Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá sự thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da. 90 bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da theo chương trình được đánh giá phân tích khí máu động mạch và điện giải đồ trước mổ và sau mổ tại Trung tâm Gây mê & Hồi sức ngoại khoa – Bệnh viện Việt Đức từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020. Nồng độ Na giảm (139,96 ± 1,94 vs 134,03 ± 1,91), Clo tăng (102,61 ± 2,62 vs 106,76 ± 2,95) cũng như chỉ số HCO3 giảm (23,50 ± 4,01 vs 19,77 ± 6,30); BE giảm (-0,09 ± 1,22 vs -1,66 ± 1,29) ở thời điểm sau mổ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm trước mổ đặc biệt ở nhóm phẫu thuật kéo dài > 2 giờ. Chỉ số lactat sau mổ cũng cao hơn có ý ngĩa thống kê so với trước mổ (1,25 ± 0,79 vs 1,65 ± 0,41; p < 0,05). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự thay đổi có ý nghĩa về 1 số chỉ số trong điện giải đồ và khí máu động mạch sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da

Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da trang 1

Trang 1

Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da trang 2

Trang 2

Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da trang 3

Trang 3

Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da trang 4

Trang 4

Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da trang 5

Trang 5

Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da trang 6

Trang 6

Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da

Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
93TCNCYH 142 (6) - 2021
ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH VÀ ĐIỆN GIẢI ĐỒ 
TRONG MỔ Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TÁN SỎI THẬN QUA DA
Vũ Hoàng Phương , Khương Hải Yến 
Trường Đại học Y Hà Nội 
Từ khóa: tán sỏi thận qua da, điện giải đồ, khí máu động mạch.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá sự thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân 
phẫu thuật tán sỏi thận qua da. 90 bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da theo chương trình được đánh 
giá phân tích khí máu động mạch và điện giải đồ trước mổ và sau mổ tại Trung tâm Gây mê & Hồi sức ngoại 
khoa – Bệnh viện Việt Đức từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020. Nồng độ Na giảm (139,96 ± 1,94 vs 134,03 ± 
1,91), Clo tăng (102,61 ± 2,62 vs 106,76 ± 2,95) cũng như chỉ số HCO3 giảm (23,50 ± 4,01 vs 19,77 ± 6,30); 
BE giảm (-0,09 ± 1,22 vs -1,66 ± 1,29) ở thời điểm sau mổ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm 
trước mổ đặc biệt ở nhóm phẫu thuật kéo dài > 2 giờ. Chỉ số lactat sau mổ cũng cao hơn có ý ngĩa thống 
kê so với trước mổ (1,25 ± 0,79 vs 1,65 ± 0,41; p < 0,05). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự thay 
đổi có ý nghĩa về 1 số chỉ số trong điện giải đồ và khí máu động mạch sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da.
Tác giả liên hệ: Vũ Hoàng Phương
Trường Đại học Y Hà Nội 
Email: vuhoangphuong@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 06/05/2021
Ngày được chấp nhận: 18/06/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp trên thế 
giới và ở nước ta, tỉ lệ sỏi thận chiếm 70-75%, 
sỏi bể thận chiếm khoảng 33% có thể gây ra 
nhiều biến chứng và những tổn thương nghiêm 
trọng cho đường tiết niệu. Hiện nay, tán sỏi qua 
da (TSQD) được coi là lựa chọn hàng đầu để 
điều trị sỏi thận lớn (kích thước từ 2cm trở lên) 
và sỏi san hô với những ưu điểm mất máu ít, 
mức độ đau giảm, phục hồi nhanh, giảm thời 
gian nằm viện.1 Quá trình bơm rửa nước thực 
hiện trong quá trình tán sỏi thận nhằm mục đích 
bơm rửa máu chảy ra từ chỗ đặt ống nong ở tổ 
chức nhu mô thận, làm giảm nhiệt độ ở đầu que 
đốt lazer tạo điều kiện thuận lợi cho qúa trình 
tán sỏi, tránh gây tổn thương mô xung quanh 
do nhiệt sinh ra. Tuy nhiên, quá trình bơm rửa 
này làm hấp thu dịch rửa vào cơ thể có thể trực 
tiếp qua các tĩnh mạch hoặc qua phúc mạc, có 
thể dẫn đến quá tải tuần hoàn, rối loạn điện 
giải, rối loạn huyết động.2,3 Tác giả Malhotra và 
cộng sự nhấn mạnh tầm quan trọng của việc 
theo dõi khối lượng nước rửa hấp thụ, thời gian 
và tốc độ chảy của dịch rửa trong TSQD.4 Ở 
Việt Nam, trong những năm gần đây phương 
pháp tán sỏi thận qua da đang ngày càng phổ 
biến và vẫn còn rất ít nghiên cứu tìm hiểu mức 
độ thay đổi về khí máu, nước điện giải và thăng 
bằng kiềm toan trên những bệnh nhân tán sỏi 
qua da sử dụng dụng dung dịch NaCl 0,9% làm 
dung dịch rửa trong quá trình tán sỏi. Chính 
vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: 
“Đánh giá sự thay đổi khí máu động mạch và 
điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật 
tán sỏi thận qua da”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng 
Tiêu chuẩn lựa chọn 
Có độ tuổi 18 – 85 và có chỉ định phẫu thuật 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
94 TCNCYH 142 (6) - 2021
tán sỏi thận qua da theo chương trình tại Trung 
tâm Gây mê & Hồi sức và Chống đau - Bệnh 
viện Việt Đức từ tháng 3 - 6 năm 2020. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bao gồm có kết quả xét nghiệm điện giải đồ 
và khí máu trước mổ bất thường; có các bệnh 
lý về đường hô hấp như COPD, hen, tâm phế 
mạn, viêm phổi chưa được điều trị ổn định; có 
tiền sử đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, suy 
thận; đang sử dụng các thuốc gây ảnh hưởng 
đến xét nghiệm điện giải đồ và khí máu động 
mạch, bệnh nhân hoặc người giám hộ không 
đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp 
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, có phân tích.
Cỡ mẫu: được tính theo công thức ước 
lượng một giá trị trung bình với biến số phụ 
thuộc là giá trị Natri máu. 
∆: khoảng sai lệch giữa giá trị Natri đo 
được từ mẫu nghiên cứu và tham số quần thể, 
chọn 0,5.
S: độ lệch chuẩn dựa theo nghiên cứu của 
Mohta và cộng sự (2007)5 là 2,4.
Cỡ mẫu tính được n = 89. 
Các bước tiến hành nghiên cứu: 
- Bệnh nhân được thăm khám gây mê, giải 
thích và làm đầy đủ các xét nghiệm trước mổ. 
Bệnh nhân được gây tê tuỷ sông bằng kim 25G, 
khe liên đốt sống L2-3 bằng hỗn hợp thuốc 
bupivacaine kết hợp với fentanyl.
- Sau khi đặt sonde niệu quản bên thận có 
sỏi, BN được nằm nghiêng để chọc dò đài bể 
thận qua da dưới hướng dẫn siêu âm. Dung 
dịch NaCl 0,9% ở nhiệt độ phòng (220C) được 
sử dụng làm dịch rửa liên tục, cột treo phải 
cao hơn bàn mổ ít nhất 80cm, tốc độ máy 
bơm nước 100 - 600 vòng/ phút, áp lực 0 - 80 
Kilopascal.
- Thể tích (V) dịch rửa (được đựng trong túi 
có chia vạch), dịch truyền, V máu mất, V nước 
tiểu, V dịch hấp thu (là số lượng chênh lệch 
giữa dịch rửa và dịch thải, trừ đi lượng thấm 
qua toan trải trong mổ) được ghi lại trong quá 
trình phẫu thuật. 
- Các thời điểm lấy máu xét nghiệm điện giải 
đồ và khí máu động mạch:
+ Lần một (T0): thời điểm bệnh nhân vào 
phòng mổ.
+ Lần hai (T1): sau mổ khi bệnh nhân chuyển 
ra phòng hổi tỉnh.
3. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 Với 
các biến định lượng dùng thuật toán t - student. 
Với các biến định tính: χ2 hoặc Fisher (nếu > 
10% số ô bảng 2 x 2 có tần suất lý thuyết < 5). 
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thông qua hội đồng nghiên 
cứu khoa học của Bộ môn Gây mê hồi sức và 
hội đồng đánh giá đề cương nghiên cứu của 
trường Đại học Y Hà Nội, ban lãnh đạo Trung 
tâm Gây mê & Hồi sức và Chống đau - Bệnh 
viện Việt Đức. Hồ sơ và các thông tin liên quan 
chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, 
không tiết lộ cho bất kì đối tượng không liên 
quan nào khác. 
III. KẾT QUẢ
1. Một số đặc điểm chung
* Tiêu chuẩn loại trừ: Bao gồm có kết quả xét nghiệm điện giải đồ và khí máu trước mổ bất thường; có các 
bệnh lý về đường hô hấp như COPD, hen, tâm phế mạn, viêm ... ền sử 
đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, suy thận; đang sử dụng các thuốc gây ảnh hưởng đến xét nghiệm điện 
giải đồ và khí máu động mạch, bệnh nhân hoặc người giám hộ không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
2. Phương pháp 
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, có phân tích. 
* Cỡ mẫu: được tính theo công thức ước lượng một giá trị trung bình với biến số phụ thuộc là giá trị Natri 
máu. 
n = Z$%&
'
' ×
S'
∆'
∆: khoảng sai lệch giữa giá trị Natri đo được từ mẫu n hiên cứu và tham số quần thể, chọn 0,5 
S: độ lệch chuẩn dựa theo nghiên cứu của Mohta và cộng sự (2007) 5 là 2,4. 
Cỡ mẫu tính được n = 89. 
* Các bước tiến hành nghiên cứu: 
- Bệnh nhân được thăm khám gây mê, giải thích và làm đầy đủ các xét nghiệm trước mổ. Bệnh nhân được 
gây tê tuỷ sông bằng kim 25G, khe liên đốt sống L2-3 bằng hỗn hợp thuốc bupivacai e kết hợp với fentanyl. 
- Sau khi đặt sonde niệu quản bên thận có sỏi, BN được nằm nghiêng để chọc dò đài bể thận qua da dưới 
hướng dẫn siêu âm. Dung dịch NaCl 0,9% ở nhiệt độ phòng (22ͦC) được sử dụng làm dịch rửa liên tục, cột 
treo phải cao hơn bàn mổ ít nhất 80cm, tốc độ máy bơm nước 100-600 vòng/ phút, áp lực 0-80 Kilopascal. 
- Thể tích (V) dịch rửa (được đựng trong túi có chia vạch), dịch truyền, V máu mất, V nước tiểu, V dịch hấp 
thu (là số lượng chênh lệch giữa dịch rửa và dịch thải, trừ đi lượng thấm qua toan trải trong mổ) được ghi 
lại trong quá trình phẫu thuật. 
- Các thời điểm lấy máu xét nghiệm điện giải đồ và khí máu động mạch: 
+ Lần một (T0): thời điểm bệnh nhân vào phòng mổ 
+ Lần hai (T1): sau mổ khi bệnh nhân chuyển ra phòng hổi tỉnh 
3. Xử lý số liệu 
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 Với các biến định lượng dùng thuật toán t - student. Với các biến 
định tính: χ2 hoặc Fisher (nếu > 10% số ô bảng 2 x 2 có tần suất lý thuyết < 5). Sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê khi p < 0,05. 
4. Đạo đức nghiên cứu 
Nghiên cứu được thông qua hội đồng nghiên cứu khoa học của Bộ môn Gây mê hồi sức và hội 
đồng đánh giá đề cương nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội, ban lãnh đạo Trung tâm Gây mê & Hồi 
sức và Chống đau - Bệnh viện Việt Đức. Hồ sơ và các thông tin liên quan chỉ được sử dụng cho mục đích 
nghiên cứu, không tiết lộ cho bất kì đối tượng không liên quan nào khác. 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
95TCNCYH 142 (6) - 2021
Bảng 1. Phân bố đặc điểm chung
Đặc điểm ± SD Min-Max
Tuổi (năm) 51,70 ± 11,53 25 - 84
Chiều cao (cm) 161,48 ± 8,03 140 - 183
Cân nặng (kg) 55,08 ± 11,07 38 - 91
BMI (kg/m2) 21,02 ± 3,95 16 - 32,4
ASA
I (n) (%)
II (n) (%)
51(57,3%)
38 (42,7%)
Phân bố về tuổi, chiều cao, cân nặng, chỉ số khối của cơ thể và phân loại sức khoẻ theo ASA 
(American Society of Anesthesiologists) của nhóm BN trong nghiên cứu ở mức trung bình, không 
khác biệt so với các nghiên cứu tương tự trong nước.
2. Đặc điểm liên quan phẫu thuật
Bảng 2. Đặc điểm liên quan phẫu thuật
Nhóm
Chỉ số
Chung
(n = 89)
Nhóm t/g
PT < 60 p
(n = 65)
Nhóm t/g
PT 60 - 120p
(n = 20)
Nhóm t/g
PT > 120p
(n = 4)
p
Thời gian tán sỏi (p)
( X ±SD) (Min - Max)
36,5 ± 19.2
(10 - 120)
29,1 ± 11,1
(10 - 45)
39,6 ± 18,4
(15 - 89)
73,7 ± 55,9
(25 - 120)
< 0,05
Số lần chọc ĐBT
( X ±SD) (Min - Max)
1,67 ± 1,34
(1 - 8)
1,59 ± 1,2
(1 - 4)
1,78 ± 1,76
(1 - 8)
2,5 ± 1,56
(1 - 5)
< 0,05
V dịch truyền trong mổ (ml)
( X ± SD) (Min - Max)
730,9 ± 146,4
(600 -1500)
605,1 ± 78,9
(600 - 1000)
807,5 ± 106,2
(700 - 1200)
1275 ± 250,9
(1000 -1500)
< 0,05
V dịch rửa (L)
( X ± SD) (Min - Max)
7,60 ± 4,22
(3,0 - 28,0)
5,41 ± 1,49
(3,0 – 8,0)
8,40 ± 5,94
(4,0 - 15,0)
16,40 ± 8,90
(8,0 – 28,0)
< 0,05
V dịch hấp thu (ml)
( X ± SD) (Min - Max)
138,9 ± 41,7
(50 - 400)
119,9 ± 76,2
(50 - 120)
143,0 ± 100,4
(100 - 300)
189,7±150,2
(120 - 400)
< 0,05
* t/g: thời gian ; PT: phẫu thuật; ĐBT: đài bể thận và p: phút
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy V dịch rửa và V dịch hấp thu tăng lên có ý nghĩa thống kê cùng 
với thời gian phẫu thuật (p < 0,05).
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
96 TCNCYH 142 (6) - 2021
3. Thay đổi trong kết quả xét nghiệm điện giải đồ
 Bảng 3. Thay đổi các chỉ số trong điện giải đồ
Nhóm
Chỉ số
Nhóm 
PT < 60 phút
(n = 65)
Nhóm
PT 60 - 120p
(n = 20)
Nhóm
PT > 120p
(n = 4)
Natri máu
(mmol/L)
( X ± SD)
T0 140,18 ± 3,41 140,45 ± 2,26 139,96 ±1,94
T1 139,57 ± 3,98 138,87 ± 1,64 134,03 ± 1,91
p > 0,05 > 0,05 < 0,05*
Kali máu
(mmol/L)
( X ± SD)
T0 3,54 ± 0,32 3,52 ± 0,76 3,57 ± 0,34
T1 3,60 ± 0,35 3,71 ± 0,24 3,97 ± 0,18
p > 0,05 > 0,05 > 0,05
Clo máu
(mmol/L)
( X ± SD)
T0 102,31 ± 3,87 102,74 ± 2,47 102,61 ± 2,62
T1 105,47 ± 3,66 106,36 ± 2,86 106,76 ± 2,95
p < 0,01** < 0,01** < 0,01**
T0: thời điểm trước mổ; T1: thời điểm ngay sau mổ
Bảng 3 cho thấy chỉ số Natri ở nhóm PT kéo dài > 120 phút ở thời điểm sau mổ thấp hơn có ý 
nghĩa thống kê so với nhóm PT < 60 phút và nhóm PT từ 60 - 120p (p < 0,05). Ở chiều ngược lại, 
chỉ số Clo máu ở nhóm PT kéo dài > 120 phút ở thời điểm sau mổ cao hơn có ý nghĩa thống kê so 
với nhóm PT < 60 phút và nhóm PT từ 60 - 120p (p < 0,05).
4. Thay đổi các chỉ số trong khí máu động mạch trước và sau mổ
Bảng 4. Thay đổi các chỉ số trong khí máu động mạch
Nhóm
Chỉ số
Nhóm t/g
PT < 60 phút
(n = 65)
Nhóm t/g
PT 60 - 120p
(n = 20)
Nhóm t/g
PT > 120p
(n = 4)
pH
( X ± SD)
T0 7,51 ± 0,21 7,51 ± 0,24 7,50 ± 0,43
T1 7,49 ± 0,27 7,48 ± 0,22 7,47 ± 0,55
p < 0,01** < 0,01** < 0,01**
HCO3
-
(mmol/L)
( X ± SD)
T0 22,31 ± 2,98 21,87 ± 3,11 23,50 ± 4,01
T1 21,05 ± 3,06 20,05 ± 4,98 19,77 ± 6,30
p < 0,01** < 0,01** < 0,01**
PaCO2
(mmHg)
( X ± SD)
T0 27,92 ± 4,09 27,68 ± 5,22 26,32 ± 9,15
T1 26,98 ± 4,76 26,87 ± 8,20 26,02 ± 3,77
p > 0,05 > 0,05 > 0,05
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
97TCNCYH 142 (6) - 2021
Nhóm
Chỉ số
Nhóm t/g
PT < 60 phút
(n = 65)
Nhóm t/g
PT 60 - 120p
(n = 20)
Nhóm t/g
PT > 120p
(n = 4)
PaO2
(mmHg)
( X ± SD)
T0 124,84 ± 33,02 125,11 ± 39,88 120,14 ± 44.78
T1 130,05 ± 43,92 134,63 ± 52,17 145,19 ± 60,43
p > 0,05 > 0,05 < 0,05*
BE
(mmol/L)
( X ± SD)
T0 - 0.07 ± 2,55 - 0,88 ± 2,04 - 0,09 ± 1,22
T1 - 0,92 ± 2,74 - 1,63 ± 1,77 - 1,66 ± 1,29
p < 0,05* < 0,05* < 0,01**
Lactat
(mmol/L)
( X ± SD)
T0 1,37 ± 0,37 1,46 ± 0,34 1,25 ± 0,79
T1 1,55 ± 0,9 1,59 ± 0,30 1,65 ± 0,41
P > 0,05 > 0,05 < 0,05*
Hct (%)
( X ± SD)
T0 36,47 ± 3,87 36,21 ± 5,65 35,91 ± 4,30
T1 34,42 ± 3,43 33,66 ± 4,52 31,06 ± 1,91
P < 0,01** < 0,01** < 0,01**
T0: thời điểm trước mổ; T1: thời điểm ngay sau mổ.
Bảng 4 cho thấy:
Chỉ số pH máu ở nhóm PT kéo dài > 120phút ở thời điểm sau mổ khác biệt có ý nghĩa thống kê 
so với nhóm PT < 60 phút và nhóm PT từ 60-120p (p < 0,05) tuy nhiên pH của cả 3 nhóm vẫn trong 
giớ hạn bình thường.
Chỉ số HCO3- và BE ở nhóm PT kéo dài > 120 phút ở thời điểm sau mổ thấp hơn có ý nghĩa 
thống kê so với nhóm PT < 60 phút và nhóm PT từ 60 - 120p (p < 0,05).
Chỉ số Hct máu ở nhóm PT kéo dài > 120 phút ở thời điểm thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với 
nhóm PT < 60 phút và nhóm PT từ 60 - 120p (p < 0,05).
IV. BÀN LUẬN
Thay đổi về điện giải đồ:
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ 
natri máu và kali ở thời điểm sau phẫu thuật 
và trước phẫu thuật ở nhóm có thời gian phẫu 
thuật ngắn dưới 120 phút không có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả 
này của chúng tôi cũng tương tự với các nghiên 
cứu của các tác giả trên thế giới như Mohta,6 
Atici,7 Teckul,8 Koroglu.9 Ở nhóm có thời gian 
phẫu thuật kéo dài > 120 phút, nồng độ Natri 
máu sau phẫu thuật giảm so với trước phẫu 
thuật có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Khi thời 
gian phẫu thuật càng dài, lượng máu mất càng 
nhiều cũng như lượng dịch rửa sử dụng càng 
lớn. Chính quá trình rửa liên tục trong mổ làm 
cho lượng dịch rửa hấp thu vào trong máu tăng 
lên theo thời gian làm cho thay đổi nồng độ các 
điện giải trong máu như Natri, Clo.3 Điều này có 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
98 TCNCYH 142 (6) - 2021
thể gợi ý ở nhóm có thời gian phẫu thuật lớn 
hơn 120 phút gợi ý cần phải theo dõi sát tri giác, 
toàn trạng, xét nghiệm điện giải đồ để nhanh 
chóng phát hiện dấu hiệu hạ Natri máu trên lâm 
sàng để xử trí kịp thời. 
Nồng độ Clo sau phẫu thuật cao hơn trước 
phẫu thuật, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p < 0,05. Kết quả này tương tự trong nghiên 
cứu của các tác giả.5, 7, 9 Tăng clorid máu gây 
toan chuyển hóa, buồn nôn và nôn, đau đầu, rối 
loạn đông máu, gây co thắt mạch thận làm giảm 
mức lọc cầu thận, và giảm bài tiết nước tiểu.10 
Khi nồng độ clorid tăng thêm 12 mmol/L làm 
tăng sức cản mạch máu thận lên 35%, giảm 
mức lọc cầu thận xuống 12% và làm tụt huyết 
áp, hậu quả gây giảm hoạt động của renin.11
Thay đổi về các chỉ số trong khí máu 
động mạch:
Có sự khác biệt giữa pH máu ở thời điểm 
trước và sau phẫu thuật ở tất cả các nhóm phẫu 
thuật ngắn, trung bình và dài có ý nghĩa thống 
kê với p < 0,05. Nồng độ HCO3- và BE sau phẫu 
thuật cũng giảm so với trước phẫu thuật có ý 
nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả trên cũng 
cho thấy tương tự với xu hướng toan chuyển 
hóa do giảm HCO3- của tác giả Akush Gupta.12
Tỉ lệ Hct sau mổ giảm so với trước mổ có ý 
nghĩa thống kê với p < 0,05 cũng tương tự với 
tác giả Aciti13 cho thấy Hct sau tán sỏi qua da 
giảm so với trước mổ. 
Hct sau mổ giảm trung bình 2,05 ± 2,36%, 
giảm nhiều nhất 14%. Nghiên cứu của tác giả 
Kukreja có lượng Hct giảm sau mổ trung bình 
là 5,46 ± 4,08%, giảm nhiều nhất 29%.14 Cũng 
trong nghiên cứu này tỷ lệ bệnh nhân phải 
truyền máu là 7,97% thấp hơn trong nghiên 
cứu của chúng tôi là 15,35%.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự 
thay đổi rõ về điện giải đồ và khí máu động 
mạch ở nhóm bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi 
thận qua da kéo dài trên 120 phút. Cần có thêm 
những nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn 
hơn và kéo dài hơn để chứng minh rõ ràng hơn 
sự thay đổi này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Skolarikos A dlRJ. Prevention and 
treatment of complications following 
percutaneous nephrolithotomy. Curr Opin 
Urol. 2008;18(2):229-234. 
2. Sinclair JF HA, Baraza R, Telfer AB. 
Absorption of 1.5% glycine after percutaneous 
ultrasonic lithotripsy for renal stone disease. 
Br Med J. 1985;291:691-692. 
3. Saxena D SD, Dixit A, Chipde S, 
Agarwal S. Effects of fluid absorption following 
percutaneous nephrolithotomy: Changes in 
blood cell indices and electrolytes. Urol Ann. 
2019;11(2):163 - 167. 
4. Malhotra SK KA, Goswami AK et al. 
Monitoring of irrigation fluid absorption during 
percutaneous nephrolithotripsy: the use 
of 1% ethanol as a marker. Anaesthesia. 
2001;56:1090–1115. 
5. Mohta M BT, Tyagi A, Pendse M, Sethi 
AK. Haemodynamic, electrolyte and metabolic 
changes during percutaneous nephrolithotomy. 
Int Urol Nephrol. 2008;40(2):477- 482. 
6. Mohta M BT, Tyagi A, Pendse M, Sethi 
AK. Haemodynamic, electrolyte and metabolic 
changes during percutaneous nephrolithotomy. 
Int Urol Nephrol. 2008;40(2):477-482. 
7. Atıcı Ş ZSAA. Hormonal and hemodynamic 
changes during percutaneous nephrolithotomy. 
Int Urol Nephrol. 2001;32:311-314. 
8. Tekgul ZT PS, Yildirim U, Karaman 
Y, Cakmak M, Ozkarakas H, Gonullu M. A 
prospective randomized double-blind study 
on the effects of the temperature of irrigation 
solutions on thermoregulation and postoperative 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
99TCNCYH 142 (6) - 2021
complications in percutaneous nephrolithotomy. 
J Anesth. 2015;29(2):165-169. 
9. Koroglu A TT, Cicek M. The effects of 
irrigation fluid volume and irrigation time on 
fluid electrolyte balance and hemodynamics 
in percutaneous nephrolithotripsy. Int Urol 
Nephrol. 2003;35:1-6. 
10. Wilcox CS PW. Release of renin 
and angiotensin II into plasma and lymph 
during hyperchloremia. Am J Physiol. 
1987;253(2):734-741. 
11. Drummer C GR, Heer M, Molz B, Bie 
P, Schlossberger M, Stadaeger C, Röcker 
L, Strollo F, Heyduck B, et al. . Effects of an 
acute saline infusion on fluid and electrolyte 
metabolism in humans. Am J Physiol. 
1992;262(2):744-754. 
12. Gupta A PR, Singh V et al. Comparative 
study of electrolytes and metabolic changes 
during percutaneous nephrolithotomy: spinal 
vs. general anaesthesia. International Journal 
of Clinical Trials. 2014;1(2):41-48. 
13. Atici S ZS, Ariboğan A. Hormonal and 
hemodynamic changes during percutaneous 
nephrolithotomy. Int Urol Nephrol. 
2001;32(3):311-314. 
14. Kukreja RA DM, Sabnis RB, Patel 
SH. Fluid Absorption During Percutaneous 
Nephrolithotomy: Does It Matter ? J Endourol. 
2002;16(4):221-224. 
Summary
ASSESSMENT OF PERIOPERATIVE CHANGES IN 
ELECTROLYTES AND ARTERIAL BLOOD GASES IN PATIENTS 
WITH PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTRIPSY SURGERY
The purpose of this study was to evaluate the perioperative changes in arterial blood gases 
and electrolytes in patients with percutaneous nephrolithotripsy surgery. 90 patients undergoing 
selective percutaneous nephrolithotripsy surgery were evaluated for changes of arterial blood gas 
and electrolytes before and after surgery at the Center of Anesthesia & Surgical Intensive Care - 
Viet Duc Hospital from March to June 2020. Postoperative Na concentration decreased (139.96 
± 1.94 vs 134.03 ± 1.91), chloride concentration increased (102.61 ± 2.62 vs 106.76 ± 2.95) as 
well as HCO3 index (23.50 ± 4.01 vs 19.77 ± 6.30), BE index (-0.09 ± 1.22 vs -1.66 ± 1.29) have 
decreased statistically compared with the time before surgery. The postoperative lactate index was 
also significantly higher than at the time before surgery (1.25 ± 0.79 vs 1.65 ± 0.41; p < 0.05). Our 
study showed a significant change in electrolytes and arterial blood gases following percutaneous 
nephrolithotripsy surgery.
Keywords: percutaneous nephrolithotripsy surgery, electrolytes, arterial blood gases.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thay_doi_khi_mau_dong_mach_va_dien_giai_do_trong_mo.pdf