Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay

Tôn giáo Việt Nam có những đặc trưng riêng biệt, dù vẫn đi theo các xu thế phát triển

chung của tôn giáo thế giới. Một trong những nét đặc trưng đó là sự phát triển của hệ thống dịch vụ

tôn giáo, trong đó phải kể đến dịch vụ Phật giáo. Các hình thức dịch vụ tâm linh cơ bản của Phật

giáo là: cầu an, cúng sao giải hạn, cầu siêu, đưa vong lên chùa, nghi lễ đám tang, bán khoán, nhập

trạch, động thổ, bốc bát hương, v.v. Đa số những người tham gia vào dịch vụ Phật giáo đều cảm

thấy hài lòng với sự cung ứng các dịch vụ này của các cơ sở Phật giáo. Tuy nhiên, cũng có không ít

những ý kiến trái chiều về giá trị đích thực của loại hình dịch vụ Phật giáo

Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay trang 8

Trang 8

Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 11560
Bạn đang xem tài liệu "Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay

Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay
42 
Dịch vụ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay 
Nguyễn Thị Minh Ngọc1 
1 Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Email: ngocnminh@yahoo.com 
Nhận ngày 10 tháng 10 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 11 năm 2017. 
Tóm tắt: Tôn giáo Việt Nam có những đặc trưng riêng biệt, dù vẫn đi theo các xu thế phát triển 
chung của tôn giáo thế giới. Một trong những nét đặc trưng đó là sự phát triển của hệ thống dịch vụ 
tôn giáo, trong đó phải kể đến dịch vụ Phật giáo. Các hình thức dịch vụ tâm linh cơ bản của Phật 
giáo là: cầu an, cúng sao giải hạn, cầu siêu, đưa vong lên chùa, nghi lễ đám tang, bán khoán, nhập 
trạch, động thổ, bốc bát hương, v.v.. Đa số những người tham gia vào dịch vụ Phật giáo đều cảm 
thấy hài lòng với sự cung ứng các dịch vụ này của các cơ sở Phật giáo. Tuy nhiên, cũng có không ít 
những ý kiến trái chiều về giá trị đích thực của loại hình dịch vụ Phật giáo. 
Từ khoá: Dịch vụ, tôn giáo, Phật giáo, tâm linh, Việt Nam. 
Phân loại ngành: Tôn giáo học 
Abstract: In Vietnam, religions have their own particularities, although they do follow the general 
development tendency of the world religions. One of the particularities is the development of the 
system of religious services, of which one cannot fail to mention Buddhist services. The Buddhist 
spiritual services consist of the following basic types: ceremonies to pray for safety and protection; 
worship of astrological signs for relieving a run of bad luck; masses to bring peace to the souls of 
the dead; ceremonies to bring their souls to the pagoda; funeral rites; ceremonies to consecrate 
one's child's life to Buddha, Mother Goddesses, to move into a new house, those of ground 
breaking, and for making up a censer, etc. Most of the people taking part in the services feel 
satisfied with the service provision by Buddhist establishments. There remain, however, many 
contradictory opinions on the authentic value of Buddhist services. 
Keywords: Service, religion, Buddhist, spiritual, Vietnam. 
Subject classification: Religious studies 
Nguyễn Thị Minh Ngọc 
43 
1. Giới thiệu 
Xã hội hiện đại với xu thế toàn cầu hoá, 
hiện đại hoá và thế tục hoá đang tác động 
mạnh mẽ đến đời sống tôn giáo trên toàn 
thế giới; tạo nên sự phong phú đa sắc màu 
cho bức tranh tôn giáo. Tôn giáo Việt Nam 
cũng không đi ra ngoài những xu thế phát 
triển chung đó. Dịch vụ là một loại hoạt 
động không trực tiếp sản xuất ra của cải vật 
chất cho xã hội; là một dạng hoạt động 
nhằm thỏa mãn trực tiếp những nhu cầu của 
từng cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng dân 
cư. Dịch vụ Phật giáo là dạng hoạt động 
cung ứng các nghi lễ Phật giáo nhằm thoả 
mãn nhu cầu tâm linh của phật tử và cộng 
đồng những người có tâm thức hướng về 
Phật giáo, tin theo Phật giáo. Dịch vụ Phật 
giáo, trong đó có dịch vụ về tâm linh, ở Việt 
Nam đang phát triển mạnh. Các loại hình 
dịch vụ tâm linh chủ yếu của Phật giáo ở 
Việt Nam bao gồm: cầu an, cúng sao giải 
hạn, cầu siêu, đưa vong lên chùa, nghi lễ 
đám tang, bán khoán và chạy đàn... Bài viết 
này phân tích hoạt động của các dịch vụ 
Phật giáo nói trên ở Việt Nam và thái độ 
của người dân đối với các dịch vụ đó. 
2. Các dịch vụ Phật giáo 
2.1. Cầu an, cúng sao giải hạn 
Cầu an, cúng sao giải hạn là những nghi lễ 
thực hiện với mục đích mang lại sự bình an 
cho người tham dự. Phật giáo nguyên thuỷ 
không có lễ cầu an. Cúng sao giải hạn là 
nghi lễ không thuộc nghi lễ Phật giáo. Tuy 
nhiên, trước nhu cầu của phật tử và người 
dân, gần đây, hầu hết các chùa đều cung 
ứng dịch vụ nghi lễ này vào tháng Giêng 
âm lịch. Thông thường, lễ cầu an và cúng 
sao giải hạn được tiến hành vào trước rằm 
tháng Giêng âm lịch hàng năm. Quy trình 
cúng sao giải hạn rất khác biệt tại các chùa. 
Một số chùa quy định một ngày cố định 
hàng năm để cúng sao giải hạn (ví dụ chùa 
Phúc Khánh, Hà Nội, lễ cầu an vào tối ngày 
14 tháng Giêng âm lịch; cúng sao La Hầu 
vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch; cúng sao 
Thái Bạch vào ngày 15 tháng Giêng âm 
lịch; cúng sao Kế Đô vào ngày 18 tháng 
Giêng âm lịch). Một số chùa không phân 
biệt ngày cúng cầu an và cúng sao giải hạn. 
Ví dụ, ở chùa Quang Ân, Hà Nội, hàng năm 
ngày 6 tháng Giêng âm lịch, ngày 10 tháng 
Giêng âm lịch là những ngày thực hiện lễ 
cúng cầu an và cúng sao giải hạn. Một số 
chùa khác, đặc biệt những chùa không phải 
là tổ đình lớn, có nhiều phật tử, và những 
chùa vùng ven đô, nông thôn, không quy 
định ngày cụ thể hàng năm để tổ chức các 
khoá lễ này. Nhóm này có thể tổ chức một 
ngày trước rằm, không cố định theo từng 
năm, để thực hiện lễ cầu an và cúng sao giải 
hạn. Đồng thời, nhóm này có thể thực hiện 
lễ cầu an và cúng sao giải hạn vào bất kỳ 
ngày nào trong tháng Giêng theo yêu cầu 
của gia đình phật tử hay nhóm gia đình phật 
tử. Trong trường hợp đó, nghi lễ cầu an và 
cúng sao giải hạn gần như được gộp làm 
một. Lễ cúng cầu an hay cúng sao thông 
thường được tổ chức vào buổi tối. 
Nhóm chùa có sự tách bạch nghi lễ cầu 
an và cúng sao giải hạn cũng có sự khác 
biệt về nghi thức thực hiện các khoá lễ này. 
Điểm chung là, nghi lễ cầu an chỉ được 
thực hiện một lần trước hoặc trong ngày 
rằm tháng Giêng. Về nghi thức cúng sao 
giải hạn, có chùa dù tách khỏi nghi thức cầu 
an nhưng cũng chỉ thực hiện một lần vào 
đầu năm. Một nhóm nghi thức khác trong 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
44 
việc cúng sao cầu giải hạn được tổ chức 
riêng biệt cho từng sao theo từng ngày cố 
định phụ thuộc vào yếu tố của sao, được tổ 
chức hàng tháng (ngày đầu năm được 
khuyến nghị là ngày quan trọng nhất). 
Cầu an là nghi thức thực hiện cho mọi 
người, còn cúng sao giải hạn chỉ được tiến 
hành cho những người được cho là gặp phải 
các sao xấu trong năm (như các sao La Hầu, 
Kế Đô, Thái Bạch). Do có sự khác biệt về 
tính chất của hai khoá lễ cầu an và cúng sao 
giải hạn, nên đối với nhóm chùa có sự tách 
biệt hai khoá lễ này thì quy trình thực hiện 
của lễ cầu an và cúng sao  ... c nhiều gia đình lựa chọn khi trong nhà 
có người thân vừa mất. Trước kia, nghi lễ 
đưa vong lên chùa chỉ thực hiện đối với 
những gia đình không có con trai thờ tự. 
Trong trường hợp đó, khi còn sống, người 
ta thường làm công quả cho nhà chùa, cúng 
ruộng, tiền bạc cho nhà chùa để sau này khi 
mất gửi vong về chùa, nương tựa cửa Phật, 
không bị rơi vào cảnh vong không người 
cúng giỗ lang thang đói khát. Tuy nhiên, 
ngày nay, nghi lễ này được thực hiện một 
cách phổ biến đối với các gia đình có người 
thờ tự và không có người thờ tự. Quan niệm 
của người dân về nghi lễ đưa vong lên chùa 
đã thay đổi. Họ đưa vong lên chùa để mong 
rằng người thân vừa mất được siêu thoát về 
cõi Tịnh Độ của chư Phật. Về cõi đó, một 
mặt, người thân được hưởng cảnh giới tốt 
lành, mặt khác, người thân sẽ quay về phù 
hộ độ trì cho con cháu, người trong gia đình 
được tốt hơn. 
Khi gia đình có người mất, ngoài thực 
hiện nghi lễ đưa vong lên chùa, nhiều gia 
đình (cả phật tử và không phải phật tử) mời 
sư tăng thực hiện các nghi lễ trong các quy 
trình của đám tang cho người mất được siêu 
thoát. Nghi lễ này được thực hiện không 
giống nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu của gia 
đình tang quyến. Nghi lễ được bắt đầu bằng 
tụng kinh cầu nguyện cho người mất khi 
nhập quan; tiếp đó, tụng kinh trước khi di 
quan; tụng kinh tại đài hoá thân trước khi di 
quan vào đài hoả táng; và thực hiện lễ cúng 
3 ngày tại gia đình. Có gia đình mời nhà 
chùa thực hiện đầy đủ các nghi lễ trên, có 
gia đình chỉ mời thực hiện một, hai nghi lễ, 
thông thường họ mời nhà chùa cúng 3 ngày 
tại gia đình. 
2.3. Bán khoán 
Bán khoán là nghi lễ dành cho trẻ em. Dân 
gian quan niệm rằng, đứa trẻ sinh ra nếu 
phạm phải giờ xấu, hoặc cung mệnh của bố 
và cung mệnh của mẹ khắc nhau (ví dụ 
phạm tuyệt mạng) thì đứa trẻ sẽ khó nuôi, 
hay bị đau ốm lặt vặt không rõ nguyên 
nhân. Để hoá giải chuyện này, người ta cho 
rằng cần phải mang đứa trẻ đến chùa gửi 
làm con Phật, con Mẫu, con Đức ông. Bán 
khoán nghĩa là mang con mình lên chùa bán 
lại cho Phật, Mẫu, Đức ông để đứa trẻ làm 
Nguyễn Thị Minh Ngọc 
47 
con Phật, con Mẫu, con Đức ông. Các giờ 
sinh được coi là xấu đối với đứa trẻ là: giờ 
Quan sát, giờ Kim Xà thiết toả. Nghi lễ này 
không được ghi trong các kinh điển Phật 
giáo. Bởi lẽ Phật giáo không quan niệm có 
ngày giờ tốt xấu. Với đạo Phật, giờ nào 
cũng là giờ tốt khi mọi người khởi chánh 
niệm thiện, hành động với tâm thiện; giờ 
nào cũng là giờ xấu khi mọi người khởi ý 
nghĩ bất thiện, hành động bất thiện. 
Bán khoán là nghi lễ dành cho trẻ em 
mới sinh. Thông thường lễ bán khoán được 
tiến hành ngay khi đứa trẻ mới ra đời trong 
vòng năm đầu, hoặc khi gia đình thấy đứa 
trẻ hay ốm đau không rõ nguyên nhân, đối 
chiếu theo lịch dân gian thấy sinh phạm giờ 
xấu. Trẻ em được bán khoán sẽ được làm lễ 
chuộc lại cho bố mẹ vào năm đứa trẻ 13 
tuổi. Tuy nhiên, hiện bán khoán không chỉ 
được thực hiện cho trẻ em dưới 13 tuổi với 
mong muốn đứa trẻ khoẻ mạnh không đau 
ốm, mà còn được thực hiện cả với những 
trẻ trên 13 tuổi. Mục đích bán khoán là để 
đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, thành người 
có ích. Ví dụ: bố mẹ muốn con mình không 
nghiện chơi game nhưng vì dạy con không 
được nên ra chùa thực hiện nghi lễ bán 
khoán con cho Đức ông với mong muốn 
Đức ông chỉ bảo con mình bỏ game, không 
sa vào tệ nạn xã hội. Bán khoán có hai hình 
thức: một là bán khoán tạm thời (từ lúc nhỏ 
đến năm 13 tuổi thì chuộc lại); hai là bán 
khoán vĩnh viễn (tức là bán khoán đứa trẻ 
cả đời cho nhà chùa, không chuộc lại). 
Chúng tôi chưa tìm thấy được quy định về 
nghi lễ này trong bất kỳ văn bản Phật giáo 
cũng như trong các phong tục, nghi lễ 
truyền thống. Vì thế, chúng tôi không xác 
định được hình thức nào trong hai hình thức 
trên là chính thống. Hiệu quả, giá trị của 
từng hình thức bán khoán cũng không được 
xác định. Hình thức bán khoán vĩnh viễn 
chỉ xuất hiện gần đây, và nó được cho là 
một hình thức đơn giản của bán khoán. Bố 
mẹ khi đã bán khoán con trọn đời thì yên 
tâm rằng cả đời con của mình sẽ được chư 
Phật bảo hộ, từ đó họ không phải lo lắng 
đến lễ chuộc lại. Trước kia, người ta quan 
niệm rằng, nếu đứa trẻ bán khoán đến năm 
13 tuổi không được chuộc lại thì vận số 
tương lai đứa trẻ có thể bị ảnh hưởng xấu. 
2.4. Chạy đàn 
Chạy đàn là một hình thức cầu phả độ gia 
tiên. Chạy đàn có thể được thực hiện vào 
bất kỳ thời gian nào trong năm khi người 
trong gia đình có mong muốn thực hiện 
nghi lễ phả độ cho toàn bộ gia tiên trong gia 
tộc được siêu thoát về cõi giới tốt lành hơn. 
Thông thường, khi gia đình và dòng họ gặp 
chuyện xấu liên tiếp không rõ nguyên nhân, 
hoặc tin rằng nguyên nhân là do gia tiên 
chưa được siêu thoát, thì gia đình và dòng 
tộc được khuyến cáo nên thực hiện nghi lễ 
chạy đàn phả độ gia tiên. Ngoài ra, nếu 
trong gia tộc người mất phạm trùng tang 
liên tiếp, gia đình cũng thường được 
khuyên nên thực hiện nghi lễ chạy đàn phả 
độ gia tiên để cắt trùng tang. Thực tế cho 
thấy, đến nay vẫn chưa có cơ sở để xác định 
những chuyện xấu trong gia đình, dòng tộc 
là do gia tiên đưa lại. Đa phần dựa vào lời 
thầy bói, thầy cúng, hoặc dựa vào cảm nhận 
cá nhân của người trong gia đình. Nghi lễ 
chạy đàn phả độ gia tiên có thể được tiến 
hành tại chùa và tại nhà thờ dòng họ. Tuy 
nhiên, nghi lễ này thường được tổ chức tại 
chùa. Thời gian thực hiện nghi lễ chạy đàn 
phả độ gia tiên kéo dài 2-3 ngày. Do thời 
gian kéo dài và nghi lễ chạy đàn có chi phí 
khá lớn, nên nhiều trường hợp, nghi lễ chạy 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
48 
đàn được thực hiện cho 2-3 gia đình một 
lúc. Các nghi lễ cơ bản gồm: tiếp linh, tán 
canh ai và tụng kinh, cúng Phật, triệu linh, 
khai phương phá ngục 
3. Thái độ của người dân về các dịch vụ 
Phật giáo 
Dịch vụ Phật giáo từ nhiều năm nay đã thực 
sự đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ 
phận người dân Việt Nam, cho dù trên thực 
tế còn nhiều ý kiến trái chiều về các dịch vụ 
này. Vào dịp đầu năm, nhiều gia đình (dù là 
phật tử hay không là phật tử) thực hiện lễ 
cầu an, cúng sao giải hạn (nếu bản thân và 
người trong gia đình gặp phải sao xấu) với 
mong muốn một năm tốt lành đến với bản 
thân và người trong gia đình. Một người (nữ, 
32 tuổi, buôn bán nhỏ) nói: “Năm nào nhà 
tôi cũng làm lễ cầu an đầu năm, trong gia 
đình ai có sao xấu cũng đều dâng sao giải 
hạn ở chùa hết. Có thờ có thiêng, có kiêng 
có lành mà” [2]. Nhiều người do cảm thấy 
không yên tâm khi thực hiện lễ cầu an ở một 
chùa nên thực hiện nghi thức cầu an và cúng 
sao giải hạn tại nhiều chùa. Đây là cách nghĩ 
của một bộ phận không nhỏ người dân. Một 
người (nữ, 55 tuổi, nghỉ hưu) nói: “Tôi 
thường đăng ký lễ cầu an mấy nơi, chùa gần 
nhà rồi chùa Phúc Khánh. Chùa gần vì mình 
thấy gần gũi hay đi còn Phúc Khánh thì thấy 
đông lắm nhiều người nói chùa thiêng. Mình 
đi chùa càng đi được nhiều chùa đầu năm 
càng tốt mà” [2]. 
Đa số phật tử Hà Nội cho rằng, việc thực 
hiện nghi lễ cầu an và cúng sao giải hạn tại 
các chùa đầu năm là cần thiết, đáp ứng nhu 
cầu tâm linh mong muốn có sự bình an, 
mạnh khoẻ, mọi việc hanh thông trong năm 
mới. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng 
tính hiệu quả của những khóa lễ cầu an và 
cúng sao giải hạn này không thể đo lường. 
Người tham dự làm theo thói quen mà thôi. 
Một số người tuy ghi danh vào các khóa lễ 
nhưng chưa bao giờ tham dự, và cũng 
không tin rằng một khóa lễ, đầu năm có thể 
giúp họ giải được vận hạn. Một người (nam 
62 tuổi, nghỉ hưu) nói: “Con người sống 
theo nhân quả, nghiệp báo. Đã tạo nghiệp 
rồi không thể nào một khóa lễ đầu năm mà 
giải được. Muốn gặp chuyện an lành thì hãy 
sống tốt, đừng làm việc xấu” [2]. 
Về cách thức tổ chức nghi lễ cầu an, một 
số người mong muốn được thực hiện nghi 
lễ này tại chùa nổi tiếng (hay được coi là 
thiêng) như Phúc Khánh. Lễ cầu an tại chùa 
Phúc Khánh có khi lên tới hàng vạn người 
tham dự và để có được một chỗ ngồi dự lễ 
trong sân, người tham dự phải đến trước giờ 
lễ khoảng 5 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, họ vẫn 
cảm thấy hoan hỉ khi tham dự. Số người 
không thể chen chân tới cổng chùa thì đứng 
ngay ngoài đường lễ vọng. Tuy vậy, họ cảm 
thấy hoan hỉ với điều kiện tham dự không 
mấy trang nghiêm này. Một số khác cho 
rằng, chùa khi đông quá thì thực hiện nghi 
lễ không được chu đáo. Từ đó họ lựa chọn 
một chùa khác với khóa lễ không quá đông 
người tham dự. Một người (nữ, 42 tuổi, cán 
bộ) nói: “Phật ở đâu cũng vậy, cốt ở thành 
tâm là Phật chứng, không nhất thiết phải 
đến chùa này mới tốt hay chùa kia thì cầu 
không thiêng” [2]. 
Nhiều chùa tổ chức khóa lễ vào nhiều 
ngày khác nhau trong thời gian trước rằm 
tháng Giêng để phục vụ phật tử được chu 
đáo. Ở những chùa này, sớ của từng gia 
đình đều được chủ lễ xướng lên. Việc nghe 
thấy sớ cúng tên mình, tên người trong gia 
đình được chủ lễ xướng lên mang lại cảm 
giác yên tâm cho người tham dự khóa lễ. 
Nguyễn Thị Minh Ngọc 
49 
Một người (nữ, 67 tuổi, nghỉ hưu) nói: “Tôi 
thích thực hiện lễ cầu an và cúng sao ở chùa 
này vì nhà chùa làm cẩn thận lắm, sớ từng 
nhà đều đọc hết. Nhiều chùa họ không có 
đọc sớ, mình không biết được họ có làm sớ 
cho mình hay bỏ sót” [2]. 
Với nghi lễ cầu siêu, một số người cho 
rằng cầu siêu đưa vong lên chùa là cần 
thiết. Đây là việc con cháu nên thực hiện 
với người thân đã mất để họ được về cõi 
Phật. Một người (nữ, 35 tuổi, cán bộ) nói: 
“Nhà tôi có người mất cũng đưa vong lên 
chùa. Vong nương nhờ cửa Phật được siêu 
thoát, con cháu cũng nhẹ nhàng”[2]. Tuy 
nhiên, gần đây, một số gia đình còn có con 
trai nối dõi đã không đưa vong lên chùa. Họ 
cho rằng, nhà còn người thờ cúng không 
nhất thiết phải đưa vong lên chùa. Thực tế, 
nhiều gia đình đưa vong lên chùa nhưng 
tuần rằm hay thậm chí ngày giỗ chỉ thực 
hiện lễ cúng giỗ tại nhà. Theo nhiều người, 
mục đích đưa vong lên chùa là để vong 
nương nhờ cửa Phật được siêu thoát, còn 
việc cúng vong tại nhà vẫn được thực hiện 
theo nghi lễ truyền thống. Do vậy, cho dù 
đã đưa vong lên chùa, họ vẫn thực hiện 
nghi lễ thờ cúng người đã mất tại gia đình. 
Một số gia đình còn tranh cãi về ý nghĩa 
của cầu siêu, chạy đàn phả độ gia tiên. Yếu 
tố dễ dẫn đến bất đồng trong gia đình khi 
thực hiện nghi lễ này là kinh phí. Kinh phí 
cho lễ chạy đàn phả độ gia tiên rất lớn, thông 
thường từ vài chục triệu đến vài trăm triệu 
đồng. Điều này là quá sức chi trả cho một số 
thành viên trong gia đình. Nhiều người cho 
rằng, đối với việc tâm linh, người đóng góp 
nhiều có thể được hưởng lộc nhiều hơn 
người khác. Do vậy, cho dù một số thành 
viên gia đình, dòng họ có điều kiện sẵn sàng 
chi trả chi phí tài chính để thực hiện khóa lễ, 
nhưng không được sự đồng thuận của các 
thành viên không đủ khả năng. 
Trong bối cảnh không thể có thước đo 
khoa học cho hoạt động tâm linh, đồng thời 
niềm tin vào hệ thống thầy cúng suy giảm, 
dịch vụ nghi lễ Phật giáo được nhiều người 
lựa chọn. Đây cũng là xu thế nhập thế đi 
sâu vào đời sống xã hội của Phật giáo Việt 
Nam hiện nay. Dịch vụ Phật giáo cần được 
nhìn nhận như một phương tiện giáo hoá để 
người dân có niềm tin vào đạo Phật. Bên 
cạnh đó, tư tưởng giải thoát của Phật giáo 
vẫn cần được truyền tải để giúp phật tử 
thoát được tam độc (tham, sân, si); thấu 
được lý vô thường, vô ngã; loại bỏ được vô 
minh; từ đó mà dứt nhân quả, nghiệp báo. 
4. Kết luận 
Phật giáo Việt Nam đang trên đà phát triển 
và hội nhập sâu rộng vào đời sống xã hội. 
Trong những năm qua, cùng với các tôn 
giáo khác, Phật giáo thực sự đáp ứng được 
nhu cầu tâm linh của hầu hết người dân Việt 
Nam. Tư tưởng Phật giáo được coi là gần 
gũi với người Việt và trong suốt chiều dài 
lịch sử, hệ tư tưởng Phật giáo lúc được coi 
trọng là hệ tư tưởng chủ đạo, lúc chìm lắng 
âm thầm trong dân gian. Đến nay, sau bao 
thăng trầm, những triết lý Phật giáo, lối 
sống Phật giáo (như quan niệm về nhân 
quả, thiện ác, nghiệp báo, luân hồi, giải 
thoát) vẫn luôn được người Việt trân trọng. 
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, con người 
chịu nhiều áp lực về mọi chiều cạnh của 
cuộc sống. Nhu cầu tìm đến một chỗ dựa 
tinh thần trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. 
Cuộc sống đời thường đặt ra nhiều yêu cầu 
mới đối với tôn giáo, trong đó có Phật giáo. 
Dịch vụ Phật giáo được hình thành trên cơ 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
50 
sở đáp ứng nhu cầu của tín đồ và người 
dân. Hệ thống dịch vụ Phật giáo rất phong 
phú đa dạng, và sự phát triển của hệ thống 
dịch vụ này thích ứng với sự phát triển kinh 
tế - xã hội. Điều đáng nói là, Giáo hội Phật 
giáo Việt Nam cho đến nay chưa có quy 
định cụ thể nào về cách thức tổ chức các 
loại hình dịch vụ này. Do vậy, mỗi chùa 
thực hiện một kiểu tuỳ theo điều kiện của 
mình. Nó tạo nên tính không chính thống và 
thống nhất từ quan niệm đến nghi lễ của hệ 
thống dịch vụ Phật giáo. Theo chúng tôi, 
nếu nhận thấy đây là nhu cầu chính đáng 
của phật tử và người dân có tinh thần hướng 
đích Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt 
Nam nên có văn bản quy định chính thức về 
cách thức tổ chức nghi lễ các loại hình dịch 
vụ Phật giáo hiện đang được cung ứng một 
cách phổ biến hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Quang Hưng (2012), Xu hướng thế tục 
hóa tôn giáo trên thế giới hiện nay, Viện 
Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Thị Minh Ngọc (2015), Báo cáo kết 
quả đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “Vai trò tôn 
giáo trong việc xây dựng niềm tin xã hội”, 
Viện Xã hội học, Hà Nội. 
[3] Viện Thông tin khoa học xã hội (1998), Tôn 
giáo và đời sống hiện đại, Nhà xuất bản khoa 
học xã hội, Hà Nội. 
[4] Warner, R. S. (1993), “Work in progress toward 
a new paradigm for the sociological study of 
religion in the United States”, American Journal 
of Sociology, 98 (5),1044-1093. 
[5] Finke, R. and Stark R. (1992), The churching 
of America: Winners and losers in our 
religious economy, Rutgers University, New 
Brunswick, NJ. 

File đính kèm:

  • pdfdich_vu_phat_giao_o_viet_nam_hien_nay.pdf