thích hợp vừa an toàn vừa giảm 
tỷ lệ đặt ống KKĐ không cần thiết. Theo y vĕn, trong 
nhóm cắt TQMPTCD kinh điển và nhóm cắt TQTSN- 
CHEP đều phải đặt ống KKĐ với thời gian trung bình 
lần lược là 8-15 ngày[15, 3, 16], và 5-19 ngày 
[6_ENREF_92], [11]. 
Chức nĕng nuốt: Theo y vĕn trong nhóm cắt 
dây thanh bệnh nhân phục hồi chức nĕng nuốt 
nhanh, có thể ĕn lại vào ngày thứ 2 sau mổ. Trong 
khi nhóm cắt TQMPTCD thời gian phục hồi phụ 
thuộc vào biến thể của loại phẫu thuật này, cắt 
TQMPTCD kiểu trán bên có thời gian phục hồi 
nhanh nhất có thể ĕn lại vào ngày thứ 2, cắt 
TQMPTCD kiểu trán trước có mức độ cắt rộng hơn 
nên thời gian phục hồi kéo dài ghi nhận Yu[16] và 
Recep Zağız[15] 15 ngày. Cắt thanh quản trên sụn 
nhẫn - CHEP có độ rộng phẫu thuật lớn nên thời 
gian phục hồi kéo dài, theo y vĕn khoảng 12 - 26. 
Chức nĕng phát âm: thời gian phát âm tối đa 
của cả 3 nhóm đều có giảm trong đó cắt thanh quản 
trên sụn nhẫn- CHEP là giảm nhiều nhất. Điều này 
phù hợp với ghi nhận của các tác giả khác Antonio 
Schindler[13] = 6 giây, Giulia Bertino[2] = 8 giây, 
Milovanovic[10] = 15 giây trên BN cắt dây thanh, 
Abdelfattah[1] = 8 giây, Recep Yağız[15] = 9 giây , 
Chul Ho Kim[5] = 9 giây trên BN cắt TQTCD và 
Antonio Schindler[6_ENREF_92] = 8 - 11 giây trên BN cắt 
TQTSN-CHEP. 
Trong phân tích cảm thụ chất lượng giọng: các 
tham số của thang GRBAS đều thay đổi, trong đó 
nhóm cắt TQTSN-CHEP là thay đổi nặng nhất. Ngay 
trong cùng một loại phẫu thuật, các tác giả trên thế 
giới ghi nhận chất lượng giọng khác nhau trên BN có 
độ rộng phẫu thuật khác nhau. Trong nhóm cắt dây 
thanh, cắt càng rộng thì tiếng nói có chất lượng càng 
giảm. Schindler[13], Martins[9] ghi nhận GRBAS = 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
115 
2,2,2,1,1 và GRBAS = 2,2,2,1,0. Trong nhóm cắt 
TQMPTCD số liệu khá tương đồng giửa các nhà 
nghiên cứu Abdelfattah[1] (GRBS = 2222), Dursun 
[3_ENREF_54] (GRBAS = 2222) và của chúng tôi GRBAS 
= 2212. 
Trong nhóm cắt TQTSN-CHEP chất lượng 
giọng có khác biệt giữa các nhà nghiên cứu. Điều 
này đang là thử thách cho các nhà lâm sàng vì sao 
cùng một độ rộng phẫu thuật nhưng chất lượng 
giọng lại khác nhau giữa các bệnh nhân. 
Tính dễ hiểu của cắt TQTSN- CHEP có thể 
chấp nhận được. Theo Yoon Kyoung So[14] tính dễ 
hiểu của giọng sau phẫu thuật cắt thanh quản trên 
sụn nhẫn- CHEP khoảng 3-4/5. 
Tự đánh giá ảnh hưởng của giọng lên chất 
lượng sống bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm: 
tâm lý, vĕn hóa và tôn giáo, cho nên kết quả khác 
nhau giữa các nghiên cứu Kandogan[4], Makeieff 
[7_ENREF_103], Antonio Schindler[12]. 
Mehmet Gökhan Demir[12] ghi nhận tĕng VHI 
theo thứ tự cắt dây thanh, cắt thanh quản một phần 
theo chiều dọc và cắt thanh quản trên sụn nhẫn. 
Nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có sự tĕng VHI của 
cắt thanh quản trên sụn nhẫn là có ý nghĩa khi so với 
chứng. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau cắt dây 
thanh và thanh quản một phần theo chiều dọc chức 
nĕng nuốt phục hồi tốt, bệnh nhân ít có than phiền 
về ảnh hưởng của chức nĕng nuốt lên chất lượng 
sống, tất cả các câu trả lời trong bảng MDADI đều từ 
94%- 100%. Nhưng ở nhóm cắt thanh quản trên sụn 
nhẫn- CHEP, kết quả cho thấy bệnh nhân tự đánh 
giá có sự ảnh hưởng của chức nĕng nuốt lên chất 
lượng sống. 
KẾT LUẬN 
Tất cả bệnh nhân sau cắt thanh quản bảo tồn 
có thể thở bình thường bằng mũi sau 2, 11 hay 13 
ngày sau phẫu thuật tùy vào loại phẫu thuật và có 
thể ĕn bình thường bằng đường miệng sau 2, 10 
hay 18 ngày tùy vào loại phẫu thuật. 
Giọng nói sau mổ thay đổi trên cả 4 đặc tính 
của thang GRBAS, giảm tính dễ hiểu và thời gian 
phát âm tối đa (9-14 giây), tĕng chỉ số tần số cơ bản 
F0, jitter, shimmer và NHR. Tuy nhiên mức độ thay 
đổi này tùy vào loại phẫu thuật. 
Chức nĕng nuốt có ảnh hưởng lên chất lượng 
sống trên bệnh nhân sau mổ cắt thanh quản trên sụn 
nhẫn - CHEP (MDADI = 80-90), cắt thanh quản một 
phần theo chiều dọc (MDADI =93-96), và không ảnh 
hưởng trện nhóm cắt dây thanh (MDADI = 90-100). 
Chất lượng giọng có ảnh hưởng đến chất lượng 
sống của bệnh nhân sau mổ cắt thanh quản trên sụn 
nhẫn - CHEP (VHI T = 18) và nhẹ hơn ở phẫu thuật 
cắt thanh quản một phần theo chiều dọc (VHI T = 
12) và không ảnh hưởng trện nhóm cắt dây thanh 
(VHI= 7). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abdelfattah H., El-Banna, Manal (2012), "Voice 
quality after laser cordectomy and vertical 
hemilaryngectomy", Alexandria Journal of 
Medicine, 48 (1), pp. 19-28. 
2. Bertino Giulia, Bellomo Anna, Ferrero Franco E., 
Ferlito Alfio (2001), "Acoustic Analysis of Voice 
Quality with or without False Vocal Fold 
Displacement After Cordectomy”, Journal of 
Voice, 15 (1), pp. 131-140. 
3. Dursun G., Ozgursoy O. B. (2005), "Laryngeal 
reconstruction by platysma myofascial flap after 
vertical partial laryngectomy”, Head Neck, 27 (9), 
pp. 762-70. 
4. Kandogan T., Sanal A. (2005), "Quality of life, 
functional outcome, and voice handicap index in 
partial laryngectomy patients for early glottic 
cancer”, BMC Ear Nose Throat Disord, 5 (1), pp. 
3. 
5. Kim H. J., Lim W.C., Kim K., Kim Y.H., Choi 
H.S., Kim K.M., Choi E.G. (2003), "Vocal 
analysic after vertical hemilaryngectomy”, Sonsei 
Medical Journal, 44 (6), pp. 1034-1039. 
6. Laudadio P., Presutti L., Dall'olio D., Cunsolo E., 
Consalici R., et al. (2006), "Supracricoid 
laryngectomies: long-term oncological and 
functional results”, Acta Otolaryngol, 126 (6), pp. 
640-9. 
7. Makeieff M., de la Breteque A., Guerrier B., 
Giovanni A. (2009), "Voice handicap evaluation 
after supracricoid partial laryngectomy”, 
Laryngoscope, 119 (4), pp. 746-50. 
8. Makeieff M., Barbotte E., Giovanni A., Guerrier 
B. (2005), "Acoustic and aerodynamic 
measurement of speech production after 
supracricoid partial laryngectomy”, 
Laryngoscope, 115 (3), pp. 546-51. 
9. Martins Mamede R.C., Ricz H. M.A. Aguiar-Ricz, 
L. N. , De Mello-Filho, F.V. (2005), "Vestibular 
fold flap for post-cordectomy laryngeal 
reconstruction”, Otolaryngology - Head and Neck 
Surgery, 132 (3), pp. 478-483. 
10. Milovanovic J., Djukic V., Milovanovic A., Jotic 
A., Banko B., et al. (2013), "Clinical outcome of 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
116 
early glottic carcinoma in Serbia”, Auris Nasus 
Larynx, 40 (4), pp. 394-9. 
11. Naudo P., Laccourreye O., Weinstein G., Jouffre 
V., Laccourreye H., et al. (1998), "Complications 
and functional outcome after supracricoid partial 
laryngectomy with cricohyoidoepiglottopexy”, 
Otolaryngol Head Neck Surg, 118 (1), pp. 124-9. 
12. Schindler A., Favero E., Nudo S., Albera R., 
Schindler O., et al. (2006), "Long-term voice and 
swallowing modifications after supracricoid 
laryngectomy: objective, subjective, and self-
assessment data”, Am J Otolaryngol, 27 (6), pp. 
378-83. 
13. Schindler A., Palonta F., Preti G., Ottaviani F., 
Schindler O., et al. (2004), "Voice quality after 
carbon dioxide laser and conventional surgery 
for T1A glottic carcinoma”, J Voice, 18 (4), pp. 
545-50. 
14. So Y. K., Yun Y. S., Baek C. H., Jeong H. S., 
Son Y. I. (2009), "Speech outcome of 
supracricoid partial laryngectomy: comparison 
with total laryngectomy and anatomic 
considerations”, Otolaryngol Head Neck Surg, 
141 (6), pp. 770-5. 
15. Yagiz R. Tas A., Uzun C., Adali M.K., Koten M., 
Ciftci E., Karasalihoglu A.R. (2012), "Frontal 
Anterior Laryngectomy with Epiglottic 
Reconstruction (Tucker’s Operation): Oncologic 
and Functional Results”, Balkan Medical Journal 
29, pp. 77-83. 
16. Yu P., Antoine G., Bruno G. (2005), "Partial 
vertical laryngectomy with epiglottis 
reconstruction - Tucker technique”, Lin Chuang 
Er Bi Yan Hou Ke Za Zhi, 19 (9), pp. 389-91, 
393. 

File đính kèm:

  • pdfcat_thanh_quan_bao_ton_trong_dieu_tri_ung_thu_thanh_mon_giai.pdf