Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực

Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu triết học Tây phương ra đời sau thế chiến thứ hai, khi con

người phải đối mặt với vô số bất an trong cuộc sống, những khủng hoảng về những chân lý, giá

trị. Từ ảnh hưởng đến đời sống, chủ nghĩa hiện sinh hiện diện trong văn học Việt Nam, đầu tiên ở

văn học đô thị miền Nam, sau Đổi mới triết thuyết này đã lan rộng trong cả nước. Trong đó, Hồ

Anh Thái - nhà văn đương đại Việt Nam, nổi bật với những sáng tác mang dấu ấn triết thuyết hiện

sinh với khoảng 30 tác phẩm được nhiều độc giả trong, ngoài nước yêu thích. Đặc biệt là tiểu thuyết

- thể loại thành công nhất của nhà văn, ở đó cho thấy một cảm quan hiện thực nhạy bén mang dấu

ấn hiện sinh với một thế giới đổ vỡ, bất an, cạn vắng tình người và các chân lý, giá trị lộn sòng.

Bằng các phương pháp: thống kê – phân loại, phân tích – tổng hợp, so sánh, thi pháp học, người

viết từ việc chỉ ra những dấu ấn căn bản của tinh thần hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, trên

cơ sở đó ghi nhận những nỗ lực cách tân của nhà văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập văn hóa,

văn học hiện nay cả về nội dung và hình thức.

Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực trang 1

Trang 1

Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực trang 2

Trang 2

Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực trang 3

Trang 3

Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực trang 4

Trang 4

Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực trang 5

Trang 5

Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực trang 6

Trang 6

Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực trang 7

Trang 7

Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực trang 8

Trang 8

Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực trang 9

Trang 9

Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 10200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực

Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 
76 
DẤU ẤN HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI 
NHÌN TỪ CẢM QUAN HIỆN THỰC 
Dương Văn Trọng 
Trường Đại học Văn Hiến 
vantrong.dng13@gmail.com 
Ngày nhận bài: 25/10/2018; Ngày duyệt đăng: 17/12/2018 
Tóm tắt 
Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu triết học Tây phương ra đời sau thế chiến thứ hai, khi con 
người phải đối mặt với vô số bất an trong cuộc sống, những khủng hoảng về những chân lý, giá 
trị. Từ ảnh hưởng đến đời sống, chủ nghĩa hiện sinh hiện diện trong văn học Việt Nam, đầu tiên ở 
văn học đô thị miền Nam, sau Đổi mới triết thuyết này đã lan rộng trong cả nước. Trong đó, Hồ 
Anh Thái - nhà văn đương đại Việt Nam, nổi bật với những sáng tác mang dấu ấn triết thuyết hiện 
sinh với khoảng 30 tác phẩm được nhiều độc giả trong, ngoài nước yêu thích. Đặc biệt là tiểu thuyết 
- thể loại thành công nhất của nhà văn, ở đó cho thấy một cảm quan hiện thực nhạy bén mang dấu 
ấn hiện sinh với một thế giới đổ vỡ, bất an, cạn vắng tình người và các chân lý, giá trị lộn sòng. 
Bằng các phương pháp: thống kê – phân loại, phân tích – tổng hợp, so sánh, thi pháp học, người 
viết từ việc chỉ ra những dấu ấn căn bản của tinh thần hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, trên 
cơ sở đó ghi nhận những nỗ lực cách tân của nhà văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập văn hóa, 
văn học hiện nay cả về nội dung và hình thức. 
Từ khóa: hiện sinh, cảm quan hiện thực, tiểu thuyết, Hồ Anh Thái 
The existential attitude in the Ho Anh Thai novels seen from a realistic perception 
Abstract 
Existentialism is Western philosophical movement that came into being after the Second World 
War when people faced countless insecurity in life, the crisis of the truths, values. It affects life, 
which is present in Vietnamese literature, first in the southern urban literature, then the renewal 
of this philosophy has spread throughout the country. Ho Anh Thai is a famous contemporary 
Vietnamese writer with about 30 works which have been known by many local and international 
readers. Especially, novel is the most successful genre of him showing a keen sense of reality with 
a world of broken, unsafe, exhausted humanity and truths, conflicting values. Statistics - 
classifying, analyzing – synthesizing, comparing, form, studying prosody method are used to show 
the basic stamps of existential spirit in Ho Anh Thai novel. On that basis, innovative efforts of 
writers are acknowledged in innovation and cultural integration, and current literature both in 
content and form. 
Keywords: Existentialism, Imprint of existence, Novel, Ho Anh Thai 
Đặt vấn đề 
Căn nguyên của mọi khoa học là phục vụ đời 
sống, dù khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội 
cũng vậy. Triết học hiện sinh giúp nhiều người 
có thể giải mã hành trình nhân sinh, từ đó có 
hướng đi trước những suy tư, băn khoăn, có khi 
là khủng hoảng về chân lý, về cuộc sống trước 
thực tại. Có thể nói, tác phẩm thành công hay 
không, phải do cảm quan hiện thực như thế nào, 
và trong xu thế phát triển của xã hội cũng như 
văn học, việc vận dụng dấu ấn hiện sinh thông 
qua một cảm quan hiện thực đặc sắc đã tạo nên 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 
77 
nhiều kiệt tác văn học đương đại. Trước đó, 
không ít nhà nghiên cứu đã dành sự quan tâm 
đặc biệt đến “hiện tượng Hồ Anh Thái” trong 
văn học đương đại, có thể kể đến tác giả Bùi 
Thanh Truyền, Lê Biên Thùy (2009) với công 
trình Những cách tân quan niệm nghệ thuật về 
con người trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái (2009); 
tác giả Nguyễn Đăng Điệp (2013) với công trình 
Hồ Anh Thái - người mê chơi cấu trúc (2013); 
Ngoài ra, chủ nghĩa hiện sinh từ lâu cũng đã 
được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm 
như: Trần Thái Đỉnh (1966) với công trình Triết 
học hiện sinh; Huỳnh Như Phương (2008) với 
công trình Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt 
Nam 1954-1975 (trên bình diện lý thuyết);... Từ 
việc thống kê, khảo sát công trình nghiên cứu 
của những người đi trước về triết học hiện sinh 
cũng như những biểu hiện của tư tưởng hiện 
sinh trong văn học, chúng tôi nhận thấy đến nay 
vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về dấu 
ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái 
từ cảm quan hiện thực. Cho nên, việc nghiên 
cứu để có cái nhìn toàn diện, hệ thống lại những 
dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Hồ Anh 
Thái từ cảm quan hiện thực là rất cần thiết. Đề 
tài được triển khai theo hướng khảo sát những 
biểu hiện tiếp thu tinh thần hiện sinh qua việc 
mô tả và luận giải về cảm quan hiện thực hiện 
sinh trong những tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. 
Hồ Anh Thái là nhà văn để lại nhiều dấu ấn 
trong lĩnh vực sáng tác tiểu thuyết đương đại với 
một cảm quan hiện thực sắc bén. Nhờ đó mà mỗi 
cuốn tiểu thuyết của nhà văn đã khẳng định 
những bước tiến của mình trên con đường sáng 
tạo và cây bút ấy hứa hẹn sẽ còn sáng tác thêm 
nhiều tác phẩm cho văn học Việt Nam đương đại. 
Nhà văn Hồ Anh Thái và nỗ lực cảm quan 
hiện thực - một phương diện quan trọng 
mang dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của 
tác giả 
Với sở trường về tiểu thuyết và truyện ngắn, 
Hồ Anh Thái đã đạt được nhiều thành tựu, và đã 
đóng góp không nhỏ cho nền văn học Việt Nam 
hiện đại. Nhà văn sáng tác trong nhiều lĩnh vực: 
truyện ngắn, tiểu thuyết, chân dung văn học, du 
ký, tiểu luận và biên khảo. Tiểu thuyết chiếm vị 
trí ưu thế trong sự nghiệp sáng tác Hồ Anh Thái 
cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhà văn gửi gắm 
những thông điệp thẩm mỹ sâu sắc về nhân sinh, 
cuộc đời, với những bước tiến về quan niệm 
nghệ thuật, tư duy nghệ thuật trong từng tác 
phẩm. Tiểu thuyết của ông thay đổi theo từng 
bước ngoặt của đời sống xã hội, khai thác sâu 
những bề chìm của cuộc sống: từ chiến tranh 
biên giới, bi kịch của con người thời hậu chiến, 
lật lại để chiêm nghiệm những vấn đề của quá 
khứ và cả những vấn đề mới nảy sinh đặt ra cho 
con người trong cuộc sống đương đại. 
Viết đề tài cuộc sống thời hậu c ... ng 
thú tính, bầy đàn, bộ lạc, Cuộc sống với họ 
chỉ là một chuỗi ngày dài tụ tập đua xe, rồi chém 
giết lẫn nhau, tìm đĩ chơi điếm, đua đòi nhau. 
Họ sống mà không biết giá trị của cuộc sống, giá 
trị của chính bản thân họ. “Rồi sẽ đến lúc người 
ta không hình dung nổi chuyện những năm đầu 
thập niên thứ chín của thể kỷ hai mươi có một 
lũ thanh niên choai choai phóng xe máy như mất 
trí trên những đường phố hẹp đủ mọi thành phần 
xe cộ. Đường hẹp thì mặc đường hẹp, đây là thời 
đại của tốc độ. Ăn uống thì có mọi thứ ăn liền, 
học hành và công việc thì đều có lối đi tắt, vui 
chơi giải trí đều có thứ tàu nhanh, yêu thì cũng 
là thứ tình yêu tốc độ, đã được đảm bảo bằng tự 
do cá nhân và bao cao su OK Nhà Vô Địch cùng 
thuốc tránh thai Choice” (Hồ Anh Thái, 2013: 
tr. 83). Cuộc sống không còn chỗ cho tình 
người. Phải chăng thế giới đó không còn cán cân 
công lý, không còn chuẩn mực đạo đức để cảnh 
tỉnh họ, để kéo họ về với cuộc sống hay bước 
đường cùng là có thể trừng phạt họ. 
Qua một số tiểu thuyết trên của Hồ Anh Thái, 
có thể nhận thấy một thế giới cạn vắng tình 
người hiện ra đậm đặc, thế giới đó đã đẩy con 
người phải đối diện với những dự cảm về cuộc 
sống không ý nghĩa mà chỉ như cỏ cây hoa lá. 
Tái hiện một hiện thực mà cái cần có nhất là tình 
người thì lại thiếu vắng, thay vào đó chỉ là sự 
ích kỷ, vụ lợi, toan tính nhà văn thể hiện cảm 
quan về một hiện thực mang màu sắc phi lý in 
dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh. 
Cuộc sống lộn sòng các chân giá trị 
Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái hiện lên với 
dấu ấn hiện sinh không chỉ qua cảm quan về một 
thế giới đổ vỡ, bất an, của một cõi đời ít tình 
người mà nó còn hiện lên với một cuộc sống gấp 
vội, lộn sòng các chân giá trị. Nếu trước đó, 
nhiều nhà văn đương đại như: Nguyễn Bình 
Phương với tiểu thuyết Ngồi, Thoạt kì thủy; 
Nguyễn Danh Lam với tiểu thuyết Giữa vòng 
vây trần gian, Giữa dòng chảy lạc, Cuộc đời 
ngoài cửa; đã đem lại cho độc giả ấn tượng 
về một hiện thực đầy rẫy sự phi lý, bất trắc, vô 
nghĩa, tẻ nhạt. Thì đến với tiểu thuyết của Hồ 
Anh Thái, người đọc lại có cái nhìn sâu sắc hơn, 
đó là một thế giới mà các chân lý, giá trị gần như 
đảo lộn hoàn toàn. Cụ thể, đó là sự xen cài của 
cái ác và cái thiện, cái cao cả và cái thấp hèn, cái 
sang trọng đi liền với cái nhếch nhác, cái trong 
suốt xen lẫn cái phàm tục Bởi lẽ, thời hiện đại 
là thời kỳ xuất hiện nhiều biến động. Con người 
bị cuốn vào dòng xoáy của những biến cố, xô 
đẩy không ngừng. Và Hồ Anh Thái đã thành 
công khi đã vẽ lên một hiện thực như đang hiện 
ra, phơi ra trước mắt độc giả. 
Tái hiện một hiện thực với cuộc sống gấp 
vội, lộn sòng các chân giá trị trong các sáng tác 
của mình, Hồ Anh Thái trước hết khắc họa một 
đời sống lộn sòng các giá trị văn hóa của xã hội. 
Trong SBC là săn bắt chuột, vị Đại Gia giàu có 
luôn tích cực làm từ thiện là thế, nhưng thực chất 
vị này giàu có là nhờ buôn lậu, rồi dùng tiền lời 
từ buôn lậu đầu cơ vào bất động sản. Vậy mà 
được cả xã hội tôn vinh như một người có tâm 
hướng thiện, giàu có nhưng biết giúp đỡ mọi 
người. Hay ông Cốp nhờ đồng tiền từ phá rừng, 
ông đã dùng nó để mua chức, rồi làm giàu cho 
bản thân mình. Vậy mà vẫn được cả xã hội trọng 
vọng như một vị thanh quan thành đạt. Hay hình 
ảnh cô nhà Báo từ thời sinh viên đã biết chạy 
mánh, đến khi đi làm thì không lo làm báo mà 
mãi chú tâm vào việc kinh doanh hàng hóa phục 
vụ vệ sinh cho đồng nghiệp. Hay chú Thơ, thì 
làm thơ lăng nhăng nhạt nhẽo nhưng lại quảng 
cáo là thơ bất hủ với thời gian. Hay vị giáo sư 
đáng kính trước mọi người là thế nhưng lại luôn 
gạ tình, vòi tiền học trò, 
Trong Cõi người rung chuông tận thế, ta đã 
bắt gặp một hiện thực mà các giá trị bị đảo lộn, 
thực hư hòa vào nhau như thế. Thông qua cái 
nhìn “suồng sã” của tư duy tiểu thuyết, nhà văn 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 
85 
đối thoại với nhân vật, với độc giả về những giá 
trị của cuộc sống, về những vấn đề đã và đang 
nảy sinh trong xã hội hiện đại. Câu chuyện mang 
màu sắc phi thực, nhưng thông qua đó nhà văn 
đã khái quát lên những thực tế cuộc sống mà các 
giá trị chân lý không tồn tại. Trộn vào trong cái 
phi thực ấy là những cái thực tàn nhẫn của cuộc 
sống hiện đại. Chẳng hạn Thế, có được địa vị 
cao, được mọi người tôn trọng nhưng qua ngòi 
bút của Hồ Anh Thái ta thấy ở y là sức mạnh của 
kẻ lắm tiền và quyền lực như chạy chức, chạy 
trường, thao túng điều khiển mọi việc. Về hưu 
rồi nhưng Thế vẫn đủ sức thao túng: “Đêm ấy 
anh Thế gọi điện vào thu xếp hết với bệnh viện, 
với hàng không. Con cháu của anh khi chết vẫn 
còn có đặc quyền. Hàng không dù không muốn 
chở xác chết thì vẫn phải chở, hai xác chết trong 
vòng một tuần” (Hồ Anh Thái, 2013: tr. 98). 
Trong khi những người bình thường khác thì 
“Vậy là những bà cô ông mãnh chết đi rồi vẫn 
còn chia ngôi thứ như khi còn sống. Kẻ vẫn 
được đặc quyền. Kẻ thì hoàn toàn không” (Hồ 
Anh Thái, 2013: tr. 98). Sự tỉnh táo trong phản 
ánh hiện thực có thể làm chúng ta cảm thấy đau 
lòng nhưng cũng không thể phủ nhận thái độ 
trung thực, dũng cảm của nhà văn trước cuộc 
đời. Tác giả mạnh dạn lên án cái ác để con người 
tỉnh ngộ và đi theo cái thiện. 
Đến Mười lẻ một đêm, nhà văn vẫn nhìn cuộc 
sống, con người mà ở đó các chân giá trị bị lộn 
sòng. Thế giới đó hiện ra với vẻ hài hước, châm 
biếm. Với hoạ sĩ Chuối Hột, xoay quanh nhân 
vật này biết bao giá trị đã bị đảo lộn. Đầu tiên 
đó là sở thích cởi truồng từ bé, lớn rồi cậu này 
vẫn duy trì sở thích này, đến mức mọi người 
sống xung quanh phải xấu hổ thay cho một 
chàng thanh niên. Vậy mà trong con mắt của xã 
hội rộng lớn kia, đã biết sở thích quái dị đó thành 
bậc thầy của yoga “Thấy họa sĩ cởi hết mở hết 
trồng cây chuối hột. Họ cũng cởi hết mở hết 
trồng chuối theo. Đến với nhau xuất phát tình 
yêu hội họa. Bền chặt với nhau nhờ tình yêu 
yôga văn minh phương Đông” (Hồ Anh Thái, 
2006: tr. 36). Lúc đầu chỉ là tình cờ vậy, hiểu 
nhầm vậy, thế mà cuối cùng vị họa sĩ cũng đã 
chớp lấy thời cơ đó “mở lớp yôga chỉ có dạy cho 
Tây, lại chỉ có dạy cho Tây nào có thể làm ăn 
hội họa” (Hồ Anh Thái, 2006: tr.36). Cái sở 
thích quái dị đó còn bị đánh tráo với một cách 
sống khá thịnh hành ở Tây phương đó là tắm 
nuy. “Gã cởi hết ra mở hết ra. Nằm phơi hết ra 
trên bãi cát. Một đồn mười mười đồn trăm, bãi 
biển này có khu tắm nuy. Tắm truồng. Ta đồn 
với ta rồi lan sang Tây, Tây lại đồn với Tây. 
Sang ngày thứ hai gã nằm phơi công cụ được một 
lúc thì có mấy Tây kéo sang, cũng thản nhiên 
nằm nuy hết cả ra. Một giờ sau thì thêm cả Tây 
cả ta kéo đến” (Hồ Anh Thái, 2006: tr. 21). Phải 
mấy ngày sau, do lượng người rủ nhau đi tắm 
nuy càng lúc càng đông, chính quyền mới hay, 
rồi mới tung quân đi dẹp. Một hành động được 
xem là quái dị, một họa sĩ được mọi người đặt 
cho biệt danh “chim để ngoài quần” vậy mà nó 
được xem như là một nét văn hóa của phương 
Tây vừa được du nhập vào Việt Nam. Cũng 
thông qua chân dung nhân vật họa sĩ, một giá trị 
bị lộn sòng được nhà văn vẽ lên rõ nét đó là một 
họa sĩ, một nhà lý luận về hội họa nhưng gã lại 
không hề biết vẽ. Vậy mà biết bao họa sĩ khác 
chỉ mong nhận được những lời khen chê của 
chàng “Không vẽ mà còn hơn cả vẽ, giới họa sĩ 
cứ phải ngong ngóng xem chàng sắp đánh bóng 
ai sắp giết ai. Người được chàng thổi tất nhiên 
là nổi danh. Bị chàng gí cũng nổi danh nốt. Một 
đời làm hội họa mà không được chàng nhắc đến 
một dòng thì chỉ là rác, có quyền hận đời. Cái 
đời bất tài” (Hồ Anh Thái, 2006: tr. 21). Giá trị 
của một tác phẩm hội họa lúc này đã bị đảo lộn, 
liệu một người không hề biết gì về hội họa, 
nhưng những lời nói của anh ta liên quan đến 
giá trị của tác phẩm hội họa thì thật đáng lo, 
đáng sợ. Còn nhiều bức chân dung biếm họa vẽ 
lên một thế giới lộn sòng các chân giá trị, như vị 
“giáo sư tiến sĩ viện trưởng” người chồng thứ 
năm của người đàn bà. Nhưng điều trái khoáy ở 
đây, vị này nguyên là kỹ sư hóa chất vậy mà sau 
đó được quy hoạch làm cán bộ nguồn sang quản 
lý khoa học xã hội. Giáo sư bảo vệ luận án tiến 
sĩ ở Đức nhưng lại không hề biết tiếng Đức. Đặc 
biệt hơn, mặc dù là một người có vị trí cao quý 
trong xã hội, một người thầy của những thạc sĩ, 
tiến sĩ vậy mà hiện lên không phải là tình thầy 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 
86 
trò, mà là tình nhân. “Dưới tay chàng bao nhiêu 
luận thạc sĩ tiến sĩ nội hóa bảo vệ thành công. 
Bao nhiêu nữ tiến sĩ sinh ra một đề tài là sản ra 
một đứa con. Con cái của các nữ tiến sĩ này đứa 
nào trông cũng giống đứa nào. Thành ra một quy 
ước ngầm là con cái các nữ tiến sĩ không được 
yêu nhau lấy nhau. Anh em chung một dòng 
máu như thế có mà loạn” (Hồ Anh Thái, 2006: 
tr. 88). Còn gì lộn sòng hơn nữa, khi các giá trị 
giữa danh nghĩa và thực tiễn khác nhau một trời 
một vực. 
Trong Tranh Van Gogh mua để đốt, chân 
dung bác sĩ Gachet là bức tranh nhỏ, Hồ Anh 
Thái muốn bàn đến khung cảnh to hơn: bức 
tranh cuộc đời. Xoay quanh chuỗi sự việc mua 
tranh - đốt tranh - cứu tranh, những mảnh đời cứ 
thế hiện lên như những mảnh ghép khác nhau 
của bức tranh hàng trăm, hàng nghìn mảnh. Anh 
giám đốc truyền thông xuất thân từ vị trí tổng 
biên tập của một tờ báo lớn, giờ chuyển sang 
làm cho tập đoàn to nhất nhì Việt Nam. Tâm trí 
anh vẫn luôn dằn vặt vì không cứu được người 
trong cơn thác lũ, giờ đây anh quyết tâm cứu bức 
tranh sắp bị đốt thành tro bụi. Còn hành động 
thương cảm của ông Cốp là giả vậy mà được 
đăng báo với một người có tấm lòng rộng lớn lại 
là thật, và nó được đặt trước cả những giọt nước 
mắt của anh trưởng phòng tòa soạn, khi anh xả 
thân quên mình để cứu người nhưng khi đối mặt 
với cái chết, sau khi được cứu và tỉnh dậy, anh 
đã khóc, tiếng khóc xé lòng, tiếng khóc vì mình 
đã không thể cứu được một mạng người. “Chỉ 
ngay ngày hôm sau, một phóng viên báo bạn đã 
có luôn bài về giọt nước mắt trong ngày bão lụt. 
Đầu tiên là kể chuyện ông Cốp đưa khăn chấm 
giọt nước mắt khi đến thăm gia đình ngồi trên 
mái ngói. Sau đó trận khóc như mưa như bão 
của một tổng biên tập, người đã lao mình xuống 
cứu dân mà không cứu được. Khóc như mưa 
như bão, bài báo lặp lại câu này, những hai lần” 
(Hồ Anh Thái, 2018: tr. 109). 
Tóm lại, qua một số tiểu thuyết trên của Hồ 
Anh Thái, một thế giới mà chân lý, giá trị bị đảo 
lộn hiện lên qua cái nhìn đa chiều. Nhà văn đã 
soi chiếu những chân lý, giá trị đó ở nhiều góc 
cạnh, nhiều bình diện, đặt nó ở nhiều thời gian, 
không gian khác nhau để khám phá những mảng 
khuất lấp. Nhờ đó mà Hồ Anh Thái đã xây dựng 
thành công nhiều chân dung hiện thực trong tiểu 
thuyết hiện lên bề bộn, nhiều góc khuất, nhiều 
trạng thái, nhiều giá trị tốt xấu đan cài vào nhau. 
Vẽ lên một hiện thực đã đẩy con người vào hành 
trình đi tìm chân lý, giá trị của cuộc sống – một 
trong những nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa 
hiện sinh, nhà văn đã thể hiện cảm quan về một 
hiện thực in đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh. 
Kết luận 
Những chuyện lớn nhỏ ấy được đan cài vào 
nhau tạo nên hiện thực nhếch nhác, thảm hại 
như một tấm gương lồi mà nhà văn đưa ra để 
khi bước vào đó ta sẽ thấy những hình hài méo 
mó, dị dạng, tức cười. Những hình ảnh được 
phóng to hết cỡ khó có thể nhận ra một người 
cụ thể nhưng soi kỹ thì ai cũng thấy rằng hình 
như có một phần của mình trong đó. Hồ Anh 
Thái viết để tái sinh đối tượng, viết với tinh thần 
dựng xây, với niềm tin. Hướng ngòi bút vào đối 
tượng thị dân, nhà văn đã phản ánh một hiện 
thực đa dạng, phong phú. Hiện thực ấy không 
chỉ là cái nhìn thấy được mà còn là cả một đời 
sống bên trong tâm hồn con người khó nắm bắt. 
Bên cạnh đó, hiện thực còn hiện lên trong tác 
phẩm của tác giả độc đáo như một nhà cơi mà 
trong đó mỗi con người, mỗi cuộc đời là những 
mảnh vỡ, những xung lực khác nhau. Hiện thực 
đó lộ ra qua cái nhìn nhiều chiều, sâu sắc của 
nhà văn. Nhiều trạng thái đời sống trong tiểu 
thuyết đã được tác giả xây dựng theo nguyên 
tắc hài hước và lật tẩy. Do đó, những cái tầm 
thường, trần tục của đời sống con người đã 
được nhà văn phơi bày trên trang giấy một cách 
tự nhiên, sống động. 
Với việc chỉ ra dấu ấn của chủ nghĩa hiện 
sinh nhìn từ cảm quan hiện thực trong tiểu 
thuyết của Hồ Anh Thái hy vọng đã khẳng định 
được đóng góp độc đáo của nhà văn Hồ Anh 
Thái vào dòng chảy liền mạch của khuynh 
hướng hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam thời 
kỳ sau Đổi mới. Qua đó, công trình cũng góp 
phần mở ra một hướng tiếp cận mới với các sáng 
tác của nhà văn, đồng thời cũng khẳng định vị 
thế đặc biệt của ông trên văn đàn. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 
87 
Tài liệu tham khảo 
Hà Minh Đức (2002). Lý luận văn học. Hà Nội, Nxb 
Giáo dục. 
Trần Thái Đỉnh (2015). Triết học hiện sinh. Hà Nội, 
Nxb Văn học, tr. 15-79. 
Nguyễn Đăng Điệp (2013). Hồ Anh Thái, người mê 
chơi cấu trúc - Cõi người rung chuông tận 
thế. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, tr. 384-405. 
Đỗ Đức Hiểu (1978). Phê phán văn học hiện sinh chủ 
nghĩa. Hà Nội, Nxb Văn học. 
Huỳnh Như Phương (2008). Chủ nghĩa hiện sinh ở miền 
Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lý 
thuyết). Tạp chí Nghiên cứu Văn học, 9, tr. 91-92. 
Hồ Anh Thái (2006). Mười lẻ một đêm. Đà Nẵng, 
Nxb Đà Nẵng, tr. 21-88. 
Hồ Anh Thái (2013). Cõi người rung chuông tận thế. 
Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, tr. 83-243. 
Hồ Anh Thái (2015a). Người đàn bà trên đảo. Tp. 
Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ. 
Hồ Anh Thái (2015b). Người và xe chạy dưới ánh 
trăng. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, tr.99. 
Hồ Anh Thái (2015c). Trong sương hồng hiện ra. Tp. 
Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ, tr. 7. 
Hồ Anh Thái (2016). SBC là săn bắt chuột. Tp. Hồ 
Chí Minh, Nxb Trẻ, tr. 219-249. 
Hồ Anh Thái (2018). Tranh Van Gogh mua để đốt. Tp. 
Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, tr. 102-109. 
Bùi Thanh Truyền, Lê Biên Thuỳ (2009). Những 
cách tân quan niệm nghệ thuật về con người 
trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Tạp chí khoa 
học Đại học Huế, 17, tr. 51. 

File đính kèm:

  • pdfdau_an_hien_sinh_trong_tieu_thuyet_ho_anh_thai_nhin_tu_cam_q.pdf