Điểm nhìn trần thuật về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ

Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố khơi mở cái nhìn mới về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn

Thị Thụy Vũ. Khai thác từ góc độ điểm nhìn vừa cho thấy nội dung táo bạo lại cho thấy tài năng độc

đáo của nữ nhà văn Thụy Vũ khi nói đến những rào cản và sự bứt phá của nữ giới miền Nam giữa thế

kỉ XX. Từ đó, khẳng định đóng góp quan trọng của Thụy Vũ trong Văn học nữ Việt Nam.

Điểm nhìn trần thuật về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ trang 1

Trang 1

Điểm nhìn trần thuật về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ trang 2

Trang 2

Điểm nhìn trần thuật về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ trang 3

Trang 3

Điểm nhìn trần thuật về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ trang 4

Trang 4

Điểm nhìn trần thuật về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ trang 5

Trang 5

Điểm nhìn trần thuật về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ trang 6

Trang 6

Điểm nhìn trần thuật về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 10680
Bạn đang xem tài liệu "Điểm nhìn trần thuật về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điểm nhìn trần thuật về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ

Điểm nhìn trần thuật về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ
57
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VỀ VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN 
TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN THỊ THỤY VŨ
 y Nguyễn Thị Mỹ Duyên(*)
Tóm tắt
Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố khơi mở cái nhìn mới về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn 
Thị Thụy Vũ. Khai thác từ góc độ điểm nhìn vừa cho thấy nội dung táo bạo lại cho thấy tài năng độc 
đáo của nữ nhà văn Thụy Vũ khi nói đến những rào cản và sự bứt phá của nữ giới miền Nam giữa thế 
kỉ XX. Từ đó, khẳng định đóng góp quan trọng của Thụy Vũ trong Văn học nữ Việt Nam.
Từ khóa: Nữ quyền, điểm nhìn trần thuật, Nguyễn Thị Thụy Vũ, điểm nhìn trần thuật trong văn 
học nữ quyền. 
1. Đặt vấn đề
Nguyễn Thị Thụy Vũ là nhà văn nữ nổi tiếng 
của văn học đô thị miền Nam 1954-1975. Tuy 
nhiên, các sáng tác của nhà văn Thụy Vũ chỉ mới 
được xuất bản lại sau gần 50 năm vắng bóng trên 
văn đàn. Văn xuôi Thụy Vũ đậm tính nhân bản, 
đậm chất hiện thực. Thụy Vũ điểm vào văn học 
nữ quyền bằng một tiếng nói hết sức độc đáo và 
lạ giọng về hiện thực đời sống nữ giới giữa thế kỉ 
XX ở đô thị miền Nam. Sự tự nhiên, chân thật có 
trong văn xuôi Thụy Vũ là sự chuyển động mãnh 
liệt dưới hiện thực của thời đại. Điểm nhìn trần 
thuật được sử dụng trong văn xuôi Thụy Vũ cho 
thấy cái nhìn bình đẳng của một nhà văn nữ viết 
về nữ giới Việt Nam. Thụy Vũ dùng cái nhìn bình 
đẳng để phô diễn trước công chúng hiện thực phức 
tạp của đô thị miền Nam trước 1975. 
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Điểm nhìn trần thuật
Khi nghiên cứu mặt nghệ thuật của một tác 
phẩm tự sự thì chúng ta không thể bỏ qua bước 
tìm hiểu một thuật ngữ phổ biến là “điểm nhìn trần 
thuật”. Văn học nữ quyền Việt Nam lại có thiên 
hướng “tự ăn mình”, do đó “kể” cũng là một việc 
quan trọng cần được nói đến khi nghiên cứu tác 
phẩm. Chúng ta thấy rằng, không thể hoàn thành 
tác phẩm nếu không có điểm nhìn. Theo Từ điển 
thuật ngữ văn học (A Glossary of literature terms) 
của Abrahams thì điểm nhìn là “những cách thức 
mà một câu chuyện được kể đến - một hay nhiều 
phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa 
mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối 
thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự 
kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm 
hư cấu” [1].
Phương Lựu đã chia điểm nhìn trần thuật rất 
cụ thể trong sách Lý luận văn học của mình như 
sau: “Nếu chia điểm nhìn trần thuật theo phương 
diện trường nhìn thì gồm có trường nhìn của tác 
giả và trường nhìn nhân vật”. Còn “Nếu chia điểm 
nhìn trần thuật trên phương diện tâm lý thì có thể 
phân biệt thành điểm nhìn bên trong và điểm nhìn 
bên ngoài” [5]. Cùng đưa ra quan điểm về điểm 
nhìn trần thuật, Trần Đình Sử chia điểm nhìn trần 
thuật thành 5 loại: điểm nhìn của người trần thuật, 
tác giả hay của nhân vật trần thuật và của nhân 
vật, điểm nhìn không gian, thời gian, điểm nhìn 
bên trong, bên ngoài, điểm nhìn đánh giá tư tưởng, 
cảm xúc, điểm nhìn ngôn từ.
Một khái niệm quan trọng khác mà chúng ta 
phải nắm bắt đó là “điểm nhìn nghệ thuật”. Theo 
Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần 
Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên: 
“Điểm nhìn nghệ thuật là vị trí từ đó người trần 
thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. 
Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, 
bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của 
chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá 
trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ 
là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn 
mới đối với cuộc sống. Sự đổi thay của nghệ thuật 
bắt đầu từ đổi thay điểm nhìn” [3, tr. 112]. Đây là 
một nhân tố rất quan trọng trong việc hoàn thiện 
tác phẩm văn học. Điểm nhìn nghệ thuật nắm giữ 
vị trí then chốt cho kết cấu của tác phẩm. 
(*) Học viên cao học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và 
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
58
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
Như vậy, có nhiều khái niệm về điểm nhìn 
trần thuật, nhưng nhìn chung có thể hiểu điểm nhìn 
trần thuật là vị trí người kể chuyện mà từ đó các sự 
kiện, tư tưởng của tác giả được bộc lộ thông qua 
các yếu tố tạo dựng câu chuyện và nhân vật. Tùy 
thuộc vào sự phân chia khác nhau mà các nhà phê 
bình có quan niệm khác nhau khi phân chia điểm 
nhìn trần thuật. Tuy nhiên, chúng ta cần thấy rằng 
không thể tách rời một điểm nhìn để phân tích một 
tác phẩm vì rất hiếm tác phẩm chỉ sử dụng một 
điểm nhìn. Do đó, khi nghiên cứu một tác phẩm, 
chúng ta nên kết hợp nghiên cứu các điểm nhìn 
để việc nghiên cứu được hoàn thiện. 
2.2. Điểm nhìn tâm lí - kết hợp điểm nhìn 
bên trong và bên ngoài
Số lượng tác phẩm Nguyễn Thị Thụy Vũ sử 
dụng điểm nhìn bên trong chỉ chiếm 1/4 số lượng 
sáng tác. Điều đặc biệt là tác giả chỉ dùng cách 
xưng tôi cho truyện ngắn chứ không thấy dùng 
cho truyện dài. Thụy Vũ xưng tôi qua các truyện 
ngắn: Nắng chiều vàng, Mãnh, Đợi chuyến đi xa, 
Một buổi chiều, Đêm nổi lửa, Lìa sông, Đêm tối 
bao la, Tiếng hát Đáng chú ý là có đến 3 truyện 
ngắn nhân vật tôi tên Linh. Điều này gây tò mò 
khi tên nhân vật gần giống tên tác giả. Từ việc sử 
dụng ngôi thứ nhất xưng tôi, Thụy Vũ dễ dàng 
nói về cảm xúc của nhân vật nữ trong những câu 
chuyện ngắn. Điểm nhìn bên trong từ chính chủ 
thể của nữ nhà văn tạo nên cảm giác chân thật cho 
những câu chuyện viết về nữ quyền. 
Truyện ngắn Lìa sông khá đặc biệt vì hình 
thức giống như viết nhật ký. Ở đó, người kể chuyện 
xưng “em”. Nhân vật chính tự thuật lại câu chuyện 
của mình dựa vào điểm nhìn bên trong để thỏa sức 
bộc lộ tài nữ công gia chánh của một cô gái sống ở 
tỉnh lẻ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cái hay ở 
chỗ, Thụy Vũ hóm hĩnh để “em” tự tin về vẻ ngoài 
“ốm o, khô lép như cái quạt mo” và đắc ý xem vẻ 
ngoài xấu xí là một món hồi môn đáng giá khi cái 
vẻ ngoài không đẹp ấy khéo dùng để bảo vệ sự 
“trinh tiết” mà “em” luôn cố gắng giữ gìn. Cách 
dùng điểm nhìn bên trong làm cho truyện ngắn 
Lìa sông trở nên sinh động như một cuộc đối thoại 
gi ... ủa người phụ nữ xã hội Nam Bộ trước 1975 hiện 
lên rất rõ qua điểm nhìn văn hóa mà Thụy Vũ 
xây dựng. Thậm chí, quan niệm cũ từ những lời 
đồn đoán có thể bóp nghẹn đời sống của giới nữ 
tỉnh lẻ. Chị em nhà Kim nết na nhưng bị lời đồn 
của hàng xóm nên họ không thể lấy chồng trong 
Thú hoang: “Họ nổi tiếng vừa khéo léo vừa nết 
na, nhưng những đức tính của họ cũng bị một vài 
kẻ xấu miệng tìm cách làm giảm bớt đi. Họ phải 
mang tiếng là vô duyên nên không có chàng trai 
nào thèm đến coi mắt Số họ là số sát phu. Tiếng 
dữ đồn xa. Vì kiêng cử nên không ai dại dột đem 
con trai mình nhào vô chỗ chết”. Như vậy, đời 
sống văn hóa tỉnh lẻ có ảnh hưởng vô cùng lớn 
đến số phận của nữ giới, đôi khi đè bẹp, đôi khi 
bóp chết cả số phận của họ.
Còn một điểm nhìn văn hóa mà Thụy Vũ 
xây dựng được đánh giá là rất độc đáo khi viết về 
những cô gái làm quán bar ở Sài Gòn. Hầu hết, 
truyện Ngọn pháo bông, Lao vào lửa, Đêm nổi 
lửa viết về đề tài này đều được tác giả mượn 
điểm nhìn khách quan để kể. Qua đó, tác giả dễ 
dàng nói đến thân phận của những cô gái làm nghề 
buôn phấn bán hương một cách bình đẳng. Đồng 
thời, tác giả dễ dàng diễn tả cái nhìn của mọi người 
đối với cái nghề được xem là dưới đáy xã hội mà 
mọi người dành cho những cô gái dấn thân ở đất 
Sài Thành những năm trước 1975. Cùng khơi gợi 
cho người đọc cái nhìn văn hóa từ nội dung độc 
đáo của các câu chuyện. Từ điểm nhìn văn hóa 
trên, Thụy Vũ còn vẽ lại lộ trình lịch sử của Sài 
Gòn trong giai đoạn chiến tranh chống Mĩ. Nhà 
văn xáo trộn đời sống của nữ giới dưới sự hội nhập 
của văn hóa phương Tây và mô hình buôn bán 
tình dục bằng đồng đô la của lính Mĩ. Từ đó, khắc 
sâu nỗi đau của các cô gái bị cuốn vào vòng xoáy 
tiền bạc và dục vọng. Cũng từ điểm nhìn văn hóa 
rất hiện thực trên, Thụy Vũ đòi lại sự bình đẳng 
cho thân phận của những cô gái ấy. Nữ nhà văn 
vạch ra mặt trái của chiến tranh đã đem tới sự tổn 
thương lớn về tinh thần dân tộc. Khai thác điểm 
nhìn văn hóa có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu 
khác như xã hội học chứ không riêng vấn đề nữ 
quyền. Điểm nhìn văn hóa đã mở rộng chiều kích 
nội dung cốt truyện của nhà văn Thụy Vũ. Điểm 
nhìn này thể hiện thái độ khách quan với những 
vấn đề gây nhiều tranh cãi trong xã hội về nữ giới.
2.4. Điểm nhìn thời gian 
Nguyễn Thị Thụy Vũ không chỉ xây dựng 
mạch chuyện của mình trên lộ trình tuyến tính 
của dòng thời gian mà còn tạo nên những dòng 
thời gian đảo ngược để tạo nên độ hấp dẫn của 
câu chuyện. Cho trận gió kinh thiên được xây 
dựng theo thời gian đảo tuyến xen kẽ: kể về hiện 
tại của Nguyệt, sau đó nhắc lại quá khứ buồn của 
cô ở tỉnh lẻ khi gặp rắc rối với mối tình đầu tiên. 
Tiếp theo là kể theo trật tự tuyến tính các sự kiện 
diễn ra khi cô và Đồng đã dọn ra ở riêng với nhau 
trong căn nhà trọ bình dân. Điểm nhìn thời gian 
61
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
trong câu chuyện này được đan bện khá phức tạp 
vì có nhiều nhân vật được đề cập đến. 
Truyện Ngọn pháo bông có kết cấu tương tự, 
nhưng vì là truyện dài nên bố cục thời gian lại có 
phần đơn giản hơn. Mở đầu chương 1, Nguyễn Thị 
Thụy Vũ tạo nên cái chết đầy thương cảm và bí 
ẩn của cô gái tên Thắm làm nghề buôn phấn bán 
hương qua tựa báo trên tay cô giáo Lan. Nhưng 
đến chương 2 và chương 3, Nguyễn Thị Thụy Vũ 
lại cất đi thời gian hiện tại để kéo người đọc quay 
về với thời gian của quá khứ. Tác giả kể về trình 
tự cuộc đời của Thắm khi đã có kinh nghiệm nhiều 
năm trong nghề và hành trình cuộc sống với đầy 
khát khao thay đổi của cô. Đoạn kết Ngọn pháo 
bông được xoay chuyển về thời điểm hiện đại, 
khi mọi người nhớ đến khoảnh khắc của Thắm 
lúc còn sống cùng dãy trọ và sự chuẩn bị cho việc 
đưa tiễn Thắm về với đất trời. Thời gian hiện tại 
thấm đẫm suy tư về những con người lướt qua cuộc 
đời Thắm. Nhà văn Thụy Vũ xây dựng Nhang tàn 
thắp khuya phần lớn theo trình tự tuyến tính. Tuy 
nhiên, xen kẽ vào đó là hàng loạt các đoạn văn 
mang tính hồi tưởng lại cuộc đời của những người 
phụ nữ như: Thục Nghi, mẹ cô Tư Kiên rõ ràng, 
nhà văn Thụy Vũ đã rất ý thức khi xen kẻ dòng 
hồi ức để làm sóng động lại cuộc đời êm trôi của 
những người phụ nữ trong Nhang tàn thắp khuya. 
Khung rêu cũng được thể hiện về mặt thời gian 
tựa như Nhang tàn thắp khuya khi mở đầu bằng 
cuộc sống hiện tại của nhân vật Ngự và quay về 
quá khứ để nhớ lại tuổi thơ cơ cực cùng khát vọng 
của cô. Tiếp theo là trình tự kể về các nhân vật thân 
quen của Ngự trong gia đình bà Phủ. Xoắn bện 
theo lớp thời gian tuyến tính những sự kiện diễn 
ra trong gia đình bà Phủ là những lần hồi tưởng 
về quá khứ của các nhân vật: Bà Phủ, Ngà, Chiêu, 
Ông Phủ Với cách xen kẽ thời gian như vậy, cốt 
truyện Khung rêu không đơn điệu khi xây dựng 
nhiều nhân vật trong tác phẩm.
Thú Hoang là một tiểu thuyết dài kể về cuộc 
đời của các cô gái ở tỉnh lẻ Vĩnh Long. Xuất hiện 
đầu tác phẩm là bức thư của Hiệp Đức gửi cho Liễu 
nói về những suy tư trăn trở của một cô gái trẻ từng 
lầm lỡ nhưng lại có bản lĩnh bỏ không gian tỉnh lẻ 
ngột ngạt để tìm đến vùng đất Sài Gòn rộng mở. 
Sau bức thư là hành động xin nghỉ dạy của Liễu vì 
có cùng chung khát vọng muốn thay đổi đời sống 
bó hẹp nơi tỉnh lẻ như Hiệp Đức. Với lối viết quen 
thuộc, đến chương 2, Nguyễn Thị Thụy Vũ lại hồi 
tưởng dòng quá khứ trong cuộc đời các nhân vật 
của mình. Câu chuyện đến đây lại trở về dòng thời 
gian tuyến tính để lột tả cuộc đời của các cô gái 
trẻ từ thời còn là học sinh đến khi tốt nghiệp và có 
đời sống tự lập. Từ chương 2 trở đi, câu chuyện 
được lái xuôi theo dòng thời gian, lần lượt nói về 
tuổi trẻ của Liễu, Kim, Oanh, Hiệp Đức các cô 
gái đầy khát vọng và nhiều nỗi suy tư.
Lao vào lửa được Thụy Vũ kể theo chuỗi 
thời gian tuyến tính từ lúc Tú đang loay hoay tìm 
một công việc để giúp đỡ gia đình cho đến khi cô 
bước chân vào nghề phục vụ quán bar và cột mốc 
thay đổi cuộc đời cô khi cô bắt đầu con đường bán 
thân của mình. Việc sử dụng chuỗi thời gian tuyến 
tính trong truyện ngắn Lao vào lửa như kéo dài 
thời gian cuộc đời của Tú. Hơn nữa, việc sử dụng 
chiều dài thời gian càng làm cho tâm trạng cay 
đắng của Tú ngày một nặng nề. Trong truyện ngắn 
Mèo đêm, thời gian cũng được đan xen vào nhau. 
Từ việc bắt đầu kể về quá khứ đau buồn khi mất 
đi đứa con của Loan đến quay về bối cảnh hiện tại 
với gã nhân tình Phret, rồi lại tiếp tục gợi nhớ quá 
khứ khi Loan và Phret gặp nhau, cuối cùng lại trở 
về với hiện tại. Dòng thời gian đan xen giúp Loan 
thấm thía cuộc đời bạc bẽo của một người đã đi 
quá xa cho cái nghề phục vụ quán bar. Như vậy, 
dù là truyện ngắn, truyện dài hay tiểu thuyết thì 
Thụy Vũ cũng rất chú ý việc xây dựng dòng thời 
gian đảo tuyến xen kẽ để tạo nên độ hấp dẫn cho 
câu chuyện và gây tò mò cho người đọc. Việc xây 
dựng điểm nhìn thời gian lúc tuyến tính, lúc đảo 
nghịch một cách linh hoạt tạo nên sự độc đáo cho 
việc thể hiện vấn đề nữ trong văn xuôi Thụy Vũ.
2.5. Điểm nhìn không gian
Điểm nhìn không gian trong sáng tác văn xuôi 
của Nguyễn Thị Thụy Vũ chủ yếu xoay quanh 
vùng đất Nam Bộ. Từ điểm nhìn không gian này, 
Thụy Vũ lột tả nét đặc trưng mà nền văn hóa Nam 
Bộ ảnh hưởng đến vấn đề nữ quyền. Đồng thời, 
điểm nhìn không gian còn khơi gợi khát khao bứt 
phá của giới nữ vùng đất Nam Bộ khi họ rời bỏ 
62
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
vùng Đồng bằng sông Cửu Long để đến với đô thị 
Sài Gòn - nơi hứa hẹn sự tự do và đổi mới. Không 
gian mở nền cho các tác phẩm được nhảy múa hòa 
nhịp cùng điệu thời gian tạo nên cảm giác vừa 
ngợp thở của đời sống nữ giới tỉnh lẻ Nam Bộ và 
sự gấp rút, hối hả, tiếc thương của những cô gái 
sống ở vùng đất này.
Mở đầu trong Khung rêu là cảnh tượng 
sông nước bên cạnh nhà bà Phủ, gắn với sự thích 
thú của Ngự: “Nàng thích ngắm mấy chiếc ghe 
thương hồ và cảnh tượng muộn màn trên sông”. 
Đời sống của những con người trẻ tuổi như Tịnh, 
Ngự, Ngà, Hoàng, Tường bó gọn trong căn nhà 
bà Phủ. Không gian ấy như bóp nghẹn những trái 
tim mang khát vọng thay đổi mãnh liệt. Bờ sông, 
căn nhà và không gian tỉnh lẻ trong tác phẩm càng 
đẩy vấn đề nữ quyền lên cao trào khi hàng loạt các 
sự kiện lớn nhỏ đều lần lượt diễn ra. Những rung 
động ngây ngất của những cuộc tình vụng trộm từ 
Tường và Ngự, Tịnh và Hoàng cùng nỗi day dứt 
của Chiêu đều diễn ra một cách âm thầm đầy bức 
bối trong ngôi nhà đầy quyền uy và sự cấm cản 
ngầm của ông bà Phủ. Không gian gia đình nơi 
tỉnh lẻ còn xuất hiện xuyên suốt tác phẩm Nhang 
tàn thắp khuya. Căn nhà khang trang mà vợ chồng 
Thục Nghi cư trú trong nhà ông Đốc phủ sứ không 
cứu vãn được tình yêu mặn nồng của Thục Nghi 
dành cho chồng. Thục Nghi luôn nhớ về khoảng 
không gian ở thành phố, cô tìm được nhịp đập 
nồng cháy với Đức để kết duyên trăm năm với 
anh ta. Ấy vậy mà căn nhà của gia đình chồng 
với sự chung đụng cùng những cô em chồng làm 
Thục Nghi cảm thấy quá ngạt thở. Căn nhà ấy bao 
chứa những tiểu thư lá ngọc cành vàng cố hữu và 
anh chồng chóng quên vọng ước của tuổi trẻ. Khi 
không gian dịch chuyển sang các tỉnh khác bằng 
những chuyến vui chơi thì tâm trạng Thục Nghi 
phấn chấn hơn. Đặc biệt, không gian bờ biển giúp 
cô tìm lại cảm xúc với chồng mình. Tuy các cô 
em chồng đã rời khỏi nhà để kết hôn nhưng cái 
không khí trong căn nhà ấy cũng không thể chữa 
lành trái tim tàn lụi trước tình yêu của Thục Nghi. 
Không gian ngột ngạt tiếp tục là một điểm 
nhìn được Thụy Vũ đặt vào xóm lao động nghèo 
ở Sài Gòn: “Đây là xóm lao động gồm đủ hạng 
người tứ xứ đến đây lập nghiệp. Nhà cửa san sát 
nhau, chật chội và mỏng dánh như cái hộp quẹt”. 
Không gian ấy bó hẹp đời sống của những con 
người lao động. Mọi nhất cử nhất động đều bị 
soi mói khiến cho những người phụ nữ càng trở 
nên dè chừng nhưng cũng lắm chuyện. Đời sống 
ở đây như bức tử sự vùng dậy trong cuộc đời của 
Nguyệt. Nếu đối với Đồng, căn nhà chật hẹp mà 
anh và Nguyệt thuê ở xóm trọ tù túng này là một 
mảnh đất hạnh phúc thì Nguyệt lại thấy không 
gian đó giết chết đi sự tươi sáng và bứt phá trong 
cuộc đời cô. Những thân phận như Ngỡi, Lan, bà 
Tư, bà Xành cũng luôn cảm thấy bức bối khi lối 
sống ngột ngạt của khu phố cứ đè nén lên thân 
phận của họ. 
Thụy Vũ xây dựng điểm nhìn không gian tại 
các quán bar ở Sài Gòn khá nhiều trong các tác 
phẩm của nhà văn. Từ truyện ngắn Lao vào lửa, 
đến Ngọn pháo bông, Mèo đêm đều xoay quanh 
không gian căn phòng nhỏ và quán bar. Cuộc đời 
của những cô gái buôn phấn bán hương loay hoay 
trong không gian ấy, họ có tìm đường nhưng không 
thoát khỏi số phận của mình. Không khí nặng trĩu 
từ những căn phòng đè nặng lên suy nghĩ của Thắm 
trong Ngọn pháo bông, của Loan trong Mèo đêm. 
Họ suy tư về một ngày sổ củi vỡ lồng để bay đi 
nhưng bốn bức tường bên cạnh những nhân tình 
Việt Nam trẻ đẹp, những gã tìm đến vì dục vọng 
càng làm cho họ tủi thân với kiếp sống của mình. 
Quán bar là một không gian không thường xuất 
hiện trong văn học Việt Nam trước 1975, đến với 
văn xuôi Thụy Vũ, tần số xuất hiện của nó khá 
nhiều và gây sự chú ý đáng kể. Không gian ấy tạo 
nên những cuộc đời đáng thương hay đáng trách? 
Có lẽ là cả hai. Điểm nhìn không gian bao quanh 
tỉnh tẻ của vùng đất Nam Bộ giúp Thụy Vũ tạo nên 
thế mạnh trong cách nhìn quen thuộc của mình. 
Trên cơ sở đó, nhà văn dễ dàng xoáy sâu vào đặc 
trưng ngột ngạt của không gian để nói lên số phận 
bị kiềm hãm và sự kháo khát bứt phá của những 
nhân vật phụ nữ. 
3. Kết luận
Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố không thể 
thiếu khi tìm hiểu một tác phẩm văn học. Từ việc 
tìm hiểu về điểm nhìn trần thuật trong văn xuôi 
63
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
Nguyễn Thị Thụy Vũ, chúng ta có thể thấy rằng 
nhà văn sử dụng điểm nhìn trong một tác phẩm 
là rất uyển chuyển. Nguyễn Thị Thụy Vũ tinh tế 
xây dựng điểm nhìn tâm lí, điểm nhìn văn hóa, 
điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian để 
tạo nên nét đặc sắc trong văn xuôi viết về nữ của 
nhà văn. Bằng điểm nhìn trần thuật ở nhiều góc độ 
khác nhau mà Thụy Vũ vẽ nên nhiều chiều kích 
phá vỡ lối suy nghĩ cũ kĩ và đưa người đọc hướng 
đến những điểm nhìn khách quan hơn./. 
Tài liệu tham khảo
[1]. M. H. Abrahams, Geoffrey Harpham (2011), A Glossary of literature terms, Cengage Learning.
[2]. Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2018), Vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, Luận 
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân năn Thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi (2011), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB 
Giáo dục Việt Nam.
[4]. Cao Kim Lan (2008), “Lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và R. Kellogg”, http://
www.khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ly-luan-va-phe-binh-van-hoc/315-2015-01-10-11-37-12.html.
[5]. Phương Lựu (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[6]. Trần Huyền Sâm (2016), Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại, NXB 
Phụ nữ, Hà Nội. 
[7]. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[8]. Nguyễn Thị Thụy Vũ (2016), Chiều mênh mông, NXB Hội Nhà văn, Thành phố Hồ Chí Minh.
[9]. Nguyễn Thị Thụy Vũ (2016), Khung Rêu, NXB Hội Nhà văn, Thành phố Hồ Chí Minh.
[10]. Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nhang tàn thắp khuya, NXB Hội Nhà văn, Thành phố Hồ Chí Minh.
NARRATIVE PERSPECTIVE ON FEMINISM IN THE PROSE 
BY NGUYEN THI THUY VU
Summary
Narrative perspective is an element opening a new view on Feminism in the prose by Nguyen Thi 
Thuy Vu. From this perspective, it shows not only the risk-taking contents, but also her unique talents 
when addressing barriers and breakthoughs made by Southern women during the mid-twentieth century. 
Thereby, it affi rms Thuy Vu’s contribution to Vietnam male literature.
 Keywords: Feminism, narrative perspective, Nguyen Thi Thuy Vu, narrative perspective in 
feminist literature.
Ngày nhận bài: 23/11/2018; Ngày nhận lại: 30/11/2018; Ngày duyệt đăng: 03/12/2018.

File đính kèm:

  • pdfdiem_nhin_tran_thuat_ve_van_de_nu_quyen_trong_van_xuoi_nguye.pdf